Giáo án Địa lý Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2014-2015

Giáo án Địa lý Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2014-2015

CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

I . Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức :

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc .

- Biết được các dân tộc có tŕnh độ phát triển kinh tế khác nhau ,chung sống đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trình bày sự phân bố các dân tộc nước ta.

2. Kĩ năng :

 - Rèn kĩ năng xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.

- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, bản đồ về dân cư .

 3. Thái độ:

 - Có tinh thần xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở nước ta.

- Liên hệ thực tế tới địa phương.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên :

- Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam

- Tranh ảnh về đồng bằng , ruộng bậc thang.

- Bộ tranh ảnh về đại gia đình dân tộc Việt Nam

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa . Atlát Việt Nam

III. Tổ chức hoạt động dạy và học :

1.Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ :

- Môn học địa lí lớp 9 giúp em hiểu biết những vấn đề gì ?

- Để học tốt môn địa lí các em phải học như thế nào ?

3.Bài mới :

- Khởi động: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau , với truyền thống yêu nước các dân tộc Việt Nam đă đoàn kết sát cánh bên nhau trong suốt quá tŕnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc• Đó là nội dung bài học hôm nay. Bài 1 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam .

 

doc 151 trang Hoàng Giang 30/05/2022 5810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ VIỆT NAM 
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Tuần: 1	Ngày soạn: 16/8/2014
Tiết: 1	Ngày dạy : 19/8/2014
Bài 1 : 
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I . Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : 
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc .
- Biết được các dân tộc có tŕnh độ phát triển kinh tế khác nhau ,chung sống đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày sự phân bố các dân tộc nước ta. 
2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, bản đồ về dân cư .
 3. Thái độ:
 - Có tinh thần xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở nước ta. 
- Liên hệ thực tế tới địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên : 
- Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam 
- Tranh ảnh về đồng bằng , ruộng bậc thang.
- Bộ tranh ảnh về đại gia đình dân tộc Việt Nam
2. Học sinh : 
- Sách giáo khoa . Atlát Việt Nam
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ :
- Môn học địa lí lớp 9 giúp em hiểu biết những vấn đề gì ?
- Để học tốt môn địa lí các em phải học như thế nào ?
3.Bài mới :
- Khởi động: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau , với truyền thống yêu nước các dân tộc Việt Nam đă đoàn kết sát cánh bên nhau trong suốt quá tŕnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc¨ Đó là nội dung bài học hôm nay. Bài 1 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam .
Hoạt động thầy và trò
Kiến thức cơ bản
+Hoạt động 1 : Các dân tộc ở nước ta . ( Cá nhân/ cặp )
- Hs đọc thông tin sgk + bảng số liệu sgk trả lời các câu hỏi :
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào chiếm tỉ lệ lớn nhất , dân tộc nào chiếm tỉ lệ nhỏ nhất?
+ Lớp chúng ta có bao nhiêu dân tộc ? Hãy cho biết tên dân
 tộc em , số dân và tỉ lệ dân số so với cả nước?
+ Làm thế nào em có thể phân biệt được dân tộc em với các
 dân tộc khác?
+Vậy qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm của cộng đồng
 các dân tộc Việt Nam?
- Hs đại diện báo cáo " Hs khác nhận xét , bổ sung
- Gv bổ sung và chuẩn kiến thức 
- Quan sát hình 1.2 em có suy nghĩ gì về lớp học ở vùng cao không? 
- Chứng minh về sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong quá trình phát triển đất nước.
+ Hoạt động2 :Sự phân bố các dân tộc(nhóm – bàn )
- Quan sát lược đồ phân bố các dân tộcViệt Nam hình1.3 cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? 
- Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi (chính sách phân bố lại dân cư và lao động, phát triển kinh tế văn hoá của Đảng)
- Dựa vào vốn hiểu biết, hăy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền địa hình nào? (thượng nguồn các dòng sông có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên có vị trí quan trọng về quốc phòng.)
