Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tuần 25 đến 32 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Út Thương

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tuần 25 đến 32 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Út Thương

Chủ đề 9: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn

Giới thiệu chủ đề

Chủ đề tìm hiểu qua 3 tiết như sau

Tìm hiểu vật liệu, thiết bị, dụng cụ thực hành, quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. Thực hiện vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn(1 tiết)

Tìm hiểu quy trình lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn, bước đầu lắp đặt mạch điện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. (1 tiết)

Thực hiện lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn, vận hành kiểm tra mạch điện. (1 tiết)

Học sinh sử dụng được các vật liệu, dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà; biết được cấu tạo, nguyên lí hoạt động mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.

 Học sinh có kĩ năng vẽ sơ đồ lắp đặt, lăp đặt mạch điện làm việc theo quy trình công nghệ

Tuần: 26

Tiết: 25

BÀI 9: THỰC HÀNH

LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn ( mạch điện cầu thang ).

- Kỹ năng: - Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện.

 - Lắp đặt được mạnh điện đèn cầu thang.

- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.

II.Chuẩn bị của thầy và trò:

- Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK Bảng một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện.

Vật liệu: 1 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây đẫn, phụ kiện đi dây, giấy giáp, băng dính cách điện

 Thiết bị: 2 công tắc ba cực, 1 cầu chì.

 Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.

- Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 37 trang Hoàng Giang 30/05/2022 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tuần 25 đến 32 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Út Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 9: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn
Giới thiệu chủ đề
Chủ đề tìm hiểu qua 3 tiết như sau
Tìm hiểu vật liệu, thiết bị, dụng cụ thực hành, quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. Thực hiện vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn(1 tiết)
Tìm hiểu quy trình lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn, bước đầu lắp đặt mạch điện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. (1 tiết)
Thực hiện lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn, vận hành kiểm tra mạch điện. (1 tiết)	
Học sinh sử dụng được các vật liệu, dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà; biết được cấu tạo, nguyên lí hoạt động mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
	Học sinh có kĩ năng vẽ sơ đồ lắp đặt, lăp đặt mạch điện làm việc theo quy trình công nghệ
Tuần: 26
Tiết: 25
BÀI 9: THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN 
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn ( mạch điện cầu thang ).
- Kỹ năng: - Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện.
	 - Lắp đặt được mạnh điện đèn cầu thang.
- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK Bảng một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện.
Vật liệu: 1 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây đẫn, phụ kiện đi dây, giấy giáp, băng dính cách điện
	 Thiết bị: 2 công tắc ba cực, 1 cầu chì.
	 Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
- Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học 
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Hoạt động 1.Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học (5 phút)
GV: Chia lớp thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4HS.
GV: một trong những mạch điện được sử dụng phổ biến trong đời sống đó là mạch điện cầu thang. Chúng ta cùng tìm hiểu mạch điện này
GV: giới thiệu dụng cụ vật liệu thiết bị
HS nhóm trưởng nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị thực hành cho nhóm.
BÀI 9: THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN
I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
Vật liệu: 1 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây đẫn, phụ kiện đi dây, giấy giáp, băng dính cách điện.
Thiết bị: 2 công tắc ba cực, 1 cầu chì.
Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
Hoạt động 2.Tìm hiểu công tắc ba cực (10 phút)
GV: Cho học sinh làm việc theo nhóm theo những nội dung sau:
- Quan sát, mô tả, so sánh cấu tạo bên ngoài của công tắc hai cực và ba cực.
- Tháo, quan sát, so sánh cấu tạo bên trong của hai loại công tắc.
GV: Cho một số nhóm trình bày ý kiến của nhóm, các nhóm khác bổ sung	
II. Nội dung và trình tự thực hành.
HS hoạt động theo nhóm trả lời
Cấu tạo bên ngoài hai công tắc là như nhau, cấu tạo bên trong công tắc hai cực có hai tiếp điểm, công tắc ba cực có ba tiếp điểm.
HS cử đại diện trả lời, nhận xét
Hoạt động 3.Tìm hiểu vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện (15 phút)
GV:Cho học sinh quan sát sơ đồ nguyên lý mạch điện sau đó xác định những yếu tố sau:
+ Hai công tắc được mắc với nhau như thế nào?
+ Hai công tắc mắc với nguồn như thế nào?
+ Mối liên hệ của đèn với hai công tắc.
GV: Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thiện sơ đồ lắp đặt mạch điện.
GV: Chỉ định một nhóm trình bày kết quả, cả lớp bổ sung.
GV: Kiểm tra sơ đồ lắp đặt của các nhóm.
1.Vẽ sơ đồ lắp đặt.
a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện.
0
A
HS hai công tắc được mắc nối tiếp, hai công tắc mắc nối tiếp với nguồn, khi 2 công tắc tạo thành mạch điện kín bóng đèn hoạt động, khi hai công tắc tạo mạch hở bóng đèn không hoạt động.
HS làm việc theo nhóm, cử đại diện lên vẽ sơ đồ
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
A
O
Hoạt động 4: Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị (10 phút)
GV: Cho học sinh ghi các số liệu kỹ thuật các dụng cụ, vật liệu và thiết bị vào bảng 
2.Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
HS hoạt động hóm trả lời, hoàn thành bảng dự trù vật liệu
TT
Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị
Số lượng
Yêu cầu kỹ thuật
1
2
3
4
Hoạt động 5: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)
Củng cố: 
- GV Để lắp mạch điện cầu thang thật tốt:
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt.
- Lập bảng dự trù vật liệu theo mẫu bảng.
- Vạch dấu.
Giao nhiệm vụ về nhà:
- GV Về nhà tập vẽ lại sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện, lập bảng dự trù vật liệu.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- HS ghi nhiệm vụ về nhà
20/2/2018
Tuần 27
Tiết: 26
BÀI 9: THỰC HÀNH
 LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN 
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: 
Sau khi học song học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn ( mạch điện cầu thang ).
- Kĩ năng: 
Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện. Lắp đặt được mạnh điện đèn cầu thang.
- Thái độ: 
Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK Bảng một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện.
 Vật liệu: 1 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây đẫn, phụ kiện đi dây, giấy giáp, băng dính cách điện
	 Thiết bị: 2 công tắc ba cực, 1 cầu chì.
	 Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
- Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học 
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1 phút):
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tác ba cực điều khiển một đèn ? 
HS 
A
O
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Hoạt động 1.Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học (5 phút)
GV: Chia lớp thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4HS.
GV: Chỉ định một nhóm nhắc lại thiết bị, vật liệu, dụng cụ
Nhóm trưởng nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị thực hành cho nhóm.
BÀI 9: THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN
I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
Vật liệu: 1 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây đẫn, phụ kiện đi dây, giấy giáp, băng dính cách điện.
Thiết bị: 2 công tắc ba cực, 1 cầu chì.
Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1.Vẽ sơ đồ lắp đặt.
a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện.
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
2.Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
Hoạt động 2.Lắp đặt mạch điện cầu thang (30 phút)
GV: Cho học sinh nghiên cứu quy trình lắp đặt mạch điện trong SGK để tiến hành công việc.
GV: Cho học sinh trình bày các công đoạn của quy trình lắp đặt mạch điện, dụng cụ cần thiết, yêu cầu kĩ thuật của các công đoạn?
GV: Nhắc nhở về an toàn lao động trước khi làm việc.
GV: Làm mẫu nối dây mạch điện, phân tích thao tác và yêu cầu kỹ thuật sau đó giáo viên chỉ định một học sinh làm lại đồng thời phân tích những sai hỏng thường mắc phải và cách khắc phục.
Bước 1. Vạch dấu cầu chì công tắc trên bảng điện lỗ lồn dây và bắt vít (chú ý khoa học, thẩm mĩ).
Bước 2. Khoan lỗ (chú ý tư thế đứng khoan thoải mái, bảng điện cố định chắc chắn, giữ mũi khoan thẳng, khi rút mũi khoan quay ngược lại cho mũi khoan đi ra không được rút mạnh làm gẫy mũi khoan)
Bước 3. Lắp cầu chì, công tắc vào bảng điện.
Bước 4. Nối dây mạch điện (dây màu đỏ nối nguồn vào một đầu cầu chì, đoạn thứ 2 một đầu vào cầu chì một đầu vào công tắc chốt giữa (độ dài dây phù hợp), đoạn thứ 3,4 nối từ công tắc này tới công tắc khác , đoạn 5 màu xanh từ chốt giữa của công tắc khác tới bóng đèn, đoạn 6 từ đèn về nguồn. Theo sơ đồ (mối nối đảm bảo yêu cầy kĩ thuật). (bước 3 có thể đổi cho bước 4)
A
O
1
2
3
4
5
6
GV: Kiểm tra và hướng dẫn chi tiết cho các nhóm, yêu cầu làm đúng quy trình và kỹ thuật, lưu ý về thời gian và tiến độ chung giữa các nhóm.
3.Lắp đặt mạch điện.
HS: Nghiên cứu quy trình lắp đặt mạch điện. 
- Quy trình lắp đặt mạch điện được tiến hành như sau:
Vạch dấu àKhoan lỗ à Lắp thiết bị điện của bảng điện àNối dây mạch điện àKiểm tra.
HS: Hoạt động nhóm cử đại điện trình bày
- Bảng quy trình lắp đặt mạch điện:
Các công đoạn
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kĩ thuật
Vạch dấu
- Bố trí thiết bị trên bảng điện.
- Vạch dấu các lỗ khoan.
-Thước mũi vạch hoặc bút chì.
- Bố trí t.bị hợp lý.
- Vạch dấu chính xác.
Khoan lỗ bảng điện
- Chọn mũi khoan cho lỗ luồn và lỗ vít (F5 và F2).
- Khoan.
- Mũi khoan.
