Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 1+2

Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 1+2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về các dân tộc ở nước ta, qua đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

- Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta.

- Chứng minh được mối đại đoàn kết giữa các dân tộc.

- Đề xuất định hướng nhằm khai thác có hiệu quả sự đa dạng trong văn hóa của các dân tộc; các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

2. Kĩ năng

- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.

- Thu thập thông tin về đặc trưng nét văn hóa một số dân tộc.

- Xác định trên bản đồ phạm vi phân bố của các dân tộc.

- Kĩ năng làm việc nhóm

3. Thái độ

- Có tinh thần tôn trọng và xây dựng mối đoàn kết dân tộc.

- Yêu thích môn học và tìm hiểu nét văn hóa các dân tộc.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu.

+ Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: phân bố dân cư với tập quán canh tác.

 

docx 25 trang maihoap55 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Ngày soạn: 
PPCT: 
Bài 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về các dân tộc ở nước ta, qua đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
- Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Chứng minh được mối đại đoàn kết giữa các dân tộc.
- Đề xuất định hướng nhằm khai thác có hiệu quả sự đa dạng trong văn hóa của các dân tộc; các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
2. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Thu thập thông tin về đặc trưng nét văn hóa một số dân tộc.
- Xác định trên bản đồ phạm vi phân bố của các dân tộc.
- Kĩ năng làm việc nhóm
3. Thái độ
- Có tinh thần tôn trọng và xây dựng mối đoàn kết dân tộc.
- Yêu thích môn học và tìm hiểu nét văn hóa các dân tộc.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu.
+ Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: phân bố dân cư với tập quán canh tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ dân cư Việt Nam. 
- Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
- Tranh ảnh một số dân tộc ở Việt Nam.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các dân tộc Việt Nam
- Tập bài tập bản đồ địa lí 9. 
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội Dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Nêu được đặc trưng cơ bản của các dân tộc nước ta.
- Nêu được phạm vi phân bố của một số dân tộc.
- Phân tích và nêu được ví dụ về sự bình đẳng và mối đoàn kết giữa các dân tộc. 
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc, biểu cơ cấu dân tộc của nước ta.
- Phân tích hình ảnh để rút ra nhận xét về mối đại đoàn kết của các dân tộc. 
- Đề xuất định hướng nhằm khai thác có hiệu quả sự đa dạng trong văn hóa của các dân tộc; các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Tình huống xuất phát (3 phút)
1. Mục tiêu
- Thu thập thông tin sự hiểu biết của học sinh về các dân tộc Việt Nam
- Gợi mở nội dung bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở
3. Phương tiện
- Bảng KWLH
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Gv sử dụng kĩ thuật KWLH để tổ chức hoàn thành cột (K) và cột (W) về những điều đã biết và muốn biết về các dân tộc ở Việt Nam.
- Bước 2: GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân hoàn thành cột K và W
- Bước 3: Mời bất kì một số HS trình bày về điều đã biết và muốn biết về các dân tộc ở nước ta.
- Bước 4: Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài
Chuyển ý: Hầu hết các quốc gia trên thế giới là những quốc gia đa dân tộc và VN cũng vậy. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, cùng với dân tộc Kinh, thì các dân tộc khác cũng đến đây sinh sống và xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú. Vậy hiện nay Việt Nam có bao nhiêu dân tộc và dân tộc nào giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, địa bàn phân bố của các dân tộc ra sao? Chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay để tìm câu trả lời.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về các dân tộc Việt Nam (20 phút)
1. Mục tiêu
