Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 2+3: Vật liệu điện dùng trong lắp điện trong nhà - Huỳnh Văn Kiệt

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 2+3: Vật liệu điện dùng trong lắp điện trong nhà - Huỳnh Văn Kiệt

I./ MỤC TIÊU: Sau bài này HS có thể:

 Biết được một số vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.

 Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, lựa chọn thiết bị điện.

 Ý thức bảo vệ môi trường và an toàn điện.

II./ PHƯƠNG PHÁP

 Kết hợp các phương pháp đàm thoại, thảo luận, diễn giảng, trực quan.

III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC

 GV: Nghiên cứu SGK, SGV, mẫu dây dẫn, một số vật liệu cách điện.

 HS: Sưu tầm một số mẫu về vật liệu điện của mạng điện.

IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

1./ Ổn định lớp: HS báo cáo

2./ Kiểm tra:

 Em hãy cho biết nội dung của nghề điện dân dụng.

 Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?

 Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?

3./ Bài mới

 Giới thiệu: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện gồm dây cáp điện, dây dẫn điện và những vật liệu cách điện. Dây cáp điện và dây dẫn điện dùng để truyền tải và phân phối điện năng đến đồ dùng điện.

 

doc 5 trang Hoàng Giang 30/05/2022 4890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 2+3: Vật liệu điện dùng trong lắp điện trong nhà - Huỳnh Văn Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 và tuần 3
Tiết 2 và 3
BÀI 2 
( 02 tiết)
I./ MỤC TIÊU: Sau bài này HS có thể:
Biết được một số vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, lựa chọn thiết bị điện.
Ý thức bảo vệ môi trường và an toàn điện.
II./ PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp các phương pháp đàm thoại, thảo luận, diễn giảng, trực quan.
III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC
GV: Nghiên cứu SGK, SGV, mẫu dây dẫn, một số vật liệu cách điện. 
HS: Sưu tầm một số mẫu về vật liệu điện của mạng điện.
IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1./ Ổn định lớp: HS báo cáo
2./ Kiểm tra: 
Em hãy cho biết nội dung của nghề điện dân dụng.
Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?
Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?
3./ Bài mới
Giới thiệu: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện gồm dây cáp điện, dây dẫn điện và những vật liệu cách điện. Dây cáp điện và dây dẫn điện dùng để truyền tải và phân phối điện năng đến đồ dùng điện.
TG
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ DÂY DẪN ĐIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS quan sát hình a, b, c, d SGK tr.9 và thực hiện yêu cầu là phân loại các dây dẫn đó vào bảng 2.1 
- GV hướng dẫn khi các em thảo luận và chú ý các đặc điểm về cấu tạo của các loại dây dẫn ở SGK.
- GV có thể cho HS quan sát một số loại dây dẫn từ thực tế.
+ Những hình nào thuộc dây trần, hình nào dây có vỏ bọc cách điện?
+ Hình nào dây dẫn có 1 lõi, hình nào dây có nhiều lõi?
- GV gọi lần lượt các em trả lời
- GV can gợi ý nếu các em không biết hoặc không phân loại được.
- GV có thể kẻ hoặc treo bảng 2.1 SGK để cho HS đại diện lên hoàn thành.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin kết hợp với hình 2.2 để tìm hiểu về cấu tạo dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- GV yêu cầu: dây dẫn bọc cách điện được cấu tạo như thế nào?
+ Vỏ được cấu tạo tạo như thế nào?
+ Lõi được cấu tạo bằng chất liệu gì? Có mấy lớp?
