Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 5: Địa lí công nghiệp (3 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 5: Địa lí công nghiệp (3 tiết) - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phân tích được vai trò của các nhân tố tự nhiên và nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.

- Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm và trung tâm công nghiệp lớn.

- Tích hợp nội dung GDPT 2018: Giải thích được tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.

2. Năng lực

-Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua các câu hỏi, bài tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí.

+ Phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ để tìm hiểu các vấn đề về các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các mối quan hệ giữa dân cư và sự phát triển kinh tế.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).

 

doc 7 trang Hoàng Giang 02/06/2022 5610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 5: Địa lí công nghiệp (3 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 23/ 9/ 2021	 	 
Giảng: 4/10/2021 – 9ABCDE 
	 Tiết 8+9+10 - Bài 5	
ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP (3 tiết) 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân tích được vai trò của các nhân tố tự nhiên và nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm và trung tâm công nghiệp lớn.
- Tích hợp nội dung GDPT 2018: Giải thích được tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.
2. Năng lực
-Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua các câu hỏi, bài tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí. 
+ Phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ để tìm hiểu các vấn đề về các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các mối quan hệ giữa dân cư và sự phát triển kinh tế.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Một số hình ảnh về nền kinh tế Việt Nam.
- Thiết bị điện tử
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Kết nối vào bài học
b. Cách thức tổ chức
- GV yêu cầu HS quan sát 1 số hình ảnh về các ngành công nghiệp ở Việt Nam và địa phương Lào Cai. Hãy kể tên và nêu sự phân bố của 1 số ngành công nghiệp nước ta và địa phương em. Tại sao chúng được phân bố ở đó?
- GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của học sinh => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học. 
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
Tiết 8
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* HĐ 1: Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố công nghiệp ở nước ta (15’)
* Mục tiêu: Phân tích được vai trò của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.
* Cách tiến hành
- GV chiếu sơ đồ HSGK – 34 lên bảng, yêu cầu HS dựa vào sự chuẩn bị bài của mình ở nhà, thống nhất nhóm cặp đôi các ngành công nghiệp trong sơ đồ SHD trang 34 (2’).
- HS thực hiện lệnh, GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ, kiểm soát HS.
- Đại diện 1 nhóm điều khiển các nhóm báo cáo, chia sẻ, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
CH: Em hãy nhận xét về các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta, nó là cơ sở để phát triển những ngành công nghiệp nào? Tỉnh Lào Cai phát triển được ngành nào trong sơ đồ này?
Slide 1
CH: Dựa vào lược đồ khoáng sản Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét về ảnh hưởng của sự phân bố tài nguyên khoáng sản đến sự phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm? Slide 2-5
 (VD:Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ do địa hình nhiều núi cao, dốc -> Phát triển ngành công nghiệp năng lượng (Thuỷ điện ...) hoặc vùng này còn nguồn than có trữ lượng lớn -> phát triển CN năng lượng...
CH: Vấn đề khai thác các nguồn thuỷ điện, nhiệt điện, khai thác dầu mỏ, khí đốt ở nước ta hiện nay như thế nào?
* GV nhấn mạnh thêm:
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố công nghiệp.
-Việc đánh giá không đúng các tài nguyên có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn cơ cấu nganh công nghiệp.
* HĐ 2: Tìm hiểu về các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta (20’)
* Mục tiêu: Phân tích được vai trò của các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục 2 tr.35, kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, thảo luận với các nội dung sau (5’).
- HS thực hiện lệnh, GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ, kiểm soát HS.