- Máy khoan (khoan tay)
- Khoan chính xác lỗ khoan.
- Lỗ khoan thẳng.
Đi dây mạch điện
- Nối dây các thiết bị trên bảng điện.
- Nối dây ra bóng đèn.
- Kìm tuốt dây.
- Kìm tròn, kìm điện, băng dính.
- Nối dây đúng sơ đồ.
- Mối nối đúng yêu cầu kĩ thuật.
Lắp thiết bị điện vào bảng điện
- Vít cầu chì, công tắc được đánh dấu trên bảng điện
- Tuốc nơ vít.
- Kìm.
- Lắp thiệt đúng vị trí.
- Các thiết bị được lắp chắc đẹp.
Kiểm tra
- Lắp đặt thiết bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện.
- Nối nguồn.
- Vận hành thử mạch điện.
- Bút thử điện.
- Mạch điện đúng sơ đồ.
- mạch điện làm việc tốt, đúng yêu cầu kĩ thuật.
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Tiến hành thực hành theo nhóm.
Hoạt động 3.Kiểm tra vận hành thử mạch điện (5 phút).
GV: Cho các nhóm học sinh sau khi hoàn thành sản phẩm tiến hành tự kiểm tra hoặc kiểm tra chéo trong các nhóm.
+ Lắp đặt đúng quy trình.
+ Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt.
+ Các mối nối chặt, chắc, gọn và đẹp.
+ Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp, thuận tiện cho việc vận hành.
GV: Kiểm tra lại sản phẩm, nối nguồn, vận hành thử mạch điện xem có làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế không?
- Nếu sản phẩm không vận hành đúng yêu cầu cần tìm nguyên nhân và sửa chữa lại.
GV: Đánh giá, chấm điểm sản phẩm.
4.Kiểm tra vận hành thử mạch điện.
HS: đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn GV
Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút).
Củng cố:
Để lắp mạch điện cầu thang thật tốt:
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt.
- Lập bảng dự trù vật liệu theo mẫu bảng.
- Vạch dấu.
- Khoan lỗ bảng điện.
- Lắp thiết bị điện vào bảng điện
- Đi dây ra đèn.
- Kiểm tra, vận hành thử.
Giao nhiệm vụ về nhà:
- Về nhà tập vẽ lại sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện, lập bảng dự trù vật liệu.
HS: rút kinh nghiệm
HS ghi nhiệm vụ
Tuần: 28	
27/2/2018
Tiết: 27
 BÀI 9: THỰC HÀNH
 LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Sau khi học song học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn ( mạch điện cầu thang ).
2. Kĩ năng: 
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện.
	- Lắp đặt được mạnh điện đèn cầu thang.
3. Thái độ: 
- Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK Bảng một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện.
Vật liệu: 1 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây đẫn, phụ kiện đi dây, giấy giáp, băng dính cách điện
	Thiết bị: 2 công tắc ba cực, 1 cầu chì.
	Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
- Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học 
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Đề bài 
? Nêu nguyên tắc hoạt động của mạch điện sau?
A
2
O
 3 K2
	 4
 1
 K1 2 
Đáp án
HS: Vẽ lại sơ đồ lắp đặt mạch điện (5 điểm)
 Nguyên lí hoạt động của mạch điện (nêu đủ 4 trường hợp 5 điểm):
Trường hợp 1: Công tắc 1 (K1) đóng ở vị trí số 1 và công tắc 2 (K2) đóng ở vị trí số 3 thì bóng đèn sáng (mạch kín).
Trường hợp 2: Công tắc 1 (K1) đóng ở vị trí số 2 và công tắc 2 (K2) đóng ở vị trí số 4 thì bóng đèn sáng.
Trường hợp 3: Công tắc 1 (K1) đóng ở vị trí số 2 và công tắc 2 (K2) đóng ở vị trí số 3 thì bóng đèn không sáng (mạch hở).
Trường hợp 4: Công tắc 1 (K1) đóng ở vị trí số 1 và công tắc 2 (K2) đóng ở vị trí số 4 thì bóng đèn không sáng (mạch hở).
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học (3 phút).
GV: Chia lớp thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4HS.
GV: Chỉ định một nhóm nêu dụng cụ, vật liệu, thiết bị
Nhóm trưởng nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị thực hành cho nhóm.
HS: Cử đại diện trả lời
BÀI 9: THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN
I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
Vật liệu: 1 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây đẫn, phụ kiện đi dây, giấy giáp, băng dính cách điện.
Thiết bị: 2 công tắc ba cực, 1 cầu chì.
Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1.Vẽ sơ đồ lắp đặt.
a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện.
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
A
O
2.Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
Hoạt động 2.Lắp đặt mạch điện cầu thang (20 phút).