- Nêu được số lượng và kể tên các dân tộc ở Việt Nam, nét đặc trưng về văn hóa của các dân tộc.
- Trình bày được sự khác nhau trong trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc
- Phân tích được mối đoàn kết giữa các dân tộc
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm đa dân tộc ở nước ta.
- Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ nhanh và thảo luận nhóm.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật tia chớp, đàm thoại gợi mở, đồ dùng trực quan
3. Phương tiện
- Bảng số liệu 1.1 SGK
- Biểu cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999
- Hình ảnh về hoạt động sản xuất của một số dân tộc, lớp học vùng cao, bài báo 
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV dùng kĩ thuật tia chớp thu thập nhanh hiểu biết của HS về số lượng các dân tộc Việt Nam qua câu hỏi:
+ Dựa vào hiểu biết của mình hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Kể tên một số dân tộc mà em biết.
- Bước 2: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Trí nhớ siêu đẳng”
+ Chia lớp thành 6 – 8 nhóm tùy thuộc sĩ số lớp (quy tắc chia nhóm theo số thứ tự). Cho thời gian 30s để di chuyển về nhóm và thực hiện yêu cầu sau:
(GV chú ý đặt thời gian và hô khẩu lệnh rõ ràng cho thời gian thảo luận cách ghi nhớ và thời gian để các nhóm thực hành ghi nhớ thông tin). 
+ Trong 2 PHÚT các nhóm ghi nhanh tên các dân tộc vào bảng của nhóm mình, hết thời gian GV ấn chuông/lắc chuông/báo hết giờ cho các đội giơ bảng lên. 
+ Đội ghi nhiều tên các dân tộc nhất và đúng nhất (cũng có thể nhanh nhất) sẽ được tính thắng cuộc và cộng điểm miệng. Phần này để đảm bảo khách quan có thể đổi phiếu giữa các nhóm để chấm chéo.
- Bước 3: Gv cho hs thảo luận cặp đôi khai thác bảng 1.1. SGK trang 6 và yêu cầu:
+ Kể tên 5 dân tộc ít dân nhất, 5 dân tộc đông dân nhất.
+ Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam ?
- Bước 4: Trình chiếu đoạn clip 1-2 phút về các dân tộc với trang phục và đặc trưng phong tục của họ ( yêu cầu:
+ Những hình ảnh trong đoạn clip trên nói về điều gì ? 
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm nền văn hóa của nước ta ?
+ GV tổng kết và phân tích thêm một số nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc
 Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán và ngôn ngữ khác nhau, ví dụ: người Kinh nói nhóm ngôn ngữ Việt Mường, mặc áo tứ thân, áo dài, áo bà ba, có tập quán thờ cúng ông bà tổ tiên, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; Người Khmer mặc xà rông, theo đạo phật, sản xuất nông nghiệp, nói hệ ngữ Môn Khmer. Về ngôn ngữ tồn tại 4 ngữ hệ (Nam Á, Thái, Nam Đảo, Hán – Tạng), trong đó ngữ hệ Nam Á là lớn nhất. 
Hiện nay những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở nước ta vẫn được gìn giữ và phát huy, một số những nét văn hóa đặc trưng còn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới như: Cồng chiêng Tây Nguyên, hát ca trù, hát Xoan, nhã nhạc cung đình Huế, (ND này GV có thể gợi mở để HS kể tên và nêu hiểu biết của mình)
+ GV nên khuyến khích hs thể hiện một trong các nét văn hóa đó (hoặc GV thực hiện nếu không có hs nào biết).
- Bước 5: Trình chiếu hình 1.1: Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999, em hãy:
+ Nhận xét về cơ cấu dân tộc của nước ta ?
+ Từ đó em hãy đánh giá vai trò của người Việt trong cơ cấu lao động và trong quá trình phát triển của đất nước.
Nội dung phần 1
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán .
- Người Việt (Kinh) chiếm 86,2 % dân số, là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học, kĩ thuật; có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo.
- Các dân tộc ít người (13,8%) có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Bước 6: GV tổng kết và cho HS quan sát hình 1.2 “Lớp học vùng cao” và hình ảnh một số bài báo có nội dung đóng góp của kiều bào với đất nước, phân tích để làm rõ sự đoàn kết thống nhất của 54 dân tộc, dù có sự khác biệt trong phong tục, tập quán, trình độ phát triển kinh tế, sống ở trong lãnh thổ hay ngoài nhưng cả 54 dân tộc vẫn đoàn kết một lòng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. 