- Gọi đại diện các nhóm lần lượt báo cáo, bổ sung, chia sẻ. 
- GV chốt lại kiến thức. 
Slide 6-11
CH: Cho biết đặc điểm dân cư và nguồn lao động ở nước ta có thuận lợi gì cho sự phát triển và phân bố công nghiệp?
CH: Cho biết những thuận lợi và khó khăn về cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng?
Câu hỏi mở rộng:
CH: Việc cải thiện đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp?
(Nối liền các ngành, các vùng sản xuất và giữa sản xuất với tiêu dùng. Thúc đẩy công nghiệp hoá và hợp tác kinh tế. Do đó thúc đẩy công nghiệp phát triển).
CH: Giai đoạn hiện nay ở nước ta có chính sách phát triển công nghiệp như thế nào?
CH: Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp? 
CH: Sản phẩm công nghiệp nước ta đang phải đối đầu với những thách thức gì để chiếm lĩnh thị trường?
Tiết 9+10 (Dạy chiều 2 tiết liền nhau)
*HĐ 3:Tìm hiểu cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta (10’)
* Mục tiêu: Kể được tên của một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. 
* Cách tiến hành
- GV chiếu hình 1, yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu cá nhân, trả lời các câu hỏi sau (3’).
CH: Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta và cho biết ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất?
CH: Vai trò của ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị SX công nghiệp?
(Thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế)
- GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về nền công nghiệp xanh:
Tích hợp nội dung GDPT 2018:
CH: Em hiểu thê nào là nên công nghiệp xanh? Giải thích được tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.
*HĐ 4:Tìm hiểu về các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp ở nước ta (30’)
* Mục tiêu: Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm và trung tâm công nghiệp lớn. 
* Cách tiến hành
- HĐ nhóm cặp đôi (5’).
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 2 tr.36-39; H.2 và Át lát trang 17, thảo luận nhóm cặp đôi với các câu hỏi dưới đây; GV chiếu nội dung 4 câu hỏi lên bảng.
- HS thực hiện lệnh, GV quan sát theo dõi, giúp đỡ, kiểm soát HS.
- Gọi 1 cá nhân lên điều hành lớp báo cáo, chia sẻ và phản biện lẫn nhau.
- GV chốt lại.
CH: 1. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu. Kể tên 1 số mỏ than, dầu khí đang được khai thác.
CH: 2. Điều kiện để phát triển công nghiệp điện ở nước ta là gì? Kể tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện có công suất trên 1000MW ở nước ta. Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm gì chung? 
+ GV bổ sung một số thông tin sau: 
- Than trữ lượng 6,6 tỉ tấn (đầu ĐNA).
- Dầu khí trữ lượng 5,6 tỉ tấn. Xếp thứ 31/85 nước xuất khẩu dầu thô.
CH: Vấn đề khai thác các nguồn thuỷ điện, nhiệt điện, khai thác dầu mỏ, khí đốt ở nước ta hiện nay như thế nào?
(Tài nguyên không phải là vô tận, cần khai thác hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ môi trường).
*GV nêu thêm: Sản lượng điện/người là những chỉ tiêu quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh.
- VN còn thấp: Năm 2003: 510 KWh một người/ năm.
- Thế giới: 2156 KWh/ năm.
- Các nước phát triển: 810 KWh/ năm.
CH: 3. Hoàn thành sơ đồ về cơ cấu các ngành công nghiệp chế biến. Sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến LTTP. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta có thế mạnh gì? 
CH: 4. Nêu đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp dệt may. Kể tên các trung tâm dệt may lớn của nước ta trên H6 –Tr.40. 
*Liên hệ: Lào Cai có ngành công nghiệp trọng điểm nào trong cơ cấu ngành CN ở nước ta.
- GV hướng dẫn HS dựa vào H6 tr.40, Át lát tr.17 và thông tin mục 3 tr.39, tự hoàn thiện bài tập trong bảng tr.39, theo nội dung gợi ý trong sách kể tên 2 khu vực công nghiệp và các trung tâm công nghiệp của từng khu vực đó.
1. Các nhân tố tự nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành như: Công nghiệp năng lượng, luyện kim, hoá chất, VLXD, chế biến nông, lâm thuỷ sản.
- Sự phân bố tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng.
2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
a. Dân cư và lao động
- Dân cư đông -> thị trường tiêu thu hàng hóa lớn.
- Nguồn LĐ dồi dào -> thuận lợi phát triển những ngành công nghiệp cần nhiều LĐ: Dệt may, chế biến thủy sản ... 
b. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
