Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 5+6+7: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện - Huỳnh Văn Kiệt
I./ MỤC TIÊU: Sau bài này HS có thể:
? Biết được chức năng của một số đồng hồ đo điện và sử dụng được một số đồng hồ đo điện,
? Rèn luyện các kỹ năng thực hành, quan sát, thực hành nhóm.
? Ý thức làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn.
II./ PHƯƠNG PHÁP
? Kết hợp các phương pháp thảo luận, quan sát, thực nghiệm, diễn giảng.
III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC
? GV: bảng thực hành đo điện năng tiêu thụ, nguồn điện xoay chiều 220V, kìm điện, tua vít, bút thữ điện, dây dẫn.
? HS: Nghiên cứu SGK, kìm điện, tua vít, bút thữ điện, dây dẫn.
IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1./ Ổn định lớp: HS báo cáo
2./ Kiểm tra:
* Yêu cầu: điền chữ Đ nếu câu đúng và chữ S nếu câu sai vào ? ở bảng 3.5 SGK tr.17. Néu câu sai thì tìm từ sai đó và sửa lại từ đúng.
Tuần 5, 6, 7 Tiết 5, 6, 7 BÀI 4 ( 03 TIẾT) I./ MỤC TIÊU: Sau bài này HS có thể: Biết được chức năng của một số đồng hồ đo điện và sử dụng được một số đồng hồ đo điện, Rèn luyện các kỹ năng thực hành, quan sát, thực hành nhóm. Ý thức làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn. II./ PHƯƠNG PHÁP Kết hợp các phương pháp thảo luận, quan sát, thực nghiệm, diễn giảng. III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC GV: bảng thực hành đo điện năng tiêu thụ, nguồn điện xoay chiều 220V, kìm điện, tua vít, bút thữ điện, dây dẫn. HS: Nghiên cứu SGK, kìm điện, tua vít, bút thữ điện, dây dẫn. IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 1./ Ổn định lớp: HS báo cáo 2./ Kiểm tra: * Yêu cầu: điền chữ Đ nếu câu đúng và chữ S nếu câu sai vào o ở bảng 3.5 SGK tr.17. Néu câu sai thì tìm từ sai đó và sửa lại từ đúng. Câu Đ- S Từ sai Từ đúng 1 Để đo điện trở phải dùng Oát kế. 2 Ampe kế được mắt song song với mạch điện can đo. 3 Đồng hồ vạn năng có thể đo điện áp và điện trở của mạch điện. 4 Vôn kế được mắt nối tiếp với mạch điện cần đo. Tiết 1 3./ Bài mới Giới thiệu: GV giới thiệu sơ lượt về nội dung bài thực hành. TG Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - GV giới thiệu nội dung bài thực hành. - GV phân công nhiệm vụ và giao cho các nhóm đồng hồ điện như: ampe kế, vôn kế, công tơ điện,.. - GV giao nhiệm vụ, định thời gian cho các nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Để định hướng HS làm tốt nhiệm vụ, GV có thể sử dụng phiếu học tập. + Yêu cầu: * HS giài thích ý nghĩa của kí hiệu trên mặt đồng hồ đo điện. * Đọc và giải thích những kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ đo điện. - GV giải thích: đồng hồ vạn năng là dụng cụ đo nhiều chức năng, chủ yếu để đo điện trở và còn có thể đo dòng điện và điện áp. + Đồng hồ vạn năng là dụng cụ đo phối hợp cả 3 loại dụng cụ là ampe kế, vôn kế, ôm kế. - GV hướng dẫn và giới thiệu về các núm điều chỉnh có trên mặt đồng hồ. - GV dẫn dắt và nêu ra được chức năng của núm điều chỉnh. - GV yêu cầu HS mức đo tối đa của ampe kế, vôn kế, - GV hướng dẫn HS lấy được các số liệu về mức đo tối đa của ampe kế, vôn kế. - Khi kết thúc GV hướng dẫn HS làm báo cáo thực hành theo bảng. - Từng nhóm đại diện lên nhận các thiết bị của mình gồm đủ các bộ phận như: Ampe kế, vôn kế, công tơ điện, - HS tiến hành làm theo nhóm. - HS thực hiện yêu cầu của GV. - HS nêu được các số liệu đã ghi trên đồng hồ. + Nêu ý nghĩa của các số liệu trên đó. - HS nghiên cứu và đọc các số liệu ghi trên mặt đồng hồ - HS xác định được các đại lượng đồng hồ. - HS nêu chức năng của đồng hồ điện - HS khác bổ sung - HS xác định đại lượng đo. Ví dụ: Đo cường độ dòng điện A + Đo điện trở + Đo hiệu điện thế - HS tìm hiểu về chức năng của núm điều chỉnh ghi trên đó các chữ số có ý nghĩa gì? Công dụng của núm điều chỉnh. - HS đại diện trả lời - HS khác bổ sung - HS nghiên cứu trả lời: Mức đo tối đa của ampe kế là 10A và 10V đã ghi trên mặt đồng ho.