- Bước 7: Thu thập ý kiến của hs về những thuận lợi và khó khăn khi nước ta đa dạng dân tộc bằng kĩ thuật ủng hộ - phản đối, thảo luận trong 1 PHÚT và trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1,2,3: Là nước đa dân tộc có thuận lợi như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, hình thành nền văn hóa chung nước ta ? Lấy ví dụ chứng minh.
+ Nhóm 4,5,6: Đa dân tộc gây nên những khó khăn gì đối với phát triển kinh tế và đảm bảo trật tự xã hội ? Lấy ví dụ chứng minh.
- Bước 8: GV gọi bất kì HS của các nhóm trả lời và kết luận. GV làm rõ hơn vấn đề về đại đoàn kết dân tộc, về an ninh quốc phòng, đây là vấn đề nhạy cảm về chính trị do bộ phận dân tộc thiểu số dân trí thấp dễ bị dụ dỗ, lợi dụng, trong khi họ lại sống tập trung ở những vùng biên giới của Tổ quốc. (Có thể nói sơ qua sự kiện biểu tình ở Tây Nguyên năm 2004)
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về sự phân bố của các dân tộc (15 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày và xác định được sự phân bố của một số dân tộc nước ta.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong phân bố của các dân tộc ở nước ta.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện trực quan
- Kĩ thuật trò chơi
3. Phương tiện
- Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam
- Phiếu học tập, bản đồ câm 7 vùng kinh tế, bộ trò chơi tên một số dân tộc
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Quan sát bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam, hãy cho biết:
 + Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở đâu ?
 + Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? ?
- Bước 2: Thành viên trong các nhóm đọc nội dung SGK trang 5, thảo luận cặp đôi trong 3 PHÚT hoàn thành bảng sau:
- Bước 3: Tổ chức trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”GVDLTTYN
+ GV giao cho mỗi nhóm một lược đồ câm phân vùng kinh tế và 1 bộ thẻ gồm tên một số dân tộc của nước ta (chọn các dân tộc đặc trưng của mỗi vùng). 
+ Trong 3 PHÚT hãy ghép nhanh tên của các dân tộc vào đúng khu vực phân bố trên lược đồ mà giáo viên yêu cầu (yêu cầu lựa chọn vị trí phân bố tương đối chính xác)
Nhóm 1,2: Vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Nhóm 3,4: Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên
Nhóm 5,6: Khu vực cực Nam Bộ và Nam Bộ.
BỘ THẺ TRÒ CHƠI CHO CÁC ĐỘI (CHUẨN BỊ MỖI NHÓM MỘT BỘ)
- Bước 4: Yêu cầu 3 nhóm đại điện cho 3 vùng hoàn thành nhanh nhất mang sản phẩm lên trên bảng (dùng nam châm gắn), GV trình chiếu lại bảng thống kê sự phân bố của các dân tộc cùng chấm 3 phiếu, các phiếu 3 nhóm còn lại ở dưới đổi nhau chấm chéo. 
- Bước 5: Tổng kết và giải thích sâu hơn về sự phân bố của một số dân tộc để hs hiểu được mối quan hệ giữa tập quán canh tác và địa bàn cư trú. 
Đây là vùng núi cao, hiểm trở nhất nước ta, giàu tài nguyên, thượng nguồn của các dòng sông lớn giáp biên giới Trung Quốc, Lào. Các dân tộc ít người ở đây có số dân tương đối đông, có nền văn hoá vô cùng đặc sắc. Người Thái, Tày thuộc ngữ hệ Tày- Thái. Người Tày nổi tiếng với hát lượng, hát then Người Thái múa xòe, múa sạp. Người Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, phục nữ Dao có có trăng phụ đặc trưng như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Sơn Đầu 
Vùng núi chạy dọc lãnh thổ, là biên giới tự nhiên với Lào, Campuchia gồm Trường Sơn Bắc và Nam.
Tù trưởng người Êđê gọi là Mờ tao, người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, có nên văn hóa đặc sắc nhiều thần thoại, sử thi: Trường Ca Đam San, Đam kten Mlan 
 Người Gia-rai theo chế độ mẫu hệ, vợ chồng lấy nhau cư trú bên nhà vợ, con theo họ mẹ, người Giarai rất tin vào Giàng (Ông trời), có nhiều nhạc cụ truyền thống như: Cồng chiêng, đàn tơ-rưng, Klông-pút..
 Ở Tây Nguyên, hiện tượng đốt rừng làm rẫy, săn bắn thú quý vẫn xảy ra, trình độ dân trí còn thấp, dễ bị lôi kéo, kích động.
Người Chăm theo đạo hồi và Bà la môn, Vẫn còn chế độ mẫu hệ, có nhiều công trình đậm nét như Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp pô-na-ga lễ hội M-băng ka-tê 
Người Khơ-me đàn ông mặc Sam-pốt, phụ nữ Xà rông Chôn chơ Nam Thơ Mây (Năm mới), Đôn ta ( Rằm tháng 7), Oóc Om Booc (cúng trăng)
