Giáo án Đại số Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2016-2017

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được dạng của hàm số bậc nhất y = ax + b, sự xác định hàm số, tính chất biến thiên của hàm số

- Hiểu được các vấn đề toán học thường xuất phát từ các bài toán thực tế.

2. Kỹ năng: Có kĩ năng chứng minh hàm số y = -3x + 1 nghịch biến và hàm số y = 3x + 1 đồng biến từ đó suy ra trường hợp tổng quát về sự đồng biến và nghịch biến của hàm số y = ax + b.

 3. Thái độ: HS Thấy được các vấn đề trong hàm số xuất phát từ việc nghiên cứu các vấn đề thực tế

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Thước thẳng, giáo án, SGK.

2. Học sinh :Thước thẳng, chuẩn bị bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, luyện tập, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Nêu khái niệm hàm số? Hàm số như thế nào gọi là đồng biến, như thế nào gọi là nghịch biến?

 

doc 5 trang hapham91 3910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 	Ngày soạn: 23/10/2016
Tiết : 21 Ngày dạy: 25/10/2016
HÀM SỐ BẬC NHẤT 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết được dạng của hàm số bậc nhất y = ax + b, sự xác định hàm số, tính chất biến thiên của hàm số 
- Hiểu được các vấn đề toán học thường xuất phát từ các bài toán thực tế.
2. Kỹ năng: Có kĩ năng chứng minh hàm số y = -3x + 1 nghịch biến và hàm số y = 3x + 1 đồng biến từ đó suy ra trường hợp tổng quát về sự đồng biến và nghịch biến của hàm số y = ax + b.
	3. Thái độ: HS Thấy được các vấn đề trong hàm số xuất phát từ việc nghiên cứu các vấn đề thực tế 
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Thước thẳng, giáo án, SGK.
2. Học sinh :Thước thẳng, chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, luyện tập, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (2 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Nêu khái niệm hàm số? Hàm số như thế nào gọi là đồng biến, như thế nào gọi là nghịch biến?
3. Bài mới: (31 phút)
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung
GV: Giới thiệu bài toán trong Sgk và treo đề bài trên bảng phụ
HS: Đọc đề bài
GV: Vẽ sơ đồ chuyển động như Sgk
GV: Hướng dẫn Hs trả lời 
Sau đó yêu cầu Hs làm trên bảng phụ
HS: Điền vào bảng phụ, giải thích tại sao đại lượng s là hàm số của t ?
GV: Nếu thay s bởi y; t bởi x ta được y = 50x + 8. Nếu thay 50 bởi a và 8 bởi b ta có 
Y = ax + b (a0) là hàm số bậc nhất.
H: Vậy hàm số bậc nhất là hàm số có dạng như thế nào? 
HS: Đọc định nghĩa Sgk
H: Cho ví dụ về hàm số bậc nhất ?
H: Các hàm số sau có phải là hàm số bậc nhất không? Vì sao? 
a) y = 1- 7m ; b) y =x c) y = 3x2-1; 
d) y = x +5 ; e) y =-2; y = 0x+5
GV: Cho HS đọc chú ý Sgk
GV: Cho Hs nghiên cứu ví dụ Sgk
GV: Yêu cầu HS dựa vào ví dụ làm 
H : Nêu cách thực hiện ?
GV: Cho Hs hoạt động theo nhóm.
GV: Kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm. Gọi HS đại diện nhóm lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình
GV: Sửa theo đáp án bên
GV: Theo chứng minh trên, hàm số 
y = -3x +1 nghịch biến trên R, hàm số 
y = 3x +1 đồng biến trên R. Vậy tổng quát, hàm số y = ax + b đồng biến khi nào? nghịch biến khi nào?
HS: Đọc tổng quát Sgk
HS: Làm .Sgk hoạt động các nhân 
HS: Thực hiện 
H: Cho ví dụ về hàm số bậc nhất đồng biến nghịch biến ?
1. Khái niệm hàm số bậc nhất
* Bài toán: (Sgk)
 [?1]
- Sau 1 giờ ô tô đi được 50km
- Sau t giờ ô tô đi được: 50t (km)
- Sau t giờ ô tô cách trung tâm Hà Nội là
 S = 50t + 8 (km)
[?2]
T
1
2
3
4
 .
S= 50t + 8
58
108
158
208
 ..
* Định nghĩa: (Sgk)
Chú ý: (Sgk)
2. Tính chất:
* Ví dụ: (Sgk)
[?3]
y = f(x) = -3x +1
Lấy x1, x2 R sao cho x1< x2 
 => f(x1) = -3x1 + 1 ; f(x2) = -3x2 + 1 
Ta có: x1 < x2 
 => -3x1 > -3x2 
 => -3x1 + 1 > -3x2 +1
 => f(x1) > f(x2) 
Vậy hàm số y = f(x) = -3x +1 nghịch biến trên R.
y = f(x) = 3x +1
Lấy x1, x2 R sao cho x1 < x2 
=> f(x1) = 3x1 + 1 ; f(x2) = 3x2 + 1 
Ta có: x1 < x2 
 => 3x1 < 3x2 
 => 3x1 + 1 < 3x2 +1
 => f(x1) < f(x2) 
Vậy hàm số y = f(x) = 3x +1 đồng biến trên R
*Tổng quát: 
Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị của x R
+ Đồng biến trên R khi a > 0
+ Nghịch biến trên R khi a < 0
4. Củng cố – luyện tập: (5 phút)
- Gv: Củng cố lại định nghĩa, tính chất của hàm số bậc nhất (Lưu ý chỉ khi a0)
- Hs: Làm bài tập 8.Sgk /48 trên bảng phụ 
a) y = 1 – 5x ( a = -5; b = 1 ; là hàm số nghịch biến vì a < 0)
b) y = -0,5x ( a = -0,5; b = 0 ; là hàm số nghịch biến vì a < 0)
c) y = (x –1) + = x - + (a = ; b =-+; hsđb vì a > 0)
d) y = 2x2 + 3 không phải là hàm số bậc nhất
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút) 
- Học thuộc định nghĩa và tính chất của hàm số bậc nhất. 
- Về nhà làm bài tập 9,10/Sgk + BT 6, 8/58 Sbt 
V. RÚT KINH NGHIỆM
	1. ...............................................................................................................................
	2. ...............................................................................................................................
	3. ...............................................................................................................................
Tuần: 11 	Ngày soạn: 23/10/2016
Tiết : 22 Ngày dạy: 25/10/2016
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố định nghĩa hàm số bậc nhất, tính chất của hàm số bậc nhất.
	2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng nhận dạng hàm số bậc nhất, kĩ năng áp dụng tính chất hàm số bậc nhất để xét xem hàm số đó đồng biến hay nghịch biến trên R (xét tính biến thiên của hàm số bậc nhất), biểu diễn điểm trên mặt phẳng toạ độ.
3. Thái độ: Cẩn thận, hợp tác, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, thước thẳng có chia khoảng, êke, phấn màu.
2. Học sinh: Chuẩn bị dụng cụ học tập: êke, mang bảng nhóm, bút ghi bảng.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, luyện tập.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
Hs1: - Định nghĩa hàm số bậc nhất
 - Làm bài 6c, d. Sbt
Hs2: - Nêu tính chất của hàm số bậc nhất?
 - Cho ví dụ về 1 hàm số đồng biến, 1 hàm số nghịch biến ? 
3. Luyện tập: (34 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Cho HS làm bài 9
H: Hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến khi nào? Nghịch biến khi nào?
 Xác định hệ số a của hàm số bậc nhất y = (m – 2)x + 3 
HS: 
Cho HS làm bài 10
GV: HD
- Cd, Cr sau khi bớt đi x(cm): ...
- Công thức tính chu vi: ...
- Cv hình cn với số đo mới: ...
HS: 
Cho HS làm bài 13
H: Nêu định nghĩa hàm số bậc nhất ?
Hàm số đã cho được viết dưới dạng bậc nhất chưa ?
Hd : Đưa hàm số về dạng bậc nhất, cho hệ số a 0, giải bất phương trình theo ẩn m
Gv: Sau khi hướng dẫn chung cả lớp, gọi 2 Hs lên bảng làm
Hs cả lớp theo dõi, nhận xét.
Bài 9/48 Sgk:
 Hàm số bậc nhất y = (m – 2)x + 3 
a) Đồng biến trên R khi m - 2 > 0
 m > 2
b) Nghịch biến trên R khi m -2 < 0
 m < 2
Bài 10/48 Sgk:
Chiều dài, rộng hình chữ nhật ban đầu là 30 cm và 20 cm. Sau khi bớt mỗi chiều đi x(cm), chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật mới là: 
30 – x (cm); 20 – x (cm)
Chu vi hình chữ nhật mới là:
 y = 2[(30 – x) + (20 – x)]
 y = 2[30 – x + 20 – x]
 y = 2[50 – 2x] 
 y = 100 – 4x
Bài 13 /48 Sgk:
a) Hàm số 
 y = (x – 1)
 y = .x - là hàm số bậc nhất 0 5 – m > 0
 - m > -5 m < 5
b) Hàm số y = x + 3,5 là hàm số bậc nhất 0 m1
4. Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà làm bài tập còn lại trong SGK
- Ôn tập các kiến thức: Đồ thị hàm số là gì? Đồ thị hàm số y = ax là đường như thế nào? Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a 0)
- Xem trước §3. Đồ thị hàm số y = ax + b (a 0)
V. RÚT KINH NGHIỆM
	1. ...............................................................................................................................
	2. ...............................................................................................................................
	3. ............................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_9_tuan_11_nam_hoc_2016_2017.doc