- GV có thể hướng dẫn và chốt lại để HS tự rút ra được kết luận.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK
- GV giải thích và phân tích mặt trái của việc sử dụng điện bất cẩn và dẫn đến hậu quả thường là chết người.
- GV cho HS đọc các kí hiệu từ SGK M( n x F) và giải thích các kĩ hiệu đó.
- GV giúp HS đọc các kí hiệu trên bảng vẽ thiết kế mạng điện M(2x 1.5) trong đó:
+ M: lõi đồng ( số lõi là 2)
+ 1.5 là tiết diện dây mm2 
- GV nêu những điểm chú ý để HS ghi nhớ.
- HS nghiên cứu các hình a, b, c, d SGK tr.9 và thảo luận để hoàn thành việc phân loại dây dẫn theo yêu cầu của GV.
- HS chú ý trả lời câu hỏi đầu mục
- HS: gồm dây có vỏ bọc, day không có vỏ bọc, 
+ Có vỏ bọc hình a, b, c, d
+ Dây trần không có
+ Dây lõi 1 sợi hình a
+ Dây dẫn lõi nhiều sợi hình b, c, d
+ Dây dẫn có vỏ bọc cách điện là hình a, b, c, d.
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung
- HS đại diện nhóm lên hoàn thành bảng 2.1 trên bảng
- HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với hình 2.2 để thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS trao đổi- thảo luận từ SGk để trả lời
- HS: Cấu tạo day điện bọc cách điện gồm 2 phần: vỏ và lõi
+ Vỏ làm bằng nhựa PVC, nhựa tổng hợp, 
+ Lõi là bằng đồng hoặc nhôm.
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung
- HS tự nghiên cứu nội dung từ SGK kết hợp với việc sử dụng các dây dẫn điện từ thực tế để tìm hiểu việc sử dụng day dẫn điện
- HS có thể nêu lên vài trường hợp ở địa phương đã xãy ra trong quá trình sử dụng điện.
- HS giẩi thích được các kí hiệu M( nx F).
+ M: lõi dây đồng 
+ n: số lõi dây
+ F: tiết diện dây
- HS nêu các chú ý khi sử dụng đồng thời phân tích được kí hiệu M( 2x 1.5)
- HS đại diện nhóm trả lời
1./ Phân loại
- Có nhiều loại dây dẫn điện. Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành dây dẫn trần và dây dẫn có vỏ bọc cách điện
- Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây một lõi và day nhiều lõi,dây lõi 1 sợ vàdây lõi nhiều sợi.
2./ Cấu tạo day dẫn điện được bọc cách điện
Gồm 2 phần:
- Vỏ:1 lớp hay nhiều lớp, làm bằng nhựa, cao su,..
- Lõi: 1 sợi hay nhiều sợi, là bằng đồng hoặc nhôm.
3./ Sử dụng dây dẫn điện
- Việc lựa chọn dây dẫn điện can tuân theo bảng thiết kế mạch điện và một số tiêu chuẩn nhất định.
* Chú ý: 
- Thường xuyên kiếm tra vỏ cách điện để tránh xãy ra tai nạn đáng tiếc cho người sử dụng.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ CÁP ĐIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV đưa ra một số dây dẫn và cáp, yêu cầu HS quan sát kết hợp với nội dung SGK để tìm ra được cấu tạo cáp điện.
- GV nêu câu hỏi: cáp điện thường thấy sử dụng ở đâu? Trong trường hợp nào?
- GV có thể cho HS quan sát mẫu vật cáp điện kết hợp với hình 2.3 SGK để cho HS nêu lên cấu tạo.
- GV nêu cấu hỏi: Cáp điện được cấu tạo gồm những thành phần nào?
+ Lõi và vỏ cáp được cấu tạo như thế nào?
- GV cho HS nghiên cứu bảng 2.2 để tìm hiểu một số loại dây cáp điện.
+ Cáp điện của mạng điện trong nhà thường có lớp vỏ bảo vệ mềm chịu nắng nưa.
- GV giải thích thêm về cáp điện 1 lõi và cáp nhiều lõi từ bảng số 2.
- GV nêu câu hỏi: cáp 1 lõi và cáp nhiều lõi có phạm vi sử dụng như thế nào?
- GV chốt lại và rút ra kết luận.
- Để tìm hiểu về cách sử dụng cáp điện, GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: cáp điện thường được sử dụng ở đâu?
- GV gợi ý cho HS nhớ lại những hiểu biết về đường dây tải điện, cáp ngầm, 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4 SGK tr.12
- Yêu cầu
+ Phân tích mạch điện cung cấp điện vào nhà dùng cáp bọc PVC, 