GV mở rộng: Các dân tộc ít người có tỉ lệ nhỏ trong tổng số dân cả nước nhưng sinh sống trên một vùng rộng lớn, nhiều nơi tiếp giáp với biên giới các nước. Đây là khu vực có tầm quan trọng về kinh tế, môi trường, an ninh chính trị – quốc phòng nên được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước. 
- Bước 6: Quan sát những hình ảnh sau và cho biết trong những năm qua đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số có sự thay đổi như thế nào ?
- Bước 7: Việc chuyển từ hình thức “du canh du cư” sang “định canh định cư” của đồng bào các dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước ?
C. Hoạt động luyện tập ( 5 phút)
1. Mục tiêu
- Hệ thống lại nội dung kiến thức vừa tìm hiểu
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sơ đồ hóa
3. Phương tiện
- Bút màu, giấy 
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV trình chiếu một số sơ đồ cho HS quan sát và hướng dẫn sơ qua cách xây dựng sơ đồ tư duy
- Bước 2: GV yêu cầu các cá nhân hệ thống lại kiến thức bài học một cách khái quát qua sơ đồ tư duy dạng mindmap hoặc theo cách mình muốn thể hiện.
- Bước 3: Quy định thời gian hoàn thiện là 5 PHÚT
- Bước 4: Chấm bài một số HS xong sớm 
SỐ LƯỢNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ............
Dân tộc Kinh ........ %
Các dân tộc ít người khác ....... %
PHÂN BỐ
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
.....................................................
PHÂN BỐ
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (2 phút)
- GV tổ chức cho hs hoàn thành cột (L) và cột (H) về những điều đã học được và những điều muốn biết thêm về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Dựa vào bảng (H) của hs giáo viên có thể hỗ trợ cung cấp thêm thông tin hoặc hướng dẫn hs khai thác các kênh khác để biết thêm thông tin.
- Tiếp tục hoàn thiện sơ đồ tư duy nếu chưa xong
- Tìm hiểu thêm về các nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc
V. RÚT KINH NGHIỆM
 .	
TƯ LIỆU
1/ 
2/ 
Tuần - Ngày soạn: 
PPCT: 
Bài 2. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm dân số của nước ta. 
- Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta.
- Phân tích được sự chuyển biến trong cơ cấu dân số nước ta.
- Đánh giá được tác động của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số.
- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam.
3. Thái độ
- Chấp hành tốt các chính sách về dân số và môi trường.
- Có thái độ đúng đắn trước các vấn đề về dân số tại địa phương.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực CNTT và truyền thông, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội thông qua việc xác định các mối quan hệ địa lí giữa gia tăng dân số với quy mô dân số.
+ Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê để tìm ra đặc điểm nổi bật của dân số. 
+ Năng lực vận dụng kiến thức về dân số, kĩ năng vào thực tiễn để giải thích các sự việc, hiện tượng liên quan đến bài học như chính sách dân số 1-2 con.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Biểu đồ, bảng số liệu về biến đổi dân số của nước ta
 - Tài liệu, tranh ảnh về dân số
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài, bút màu các loại
- Tìm hiểu thông tin về dân số ở Việt Nam
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội Dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Dân số và gia tăng dân số
- Trình bày được đặc điểm dân số của Việt Nam
- Nêu được đặc điểm tình hình gia tăng dân số nước ta.
- Giải thích được tình hình gia tăng dân số.
- Phân tích được sự chuyển biến trong cơ cấu dân số nước ta. 
- Đánh giá được tác động của 
đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
- Phân tích được mối quan hệ gia tăng dân số và quy mô dân số.
- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức bài học để giải thích được các sự việc, hiện tượng liên quan đến bài học như chính sách dân số 1-2 con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Tình huống xuất phát (3 phút)
1. Mục tiêu
- Đặt ra tình huống có vấn đề thu hút sự tò mò của học sinh.
- Gợi mở học sinh đến nội dung về dân số nước ta từ chính chính sách của Đảng và nhà nước.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, kĩ thuật đặt câu hỏi mở và sử dụng phương tiện trực quan.