- Trình độ công nghệ thấp, chưa đồng bộ, chỉ phát triển ở 1 số vùng trọng điểm.
- Hiện nay đang cải thiện giao thông, bưu chính viễn thông ...
c.Chính sách phát triển công nghiệp
Có nhiều chính sách phát triển công nghiệp đặc biệt là: Chính sách CNH và đầu tư phát triển công nghiệp.
d. Thị trường
Ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập và thị trường xuất khẩu.
II. Sự phát triển và phân bố công nghiệp
1. Cơ cấu ngành công nghiệp
- Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm (Học SHD tr.36).
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng, trong đó có những ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao như: chế biến LTTP, cơ khí; điện tử tin học (H.1 - Tr.36). 
- Hiện nay nước ta đang hướng đến phát triển nền công nghiệp xanh để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
2. Một số ngành công nghiệp trọng điểm 
a. Công nghiệp khai thác nhiên liệu:
- Khai thác than: ở Quảng Ninh chiếm 90% trữ lượng của cả nước, sản xuất trên 40 triệu tấn/năm.
- Khai thác dầu khí: chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam, hàng năm khai thác hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí.
b. Công nghiệp điện:
- Nhiệt điện: có nguồn than và khí đốt phong phú là ĐK để phát triển (VD: Phả Lại, Phú Mĩ, ).
- Thủy điện: có nguồn thủy năng dồi dào là ĐK để phát triển (VD: Hòa Bình, Sơn La, Trị An ).
- Sản lượng điện ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống.
- Ngoài ra còn phát triển phong điện (điện gió); địa điện (hấp thụ NL a/s mặt trời ).
c. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:
- Cơ cấu: gồm 3 ngành nhỏ (tr.38-39).
- Có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, phân bố rộng khắp cả nước tập trung ở TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
d. Công nghiệp dệt may:
- Phát triển. Vì có nguồn LĐ dồi dào, giá rẻ. Các sản phẩm xuất khẩu nhiều nước trên thế giới và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Trung tâm dệt may lớn là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng ...
3. Các trung tâm công nghiệp lớn
(Tự học mục 3 trang 39 và Át lát tr.17)
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Cách thức tổ chức: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1. Đâu không phải là ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Công nghiệp khai thác nhiên liệu;
B. Công nghiệp điện 
C. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm 
D. Công nghiệp cơ khí, luyện kim.
Câu 2. Tỉnh nào ở nước ta có trữ lượng dầu khí lớn nhất?
A. Lào Cai.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu.
C. Quảng Ninh.
D. Khánh Hòa.
Câu 3. Nước ta có điều kiện nào thuận lợi cho phát triển nguồn năng lượng địa nhiệt? 
A. Nguồn nhiệt dồi dào từ mặt trời. 
B. Nguồn thủy năng sông suối dồi dào. 
C. Trữ lượng dầu mỏ lớn ở thềm lục địa.
D. Nguồn năng lượng gió.
Câu 4. Công nghiệp dệt may phát triển dựa trên thế mạnh gì của đất nước? 
A. Trình độ công nghệ cao.
B. Nguồn lao động dồi dào.
C. Có nhiều sản phẩm đa dạng .
D. Là ngành quan trọng nhất của đất nước.
Câu 5. Vì sao tỉnh Lào Cai phát triển công nghiệp khai khoáng? 
A. Có trữ lượng lớn khoáng sản a-pa-tit.
B. Đây là ngành trọng điểm.
C. Có nguồn lao động dồi dào.
D. Là ngành tạo ra nhiều việc làm.
Câu 6. Thủy điện nào thuộc tỉnh Lào Cai? 
A. Hòa Bình
B. Cốc San
C. Thác Bà
D. Trị An 
Đáp án: Câu 1 –D; Câu 2 –B; Câu 3 – A; Câu 4 –B; Câu 5 – A; Câu 6 – B.
4. Hoạt đông vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Cách thức tổ chức
- Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về nền công nghiệp xanh? Muốn phát triển nền công nghiệp xanh cần có những điều kiện gì?
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để trả lời câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ này ở nhà và báo cáo kết quả vào giờ học sau.
*Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 
* Học bài cũ:
- Học kĩ mục 2 các ngành công nghiệp trọng điểm, kết hợp đọc Atlat để xác định các nhà máy thủy điện, nhiệt điện.
- Kể tên những sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nổi tiếng của tỉnh Lào Cai mà em biết?
* Chuẩn bị bài mới:
- Tính tỉ trọng 3 nhóm ngành dịch vụ theo số liệu hình 2 trang 43.
- Tìm hiểu: Thế nào là hoạt động dịch vụ? Kể tên những dịch vụ ở địa phương mà em biết?
Bản thân em cũng đang sử dụng loại dịch vụ nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_bai_5_dia_li_cong_nghiep_3_tiet_nam_hoc.doc