- Trung du và miền núi phía Bắc : Trên 30 dân tộc ít người.
- Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người: Ê-đê, Gia rai, Mnông.
- Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ me, Hoa, 
- Theo em sự phân bố các dân tộc hiện nay như thế nào?
( đã có nhiều thay đổi)
- Liên hệ: Cho biết em thuộc dân tộc nào, dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em ? 
- Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em?
- Gv : Chuẩn khiến thức- bổ sung
+ Các chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề nâng 
cao đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao: chương
 trình 135 của chính phủ, 
+ Nâng cao ý thức đề phòng của nhân dân các dân tộc đối 
với âm mưu thâm độc của bọn phản động lợi dụng sự nhẹ
 dạ cả tin của đồng bào lôi kéo đồng bào chống phá cách mạng nước ta .
 I. Các dân tộc ở nước ta ( 15 phút )
 - Nước ta có 54 dân tộc
- Dân tộc Việt( Kinh) có số dân đông nhất chiếm 86% dân số cả nước,có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, có các nghề
 thủ công đạt mức tinh xảo có lực lượng lao 
động đông đảo trong nông nghiệp, công
 nghiệp , dịch vụ, khoa học kĩ thuật .
- Các dân tộc ít người có số dân và trình độ kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng sản xuất và đời sống.
- Người Việt sống ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam .
- Các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
II Sự phân bố các dân tộc ( 20 phút )
1. Dân tộc Việt (Kinh)
- Phân bố rộng khắp nước tập trung nhiều ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người 
- Các dân tộc ít người chiếm 13,8% sống chủ yếu ở miền núi và trung du . 
+ Trung du và miền núi phía bắc là địa bàn cư trú của người Tày ,Nùng , Thái Mường , Dao, Mông .
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên là địa bàn cư trú người Ê- đê , Gia rai, Mnông .
+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ Người Chăm, Khơ me cư trú xen kẻ người Kinh .
+ Các đô thị có người Hoa sinh sống .
- Hiện nay sự phân bố các dân tộc đă có nhiều thay đổi .( Các dân tộc ít người từ miền núi phía bắc đến cư trú ở Tây Nguyên )
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập :
- Tổng kết: 
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ.
Khoanh tròn vào ý em cho là đúng:
1. Nhóm người Tày , Thái phân bố chủ yếu ở:
a. Vùng núi trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
b. Các cao nguyên Nam Trung Bộ
c. Vùng Tây Nguyên 
d. Đông Nam Bộ
2. Các cao nguyên Nam Trung Bộ là địa bàn sinh sống của các dân tộc:
a. Tày , Thái , Nùng c. Êđê, Gia rai, Mnông
b. Mường , Dao, Khơ me d. Chăm , Mnông , Hoa
- Hướng dẫn học tập :
- Học bài và làm bài tập 1,2,3 sgk.
- Chuẩn bị bài 2: Dân số và gia tăng dân số .
 + Quan sát hình 2.1 
 + Nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta qua các thời kì ?
 + Nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số ?
 + Cơ cấu dân số nước ta như thế nào ?
Tuần: 1	Ngày soạn: 18/8/2014
Tiết: 2	Ngày dạy : 23/8/2014
Bài 2. 
DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I . Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : 
- Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta.
- Nguyên nhân và hậu quả sự gia tăng dân số. 
- Đặc điểm thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta nguyên nhân của sự thay đổi.
2. Kĩ năng :
- Vẽ biểu đồ gia tăng dân số .
- Phân tích biểu đồ bảng số liệu về dân số và dân số với môi trường.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy :
+ Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ / bản đồ , các bảng số liệu và bài viết để tìm hiểu về đặc điểm dân số Việt Nam .
+ Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số với sự phát triển kinh tế xã hội .
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ / ý tưởng , lắng nghe / phản hồi tích cực , giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo cặp .
- Làm chủ bản thân : Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
- Các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Suy nghĩ – cặp đôi , chia sẻ, động não tranh luận .
3. Thái độ:
- Có ý thức chấp hành các chính sách của Nhà nước về dân số và môi trường . Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách về dân số, môi trường và lợi ích cộng đồng .
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên : 
 - Biểu đồ dân số Việt Nam .