3. Phương tiện
- Hình ảnh về poster tuyên truyền dân số.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV yêu cầu HS:
+ Cho biết số thành viên trong gia đình nhà mình (Ông bà sinh được bao nhiêu con? Ba mẹ, cô dì, chú bác sinh phổ biến là bao nhiêu con?)
+ Cho biết một số khẩu hiệu về dân số mà em đã quan sát được trong cuộc sống.
>>> GV trình chiếu hình ảnh về poster tuyên truyền dân số của Nhà nước
- Bước 2: GV đặt câu hỏi “Tại sao ở nước ta mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt” hay Tại sao lại có khẩu hiệu “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ”
- Bước 3: GV gọi một số hs trả lời và dẫn dắt vào bài học
 Dân số, tình hình gia tăng dân số và những hậu quả của gia tăng dân số đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế. Tại mỗi quốc gia chính sách dân số được xem là một trong những quốc sách hàng đầu. Sớm nhận thức rõ vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã đề ra hàng loạt các chính sách dân số như chúng ta vừa đề cập đến để thực hiện mục dân số. Vậy dân số nước ta có đặc điểm như thế nào? Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đối với phát triển kinh tế - xã hội, tại sao cần đưa ra chính sách dân số như trên cô mời các em tìm hiểu sang bài học hôm nay.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về đặc điểm dân số ở nước ta ( 22 phút )
1. Mục tiêu
- Trình bày, lí giải và đánh giá được một số đặc điểm dân số nước ta.
- Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta.
- Phân tích được mối quan hệ giữa gia tăng dân số và quy mô dân số nước ta.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp học tập theo trạm.
3. Phương tiện
- Biểu đồ biến đổi dân số nước ta qua các năm
- Phiếu học tập và thông tin tại các trạm học tập.
4. Tiến trình hoạt động 
- Bước 1: GV đặt câu hỏi để HS gợi nhớ lại kiến thức đã học: “Dân số là gì?”.
- Bước 2: GV chia lớp thành 8 nhóm theo quy tắc đếm số hoặc trò chơi Kết nhóm (GV nên thực hiện chia nhóm ngay trên lớp để giúp HS thành thạo kĩ năng di chuyển theo yêu cầu và GV nâng cao kĩ năng quản lí lớp)
+ Trò chơi Kết nhóm: Gv hô to “tôi cần . tôi cần”/ HS “cần gì cần gì”/ GV hô “Cần kết nhóm 6 người”/ hoàn thành kết nhóm là hoàn thành chia nhóm và yêu cầu hs về vị trí theo sơ đồ trên bảng.
- Bước 3: Phát phiếu học tập cá nhân và tổ chức học sinh tiến hành học tập theo 4 trạm (8 nhóm chia 2 cụm trạm), mỗi trạm 4 phút.
+ Trạm 1: 
+ Trạm 2: 
+ Trạm 3: 
+ Trạm 4: Tụ xây dựng đoạn clip có nội dung các vấn đề dân số nước ta hiện nay
SƠ ĐỒ DI CHUYỂN THEO TRẠM
- Bước 4: Sau khi di chuyển qua 4 trạm học tập HS ngồi đúng vị trí trạm cuối cùng của vòng di chuyển (không cần về vị trí ban đầu). GV gọi một HS bất kì thuộc nhóm bất kì lên trình bày đặc điểm dân số Việt Nam, dưới lớp cho HS chấm chéo phiếu học tập của nhau.
- Bước 5: Tổng kết nội dung và hỏi cả lớp: Vì sao gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh ?
- Bước 6: Dùng kĩ thuật tia chớp thu thập nhanh ý kiến học sinh về những khó khăn khi dân số nước ta đông và tăng nhanh.
+ Lấy ví dụ chứng minh dân số đông và tăng nhanh gây ra nhiều khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
HOẠT ĐỘNG 2: Tọa đàm về một số vấn đề dân số Việt Nam (thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu
- Phân tích được những thách thức về dân số của nước ta hiện nay
- Nêu được các biện pháp giải quyết vấn đề trên
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở
3. Phương tiện
- 6 cái ghế rời
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV dẫn dắt vào chủ đề buổi tọa đàm dân số
Trong các diễn đàn phân tích về dân số Việt Nam gần đây nổi bật với chủ “cầm vàng đừng để vàng rơi”. Vậy thực chất của vấn đề này là gì ? Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” được 8 năm nhưng cũng đồng thời bước vào giai đoạn “già hóa dân số” với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử. Bên cạnh đó, tình trạng lao động có kỹ năng còn thiếu, lao động dư thừa, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn biến phức tạp Vậy chúng ta cần làm gì khắc phục tình trạng trên giúp Việt Nam cất cánh trong thời gian tới ?
