Giáo án Dạy thêm Đại số Lớp 9 - Chủ đề 10: Các dạng toán về hàm số bậc nhất

Giáo án Dạy thêm Đại số Lớp 9 - Chủ đề 10: Các dạng toán về hàm số bậc nhất

A/ LÝ THUYẾT CƠ BẢN.

I. Hàm số bậc nhất: y = ax + b (a ≠ 0)

+) TXĐ : R

+) Chiều biến thiên : a > 0 hàm số đồng biến

 a < 0 hàm số nghịch biến.

+) Đồ thị: là đường thẳng cắt trục tung tại điểm A( 0; b), cắt trục hoành tại điểm B( ; 0)

 Đề vẽ đồ thị hàm số ta cần xác định điểm A(0 ; b) trên Oy và điểm B( , 0) trên Ox, khi đó đường thẳng đi AB là đồ thị của hàm số y = ax + b.

+) Hệ số góc: a gọi là hệ số góc.

 với α là góc hợp bởi trục hoành Ox với đường thẳng đồ thị

 Nếu α là góc nhọn => a > 0 và hàm số đồng biến

 Nếu α là góc tù => a < 0 và hàm số nghịch biến

 

doc 11 trang Hoàng Giang 31/05/2022 5081
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Dạy thêm Đại số Lớp 9 - Chủ đề 10: Các dạng toán về hàm số bậc nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 10: CÁC DẠNG TOÁN VỀ HÀM SỐ BẬC NHẤT
A/ LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
I. Hàm số bậc nhất: y = ax + b (a ≠ 0)
+) TXĐ : R
+) Chiều biến thiên : a > 0 hàm số đồng biến
 a < 0 hàm số nghịch biến.
+) Đồ thị: là đường thẳng cắt trục tung tại điểm A( 0; b), cắt trục hoành tại điểm B(; 0)
Đề vẽ đồ thị hàm số ta cần xác định điểm A(0 ; b) trên Oy và điểm B( , 0) trên Ox, khi đó đường thẳng đi AB là đồ thị của hàm số y = ax + b.
+) Hệ số góc: a gọi là hệ số góc.
	 với α là góc hợp bởi trục hoành Ox với đường thẳng đồ thị
	Nếu α là góc nhọn => a > 0 và hàm số đồng biến
	Nếu α là góc tù => a < 0 và hàm số nghịch biến
	α nhọn (a > 0)	α tù (a < 0)
	* Do đồ thị hàm số bậc nhất là một đường thẳng, nên chúng ta cũng có thể viết hàm số bậc nhất theo phương trình đường thẳng có dạng : Ax + By + C = 0.	
	=> Rút về hàm số bậc nhất : 	(B ≠ 0)
II. Chú ý với hàm số y = ax + b.
* Nếu a = 0 thì y = b là hàm hằng có đồ thị là đường thẳng song song với trục hoành.
	* Nếu a ≠ 0, b = 0 thì ta có hàm số bậc nhất y = ax , có đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
III. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. 
Xét hai đường thẳng : y1 = a1 x + b1 (d1) ; 	y2 = a2 x + b2 (d2)
* d1 ^ d2 Û a1. a2 = - 1.
* d1 cắt d2 Û a1 ≠ a2 
* d1 / / d2 Û 
* d1 º d2 Û 
B/ CÁC DẠNG TOÁN HÀM SỐ BẬC NHẤT.
DẠNG 1: Nhận dạng hàm số bậc nhất.
I/ Phương pháp.
	* Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0).
	* Chú ý: Các hàm số đa thức y = f(x) sau phép biến đổi tương đương mà hàm số được đưa về dạng y = ax + b thì hàm số y = f(x) cũng là hàm số bậc nhất. 
II/ Vận dụng.
Bài 1 : Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất ? xác định các hệ số a và b.
	a) y = + 3	b) y = x2 – x(x + 2) – 3	
c) y = 	d) y = 
	d) y = 2x + 7	e) y = 
Bài 2: Xác định k để hàm số y = k( là hàm số bậc nhất ?
DẠNG 2: Vẽ đồ thị hàm số.
I/ Phương pháp.