- Tháp dân số Việt Nam năm1989, 1999.
- Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường , chất lượng cuộc sống .
2. Học sinh : 
- Sách giáo khoa . 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? 
- Dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu?Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi đó? 
3.Bài mới : 
- Dân số nước ta như thế nào ?Sự gia tăng dân số ra sao ? Nước ta có cơ cấu dân số như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 2 : 
Hoạt động của thầy và tṛ
Kiến thức cơ bản
+ Hoạt động 1 : Số dân (Cá nhân )( 7 phút )
- Hs hoạt động cá nhân
- Gv treo bảng số liệu về dân số và diện tích 1 số quốc gia trên thế giới
- Hs đọc thông tin sgk/7 + bảng số liệu:
- Cho biết số dân Việt Nam năm 2003? So sánh dân số và diện tích Việt Nam với các nước và rút ra nhận xét?
- Hs báo cáo – nhận xét - Gv chuẩn kiến thức và bổ sung
+ Hoạt động 2: Gia tăng dân số (Nhóm - bàn )( 20 phút )
- Hs thảo luận nhóm: Phân tích biểu đồ hình 2.1 trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập 
- Hs chia nhóm nhỏ thảo luận
+ Quan sát và nêu nhận xét về sự thay đổi số dân qua chiều cao của các cột?
+ Quan sát và nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua từng giai đoạn và xu hướng thay đổi từ 1976 - 2003. Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó ? 
+ Nhận xét mối quan hệ gia tăng dân số tự nhiên với sự thay đổi số dân và giải thích ?
+ Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh ?
- Hs báo cáo kết quả - nhận xét - Gv chuẩn kiến thức .
- Qua thực tế ở địa phương cho biết dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả gì? Biện pháp khắc phục như thế nào?
- Nhận xét gì về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa các vùng trong cả nước?
( Tích hợp giáo dục môi trường ) 
- Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.(nâng cao chất lượng cuộc sống)
- Hiện nay tỉ lệ sinh, tử của nước ta như thế nào? Tại sao? (tỉ lệ sinh giảm. Tuổi thọ tăng)
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa thành thị và nông thôn, miền núi như thế nào? 
- Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp nhất, các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn trung bình cả nước.Giải thích.(cao nhất Tây Nguyên, Tây Bắc vì đây là vùng núi và cao nguyên)
+ Hoạt động 3: Cơ cấu dân số (Cá nhân )( 8 phút )
- Cho biết cơ cấu dân số nước ta thuộc loại nào?( già hay trẻ)
- Căn cứ số liệu ở bảng 2.2 Nhận xét cơ cấu nhóm tuổi của nước ta thời ḱ 1979 – 1999 đặc biệt là nhóm 0-14 tuổi.
- Nêu dẫn chứng và những vấn đề đặt ra về giáo dục, y tế, việc làm đối với các công dân tương lai?
- Nhận xét tỉ lệ nam nữ ở nước ta? 
- Căn cứ số liệu ở bảng 2.2, hãy nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời ḱ 1979 – 1999
- Tỉ lệ nam nữ có sự khác nhau giữa các vùng như thế nào ? Giải thích . 
 I. Số dân 
- Năm 2019 dân số nước ta khoảng 96 triệu người
- Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 15 trên thế giới .
II. Gia tăng dân số 
- Từ 1954 - 2003 : Dân số nước ta tăng nhanh và tăng liên tục
- Cuối những năm 50 : có sự “Bùng nổ dân số”. Năm 2003 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 1,43%
- Nhờ thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đă giảm.Tuy nhiên mỗi năm tăng trung bình 1 triệu người
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khác nhau giữa các vùng.
+ Miền núi cao hơn đồng bằng .
+ Nông thôn cao hơn thành thị .
III. Cơ cấu dân số 
+ Theo độ tuổi :
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Tỉ lệ trẻ em có xu hướng giảm .
- Cơ cấu dân có xu hướng già đi, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và ngoài tuổi lao động tăng lên .
+ Theo giới tính :
- Tỉ lệ nữ còn cao hơn tỉ lệ nam có sự khác nhau giữa các vùng .
- Tỉ lệ giới tính đang ngày càng cân bằng .
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập :
* Tổng kết: 
-Trình bày số dân và gia tăng dân số ở nước ta?
- Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.
- Học bài và hoàn thành vở bài tập .
* Hướng dẫn học tập :
 - BT3: Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên ( % ) = ( Tỉ lệ sinh – Tỉ lệ tử) / 10
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ( % ) : Vẽ biểu đồ là đường biểu diễn 
- Chuẩn bị bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
 + Quan sát hình 3.1 và bảng 3.1
 + Sự phân bố dân cư ở nước ta như thế nào ?
 + Nước ta có các loại hình quần cư nào ? Đặc điểm ?