Để bàn về nội dung này sau đây chúng ta sẽ tổ chức một diễn đàn trao đổi, thảo luận và đưa ra quan điểm cá nhân dựa trên các vai khác nhau.
- Bước 2: Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
Thảo luận trong 2 phút những thách thức của dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
- Bước 3: Gv cho kê 6 ghế trên bục giảng để tổ chức buổi thảo luận
+ 2 hs đóng vai chuyên gia nghiên cứu về dân số
+ 2 học sinh đóng vai nhà hoạch định chính sách 
+ 2 học sinh đóng vai chuyên viên hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
- Bước 4: Gv tổ chức buổi tọa đàm
Kịch bản buổi tọa đàm
- GV: Chào mừng quý vị đến với buổi tọa đàm với chủ đề dân số Việt Nam – cơ hội hay thách thức. Đến với buổi tọa đàm ngày hôm nay, xin được giới thiệu:
+ Bà .Chuyên gia nghiên cứu về dân số của viện Dân số và Các vấn đề xã hội
+ Ông Chuyên gia hoạch định chính sách phát triển kinh tế
+ Bà ..Chuyên viên hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
- Vâng thưa bà .- chuyên gia nghiên cứu về dân số: Sau chưa đầy 5 năm sau, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số khi tỉ trọng nhóm dân số 65 tuổi trở lên chiếm 7%. Các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua đã cho rằng: “Việt Nam chưa giàu đã già”. Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang nằm trong 5 quốc gia nhanh nhất thế giới. Bà có nhận định gì về vấn đề trên ? (Hs trả lời )/ Cảm ơn ý kiến của bà. 
- Xin được hỏi chuyên viên hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam bà . Bà hãy cho biết: Già hóa dân số sẽ đặt ra vấn đề gì đối với công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nước ta trong những năm sắp tới ? Theo bà cần có những giải pháp gì cho tình trạng trên ?/ HS trả lời / Cảm ơn
- GV: Như vậy rõ ràng chúng ta thấy rằng già hóa dân số đang là một thách thức rất lớn đối với phát triển đất nước, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Vậy xin hỏi ông ..- chuyên gia hoạch định chính sách phát triển kinh tế: Theo ông, đứng trước thực trạng này cần đưa ra các giải pháp gì trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian tới ?/ Hs trả lời/ cảm ơn.
- Ngoài già hóa dân số thì hiện nay mất cân bằng giới tính cũng đang được xem là một vấn đề đáng lo ngại. Theo thống kê hiện nay cứ 100 bé gái thì có 112.8 bé trai, nếu không kiểm soát được con số này thì khoảng 20 năm nữa theo dự báo sẽ có 4,5 triệu nam giới nước ta có nguy cơ không lấy được vợ. Là chuyên gia trong lĩnh vực này xin hỏi bà .- chuyên viên hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam ? Và giải pháp cho vấn đề này là gì ?/ HS trả lời / cảm ơn.
- Như vậy buổi tọa đàm ngày hôm nay đã cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về các vấn đề dân số nước ta hiện nay. Có thể thấy rằng: Thách thức lớn hơn cơ hội, khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Vậy để Việt Nam không rơi vào cảnh “chưa giàu đã già”, giảm thiểu những khó khăn thì đòi hỏi cần sự chung tay của tất cả các ban ngành. Chúng ta thế hệ trẻ cần nhận thức rõ các vấn đề về dân số để góp phần thực hiện tốt các chính sách dân số của Nhà nước, góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững.
C. Hoạt động luyện tập (5 phút)
1. Mục tiêu
- Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh về bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật trò chơi
3. Phương tiện
- Bộ trò chơi
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV phát bộ trò chơi thi “Ai ghép hình nhanh nhất” cho các nhóm và yêu cầu dựa vào nội dung vừa tìm hiểu, thảo luận nhóm và ghép hình trong thời gian 3 PHÚT 
- Bước 2: Tổ chức cho hs chơi 
- Bước 3: Khen ngợi và cộng điểm cho nhóm làm nhanh nhất và đúng (cộng vào điểm miệng)
- Bước 6: Gv tổng kết toàn bộ nội dung bài học 
D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học ( 3 phút)
- Làm bài tập số 3 SGK trang 10
- Nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung bài 3 phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
V. RÚT KINH NGHIỆM
TƯ LIỆU
1/ 
2/ 
3/ 
4/ 
Thày cô liên hệ 0989.832560 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học khối thcs và thpt
website: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_9_bai_12.docx