Đề vẽ đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) ta cần xác định điểm A(0 ; b) trên Oy và điểm B( , 0) trên Ox, khi đó đường thẳng nối AB là đồ thị của hàm số y = ax + b.
II/ Vận dụng.
	Vẽ đồ thị các hàm số sau :
	a) y = 2x + 1	b) y = 	
c) y = - 3x + 2	d) y = 
DẠNG 3: Xác định tính đồng biến, nghich biến của hàm số.
I/ Phương pháp.
	Hàm số bậc nhất y = ax + b 	(a ≠ 0)
+ Đồng biến khi a > 0
	+ Nghịch biến khi a < 0
II/ Vận dụng.
Bài 1: Trong các hàm số sau hàm số nào đồng biến, hàm số nào nghịch biến.
	a) y = 2x – 1	b) y = -3x + 5	c) 	d) 
Bài 2: Cho hàm số: y = ( m – 1).x + m (d). Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến ?
Bài 3: Trong các hàm số sau hàm số nào là bậc nhất ? Với các hàm số bậc nhất xác định các hệ số a , b của chúng và cho biết hàm số đó đồng biến hay nghịch biến ? 
 	a) b) 	c) 	d) 
 	e) g) 
Bài 4: Cho hàm số y = f(x) = 4x + 1 - (2x + 1)
	a) Chứng tỏ rằng hàm số là hàm số bậc nhất đồng biến.
	b) Tìm x để f(x) = 0.
Bài 5: Cho hàm số y = (m2 – 4)x2 – (2m + n)(5m – n)x – 3. Với giá trị nào của m và n thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất nghịch biến. 
Bài 6: Cho hàm số y = (m2 – 4)x2 – (2m + n)(5m – n)x – 3. Với giá trị nào của m và n thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất nghịch biến. 
DẠNG 4: Chứng minh một hàm số y = h(x) là hàm số bậc nhất.
I/ Phương pháp.
	Biến đổi tương đương để đưa hàm số y = h(x) về dạng y = ax + b (a ≠ 0). 
Bài toán được chứng minh.
	Chú ý: Nếu có hàm số y = h(x) => hàm số y = h(x + a) bằng cách trong hàm số y = f(x) thì vị trí của x được thay bởi (x + a).
II/ Vận dụng.
Bài 1: Cho các hàm số: f(x) = mx – 2	 (m ≠ 0) và g(x) = (m2 + 1)x + 5. CMR:
	a) Hàm số y = f(x) + g(x) là hàm số bậc nhất đồng biến.
	b) Hàm số y = f(x) - g(x) là hàm số bậc nhất nghịch biến.
Bài 2: Cho hàm số f(x) = 3x2 + 1. Chứng minh rằng hàm số y = f(x+1) – f(x) là một hàm số bậc nhất.
Bài 3: Cho hàm số y = f(x). Biết f(x – 1) = 3x – 5. Chứng minh rằng hàm số y = f(x) là một hàm số bậc nhất.
DẠNG 5: Xác định hệ số góc của đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0)
I/ Phương pháp.
* Hệ số góc: với α là góc hợp bởi trục hoành Ox với đường thẳng đồ thị
Nếu α là góc nhọn => a > 0 và hàm số đồng biến
Nếu α là góc tù => a < 0 và hàm số nghịch biến
Chú ý: Biết ta tính góc α như sau: Bấm máy SHIFT tan ( a ) =
	+ Nếu máy hiện góc dương βo => α = βo
	+ Nếu máy hiện góc âm βo => α = βo + 180o
* Hệ số góc cũng có thể được tính khi biết vị trí tương đối giữ hai đường thẳng:
	Xét hai đường thẳng : y1 = a1 x + b1 (d1) ; 	y2 = a2 x + b2 (d2)
+) d1 ^ d2 thì a1. a2 = - 1.
+) d1 cắt d2 thì a1 ≠ a2 
+) d1 / / d2 hoặc d1 º d2 thì a1 = a2
	* Nếu là đường thẳng có dạng : Ax + By + C = 0.	
	=> Rút về hàm số bậc nhất : 	(B ≠ 0) => Hệ số góc là 
II/ Vận dụng.
Bài 1: Xác định hệ số góc của các hàm số sau.