- Rút kinh nghiệm : 
Tuần: 2	Ngày soạn: 22/8/2014
Tiết: 3	Ngày dạy : 26/8/2014
Bài 3. 
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI H̀NH QUẦN CƯ
I . Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : 
- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta . 
- Phân biệt được các loại hình. quần cư thành thị và nông theo chức năng và hình thái quần cư. 
- Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta.
2. Kĩ năng :
- Biết phân tích bảng số liệu về dân cư, đọc bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy : Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ / bản đồ , các bảng số liệu và bài viết để rút ra một số đặc điểm về mật độ dân số , sự phân bố dân cư , các loại hình quần cư và quá trình đô thị hóa ở nước ta.
- Làm chủ bản thân : Trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước về phân bố dân cư .
- Giải quyết vấn đề : Giải quyết mâu thuẩn giữa việc phát triển đô thị với việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường .
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ / ý tưởng , lắng nghe / phản hồi tích cực , giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp .
- Tự nhận thức :Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin .
3. Thái độ:
- Trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư .
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên : 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam .
- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. 
- Bảng số liệu mật độ dân số các quốc gia .
- Tranh ảnh về nhà ở , sinh hoạt, sản xuất của một số loại hình quần cư ở Việt Nam .
2. Học sinh : 
- Sách giáo khoa . 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày sự gia tăng dân số ở nước ta .Giảm tỉ lệ gia tăng dân số có ý nghĩa to lớn như thế nào ?
- Nêu đặc điểm cơ cấu dân số nước ta . Sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta có ý nghĩa gì ?
3.Bài mới :
- Sự phân bố dân cư , các loại hình quần cư và quá trình đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm gì ? Đó là những nội dung quan trọng chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay . Bài 3 .
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
+ Hoạt động 1 : Mật độ dân số và sự phân bố dân cư 
- Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ .( 15 phút )
- Hs đọc nội dung mục 1 , kết hợp quan sát lược đồ/ bản đồ “ Phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam” và vốn hiểu biết :
- Cho biết mật độ dân số nước ta vào loại cao hay thấp trên thế giới ?
- Nêu nhận xét sự phân bố dân cư nước ta .
- Tìm trên lược đồ khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km2, từ 101 – 500, 501 – 1000 và trên 1000.
- Giải thích sự phân bố dân cư.
- So sánh tỉ lệ dân cư giữa nông thôn và thành thị .
- Hs thảo luận cặp đôi- đại diện trình bày 
- Gv tóm tắt và chuẩn kiến thức.
- Em biết gì về chính sách của Đảng trong sự phân bố lại dân cư ?
+ Hoạt động 2:Các loại hình quần cư ( 15 phút )
- Thảo luận 4 nhóm/ kĩ thuật khăn trải bàn .
- Quan sát lược đồ các tranh ảnh về quần cư.
- Quần cư nông thôn có đặc điểm gì ?
- Ở nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là gì? Vì sao? 
- Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết?
- Quan sát (hình 3.1),
- Quần cư đô thị phân bố ở đâu ? Đặc điểm .
- Ở thành thị hoạt động kinh tế chủ yếu là gì? Vì sao?
- Nêu đặc điểm của quần cư thành thị ở nước ta ? 
- Sự khác nhau về hoạt động kinh tế, cách bố trí nhà giữa nông thôn và thành thị như thế nào?
- Địa phương em thuộc loại hình nào?
- Quan sát hình 3.1. Hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta . Giải thích?
+ Hoạt động 3: Đô thị hóa ( Cá nhân )( 7 phút )
 - Qua số liệu ở bảng 3.1:
- Nêu nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.?
- Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào?
- So với thế giới đô thị hoá nước ta như thế nào?
- Việc tập trung quá đông dân vào các thành phố lớn gây ra hiện tượng gì?
- Quan sát lược đồ phân bố dân cư để nhận xét về sự phân bố của các thành phố lớn .
- Hãy lấy dẫn chứng về sự quá tải này.
- Kể tên một số thành phố lớn nước ta ? 
- Lấy ví dụ minh hoạ về việc mở rộng quy mô các thành phố ?
 I. Mật độ dân số và sự phân bố dân cư 
+ Mật độ dân số :
- Mật độ dân số nước ta thuộc loại cao trên thế giới. Năm 2003 là 246 người/km2
+ Sự phân bố dân cư :
- Phân bố không đều.
* Đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.(Đbs Hồng 1192 người / km2, TP HCM 2664 người/ km2,HN 2830 người/km2 )
*Thưa thớt ở miền núi, cao nguyên.
- Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn 26% ở thành thị (2003)
II. Các loại hình quần cư 
1. Quần cư nông thôn
- Nhà cửa , thôn xóm trải rộng theo không gian .
- Mật độ dân số thấp .
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông lâm, ngư nghiệp .
2. Quần cư thành thị
- Chủ yếu ở đồng bằng ven biển .
- Mật độ dân số cao , nhà cửa san sát.
- Các đô thị của nước ta phần lớn có qui mô vừa và nhỏ .
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp ,dich vụ , 
- Là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá ,khoa học kĩ thuật .
III. Đô thị hoá
- Tỉ lệ dân thành thị thấp .
- Quá trình đô thị hóa tăng nhanh .
- Qui mô đô thị vừa và nhỏ .
- Trình độ đô thị hoá chưa cao .
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập :
* Tổng kết: 
- Dựa vào hình 3.1 cho biết tình hình phân bố dân cư của nước ta .
- Nêu đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta .
- Học bài và hoàn thành vở bài tập .
* Hướng dẫn học tập :
- Làm bài tập 3 trang 14 sgk .
- Chuẩn bị bài 4 : Lao động và việc làm - chất lượng cuộc sống 
 + Đặc điểm nguồn lao động .
 +Vấn đề sử dụng nguồn lao động ở nước ta .
 + Tình hình chất lượng cuộc sống người dân và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống .
- Rút kinh nghiệm : 
Tuần: 2	Ngày soạn: 26/8/2014
Tiết: 4	Ngày dạy : 30/8/2014
Bài 4. 
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM .CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I . Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : 
- Trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng nguồn lao động ở nước ta .
- Biết được sức ép dân số đối với việc giải quyết việc làm . 
- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta.
2. Kĩ năng :
 - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị , nông thôn, theo đào tạo, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế ở nước ta .
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi đang sống và các nơi công cộng khác , tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường địa phương .
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên : 
- Các biểu đồ về cơ cấu lao động .
- Bảng số liệu thống kê về sử dụng lao động, chất lượng cuộc sống.
- Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ nâng cao chất lượng cuộc sống .
2. Học sinh : 
- Sách giáo khoa.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta và giải thích?
 - Nêu đặc điểm, chức năng của các loại hình quần cư?
 3. Bài mới :
 Trong điều kiện dân số đông và tăng nhanh, nguồn lao động và việc sử dụng lao động, vấn đề chất lượng cuộc sống của nhân dân ta như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay . 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
+ Hoạt động 1: Nguồn lao động và sử dụng lao động (Nhóm ) ( 15 phút )
- Dựa vào biểu đồ hình 4.1:
- Nhận xét về nguồn lao động nước ta ?
- Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân?
- Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động ở nước ta. (thấp) Để nâng cao chất lượng nguồn lao động, cần có những giải pháp gì?
- Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và những hạn chế nào?
- Quan sát biểu đồ hình 4.2, nêu nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
- Tình hình sử dụng lao động ở nước ta .
+ Hoạt động 2: Vấn đề việc làm . ( nhóm )( 10 phút )
- Thảo luận : ( 4 nhóm – 3 phút)
- Nhóm 1.2 :
- Tại sao việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta?
- Nhóm 3.4 :
- Để giải quyết việc làm theo em cần phải có những giải pháp gì? 
- Hs trình bày – nhận xét 
- Gv chuẩn kiến thức .
+ Hoạt động 3 : Chất lượng cuộc sống (Cá nhân .)
( 10 phút )
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân đang được cải thiện như thế nào ?
- Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% năm1999. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng ,người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn 
- Chất lượng cuộc sống của dân cư như thế nào giữa các vùng nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội ? (chênh lệch)
- Hình 4.3 nói lên điều gì?
- Mối quan hệ giữa môi trường sống và chất lượng cuộc sống 
( Tích hợp giáo dục môi trường ) 
 I. Nguồn lao động và sử dụng lao động
1. Nguồn lao động
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. 
- Trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động
- Chủ yếu ở nông thôn 75,8%.và phần lớn chưa qua đào tạo ( 78,8 % )
- Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
- Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn
2. Sử dụng lao động
- Số lao động có việc làm ngày càng tăng .
- Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực giảm tỉ lệ lao động trong nông lâm ngư nghiệp , tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp , xây dựng và dịch vụ .
II. Vấn đề việc làm
- Lực lượng lao động dồi dào , còn nhiều lao động thiếu việc làm , đặc biệt ở nông thôn .
- Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước khá cao khoảng 6% .
- Cần tăng cường các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động .
III. Chất lượng cuộc sống
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.( sgk )
- Chất lượng cuộc sống còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong xã hội .
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập :
* Tổng kết: 
- Nêu đặc điểm nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta .
- Tại sao nói giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta ?
- Chất lượng cuộc sống của người dân có những thay đổi quan trọng như thế nào và còn vấn đề gì cần giải quyết ? 
* Hướng dẫn học tập :
- Học bài và hoàn thành vở bài tập . 
- Chuẩn bị bài 5: Thực hành
 + Trả lời câu hỏi theo gợi ý bài thực hành .
- Rút kinh nghiệm :
Tuần: 3	Ngày soạn: 03/9/2014
Tiết: 5	Ngày dạy : 06/9/2014
Bài 5. THỰC HÀNH: 
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ
NĂM 1989 VÀ NĂM 1999
I . Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- Nắm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta 
-Thấy rõ mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội của đất nước
2. Kĩ năng : 
- Biết cách phân tích , so sánh tháp dân số 
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy :
+ Phân tích so sánh tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 để rút ra kết luận về xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta .
+ Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi , giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội .
- Giải quyết vấn đề : Quyết định các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống .
- Làm chủ bản thân : Trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng về qui mô gia đình hợp lí.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ / ý tưởng , lắng nghe / phản hồi tích cực , giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp .
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin .
- Các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Động não , thảo luận nhóm , giải quyết vấn đề ,suy nghĩ – cặp đôi - chia sẻ , bản đồ tư duy .
3. Thái độ : 
- Thực hiện tốt kế hoạch hoá dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên : 
 - Tháp tuổi hình 5.1( Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999).
- Tài liệu về cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.
2. Học sinh : 
- Sách giáo khoa . 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu đặc điểm nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta .
- Tại sao nói giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta ?
- Chất lượng cuộc sống của người dân có những thay đổi quan trọng như thế nào và còn vấn đề gì cần giải quyết ? 
3. Bài mới :
- Kết cấu dân số theo tuổi trên phạm vi cả nước và trong từng vùng có ý nghĩa quan trọng, nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động. Kết cấu dân số theo độ tuổi và theo giới được biểu hiện trực quan bằng tháp dân số.Tháp tuổi là một công cụ nghiên cứu về dân số rất hữu ích . Trong tiết học này chúng ta phân tích , so sánh tháp dân số 1989 và 1999 để thấy được những thay đổi trong dân số nước ta giai đoạn này .
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
+ Hoạt động1: So sánh hai tháp tuổi (nhóm )( 15 phút )
- Nhắc lại kiến thức cơ bản về tháp tuổi .
- Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999, so sánh hai tháp dân số về các mặt: Hình dạng ,cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, tỉ lệ dân số phụ thuộc.
- Phân tích từng tháp sau đó tìm sự khác biệt về các mặt của từng tháp. Điền thông tin vào bảng ( phụ lục )
- Em hiểu gì về tỉ số phụ thuộc?
Tỉ số phụ thuộc = Tổng số người dưới tuổi lao động cộng Tổng số người trên tuổi lao động chia cho số người trong độ tuổi lao động.
