Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 2: Lao động việc làm và chất lượng cuộc sống - Năm học 2021-2022

Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 2: Lao động việc làm và chất lượng cuộc sống - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm của nguồn lao động ở nước ta và việc sử dụng lao động ở nước ta.

- Nêu được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta và đề ra được 1 số giải pháp.

2. Năng lực

+ Tự chủ và tự học:Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí

+ Phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ để tìm hiểu các vấn đề về dân cư, nguồn lao động ở nước ta.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).

 

doc 4 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 2: Lao động việc làm và chất lượng cuộc sống - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 11/ 9/ 2021 
Giảng: 13/9 -9ABCDE
Tiết 3 - Bài 2. LAO ĐỘNG VIỆC LÀM
VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG ( 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm của nguồn lao động ở nước ta và việc sử dụng lao động ở nước ta.
- Nêu được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta và đề ra được 1 số giải pháp.
2. Năng lực
+ Tự chủ và tự học:Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí 
+ Phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ để tìm hiểu các vấn đề về dân cư, nguồn lao động ở nước ta.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bảng số liệu về dân số Việt Nam.
- Một số hình ảnh về kinh nghiệm của người LĐ Việt Nam.
- Thiết bị điện tử
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Đặt vấn đề 
a. Mục tiêu: HS hiểu được Việt Nam là nước đông dân, có nguồn lao động dồi dào. 
b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu cá nhân đọc thông tin phần mở đầu và trả lời câu hỏi: Em có biết gì về thực trạng nguồn lao động ở nước ta.
- HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
- GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của học sinh => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
* HĐ 1: Tìm hiểu nguồn lao động ở nước ta (18’)
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của nguồn lao động ở nước ta.
* Cách tiến hành
- GV chiếu biểu đồ H1,2 và 1 số hình ảnh về kinh nghiệm của người LĐ Việt Nam.
- Quan sát các hình ảnh trên, biểu đồ H1,2 kết hợp với các thông tin trong sách, hãy thảo luận nhóm cặp đôi nội dung sau (3’):
 1. Nguồn lao động nước ta có đặc điểm gì về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động giữa thành thị, nông thôn và cơ cấu phân theo trình độ đào tạo. Vì sao LĐ phân bố chủ yếu ở nông thôn?
2. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có những giải pháp gì?
* Gợi ý: 
- Nêu rõ mặt mạnh và hạn chế của lao động nước ta.
- Phân tích rõ biểu đồ cơ cấu H1,2 có dẫn chứng cụ thể.
- Liên hệ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động ở địa phương em.
- HS thực hiện lệnh theo yêu cầu, GV quan sát, theo dõi và và kiểm soát, hỗ trợ HS.
- Đại diện các nhóm báo cáo theo gói câu hỏi, chia sẻ, phản biện lẫn nhau.
- GV chuẩn lại kiến thức.
* HĐ 2: Tìm hiểu sử dụng lao động ở nước ta (18’)
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của việc sử dụng lao động ở nước ta.
* Cách tiến hành
- GV chiếu H3 Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành và bảng tr.15 theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000-2014 (%) lên bảng.
CH: Quan sát biểu đồ H3 kết hợp với bảng số liệu trang 15 và các thông tin trong sách, hãy nhận xét về:
1. Tình hình sử dụng lao động.
2. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2014 so với năm 2000?
* Gợi ý: Phân tích rõ biểu đồ cơ cấu H3 và bảng trang 15 để tính tỉ trọng tăng hoặc giảm cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế ở nước ta.
- HS thực hiện lệnh theo yêu cầu, GV quan sát, theo dõi và kiểm soát, hỗ trợ HS.
- S báo caaos trên biểu đồ Yêu cầu HS báo cáo trên biểu đồ H3, theo gói câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ.
- GV chốt lại kiến thức và nhấn mạnh cách phân tích biểu đồ.
* HĐ 1: Tìm hiểu vấn đề việc làm ở nước ta ( 15’)
* Mục tiêu: Nêu được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 SHD –tr.14, kết hợp với sự hiểu biết của bản thân thảo luận nhóm cặp /Kĩ thuật Động não (4’):
1.Tại sao nói việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
2. Để giải quyết việc làm cần có biện pháp gì?
- HS thực hiện, GV quan sát theo dõi, kiểm soát, hỗ trợ giúp đỡ.
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm chia sẻ, bổ sung. 
- GV chuẩn xác lại kiến thức.
 Nội dung chính
1. Nguồn lao động 
- Nguồn LĐ dồi dào và tăng nhanh. Người LĐ cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm nhưng cũng còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
- Nguồn LĐ phân bố không đều, tập trung đến 69,3% ở nông thôn và chỉ chiếm 30,7% ở thành thị (2014). Do nước ta là nước nông nghiệp.
- Chất lượng nguồn LĐ đang được nâng lên, qua đào tạo chiếm 29,9% năm 2014.
*Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn LĐ cần: 
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông.
+Đào tạo đa chuyên môn, đa ngành nghề.
+Rèn luyện thể lực, cung cấp chất dinh dưỡng cho người LĐ ... 
2. Sử dụng lao động
- Số LĐ có việc làm ngày càng tăng.
- Cơ cấu sử dụng LĐ trong các ngành và thành phần kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực, đó là: 
+ Cơ cấu LĐ theo ngành: giảm tỉ trọng LĐ trong khu vực nông lâm, thủy sản, tăng tỉ trọng LĐ trong khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ (D/C H3 – Tr.14)
+ Cơ cấu LĐ theo thành phần KT: Phần lớn LĐ làm trong khu vực ngoài Nhà nước và chiếm tỉ trọng cao, LĐ trong khu vực Nhà nước ngày càng giảm (D/C Bảng Tr.15).
3. Vấn đề việc làm
- Nguồn LĐ dồi dào và tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển ->sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm:
+ Khu vực nông thôn: Tỉ lệ thiếu việc làm là 2,9%; 
+ Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao khoảng 3,4%.
*Nguyên nhân: Do đặc điểm mùa vụ của SX nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề còn nhiều hạn chế.
* Giải pháp: 
- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
- XD vùng chuyên môn hoá SX nông nghiệp và các cơ sở công nghiệp.
- Xuất khẩu lao động. 
3. Hoạt động: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài và rèn kĩ năng bản đồ. Giải thích mối quan hệ địa lý.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi.
-Thực hiện nhiệm vụ, dựa vào kiến thức đã học trong bài để trả lời câu hỏi.
- Báo cáo kết quả làm việc
- GV nhận xét đánh giá hoạt động học của HS. 
Câu hỏi: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay, theo em cần có giải pháp gì?
4. Hoạt động: Vận dụng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Tổ chức thực hiện:
- Vận dụng kiến thức đã học, em có định hướng gì cho tương lai, nghề ngiệp của mình.
- HS thực hiện nhiệm vụ này ở nhà và báo cáo kết quả vào giờ học sau.
* Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 	
- Học kĩ bài kết hợp với biểu đồ để phân tích cơ cấu lao động ở nước ta.
- Nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta và giải thích vì sao dân cư lại phân bố như vậy? 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_bai_2_lao_dong_viec_lam_va_chat_luong_c.doc