Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 5, Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (Tiếp) - Năm học 2018-2019

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 5, Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (Tiếp) - Năm học 2018-2019

 I. Mục tiêu.

1.Kiến thức,kỹ năng và thái độ

a) Kiến thức:

- Học sinh hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.

b) Kĩ năng:

- Ứng dụng được quy trình kĩ thuật trồng cây ăn quả vào việc giúp gia đình trồng, nhân giống cây ăn quả trong vườn.

c) Thái độ:

- Có ý thức học hỏi để tham gia, nhân giống các loại cây ăn quả trong vườn của gia đình có năng suất, chất lượng tốt.

2. Đinh hướng phát triển năng lực

Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

3. Phương pháp / kỹ thuật dạy học:

- PPDH: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

- HTTCDH: trên lớp

- PTDH: tranh, ảnh

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị của GV:

+ Tranh vẽ sơ đồ khu vườn ươm cây ăn quả.

+ Tranh vẽ các phương pháp nhân giống.

2. Chuẩn bị của HS: SGK

III. Chuỗi các hoạt động học:

A. Hoạt động khởi động.

1. Ổn định tổ chức lớp học: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Địa điểm trồng cây ăn quả phải có yêu cầu gì?

- Vườn gieo ươm cây ăn quả có mấy khu?

* Khởi động : 1’

Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về cách lập vườn gieo ươm. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả.

 

doc 3 trang hapham91 4700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 5, Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả (Tiếp) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 5 Bài 3: 
CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ (TIẾP)
Ngày soạn: 22/09/2018
Ngày dạy 
Tiết (TKB)
Lớp
HS vắng
9A
9B
 I. Mục tiêu.
1.Kiến thức,kỹ năng và thái độ 
a) Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
b) Kĩ năng: 
- Ứng dụng được quy trình kĩ thuật trồng cây ăn quả vào việc giúp gia đình trồng, nhân giống cây ăn quả trong vườn.
c) Thái độ: 
- Có ý thức học hỏi để tham gia, nhân giống các loại cây ăn quả trong vườn của gia đình có năng suất, chất lượng tốt.
2. Đinh hướng phát triển năng lực
Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... 
3. Phương pháp / kỹ thuật dạy học:
- PPDH: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.
- HTTCDH: trên lớp
- PTDH: tranh, ảnh
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
+ Tranh vẽ sơ đồ khu vườn ươm cây ăn quả.
+ Tranh vẽ các phương pháp nhân giống.
2. Chuẩn bị của HS: SGK
III. Chuỗi các hoạt động học:
A. Hoạt động khởi động.
1. Ổn định tổ chức lớp học: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Địa điểm trồng cây ăn quả phải có yêu cầu gì? 
- Vườn gieo ươm cây ăn quả có mấy khu?
* Khởi động : 1’ 
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về cách lập vườn gieo ươm. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
 Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính 
HĐ1. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả ( Tiếp) (11’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và cho biết :
? Có bao nhiêu cách nhân giống vô tính?
HS trả lời
GV kết luận.
- Gv nêu ra một số câu hỏi như : 
? Nhân dân ta thường giâm cành những loại cây nào? Những loại cây ăn quả nào được giâm cành?
? Kể tên các bước giâm cành?
? Giâm cành có tác dụng gì? ở địa phương chúng ta giâm những loai cây nào ?
? Hãy kể tên những cây khó giâm cành?
HS trả lời
GV kết luận.
? Kể tên các bước tiến hành chiết cành?
Vì sao khi bóc khoanh vỏ phải bóc sát đến phần gỗ ?
Chiết cành khác giâm cành ở điểm nào?
HS trả lời
GV kết luận.
? Kể tên các cách ghép cành ?
?Muốn mắt ghép sống khoẻ mạnh và ghép thành công cần những điều kiện gì ?
HS trả lời
GV kết luận.
HĐ 2. Hoàn thành bảng so sánh (20’)
Gv cho hs hoàn thành bảng so sánh các phương pháp nhân giống cây ăn quả
II. Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
1.Phương pháp nhân giống hữu tính.
2. Phương pháp nhân giống vô tính.
a. Chiết cành.
b. Giâm cành.
c. Ghép.
* Bảng so sánh:
Có kèm theo mẫu và đáp án phía dưới
Bảng so sánh các phương pháp nhân giống cây ăn quả
Stt
Phương pháp
Nguyên lí kĩ thuật
Ưu điểm
Nhược điểm
1
Nhân giống hữu tính
- Sau khi giao tử đực và giao tử cái thụ phấn, thụ tinh tạo thành hạt, lấy hạt đó gieo mọc thành cây mới.
- Cây con có thể làm giống hoặc làm gốc ghép.
Số lượng nhiều, nhanh, rẻ, dễ thực hiện.
- Cây con có thể không giống cây mẹ về phẩm chất quả.
- Lâu ra hoa
2
Nhân giống vô tính
- Từ rễ, thân, lá, củ mọc thành cây hoặc dùng phương pháp giâm, chiết, ghép để tạo thành cây mới hay nuôi cấy mô tạo thành cây.
- Cây con hoàn toàn giống cây mẹ.
- Nhanh ra hoa, quả
- Số lượng hạn chế.
- phải có kĩ thuật 
2.1
Giâm cành
Là cắt từng đoạn cành có chồi, mắt tốt giâm xuống đất để cành đó ra rễ, đâm chồi thành cành mới.
- Cây con hoàn toàn giống mẹ.
- Nhanh ra hoa, quả
- Cung cấp nhiều trong thời gian ngắn
- phải có kĩ thuật
- Phải có nơi giâm cành thuận lợi
2.2
Chiết cành
- Làm cho cành ra rễ phụ ngay trên cây mẹ rồi mới cắt xuốngủtồng thành một cây độc lập
- Cây con hoàn toàn giống mẹ.
- Nhanh ra hoa, quả
- Nhanh cho cây giống
- Số lượng cành chiết hạn chế.
- Cây chóng cỗi, tàn.
- Có kĩ thuật tốt mới thành công
2.3
Ghép cây
Là đem cành hoặc mắt của cây này ghép với cây khác cùng họ để cành ghép hoặc mắt ghép mọc khoẻ mạnh ra hoa kết quả trên cơ sở chất dinh dưỡng của gốc ghép cung cấp
- Cây con hoàn toàn giống mẹ.
- Hệ số nhân giống cao
- Tăng sức chống chịu với môi trường.
- Kĩ thuật phức tạp.
- Tỉ lệ thành công và số lượng hạn chế.
C. Hoạt động luyện tập - Vận dụng .5’
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức qua những câu hỏi 
- Giáo viên tổng kết lại những nội dung trong toàn bài.
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng . 2’
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị cho bài sau : Thực hành giâm cành 
IV. Rút kinh nghiệm của GV:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_5_bai_3_cac_phuong_phap_nhan_gi.doc