- Từ những phân tích và so sánh trên nêu nhận xét về sự thay đổi và xu hướng thay đổi của cơ cấu dân số nước ta . Giải thích nguyên nhân.
+ Hoạt động 2: Nhận xét và giải thích.(nhóm)( 7 phút )
- Từ những phân tích và so sánh trên nêu nhận xét về sự thay đổi và xu hướng thay đổi của cơ cấu dân số nước ta . Giải thích nguyên nhân.
+ Hoạt động 3:Thuận lợi và khó khăn(nhóm)( 13 phút )
- Cơ cấu dân dân số trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội ?
- Chúng ta cần phải có những biện pháp ǵ để từng bước khắc phục những khó khăn này?
 I .So sánh 2 tháp tuổi
- Hình dạng: đáy ở nhóm 0-4 tuổi ở năm 1999 đă thu hẹp hơn năm 1989
- Cơ cấu dân số : 
+ Theo độ tuổi: Độ tuổi dưới lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 lớn hơn năm 1989.
+ Giới tính: cũng thay đổi 
- Tỉ lệ dân phụ thuộc còn cao và cũng có thay đổi giữa 2 tháp dân số 
II. Nhận xét và giải thích
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, song dân số đang có xu hướng “già đi”.
- Nguyên nhân: Do thực hiện tốt kế hoạch hoá dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống.
III. Thuận lợi và khó khăn :
- Thuận lợi:Lực lượng lao động và dự trữ lao động dồi dào.
- Khó khăn:
+ Nhóm 0-14 tuổi đông đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.
+ Tỉ lệ và dự trữ lao động cao gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm.
+ Tỉ lệ người cao tuổi cũng là vấn đề quan tâm chăm sóc sức khoẻ.
- Biện pháp khắc phục:
* Cần có chính sách dân số hợp lí.
* Tạo việc làm.
*Cần có chính sách trong việc chăm sóc sức khoẻ người già.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập :
* Tổng kết: 
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính của nước ta từ năm 1989 đến năm 1999 đă thay đổi như thế nào ? Giải thích nguyên nhân .
- Cơ cấu dân số nuớc ta có những thuận lợi và khó khăn ǵ cho phát triển kinh tế xă hội ? 
- Nêu biện pháp để từng bước khắc phục những khó khăn đó .
* Hướng dẫn học tập :
- Hoàn thành bài thực hành vào vở .
- Chuẩn bị bài 6 : Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam .
 + Quá tŕnh phát triển nền kinh tế nuớc ta diễn ra như thế nào ?
 + Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nuớc ta thể hiện như thế nào ?
 + Những thành tựu và thách thức trong quá tŕnh phát triển kinh tế xă hội .
V. Phụ lục :
Nội dung
Tháp 1989
Tháp 1999
H́nh dạng
Đáy rộng hơn
Hẹp hơn
Cơ cấu dân số theo độ tuổi
Trên tuổi lao động
7.2 %
8.1 %
Trong tuổi lao động
53.8 %
58.4 %
Trẻ em 
39 %
33.5 %
Nam 
48.7 %
49.2 %
Nữ
51.3 %
50.8 %
Tỉ lệ dân số phụ thuộc 
46.2 : 53.8 = 86 %
41.6 : 58.4 = 71 %
- Rút kinh nghiệm :
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Tuần: 3	Ngày soạn: 07/9/2014
Tiết: 6	Ngày dạy : 09/9/2014
Bài 6: 
SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I . Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức: 
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,những thành tựu và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội . Biết việc khai thác tài nguyên quá mức ,môi trường bị ô nhiễm là mộtt khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước . Hiểu được để phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường .
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng phân tích biểu đồ , bản đồ . 
- Kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (biểu đồ tròn) và nhận xét biểu đồ.
- Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững .
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy :
+ Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ / bản đồ , các biểu đồ và bài viết để rút ra đặc điểm nền kinh tế của nước ta.
+ Phân tích những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam .
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ / ý tưởng , lắng nghe / phản hồi tích cực , giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo cặp .
- Các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Động não , thuyết trình nêu vấn đề ,học sinh làm việc cá nhân / cặp, trình bày 1 phút.
3. Thái độ :
- Không ủng hộ những hoạt động kinh tế có tác động xấu đến môi trường .
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên : 
- Bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam 
- Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991 đến năm 2000 
2. Học sinh : 
- Sách giáo khoa . 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ :
- Cơ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2014_2015.doc