Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng - Huỳnh Văn Kiệt

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng - Huỳnh Văn Kiệt

I./ MỤC TIÊU:

Sau bài này HS có thể:

? Biết được vị trí, vai trò của nghề Điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

? Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

? Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.

II./ PHƯƠNG PHÁP

? Kết hợp các phương pháp đàm thoại, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề,

III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC

? GV: Tư liệu có liên quan đến nghề điện dân dụng

? HS: SGK, một số bài hát, thơ về nghề điện dân dụng.

IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

1./ Ổn định lớp: HS báo cáo

2./ Kiểm tra:

3./ Bài mới

? Giới thiệu: Hầu hết các hoạt động trong sản xuất đều gắn liền với việc sử dụng điện năng. Vì vậy, can rất nhiều người để làm các công việc trong nghề điện dân dụng. Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống và sản xuất

 

doc 4 trang Hoàng Giang 5540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng - Huỳnh Văn Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	
Tiết 1
BÀI 1
 ( 01 TIẾT )
I./ MỤC TIÊU: 
Sau bài này HS có thể:
Biết được vị trí, vai trò của nghề Điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
II./ PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp các phương pháp đàm thoại, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề, 
III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC
GV: Tư liệu có liên quan đến nghề điện dân dụng
HS: SGK, một số bài hát, thơ về nghề điện dân dụng.
IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1./ Ổn định lớp: HS báo cáo
2./ Kiểm tra: 
3./ Bài mới
Giới thiệu: Hầu hết các hoạt động trong sản xuất đều gắn liền với việc sử dụng điện năng. Vì vậy, can rất nhiều người để làm các công việc trong nghề điện dân dụng. Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống và sản xuất 
TG
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ CỦA NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung ở SGK tr.5 và thảo luận:
+ Nghề điện dân dụng có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống?
+ Nghề điện dân dụng có vị trí như thế nào trong sản xuất và đời sống?
- GV giúp HS tự rút ra kết luận.
- GV nêu thêm: hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, các nhà máy hay các hộ sản xuất, gia đình đều có sử dụng điện và người thợ điện có ở mọi lĩnh vực, mọi nơi.
- HS nghiên cứu nội dung SGK tr.5 và thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS các nhóm đại diện nhóm mình trả lời các câu hỏi
+ Vai trò: góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển.
- HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS nêu lên được vị trí và vai trò của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống tr.5
- HS tự rút ra kết luận và ghi nhớ
- Rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống và sản xuất 
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV diễn giảng: các thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho nghề điện dân dụng còn gọi là đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.
- GV nêu yêu cầu:
+ Dựa vào SGK tr.5 hãy cho biết đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm các thành phần nào?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS và chốt lại
- GV nêu tiếp yêu cầu: hãy sắp xếp các yêu cầu như SGK sao cho phù hợp thành một bảng hoàn chỉnh.
- GV kẻ bảng SGK tr.6 lên bảng hoặc treo bảng phụ rồi nêu yêu cầu cho HS thực hiện.
+ Lao động của nghề điện dân dụng bao gồm các nội dung nào?
- GV nhận xét và bổ sung
- GV gọi HS lên chốt lại
- GV cho HS quan sát hình 1.1 SGK tr.7 kết hợp nội dung để trao đổi và hoàn thành bài tập
- GV có thể gọi đại diện từng nhóm lên trả lời
- GV nhận xét, chỉnh sửa và bổ sung.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để nêu lên những yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động và triển vọng của nghề trong thời gian tới.
- GV yêu cầu HS nêu lên các nội dung về:
+ Kiến thức
+ Kỹ năng
+ Thái độ
+ Sức khoẻ
- GV có thể nêu lên các ví dụ cụ thể để HS thấy rõ được sự cần thiết về các yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động.
- GV giải thích: nghề điện dân dụng luôn đi kèm với sự phát triển của xã hội vì nhu cầu sử dụng điện của từng hộ gia đình và của xã hội.
- GV chốt lại
- GV giúp HS name được mục đích của việc đào tạo nghề và có các trung tâm nào để đào tạo, thời gian, ở đâu,..
- GV có thể lấy ví dụ: các trung tâm dạy nghề, các trường THCN hay Đại Học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp, 
- GV chốt lại để HS name.
- Bằng kiến thức thực tế và kết hợp với điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.
- GV yêu cầu:
+ Tìm những hoạt động của nghề điện dân dụng
- GV có thể yêu cầu HS thảo luận hình 1.2 và các thông tin từ SGK để hiểu rõ vấn đề này.
- GV có thể nêu lên các hoạt động thực tế của nghề điện dân dụng ở địa phương
- HS chú ý lắng nghe và thảo luận cùng nhau để tìm ra đối tượng gồm các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện,..
+ Nguồn điện moat chiều hoặc xoay chiều điện áp thấp dưới 380V
+ Thiết bị đo lường điện
- HS trả lời
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS thực hiện tiếp yêu cầu của GV.
- Dựa vào nội dung SGK tr.6 để trả lời
+ Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà
+ Lắp đặt điều hoà không khí
+ Lắp đặt đường day hạ áp
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- HS quan sát hình 1.1 kết hợp với nội dung SGK tr.7 để hoàn thành bài tập.
- HS hoàn thành bài tập SGK
+ Công việc lắp đặt đường day cung cấp điện thường tiến hành ở trong nhà, trên cao 
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận và thực hiện các yêu cầu của GV.
- HS nêu lên được yêu cầu về :
+ Kiến thức
+ Kỹ năng
+ Thái độ
+ Sức khoẻ
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung
- HS tiếp tục nghiên cứu về triển vọng của nghề điện dân dụng trong thời gian tới
- Cá nhân đọc thông tin và thảo luận
- HS: nghề điện dân dụng không chỉ phát triển ở thành phố mà phát triển rộng khắp ở nông thôn và miền núi.
+ Luân gắn với sự phát triển của đất nước
- HS rút ra kết luận
- HS nghiên cứu SGK và nắm được mục đích việc đào tạo nghề điện dân dụng.
+ Việc đào tạo ở các trung tâm dạy nghề, các trường THCN hay Đại Học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp, 
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- HS tự rút ra kết luận.
- HS suy nghiên cứu nội dung SGK kết hợp hình 1.2
- HS suy nghĩ và tìm ra những nội dung hoạt động của nghề điện.
- HS có thể liên tưởng đến các cơ sở thực tế ở địa phương có sử dụng điện.
- HS nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
1./ Đối tượng
- SGK tr.5
2./ Nội dung
- Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà.
-Lắp đặt điều hoà không khí.
- Lắp đặt đường day hạ áp.
- Sửa chữa và bảo dưỡng các TB điện.
3./ Điều kiện
- Làm việc trong nhà, trên cao, 
- Nguy hiểm vì làm gần khu vực có điện.
4./ Yêu cầu
- Tối thiểu TN THCS.
- Có khả năng đo lường, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện.
- Yêu nghề và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Có sức khoẻ tốt.
5./ Triển vọng của nghề
- SGK tr.7
6./ Nơi đào tạo nghề
- Các trung tâm dạy nghề, các trường THCN hay đại học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp, các trung tâm dạy nghề cấp huyện hoặc tư nhân, 
7./ Những nơi hoạt động nghề
- Hoạt động ở các gia đình tiêu thụ điện, trong các xí nghiệp, cơ quan, 
- Những cơ sở sửa chữa, lắp ráp về điện
4./ Củng cố
- GV nêu câu hỏi 1, 2, 3 SGK tr.8 để HS trả lời.
Em hãy cho biết nội dung của nghề điện dân dụng.
Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?
Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?
- GV có thể hỏi: việc học nghề điện ở Trường có phải là nơi đào tạo nghề điện dân dụng hay không?
5./ Hướng dẫn về nhà
- Các em về nhà học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc, nghiên cứu và chuẩn bị trước bài mới
---------------–™ & ˜— ---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_bai_1_gioi_thieu_nghe_dien_dan_dung.doc