- HS quan sát kết hợp với nội dung từ SGK.
- HS đọc nội dung
- HS làm việc theo nhóm, quan sát và mô tả cấu tạo của dây cáp điện
- HS liên hệ thực tế để tìm hiểu cách sử dụng cáp điện.
+ Cấu tạo: gồm 3 phần lõi, vỏ cách điện và vỏ bảo vệ
+ Cáp điện dùng ở trong nhà hoặc ngoài trời.
+ Lõi làm bằng đồng hoặc nhôm.
+ Vỏ cách điện làm bằng cao su tự nhiên, PVC, 
+ Vỏ bảo vệ tuỳ theo môi trường lắp đặt mà có vỏ bảo vệ khác nhau.
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- HS quan sát bảng 2.2 SGK và trả lời
+ Cáp 1lõi sử dụng mỗi cáp cho 1 pha
+ Cáp nhiều lõi sử dụng 1 cáp cho nhiều pha.
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- HS nghiên cứu nội dung SGK tr.12 kết hợp với hình 2.4 để tìm hiểu về cách sử dụng cáp điện.
- HS phân tích hình 2.4 SGK tr.12
- HS đọc nội dung để trả lời câu hỏi.
- HS: Cáp điện được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện gần nhất vào nhà.
- HS đại diện nhóm trả lời
1./ Cấu tạo
- Cấu tạo: gồm 3 phần lõi, vỏ cách điện và vỏ bảo vệ
- Lõi làm bằng đồng hoặc nhôm.
- Vỏ cách điện làm bằng cao su tự nhiên, PVC, 
- Vỏ bảo vệ tuỳ theo môi trường lắp đặt mà có vỏ bảo vệ khác nhau.
* Cáp 1lõi sử dụng mỗi cáp cho 1 pha
* Cáp nhiều lõi sử dụng 1 cáp cho nhiều pha.
2./ Sử dụng cáp điện
- Cáp điện được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện gần nhất đến mạng điện trong nhà.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK tr.12 và nêu câu hỏi: thế nào là vật liệu cách điện?
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK bằng cách đánh X vào ô nếu cho đó là vật liệu cách điện.
- GV đưa ra một số mẫu vật that để HS quan sát
- GV có thể nêu cho HS giải quyết một số vấn đề:
+ Tại sao trong lắp đặt mạch điện phải dùng vật liệu cách điện?
+ Những vật liệu cách điện này phải đạt những yêu cầu nào?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS và chốt lại.
+ Các vật liệu cách điện gồm: puli sứ, ống luồn dây dẫn, vỏ cầu chì, vỏ đui đèn, 
- GV giúp HS tự rút ra kết luận.
- HS dựa vào nội dung SGK tr.12, HS nhớ lại các kiến thức cũ ở Công nghệ 8. Do vậy nay chỉ là câu gợi ý kiến thức.
- Để HS có thể làm bài sinh động thì cần kết hợp với mẫu vật that về vật liệu cách điện.
- Từ thực tế HS suy nghĩ trả lời.
+ HS: Đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung
- HS trả lời
+ Yêu cầu độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt và có độ bền cơ học cao.
- HS thảo luận và suy nghĩ để trả lời
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS nhóm khác theo dõi và bổ sung
- Đảm bảo cho mạng điện làm việc đạt hiệu quả, an toàn cho người và mạng điện.
- Yêu cầu
+ Độ cách điện cao
+ Chống ẩm
+ Chịu nhiệt tốt và có độ bền cơ học cao
4./ Củng cố
- GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời
+ Nêu cách phân loại dây dẫn điện?
+ Dây dẫn điện bọc cách điện có cấu tạo như thế nào?
- Cáp điện có cấu tạo như thế nào? Cách sử dụng ra sao?
- GV có thể cho HS làm bài tập sau:
+ Có nhiều loại day dẫn điện. Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành và dây dẫn có 
+ Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây và dây , dây lõi và dây lõi .
5./ Hướng dẫn về nhà
Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
Trả lời 2 câu hỏi:
- Cáp điện có cấu tạo như thế nào? Cách sử dụng ra sao?
- Thế nào là vật liệu cách điện? Kể tên vài vật liệu cách điện mà em biết.
Xem và chuẩn bị trước bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_23_vat_lieu_dien_dung_trong_lap.doc