GV: Chỉ định một học sinh nêu lại quy trình lắp mạch điện đồng thời phân tích những sai hỏng thường mắc phải và cách khắc phục.
GV: yêu cầu hs lắp mạch điện theo nhóm. Yêu cầu nhóm trưởng quản lí nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, chú ý an toàn thực hành, vệ sinh lớp học.
GV: Nhắc nhở về an toàn lao động trước khi làm việc, chú ý thời gian thực hành.
GV: Kiểm tra và hướng dẫn chi tiết cho các nhóm, yêu cầu làm đúng quy trình và kỹ thuật, lưu ý về thời gian và tiến độ chung giữa các nhóm.
3. Lắp đặt mạch điện.
HS nêu lại quy trình
- Quy trình lắp đặt mạch điện được tiến hành như sau:
Vạch dấu àKhoan lỗ à Lắp TBĐ của BĐ àNối dây mạch điện àKiểm tra.
HS: Tiến hành thực hành theo nhóm.
A
O
1
2
3
4
5
6
HS: Thu dọn dụng cụ, vệ sinh lớp học trước khi kết thúc tiết học 7 phút
Hoạt động 3.Kiểm tra vận hành thửi mạch điện (5 phút).
GV: Cho các nhóm học sinh sau khi hoàn thành sản phẩm tiên shành tự kiểm tra hoặc kiểm tra chéo trong các nhóm.
+ Lắp đặt đúng quy trình.
+ Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt.
+ Các mối nối chặt, chắc, gọn và đẹp.
+ Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp, thuận tiện cho việc vận hành.
HS: Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu giáo viên.
GV: Kiểm tra lại sản phẩm, nối nguồn, vận hành thửi mạch điện xem có làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế không?
- Nếu sản phẩm không vận hành đúng yêu cầu cần tìm nguyên nhân và sửa chữa lại.
GV: Đánh giá, chấm điểm sản phẩm.
4.Kiểm tra vận hành thửi mạch điện.
HS: Quan sát kết quả thực hành, nêu nguyên nhân và cách sử chữa đối với mạch điện hoạt động không đúng yêu cầu.
+ Lắp đặt đúng quy trình.
+ Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt.
+ Các mối nối chặt, chắc, gọn và đẹp.
+ Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp, thuận tiện cho việc vận hành.
Hoạt động 4: củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (3 phút)
Củng cố:
GV: Để lắp mạch điện cầu thang thật tốt:
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt.
- Lập bảng dự trù vật liệu theo mẫu bảng.
- Kết quả thực hành, quy trình
- Thời gian hoàn thành, thái độ tham gia
Giao nhiệm vụ về nhà:
GV: - Về nhà tập vẽ lại sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện, lập bảng dự trù vật liệu. 
Chuẩn bị bài 11: lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
HS: Lắng nghe, tiếp thu.
HS: ghi nhiệm vụ
Chủ đề 10: Lắp dây dẫn của mạng điện trong nhà
6/3/2018
Giới thiệu chủ đề
Chủ đề tìm hiểu qua 3 tiết như sau
Tìm hiểu lắp đặt mạng điện trong nhà theo kiểu nổi và kiểu ngầm (1 tiết)
Tìm hiểu kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà về dây dẫn, cách điện của mạng điện. (1 tiết)
Tìm hiểu kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà về thiết bị điện, đồ dùng điện(1 tiết)
Học sinh phân biệt lắp đặt mạng điện kiểu nổi và kiểu chìm,
	Học sinh có kĩ năng kiểm tra an toàn mạch điện làm việc theo quy trình công nghệ
Tuần 29
Tiết 28
 BÀI 11: LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong thực tế và để áp dụng vào những bài thực hành sau.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên: 
-Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và sách GV.
- Một số tranh vẽ hoặc ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà, một số mẫu dây dẫn điện, một số mẫu phụ kiện lắp đặt dây dẫn điện: ống luồn dây PVC.
2. học sinh: 
- Ôn lại một số mạch điện đã học, quan sát mạng điện gia đình, nghiên cứu bài học, mang đầy đủ đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1phút).
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không ).
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Hoạt động 1.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới (3 phút).
GV: Giới thiệu bài học
Khi lắp đặt mạng điện trong nhà, việc lựa chon phương pháp lắp đặt dây dẫn và thiết bị điện tùy theo yêu cầu sử dụng và đặc điểm môi trường của nơi đặt dây dẫn. lắp đặt mạng điện trong nhà có hai kiểu: lắp đặt nổi và lắp đặt ngầm.
- Mạng điện trong lớp em được lắp nổi hay lắp ngầm chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HS: lắng nghe, ghi bài
BÀI 11: LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Hoạt động 2.Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi (20 phút)
GV: Nêu cho học sinh nêu khái niệm mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