à - HS trả lời - HS nhóm khác bổ sung sửa chữa - Cá nhân HS làm báo cáo hoặc thực hiện theo nhóm. - Đồng hồ vạn năng là dụng cụ đo nhiều chức năng, chủ yếu để đo điện trở và còn có thể đo dòng điện và điện áp. - Đồng hồ vạn năng là dụng cụ đo phối hợp cả 3 loại dụng cụ là ampe kế, vôn kế, ôm kế. STT Tên đại lượng cần đo Mức đo tối đa Mức đo tối thiểu nhưng khác 0 1 Ampe kế 2 Vôn kế 3 Ôm kế 4 Vôn- ampe - Sau khi HS lên hoàn thành, GV chỉ định vài HS khác nhận xét và chỉnh sửa. - GV chốt lại và kết luận. - HS đại diện nhóm trả lời - HS nhóm khác theo dõi và bổ sung. 4./ Củng cố - GV nêu câu hỏi để HS trả lời: + Các núm điều chỉnh trên đồng hồ có chức năng gì? + Mức đo tối đa của ampe kế, vôn kế là bao nhiêu? + Nêu chức năng chính của đồng hồ đo điện? - GV chốt lại 5./ Hướng dẫn về nhà - Xem lại nội dung phần vừa học như: chức năng của đồng hồ điện, cách sử dụng, - Đọc và chuẩn bị trước nội dung “ sử dụng đồng hồ đo điện” Tiết 2 III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC GV: các loại đồng hồ điện như: ampe kế, vôn kế, công tơ điện. HS: vít, bút thữ điện,kìm điện, IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 1./ Ổn định lớp: HS báo cáo 2./ Kiểm tra: - Các núm điều chỉnh trên đồng hồ có chức năng gì? - Mức đo tối đa của ampe kế, vôn kế là bao nhiêu? - Nêu chức năng chính của đồng hồ đo điện? 3./ Bài mới Giới thiệu: GV giới thiệu về một số đồng hồ đo điện từ các thiết bị thực tế. TG Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - GV tiến hành chia nhóm và yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - GV gọi các nhóm trưởng lên nhận các thiết bị thực hành gồm: ampe kế, vôn kế, - GV cần định thời gian và mức độ hoàn thành cho từng nhóm. - GV có thể sử dụng phiếu học tập để yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ. + Ví dụ: 3 Vôn, 6 Vôn có ý nghĩa như thế nào? - Đối với nội dung bài thực hành này, GV có thể cho HS tự nghiên cứu và trả lời các yêu cầu SGK. * Yêu cầu: + Đọc và giải thích ghi trên mặt đồng hồ. + Chức năng của đồng hồ đo điên? Đại lượng cần đo. - Sau khi HS trả lời từng phần, GV nhận xét và bổ sung. - Tiếp tục, GV nêu ra các yêu cầu để HS hoàn thành. * Yêu cầu: + Tìm hiểu chức năng và nêu ý nghĩa của các núm điều chỉnh có trên đồng hồ. + Tìm hiểu về đại lượng đo và thang đo. + Cách đo điện áp và cường độ dòng điện của nguồn điện thực hành. - GV nhận xét, chỉnh sửa và bổ sung. - GV có thể kết thúc hoạt động 2 để chuyển sang tìm hiểu đồng hồ vạn năng. - HS tự chia nhóm hay thực hiện theo yêu cầu của GV - Các nhóm cửa nhóm trưởng lên nhận các thiết bị và trở về nhóm mình phân công theo qui trình làm việc. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Từng nhóm HS tự nghiên cứu về từng loại đồng hồ điện theo yêu cầu hoặc dựa vào SGK. - HS thực hiện: + HS tự đọc, thảo luận nhóm để giải thích các ý nghĩa ghi trên đồng hồ. - HS đại diện nhóm trả lời - HS nhóm khác theo dõi và bổ sung. - HS nêu lên chức năng của đồng hồ đo điện. + Đại lượng đo là đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở của nguồn điện - HS đại diện nhóm trả lời - HS nhóm khác theo dõi và bổ sung. - HS tiếp tục thực hiện - HS thảo luận để giải thích về ý nghĩa và chức năng của các núm điều chỉnh là tăng hay giảm các đại lượng cần đo + Ví dụ: ở ampe kế thì các núm giúp ta tăng hoặc giảm khi đo cường độ dòng điện - HS đại diện nhóm trả lời - HS nhóm khác theo dõi và bổ sung. - Kết thúc hoạt động, HS thu dọn và trả các thiết bị lại cho GV. - Ampe kế đo cường độ dòng điện. - Vôn kế đo hiệu điện thế - Có thể tăng hay giảm các đại lượng đo theo ý muốn dựa vào các núm điều chỉnh có trên đồng hồ. 4./ Củng cố - GV yêu cầu HS nêu lại các đại lượng cần đo ở từng loại đồng hồ. - GV có thể giải thích hoặc giải quyết các thắc mắc của HS 5./ Hướng dẫn về nhà - Xem lại công dụng và cách sửd ụng từng loại đồng hồ điện - Nghiên cứu trước “ cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng” - GV phân công: mỗi nhóm chuẩn bị + Kìm + Vít + Bút thữ điện Tiết 3 Giáo Viên chọn 1 trong 2 phương án để thực hành III./ PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC GV: nguồn điện, đồng hồ vạn năng hoặc công tơ điện HS: Kìm, vít, dây dẫn, bút thữ điện IV./ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 1./ Ổn định lớp: HS báo cáo 2./ Kiểm tra: - GV kiểm tra lại sự chuẩn bị và phân công của GV 3./ Bài mới Giới thiệu: GV giới thiệu sơ lượt về đồng hồ vạn năng và đây chính là nội dung sẽ thực hành trong tiết này. TG Hoạt động 3: ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG HOẠT ĐỘNG CU ÛA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - GV phân chia vị trí và giao các thiết bị thực hành còn thiếu cho tất cả các nhóm HS. - GV yêu cầu, HS đọc và thực hiện theo từng bước của qui trình. - GV giải thích cho HS hiểu rõ hơn về cách sử dụng đồng hồ vạn năng như: + Cần tìm hiểu cách sử dụng của từng núm điều chỉnh để lựa chọn đại lượng cần đo như cường độ dòng điện, điện trở mạch điện, hiệu điện thế, với thang đo thích hợp. - GV hướng dẫn theo trình tự: + Xác định đại lượng cần đo. + Xác định thang đo. + Hiệu chỉnh không của Ôm kế. - GV hướng dẫn HS thực hiện bước 2 - Yêu cầu: HS nghiên cứu bảng thực hành đo điện trở trang 21, hình 44. - GV hướng dẫn HS cách tiến hành đo và điều chỉnh đồng hồ vạn năng cho phù hợp. + Cát điện trước khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở. - GV giải thích về cách đo. - GV cần khẳng định các thao tác điều chỉnh về số 0 của thang đo và thao tác này cần được thực hiện cho mỗi lần đo. - Khi đo, GV lưu ý cho HS không được chạm tay vào đầu kim đo hoặc các phần tử do vì điện trở người gây sai số đo. - GV đi đến các nhóm hướng dẫn, điều chỉnh và uốn nắn HS. - Cuối buổi, GV hướng dẫn HS làm bản báo cáo thực hành. - HS làm việc theo nhóm để tiến hành đo điện trở mạch điện bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng. - HS thực hiện theo sự phân chia của GV và tiến hành làm việc. - HS tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng. - Lưu ý: Đồng hồ vạn năng đo phối hợp các chức năng của 3 loại dụng cụ đo như: ampe kế, Vôn kế, ôm kế. + HS không được sử dụng tuỳ tiện khi chưa hiểu rõ cách sử dụng. Nếu sử dụng không đúng vị trí chuyển mạch sẽ làm hỏng đồng hồ vạn năng. - HS đại diện nhóm trả lời - HS nhóm khác theo dõi và bổ sung - HS thực hiện theo bước 2 + Tuyệt đối không tuỳ tiện sử dụng khi chưa biết phương pháp đo. - HS theo dõi sự giải thích của GV và có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ thêm những vấn đề gì HS chưa hiểu. - HS điều chỉnh núm 0; chập mạch 2 đầu của que to. - HS nắm được cách xác định các vị trí khi đo nguồn điện và kim chỉ các chỉ số, nếu kim chưa chỉ về số 0 thì cần xoay núm chỉ 0 để kim chỉ về 0 của thang đo. - HS tiến hành dưới sự hướng dẫn của GV. - HS theo dõi và chỉnh sửa. - Kết thúc công việc, các nhóm trao trả các thiết bị và làm vệ sinh cá nhân; nơi làm việc. - HS chú ý theo dõi sự hướng dẫn của GV để hoàn thành báo cáo thực hành và nộp lại voà tiết sau Báo cáo thực hành đo điện trở mạch điện bằng đồng hồ vạn năng * Họ tên: 1./ phân công 2./ phân công 3./ phân công 4./ phân công 5./ phân công Tên phân tử đo Thang đo Kết quả 4./ Củng cố - GV hướng dẫn HS đánh giá chéo về kết quả, thao tác, thái độ của từng nhóm trong buổi thực hành. - Tổng kết, nhận xét bài thực hành. - GV thu các báo cáo thực hành về chấm. 5./ Hướng dẫn về nhà - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài thực hành số 5. - HS chuẩn bị vài mét dây lõi 1 sợi và lõi nhiều sợi. + Kìm, tua vít, dao nhỏ, đai ốc, bu lông,
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_567_thuc_hanh_su_dung_dong_ho_d.doc