	a) y = x – 1	b) y = x – 2 + x	c) y = (x – 2) + 3	
	d) y = (a – 2)x + 5 với a ≠ 2 
Bài 2: Cho hàm số y = ax + 1. Biết đồ thị hàm số hợp với trục Ox một góc 45o. Tính a và cho biết hàm số này đồng biến hay nghich biến ?
Bài 3: Cho hàm số y = (a - 1)x + . Biết đồ thị hàm số hợp với trục Ox một góc 120o. Tính hệ số góc của hàm số và cho biết hàm số đồng biến hay nghịch biến.
Bài 4: Cho hàm số y = ax – 1. Tính hệ số góc của hàm số biết
	a) Đồ thị hàm số vuông góc với đường thẳng y = 2x + 3
	b) Đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = - 5x + 7
	c) Đồ thị hàm số trùng với đường thẳng y = 5x – 1
DẠNG 6: Tìm điều kiện tham số để hàm số y = ax + b đi qua điểm (xo ; yo) . 
I/ Phương pháp.
	Hàm số y = ax + b với a và b là các hệ số phụ thuộc tham số.
	Hàm số đi qua điểm (xo , yo) ó yo = a1xo + b1 => Tham số cần tìm.
II/ Vận dụng.
Bài 1: Cho hàm số : y = ( m – 1).x + m (d)
a) Tìm m để hàm số song song với trục hoành.
b) Tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm A( - 1 ; 1)
c) Tìm m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm A có hoành độ 
Bài 2: Cho hàm số y = ( m – 2).x + n (d’) trong đó m, n là tham số
a) Tìm m, n để (d’) đi qua hai điểm A(1 ; - 2) ; B(3 ; - 4 )
b) Tìm m, n để (d’) cắt trục tung tại điểm M có tung độ và cắt trục hoành tại điểm N có hoành độ 
DẠNG 7 : Tìm tham số m để ĐTHS y = ax + b cắt, song song, trùng, vuông góc với một đường thẳng đã biết.
I/ Phương pháp.
* Xét hai đường thẳng : y1 = a1 x + b1 (d1) ; 	y2 = a2 x + b2 (d2)
d1 ^ d2 Û a1. a2 = - 1.	d1 cắt d2 Û a1 ≠ a2 
d1 / / d2 Û 	d1 º d2 Û 
	Giải các điều kiện này nếu có => giá trị tham số.
II/ Vận dụng.
Bài 1: Cho hàm số : y = ( m – 1).x + m (d). Tìm m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng có phương trình : x – 2y = 1
Bài 2: Cho hàm số y = ( m – 2).x + n (d’) trong đó m, n là tham số
a) Tìm m, n để (d’) vuông góc với đường thẳng có phương trình : x – 2y = 3 (d’) 
b) Tìm m, n để (d’) song song với đường thẳng có phương trình : 3x + 2y = 1.
e) Tìm m, n để (d’) trùng với đường thẳng có phương trình : y – 2x + 3 = 0
DẠNG 8: Tìm tham số m để ba đường thẳng đồng quy.
I/ Phương pháp.
	Tìm giao điểm (xo ; yo) của hai đường thẳng không phụ thuộc vào m
	Để ba đường thẳng đồng quy thì đường thẳng còn lại phải đi qua điểm (xo ; yo).
II/ Bài tập vận dụng.
Bài 1: Tìm giá trị m để ba đường thẳng sau đồng quy :
(d1) : y = x – 4	(d2) : y = -2x – 1	(d3) : y = mx + 2 
Bài 2: Tìm giá trị m để ba đường thẳng sau đồng quy :
(d1) : y = (m2 -1)x + m2 – 5 (m ≠ ± 1)	
(d2) : y = x + 1	
(d3) : y = - x + 3 
Bài 3: Với giá trị nào của m thì ba đường thẳng 3x + 2y = 4; 2x – y = m; x + 2y = 3 đồng quy
Bài 4: Định m để 3 đường thẳng 3x + 2y = 4; 2x – y = m và x + 2y = 3 đồng quy
Bài 9: Định m để 3 đường thẳng sau đồng quy
2x – y = m ; 	x - y = 2m ;	mx – (m – 1)y = 2m – 1
DẠNG 9: Tìm điểm cố định thuộc đồ thị hàm số. 
I/ Phương pháp.
	- Gọi M(xo ; yo) là điểm cố định thuộc đồ thị hàm số. Thay điểm M vào hàm số.
	- Biến đổi thành phương trình ẩn là tham số m, hệ số là các biểu thức chứa xo và yo
	- Vì M là điểm cố định nên phương trình thỏa mãn với mọi giá trị của tham số m
	ó Các hệ số của phương trình bằng 0
Giải hệ phương trình các hệ số bằng 0 => tọa độ xo và yo => Tìm được điểm M.
II/ Vận dụng.
 Bài 1: Cho hàm số: y = ( m – 1).x + m (d). Tìm điểm cố định thuộc đồ thị hàm số?
Bài 2: Chứng minh khi k thay đổi thì các đường thẳng sau luôn đi qua một điểm cố định 
a) kx – 2y = 6
b) k(x - 1) + 3y =1
Bài 3: CMR khi a thay đổi , các đường thẳng ax + 5y = 2 luôn luôn đi qua một điểm cố định 
Bài 4: Xét các đường thẳng (d) có phương trình ( m +2 ) x +(m - 3)y – m + 8 = 0 . 
CMR với mọi m , các đường thẳng (d) luôn đi qua điểm A ( -1 ; 2 ) 
Bài 5: CMR khi m thay đổi , các đường thẳng 2x + ( m - 1)y = 1 luôn luôn đi qua một điểm cố định
Bài 6: Cho (d1) : y = (m2 -1)x + m2 – 5 (m ≠ ± 1)	 . CMR khi m thay đổi thì (d1) luôn đi qua một điểm cố định.
DẠNG 10: Viết phương trình đường thẳng (Xác định hàm số) y = ax + b
I/ Phương pháp.
	* Lập phương trình đường thẳng y = ax + b tức là đi tìm hệ số góc a và hệ số b.
	* Để tìm a và b ta sử dụng dữ kiện bài cho như :
	- Biết ĐTHS đi qua điểm A(xA , yA) và điểm B(xB , yB) thì thay tọa độ của A và B vào hàm số => Các phương trình liên hệ a và b => Giải phương trình tìm a và b.
	- Biết ĐTHS đi qua điểm (xo ; yo) và vuông góc (hoặc song song) với một đường thẳng cho trước.
	+ Yếu tố vuông góc (hoặc song song) với một đường thẳng cho trước => hệ số góc a.
	+ Thay điểm (xo ; yo) vào hàm số tìm được hằng số b.
	- Biết ĐTHS đi qua điểm (xo ; yo) và hợp với trục hoành (Ox) một góc α.
	+ Yếu tố hợp với trục hoành (Ox) một góc α => hệ số góc a = tgα
	+ Thay điểm (xo ; yo) vào hàm số tìm được hằng số b.
	* Nếu ∆ là đường thẳng trung trực của đoạn AB thì ∆ vuông góc với AB tại trung điểm I của AB.
	Tọa độ trung điểm của AB là : 
II/ Vận dụng.
Bài 1: Xác định hàm số y = ax + b biết đồ thị của nó đi qua hai điểm điểm M(2 ; 3) và điểm N(5 ; 4).
Bài 2: Xác định hàm số y = ax + b biết đồ thị của nó đi qua điểm A(1 ; 2) và vuông góc với đồ thị hàm số .
Bài 3: Xác định hàm số y = ax + b biết đồ thị của nó đi qua điểm M(2 ; 3) và song song với đồ thị hàm số .
Bài 4: Xác định hàm số y = ax + b biết đồ thị của nó đi qua điểm B(3 ; 1) và tạo với trục hoành một góc 60o. 
Bài 5: Xác định hàm số y = ax + b biết đồ thị của nó đi qua điểm E và tạo với trục hoành một góc 120o.
Bài 6: Xác định hàm số y = ax + b biết đồ thị của nó cắt trục hoành tại điểm có hành độ bằng 2 và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3. 
Bài 7:
a) Lập phương trình đường thẳng đi qua điểm A(x0, y0), hệ số góc là k.
b) Lập phương trình đường thẳng đi qua hai điểm M(x1, y1) và N( x2, y2)
c) Lập phương trình đường thẳng đi qua điểm B( - 1 ; 3) và :
+ Song song với đường thẳng : 3x – 2y = 1.
+ Vuông góc với đường thẳng : 3y – 2x +1 = 0
Bài 8: Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ và có hệ số góc bằng 5 
a) Viết phương trình đường thẳng đó 
b) Các điểm M ( 2;5) , N(1;5) , P ( 3;5 ) có thuộc đường thẳng đã cho không ?
c) Viết phương trình tổng quát của các đường thẳng song song với đường thẳng nói trong câu a
Bài 9: Viết phương trình đường thẳng song song với đường thẳng y = -2x + 5 và thỏa mãn một trong các điều kiện :
a) Đi qua gốc tọa độ 
b) Đi qua diểm M ( 1; 1 ) 
Bài 10: 
a) Viết phương trình đường thẳng đi qua điểm A ( 4 ; -5 ) và có hệ số góc a = -2 
b) Viết phương trình đường thẳng qua hai điểm B ( 0 ;1 ) và C ( 8 : -1) 
c) Ba điểm sau đây có thẳng hàng hay không : M ( -2 ; -3 ) , N ( -6 ; -5 ) , P ( 1 ; 1 )
Bài 11: Cho điểm A(0 ; - 1) và B(- 4 ; 3). Viết phương trình đường thẳng (d) là đường trung trực của AB. Tính góc α tạo bởi đường thẳng với tia Ox?. 
Bài 12: Cho hàm số y = ax + b. Tìm a và b biết rằng đồ thị của hàm số đã cho song song với đường thẳng y = -2x +3 và đi qua điểm M( 2;5)
DẠNG 11: Xác định tọa độ điểm đối xứng. 
I/ Phương pháp.
	Cho hai điểm M(xM ; yM) và N(xN ; yN) trong hệ tọa độ Oxy.
	* Hai điểm M và N đối xứng nhau qua trục hoành ó 
* Hai điểm M và N đối xứng nhau qua trục tung ó 
* Hai điểm M và N đối xứng nhau qua gốc tọa độ ó 
Cho điểm M(xM ; yM) đã biết. Tìm N(xN ; yN) đối xứng với M qua đường thẳng d: y = ax + b
B1 : Viết phương trình đường thẳng ∆ đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng d
B2 : Giải hệ hai đường thẳng để tìm giao điểm I(xI ; yI) của hai đường thẳng.
B3 : Điểm N đối xứng với M qua đường thẳng d ó I là trung điểm của MN
	ó => Điểm đối xứng N
II/ Vận dụng.
Cho điểm A ( 2;1) . Xác định tọa độ các điểm :
a) B đối xứng với A qua trục tung 
b) C đối xứng với A qua trục hoành 
c) D dối xứng với A qua O
d) E đối xứng với A qua đường thẳng d: y = 2x - 1
DẠNG 12: Tìm tọa độ hình chiếu của điểm M lên đường thẳng d.
I/ Phương pháp.
	- Viết phương trình đường thẳng ∆ qua M và vuông góc với d.
	- Hình chiếu của M lên d là điểm I = ∆ ∩ d.
	- Nếu điểm M(xo; yo) khi đó tọa độ hình chiếu H của M trên:
+ Ox sẽ có tọa độ là H(xo ; 0)
+ Oy sẽ có tọa độ là H(0; yo)
- Nếu điểm M ∉ d mà bài toán yêu cầu: "Tìm tọa độ điểm H ∈ d sao cho MH ngắn nhất thì tương đương với việc tìm H là hình chiếu vuông góc của điểm M trên d.
II/ Vận dụng.
Bài 1: Cho điểm M(3;−1) và đường thẳng d có phương trình: 3x − 4y + 12 = 0. 
a) Tìm tọa độ hình chiếu vuông góc H của điểm M lên đường thẳng d. 
b) Tìm tọa độ của điểm M1 là điểm đối xứng với M qua đường thẳng d.
Bài 2: Tìm hình chiếu vuông góc của điểm M(3 ; 2) lên đường thẳng ∆ : 5x – 12y + 10 = 0
DẠNG 13: CHỨNG MINH CÁC ĐIỂM THẲNG HÀNG. TÌM TỌA ĐỘ ĐIỂM CỦA HÌNH ĐẶC BIỆT.
I/ Phương pháp
	* Cách chứng minh các điểm thẳng hàng :
	- Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua hai điểm là y = ax + b
	- Thay tọa độ các điểm còn lại vào (d), nếu tất cả thỏa mãn (d) thì các điểm đã cho thẳng hàng.
	* Cách tìm tọa độ đỉnh.
	- Viết phương trình cạnh đi qua hai điểm đã biết.
	- Dùng yếu tố song song, vuông góc của các cạnh trong hình rồi tìm phương trình các cạnh còn lại.
	- Tọa độ đỉnh là giao điểm của hai cạnh của hình.
II/ Vận dụng.
	Bài 1: Cho ba điểm A(-1, 6) ; B(-4, 4) và C(1, 1). Tìm tọa độ đỉnh D của hình bình hành ABCD.
	Bài 2: Cho bốn điểm A(0, 5) ; B(1, 2) ; C(2, 1) ; D(2,5 ; 2,5). Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D thẳng hàng.
DẠNG 14: Tính diện tích TAM GIÁC, diện tích TỨ GIÁC trong hệ tọa độ Oxy
I/ Phương pháp
	- Xác định tọa độ các đỉnh của hình trong hệ tọa độ Oxy
	- Vẽ tam giác và tứ giác đó trong hệ tọa độ Oxy.
	- Từ hình vẽ trong hệ tọa độ xác định độ dài cạnh, đường cao.
	+ .(cạnh đáy).(Đương cao)
	+ Shình vuông = x2 với x là độ dài cạnh hình vuông
	+ Shình thoi = Tích độ dài hai đường chéo vuông góc
	+ Shình thang = (Đáy lớn + Đáy bé) × (Chiều cao) : 2
	* Kiến thức nâng cao:
	Cho hai điểm M(xM ; yM) và N(xN ; yN) trong hệ tọa độ Oxy.
	=> Độ dài đoạn MN = 
II/ Vận dụng. 
Bài 1: Cho hàm số : y = 
a) Xác định giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung và trục hoành ?
b) Gọi A , B là thứ tự các giao điểm nói trên . Tính diện tích tam giác OAB (O là gốc tọa độ)
Bài 2: Vẽ tam giác ABC trên mặt phẳng tọa độ biết A ( 1;3 ) , B ( -2;0 ) , C ( 2;0 ) . Tính diện tích tam giác ?
Bài 3: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ tam giác ABC biết A( 1;2) , B ( -1;0) , C(2;0)
a) Tính diện tích tam giác ABC 
b) Tính chu vi tam giác ABC
Bài 4: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A( 2 ; 2) . Vẽ B đối xứng A qua Ox, C đối xứng A qua trục Oy , D đối xứng A qua gốc tọa độ .
a) Chứng minh tứ giác ABCD là hình vuông và điểm O là tâm hình vuông đó 
b) Tính chu vi và diện tích hình vuông ABCD. 
Bài 5: Cho hàm số y = 2x và y = -3x +5 
a) Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ ,đồ thị hai hàm số trên ?
b) Tìm tọa độ giao điểm M của hai hàm số nói trên . goi A , B lần lượt là giao điểm của đường thẳng y = -3x +5 với trục hoành và trục tung . Tính diện tích tam giác OAB và tam giác OMA
Bài 6: Cho hàm số y = -x +1 , y = x+1 , y = -1 
a) Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ , đồ thị các hàm số đó. 
b) Gọi giao điểm của hai đường thẳng y = -x + 1 và y = x + 1 là A, giao điểm của đường thẳng y = -1 với hai đường thẳng trên là B , C . Chứng tỏ tam giác ABC là tam giac cân . Tính chu vi và diện tích tam giác ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_dai_so_lop_9_chuyen_de_10_cac_dang_toan_ve.doc