GV: Nêu một số yêu cầu để người ta lựa chọn phương pháp lắp đặt đay dẫn kiểu nổi?
GV: Quan sát hình 11-3, 11-4, 11-5, 11-6, tr 48 sgk. Theo em các vật liệu, phụ kiện cần thiết cho công việc lắp đặt dây dẫn điện trong ống cách điện PVC? 
GV: Các phụ kiện kèm theo ống PVC có công dụng gì?
GV: Mạng điện lớp học được lắp theo kiểu nổi hay kiểu ngầm? cho biết yêu cầu kĩ thuật của mạng điện? (chiều cao dây nguồn cách mặt đất, bảng điện cách mặt đất bao nhiêu...)
GV: Tác dụng của lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?
1.Mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
 HS:
Khái niệm: Là đường dây lắp đặt nổi đặt theo bề mặt tường nhà, trần nhà và những kết cấu xây dựng khác.
a) Các vật cách điện
HS: Thảo luận trả lời
 Các yếu tố để lựa chọn phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu nổi.
- Điều kiện môi trường lắp đặt dây dẫn.
- Yêu cầu kĩ thuật của đường dây dẫn điện.
- Yêu cầu của người sử dụng.
HS: Quan sát. Thảo luận trả lời
 Các phụ kiện cần thiết cho công việc lắp đặt dây dẫn điện trong ống cách điện PVC (ống nối T, ống nối L, ống nối nối tiếp, kẹp đỡ ống)
- Các vật cách điện là: Puli sứ, máng gỗ, ống cách điện và các phụ kiện phù hợp.
HS: Theo dõi sgk tr 48 trả lời
- Ống nối T dùng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mối nối rẽ.
- Ống nối L sử dụng khi nối hai ống luồn dây vuông góc với nhau
- Ống nối nối tiếp dùng để nối tiếp hai ống luồn dây với nhau
- Kẹp đỡ ống dùng để cố định ống luồn dây dẫn trên tường (đường kính kẹp đỡ ống phù hợp đường kính ống luồn dây)
b) Một số yêu cầu kỹ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi.
HS: Thảo luận trả lời.
- Đường dây phải song song , cao hơn mặt đất 2,5m trở lên .
- Dây dẫn luồn trong ống không quá 40% tiết diện ống .
- Bảng điện đặt cách mặt đất 1,5m – 1,7m 
- Khi dây dẫn phân 
nhánh phải tăng thêm kẹp ống .
- Không luồn các dây khác vào chung một ống .
- Khi dây dẫn đi xuyên qua tường phải luồn dây qua ống sứ , mỗi 
ống chỉ luồn một dây , hai đầu sứ phải nhô ra khỏi tường 10mm .
HS: Trả lời
- Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện và dễ sửa chữa. 
Hoạt động 3.Tìm hiểu phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm (15 phút).
GV: cho học sinh quan sát hình 11.7 sgk tr 49 và giới thiệu cho học sinh hiểu về phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm.
GV: Theo em mạng điện sinh hoạt được lắp đặt ngầm là như thế nào?
GV: Các yếu tố để lựa chọn phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu ngầm?
GV: Yêu cầu kĩ thuật của lắp đặt mạng điện kiểu ngầm?
2.Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm.
 HS
Khái niệm: là đường dây dẫn điện được lắp đặt ngầm ở trong tường, trần nhà, sàn nhà 
 Phương pháp lắp đặt: 
- đặt dây dẫn trong ống thép, ống phi kim loại, trong các kết cấu xây dựng rỗng,các rãnh trát vữa .
 HS: Thảo luận trả lời-> Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm.-> Nhóm khác theo dõi sau đó nhận xét và bổ sung.
Các yếu tố để lựa chọn phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu ngầm:
- Phải phù hợp với môi trường.
- Yêu cầu của người sử dụng.
- Đặc điểm của kết cấu, kiến trúc công trình.
- Đảm bảo an toàn điện.
 HS: Trả lời
Yêu cầu kĩ thuật.
Đảm bảo vẻ đẹp mỹ thuật , tránh được tác dộng của môi trường đến dây dẫn , đảm bảo an toàn điện .
* Khó sửa chữa khi bị hỏng hóc 
Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút).
Củng cố:
GV: Yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ và câu hỏi SGK.
GV: Câu 1 tr50
GV: Mạng điện kiểu ngầm khác với mạng điện kiểu nối như thế nào ? 
Giao nhiệm vụ về nhà:
GV - Về nhà học bài, làm bài tập và trả lời câu hỏi cuối bài.
 - Đọc và xem trước bài 12 SGK. Kiểm tra an toàn điện của mạng điện trong nhà. Chuẩn bị một số dây dẫn điện mới và cũ.
HS: đọc
HS: 1- lắp đặt nổi 2- lắp đặt ngầm
3- lắp đặt ngầm 4- lắp đặt nổi 
HS:
+ Ưu điểm : Đảm bảo được vẻ đẹp mỹ thuật khi đi dây , tránh tác động của môi trường đến dây dẫn , đảm bảo an toàn điện 
+ Khuyết điểm : Khó sửa chữa khi hỏng hóc , phải có bảng vẽ kỹ thuật mạng điện lắp đặt khi xây dựng . dây dẫn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tốt 
HS: ghi nhiệm vụ về nhà
13/3/2018
Tuần 30	
Tiết: 29 
BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
2. Kĩ năng:
- Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện mạng điện trong nhà.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và sách GV.
	- Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn mới và đã cũ.
	- Một số thiết bị điều khiển và bảo vệ của mạng điện trong nhà: Cầu chì, ổ cắm điện, phích cắm điện 
2. Học sinh: ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị bài mới, mang đầy đủ đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
 Hãy so sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà ?
Lắp đặt kiểu chìm
Lắp đặt kiểu nổi
- Đảm bảo được vẻ đẹp mỹ thuật khi đi dây , tránh tác động của môi trường đến dây dẫn , đảm bảo an toàn điện 
- Khó sửa chữa khi hỏng hóc , phải có bảng vẽ kỹ thuật mạng điện lắp đặt khi xây dựng . dây dẫn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tốt 
- Hạn chế mặt mĩ thuật, thời gian bảo dưỡng thường xuyên
- Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện và dễ sửa chữa,lắp đặt, chi phí thấp. 
3. Bài mới:
Hoạt đọng 1: Giới thiệu bài mới (3 phút)
Để mạng điện trong nhà sử dụng đượcan toàn và hiệu quả, chúng ta cần kiểm tra mạng điện theo định kì và tiến hành thay thế và sử chữa các bộ phận thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra , đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn hay không? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Hoạt động 2.Tìm hiểu cách kiểm tra dây dẫn điện (15 phút).
GV: Hướng dẫn cho học sinh biết cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà, nhằm phát hiện những hiện tượng có thể gây ra sự cố cho mạng điện, để báo cho những người có trách nhiệm kịp thời xử lý.
? Mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em?
Là loại dây gì? Có bị rò điện hay võng xuống không? Có gần cây cối không? Có buộc buộc chặt với nhau hay không?
? Cách sử lí đối với đường dây không an toàn?
GV: Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? tại sao ?
GV: Kiểm tra dây dẫn có cũ không, có những vết nứt, hở cách điện không ? Nếu có cần xử lý như thế nào ?
GV: Hướng dẫn hs kiểm tra dây dẫn có cũ không, có những vết nứt, hở cách điện không. Yêu cầu hs nêu cách sử lí dây hỏng lớp cách điện?
GV: Giáo dục cho học sinh ý thức , thói quen, hành vi sống vì mọi người, vì lợi ích cộng đồng (khi thấy dây dẫn diện bị đứt, rò điện vướng cành cây phải báo cho người có trách nhiệm, trở thành một tuyên truyền viên giúp mọi người nâng cao ý thức an toàn điện).
1. Kiểm tra dây dẫn điện.
HS: Lắng nghe
Phải cắt điện trước khi kiểm tra
HS: Liên hệ trả lời
*Nội dung kiểm tra
- Dây có cũ không, có vết nứt không, có hở lớp cách điện không
- Dây dẫn có buộc chặt với nhau hay không
HS: Nghiên cứu tài liệu kết hợp trao đổi nhóm trả lời: ngắt điện trước khi kiểm tra sử lí đối với dây bị rò điện phải cách điện hoặc thay dây mới, dây bị võng phải căng lại, dây gần vướng cành cây phải chặt bỏ cành cây,dây buộc chặt phải gỡ ra...
HS: Hoạt động nhóm trả lời: không vì sễ nguy hiểm cho con người
HS: Nghiên cứu trả lời.
HS: Thực hiện kiểm tra dây dẫn theo yêu cầu gv. Suy nghĩ cách sử lí phải thay dây dẫn mới.
*Xử lí
- Thay dây mới (lớp vỏ cách điện tốt) để đảm bảo an toàn điện
- Dây dẫn không buộc chặt với nhau để tránh làm tăng nhiệt độ làm hỏng lớp cách điện
Hoạt động 3. Kiểm tra cách điện của mạng điện (15 phút).
GV: Hướng dẫn học sinh kiểm tra cách điện mạng điện của lớp và trường học bằng cách kiểm tra các ống luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không và nếu giập vỡ thì phải sử lí như thế nào?
2.Kiểm tra cách điện của mạng điện.
HS: Tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn cách sử lí tay ống mới khi ống luồn dây bị dập vỡ hoặc bị bong tróc.
- Kiểm tra các ống luồn dây dẫn.
Hoạt động 4: củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)
Củng cố:
GV: Nhận xét đánh giá giờ học về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, đảm bảo an toàn điện, cách kiểm tra đã chuẩn chưa.
GV: Tại sao phải kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện trong nhà?
GV: Nêu các yếu tố cần kiểm tra của mạng điện?
Giao nhiệm vụ về nhà:
GV:	- Về nhà học bài và nghiên cứu kỹ các cách kiểm tra mạng điện và cách sử lý.
	- Đọc và xem trước phần còn lại, ôn tập nghiên cứu các cách lắp đặt mạng điện, an toàn điện.
HS: Lắng nghe rút kinh nghiệm
HS: Để đảm bảo an toàn điện.
HS: Dây dẫn điện và ống cách điện
HS: Ghi nhiệm vụ về nhà.
20/3/2018
Tuần 31
Tiết 30
 BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
2. Kĩ năng:
- Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện mạng điện trong nhà.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và sách GV.
- Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn mới và đã cũ.
- Một số thiết bị điều khiển và bảo vệ của mạng điện trong nhà: Cầu chì, ổ cắm điện, phích cắm điện 
2. Học sinh: ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị bài mới, mang đầy đủ đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Kiểm tra dây dẫn của mạng điện như thế nào?
HS: 
+ Dây dẫn điện trong nhà thường được sử dụng dây có vỏ bọc cách điện tốt .
+ Trong thời gian sử dụng phải kiểm tra định kỳ để phát 
hiện ra dây dẫn có vết nứt , hở chỗ cách điện .
+ Biện pháp khắc phục : 
- Dây dẫn không buộc lại với nhau , tránh làm tăng nhiệt 
độ , hỏng lớp cách điện .
- Thay dây mới , dùng băng keo quấn cách điện chỗ bị hở 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Để mạng điện trong nhà sử dụng đượcan toàn và hiệu quả, chúng ta cần kiểm tra mạng điện theo định kì và tiến hành thay thế và sử chữa các bộ phận thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra , đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn hay không? Chúng ta tìm hiểu tiếp
BÀI 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1. Kiểm tra dây dẫn điện.
2.Kiểm tra cách điện của mạng điện.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Hoạt động 2.Tìm hiểu cách kiểm tra thiết bị.
GV:Mạng điện trong nhà có những loại thiết bị gì? thường được lắp đặt ở đâu?
GV: Các thiết bị thường được lắp ở đâu?
GV: Hướng dẫn học sinh cách kiểm tra các thiết bị theo yêu cầu an toàn điện và yêu cầu sử dụng.
GV: Cho hs quan sát cầu dao và công tắc
? Kiểm tra vị trí đóng mở của công tắc, cầu dao hướng chuyển động của đóng cắt theo bảng 12.1 sgk tr52
GV: Hướng dẫn kiểm tra cầu chì: được lắp ở dây pha, có nắp đậy, vỏ không bị sứt vỡ, dây chì đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
GV: Tại sao không thể dùng dây đồng có cùng kích thước thay cho dây chì của cầu chì chảy?
GV: Hướng dẫn học sinh kiểm tra ổ cắm điện: không nên đặt ở những nơi ẩm ướt, quá nóng hoặc nhiều bụi tránh chập mạch, đánh lửa; dùng nhiều ổ ở các cấp khác nhau.
GV: Hướng dẫn học sinh kiểm tra phích cắm điện: Không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt cắm phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt với các cực của ổ cắm điện. 
3.Kiểm tra các thiết bị điện
HS: Thảo luận trả lời (Cầu dao, công tắc, ổ cắm, phích điện )
HS: Quan sát mạch điện lớp học trả lời (ở bảng điện)
HS: Quan sát, hoạt động nhóm trả lời
a) Cầu dao, công tắc.
- Cách khắc phục ở cột B
A
B
Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ
Thay vở mới
Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc lỏng.
Tháo ra nối lại mối nối
Ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra.
Dùng tua vít vặn chặt lại, nếu ốc vít chờn thay ốc vít mới.
HS: Kiểm tra công tắc, cầu dao theo yêu cầu giáo viên
b) Cầu chì.
HS: Kiểm tra theo yêu cầu giáo viên
- Phải có nắp che, không để hở, số liệu định mức của cầu chì phải phù hợp với yêu cầu làm việc của mạng điện.
HS: Tái hiện kiến thức trả lời (nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn chì nên Iđmđồng > Iđm chì có cùng kích thước)
c) Ổ cắm điện và phích cắm điện.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Ổ cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn điện, để tránh bị chập mạch, đánh lửa 
HS: Tiến hành kiểm tra
- Phích cắm điện không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt cắm phải đảm bảo chắc chắn, tiếp xúc tốt.
- Sử dụng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau cho nhiều cấp điện áp khác nhau .
- Không đặt ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt 
- Các dây nối vào ổ cắm điện , phích cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 
Hoạt động 3.Tìm hiểu cách kiểm tra đồ dùng điện.
GV: Nhấn mạnh cho học sinh biết việc kiểm tra an toàn điện cho đồ dùng điện là rất cần thiết. Nhiều tai nạn điện xảy ra là do sử dụng đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện.
? Khi kiểm tra đồ dùng điện cần chú ý phần tử nào củ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tuan_25_den_32_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc