Giáo án Địa lý Lớp 9 - Chương trình học kỳ II

Giáo án Địa lý Lớp 9 - Chương trình học kỳ II

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được tình hình phát triển và các hoạt động của ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ

- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn , vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước .

 2. Kĩ năng:

- Đọc, phân tích bản đồ vùng Đông Nam Bộ, bản đồ giao thông Việt Nam .

- Phân tích bảng số liệu , biểu đồ .

- Sử dụng At1lat Địa lí Việt Nam .

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên

4. Định hướng phát triển năng lực :

- Tư duy : Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ , bản đồ , biểu đồ , bảng số liệu , bảng thống kê và bài viết để tìm hiểu về ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ, các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .

- Giải quyết vấn đề : Tìm kiếm các lựa chọn và xác định nguyên nhân làm cho Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài .

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp .

- Tự nhận thức : Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin .

II. CHUẨN BỊ:

- Bản đồ vùng Đông Nam Bộ

- Bản đồ giao thông Việt Nam

- At1lat Địa lí Việt Nam .

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1. Ổn dịnh:(1 phút )

 2. Kiểm tra bài cũ (5phut)

-Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất ? Trong cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ khu vực nào chiếm tỉ trọng cao nhất ?

3. Bài mới:

A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT :

Thời gian(5phút)

Mục tiêu: Dựa vào kiến thức đã học , nhắc lại

 - Cơ cấu ngành dịch vụ và đặc điểm phân bố ngành dịch vụ ở nước ta .

 - Tên các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta .

Phương pháp –kĩ thuật Đàm thoại,giải quyết vấn đề

- dẫn dắt : Chúng ta biết rằng Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp, nông nghiệp đều phát triển so với các vùng khác của nước ta. Trong bài học này chúng ta tiếp tục nghiên cứu về ngành dịch vụ , các trung tâm kinh tế Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

 

docx 35 trang maihoap55 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Chương trình học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết: 39
Bài 31. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
NS: 
NG: 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được vùng Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế năng động .đó là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế vị trí và các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển cũng như đặc điểm dân cư và xã hội .
2. Kỹ năng
 	- Đọc bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức để giải thích một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội cao nhất trong cả nước .
 	- Xác định, quan sát bản đồ để rút ra nhận xét .
3. Thái độ
 	- Nghiêm túc nghiên cứu bài một cách chủ động và sáng tạo .
 	- Thêm yêu môn học
	- Ý thức bảo vệ môi trường 
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Phân tích lược đồ vùng Đông Nam Bộ
II. CHUẨN BỊ
 	- Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ,các vùng kinh tế
 	- Bảng số liệu 31.1 và 31.2 SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định (1p).
Kiểm tra bài cũ: 
3. bài mới: 
A. Tình huống xuất phát ( 5 p)
 -Mục tiêu : giúp học sinh nhận biết vùng ĐNB có diện tích nhỏ nhưng lại là vùng phát triển kinh tế năng động do khai thác hợp lí các ĐKTN và TNTN cũng như về dân cư xã hội.
 - Phương pháp :trực quan -cá nhân
 - Phương tiện : lược đồ 7 vùng kinh tế
 - Các bước hoạt động:
 + B1 Giao nhiệm vụ :gv treo bản đồ và nêu câu hỏi
 + B2 HS quan sát bản đồ
 + B3 GV dẫn dắt vào bài mới
- Em hãy xác định 7 vùng kinh tế của nước ta, cho biết những vùng chúng ta đã học trong học kì 1 và những vùng chúng ta sẽ học trong học kí 2? 
- Em có nhận xét gì về diện tích phần đất liền của vùng ĐNB?
 - Vùng Đông Nam Bộ là vùng có diện tích rất nhỏ, chỉ lớn hơn đồng bằng sông Hồng nhưng lại là vùng phát triển kinh tế rất năng động, đó là kết quả khai thác tổng hợp thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển cũng như về dân cư xã hội.Vậy vùng có vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư xã hội như thế nào? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
	B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Thời gian :10p
Bước 1:Cho HS quan sát hình 31.1 hoặc bản đồ treo tường và trả lời câu hỏi: 
Xác định vị trí giới hạn của vùng?
Cho biết diện tích của vùng, vùng có bao nhiêu tỉnh thành phố?
Nêu ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ?
* GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gv nhận xét và chuẩn kiến thức
*Thời gian 15p
- Nghiên cứu bảng 31.1 SGK và trả lời câu hỏi
- Dựa vào bảng 31.1 SGK và bản đồ tự nhiên của vùng nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền, trên biển của vùng?
- Xác định các con sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé trên bản đồ treo tường?
 - Vì sao nói lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ?
 - Vì sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông?
Ngoài những vấn đề trên Đông Nam Bộ còn gặp phải những khó khăn nào khác?
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+Bước 3 :Các cặp nhóm trả lời
+Bước 4 : gv chuẩn kiến thức
* Thời gan :10p
- Nêu và nhận xét về số dân trong vùng?
- Đặc điểm dân cư ở đây có những thế mạnh nào?
- Dựa vào bản 31.2 :hãy đọc và phân tích từ đó rút ra nhận xét về trình độ phát triển dân cư xã hội của vùng?
Xác định các di tích lịch sử các địa danh du lịch nổi tiếng của vùng?
 Nhận xét về tiềm năng du lịch của vùng?
Vùng có nhiều tiềm năng về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn 
+ Bước 2 : học sinh xem sgk và trả lời câu hỏi ,các học sinh khác nhận xét bổ sung.
+ Bước 3 : gv chuẩn kiến thức
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ
- Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp Cam-pu-chia , Phía Nam giáp biển Đông.
-Phía Đông giáp với Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ
 -Phía Tây Nam giáp Đồng Bằng Sông Cửu Long, 
- Là cầu nối giữa Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có vi trí gần trung tâm khu vực ĐNA.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Thuận lợi:
+ Địa hình thoải
+ Đất ba dan, đất xám,
+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt.
+ Biển ấm ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông rộng, có tiềm năng lớn về dầu khí.
+ Có hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước cho vùng. 
- Khó khăn: Đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng hẹp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao .
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI. 
- Số dân 10,9 tr người (2002). Là vùng đông dân.
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Người dân năng động sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội.
- Hầu hết các chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội trong vùng đều cao hơn so với cả nước. 
- Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa 
	C. Luyện tập, vận dụng (3’)
	Gv nêu câu hỏi : Vì sao ĐNB có điều kiện phát triển kinh tế biển ?
 D. Mở rộng (3')
? Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động của cả nước?
 - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 SGK.
 - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
 - Làm bài tập 3 SGK
 - Chuẩn bị trước bài mới, bài 32 “Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)”.
Câu 1 : Thánh địa Mỹ Sơn,phố cổ Hội An là địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc vùng: 
 A. ĐB sông Hồng B. Bắc Trung Bộ 
 C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Tây Nguyên 
Câu 2. Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ năm: 
A. 1975 B. 1986 C. 1995 D . 1996 
Câu 3. Các địa danh nổi tiếng : Non Nước , Sa Huỳnh, Mũi Né, Mỹ Sơn thuộc vùng kinh tế:
A. Đông Nam Bộ B. Tây Nguyên 
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ D. Đồng Bằng Sông Hồng
Câu 4:Các dân tộc ít người ở nước ta chiếm khoảng:
A.14% dân số cả nước B.16% dân số cả nước
C.18% dân số cả nước D.20% dân số cả nước
Câu 5 : Ngành công nghiệp khai khoáng và thủy điện phát triển nhất nước ta thuộc vùng:
A .Bắc Trung Bộ B. Trung du và miền núi Bắc Bộ 
C. Tây Nguyên D. Duyên hải Nam Trung Bộ 
Câu 6 :Thành phần kinh tế nào sau đây giúp cho nội thương nước ta phát triển mạnh ?
A.Thành phần k tế Nhà nước B.Thành phần k tế tư nhân
C.Thành phần k tế tập thể D.Thành phần k tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 7: Thuỷ năng của sông, suối là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp:
A- Hoá chất.
B- Luyện kim.
C- Năng lượng.
D- Sản xuất vật liệu xây dựng.
Tuần :21
Tiết : 40
Bài 33 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo)
NS:
ND:
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng: 
+ Ngành công nghiệp: chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của vùng; có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng: khai thác dầu khí, chế biến LTTP, cơ khí, điện tử.
 + Ngành nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng. Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới: cao su, điều, cà phê.
- Những khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu thống kê.
- Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp.
3. Giáo dục:
- HS có ý thức đoàn kết các vùng miền trong cả nước.
4. Năng lực, phẩm chất: 
- NL chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
- NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tính toán, sd số liệu thống kê
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:	Bản đồ địa lí kinh tế Đông Nam Bộ. Máy chiếu.
- HS:	Chuẩn bị theo hướng dẫn
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định (1p).
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Đặc điểm nổi bật của tự nhiên ĐNB tạo thuận lợi cho ptriển cây CN và kinh tế biển ?
- Vì sao ĐNB lại thu hút mạnh mẽ lao động ?
3. bài mới: 
1. Hoạt động khởi động:
- GV chiếu bản đồ câm vùng ĐNB (ghi tên tỉnh của vùng ĐNB sai vị trí)
- HS lên sắp xếp lại vị trí các tỉnh của vùng.
- GV dẫn vào bài: mỗi tỉnh ở ĐNB đều có thế mạnh kinh tế riêng dựa vào vị trí, đk phát triển. Vậy tình hình pt kt của vùng ntn 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
* TG: 18p
HĐ 1: Tình hình phát triển kinh tế.
- PP: trực quan, hoạt động nhóm, tự học
- KT: đặt câu hỏi, TL nhóm, chia nhóm, động não, mảnh ghép
- NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tính toán, sd số liệu thống kê
- Tư liệu nghiên cứu: kênh hình, kênh chữ sgk mục IV; Atlat địa lí VN trang 29.
- Nội dung thảo luận: tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố các ngành KT của Đông Nam Bộ.
* GVsd kĩ thuật mảnh ghép:
- Vòng 1: vòng chuyên gia:
Nhóm 1,2: ngành CN – XD (Ngành CN trước năm 1975; Tình hình pt và phân bố CN sau 1975: cơ cấu CN, tỉ trọng ngành CN trong CCKT của vùng, các TTCN, khó khăn đối với ngành CN của vùng)
Nhóm 3,4: ngành NN (tỉ trọng ngành NN trong CCKT của vùng, cơ cấu cây trồng, tình hình pt ngành trồng trọt và chăn nuôi, đâu là hđ nông nghiệp nổi bật nhất của vùng)
- Các nhóm thảo luận 6 phút, thống nhất nội dung.
- Vòng 2: vòng mảnh ghép:
+ GV cho hs tạo nhóm mảnh ghép:
- HS tạo nhóm mới, chia sẻ thông tin, vẽ sơ đồ tư duy về tình hình pt ngành CN, NN của ĐNB.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kt.
* KT động não:
? Vì sao sx CN lại chủ yếu tập trung ở TPHCM?
- Do TPHCM là đầu mối giao thông qtrọng nhất của vùng và của Vùng KTTĐ phía Nam; ; gần nhiều vùng nguyên liệu, là nơi thu hút nhiều lao động nhất cả nước, cs hạ tầng CN đc đầu tư mạnh mẽ,...
? Dựa vào ~ điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB có thể phát triển cây CN?
(- Đkpt cây CN: Đất badan, đất xám; KH cận xích đạo; kinh nghiệm sx; cơ sở CNCB; thị trường XK)
? Quan sát H 32.2 xđ vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An.
? Nêu vai trò của 2 hồ này với sự phát triển nông nghiệp của vùng?
- Hồ Dầu Tiếng: Công trình thủy lợi lớn nhất, diện tích = 270km2, chứa 1,5 tỷ m3 nước -> Đảm bảo nước tưới cho Tây Ninh và huyện Củ Chi (TP HCM) 170 nghìn ha đất về mùa khô.
- Hồ Trị An điều tiết nước cho nhà máy thủy điện Trị An -> Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, khu CN, đô thị Đồng Nai.
? Vậy vấn đề thủy lợi có ý nghĩa ntn đối với việc ptriển NN của vùng ?
? Biện pháp cuả vùng để ptriển sx NN đi đôi với bảo vệ MT ?
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
1. Công nghiệp	
- Cơ cấu công nghiệp cân đối, đa dạng bao gồm các ngành công nghiệp quan trọng.
+ Tiêu biểu: Khai thác dầu, hóa dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
+ CN xây dựng chiếm tỉ trọng lớn 59,3% trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước.
- CN tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh (50%) Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu.
* Khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và sự năng động của vùng.
- Công nghệ chậm đổi mới.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao
2. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
- Gồm: 
+ CN lâu năm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều ...
+ CN hàng năm: Đậu tương, thuốc lá, mía, ...
+ Cây ăn quả và các loại cây khác.
-> Cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Cây trồng chính: cao su, hồ tiêu, điều, đậu tương (diện tích trồng > các vùng khác)
- Phân bố rộng rãi, nhiều loại cây chiếm diện tích lớn.
- ĐNB là vùng trọng điểm sxuất cây CN
b. Chăn nuôi
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp.
- Nuôi trồng thủy sản đc chú trọng.
.
-> Thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây CN.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước, giữ gìn đa dạng sinh học của rừng.
3. Hoạt động luyện tập:
- Đặc điểm ngành công nghiệp ở ĐNB?
- Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong trồng cây CN?
- GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Hoạt động vận dụng:
- Sưu tầm ảnh về các hoạt động NN, CN của vùng ĐNB làm thành Album, có chú thích cho các ảnh hoặc giới thiệu cụ thể về hoạt động sx trong ảnh.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu thêm thông tin về các ngành CN mới phát triển hiện nay ở ĐNB.
- Hiểu và thuộc nội dung bài học.
- Hoàn thành các bài tập. 
- Chuẩn bị bài: Vùng Đông Nam Bộ(tiếp)
+ Đọc, phân tích kênh hình, kênh chữ, trả lời các câu hỏi.
---------------------------------------
Tuần :22
Tiết : 41
Bài 33 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo)
NS:
ND:
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển và các hoạt động của ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ 
- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn , vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước .
 2. Kĩ năng:
- Đọc, phân tích bản đồ vùng Đông Nam Bộ, bản đồ giao thông Việt Nam .
- Phân tích bảng số liệu , biểu đồ .
- Sử dụng At1lat Địa lí Việt Nam .
3. Thái độ 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên
4. Định hướng phát triển năng lực :
- Tư duy : Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ , bản đồ , biểu đồ , bảng số liệu , bảng thống kê và bài viết để tìm hiểu về ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ, các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .
- Giải quyết vấn đề : Tìm kiếm các lựa chọn và xác định nguyên nhân làm cho Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài .
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm, cặp .
- Tự nhận thức : Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin .
II. CHUẨN BỊ:
- Bản đồ vùng Đông Nam Bộ
- Bản đồ giao thông Việt Nam 
- At1lat Địa lí Việt Nam .
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 	1. Ổn dịnh:(1 phút )
 	 2. Kiểm tra bài cũ (5phut)
-Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất ? Trong cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ khu vực nào chiếm tỉ trọng cao nhất ?
3. Bài mới: 
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT :
Thời gian(5phút)
Mục tiêu: Dựa vào kiến thức đã học , nhắc lại 
 - Cơ cấu ngành dịch vụ và đặc điểm phân bố ngành dịch vụ ở nước ta .
 - Tên các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta .
Phương pháp –kĩ thuật Đàm thoại,giải quyết vấn đề
- dẫn dắt : Chúng ta biết rằng Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp, nông nghiệp đều phát triển so với các vùng khác của nước ta. Trong bài học này chúng ta tiếp tục nghiên cứu về ngành dịch vụ , các trung tâm kinh tế Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* TG:14 phút
- Xem lại khái niệm dịch vụ trong bảng tra cứu thuật ngữ trang 153 , đồng thời đọc mục 3 sgk xác định các ngành dịch vụ chính ở Đông Nam Bộ 
- Đọc bảng 33.1 Nhận xét tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước
- Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực và giải thích vì sao đó lại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng .
- Dựa vào hình 33.1 nhận xét tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào Đông Nam Bộ so với cả nước và giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài ?
- Gv gợi ý tập trung phân tích thế mạnh về nguồn nhân lực , tài nguyên thiên nhiên , vị trí địa lí của Đông Nam Bộ để giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài .
- Dựa vào Át lát trang 18 và 20 xác định các tuyến du lịch từ TP
- Từ TP Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong cả nước bằng những loại hình giao thông nào? Từ đó chứng minh TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Bộ và trong cả nước 
- Xác định tuyến du lịch từ TPHồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Đồng bằng sông Cửu Long có thể đi bằng phương tiện nào
* Gv chuẩn xác KT .
 *Thời gian:15 phút
 Kể tên các trung tâm kinh tế Đông Nam Bộ?
- Dựa hình 6.2 xác định ranh giới vùng kinh tế trọng điểm phía Nam , xác định các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .
- Dựa vào bảng 33.2 hãy nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.
- Tầm quan trọng của TPHCM, Biên Hòa , Vũng Tàu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .
- Gv chuẩn xác KT .
3. Dịch vụ 
- Cơ cấu dịch vụ rất đa dạng gồmcác hoạt động thương mại , du lịch , vận tải , bưu chính viễn thông .
- Các chỉ số dịch vụ chiếm tỉ trọng cao so với cả nước .
- TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Bộ và trong cả nước, là Trung tâm du lịch lớn nhất cả nước
- Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu .
- Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài .
- Sự đa dạng của loại hình kinh tế dịch vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển mạnh mẽ .
V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
- Trung tâm kinh tế:Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. + Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai tṛò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía nam và cả nước .
C 3. C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP :
 - Thời gian 5 phút 
 Hình thức :Tự luận và trắc nghiệm
Tự luận :
- Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi, khó khăn gì để phát triển các ngành dịch vụ ?
 .- Vận dụng: 
- Tuyến đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Long An bằng loại hình giao thông nào ? 
- Học bài trả lời các câu hỏi sgk - làm bài tập 3 trang 123 sgk 
Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
1.Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Tây Ninh B. Long An C. Bình Phước D. Bến tre
2. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đông Nam Bộ không phải là
A. dầu thô B. thực phẩm chế biến 
C. máy móc thiết bị D. hàng may mặc ,giày giép
3.Trong tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam(năm 2003)vùng Đông Nam Bộ chiếm 
A. 35% B. 49,9% C. 50,1% D. 60,3%
D.HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
- Chuẩn bị bài 34 :Thực hành 
- Dựa vào kiến thức đã học bài 31,32,33 trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài .
 Tìm hiểu các ngành dịch vụ ở địa phương em, loại hình dịch vụ nào phát triển nhất 
Tuần :23
Tiết : 42
THỰC HÀNH: 
PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ
NS:
ND:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 HS tổng hợp được những kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của vùng ĐNB, làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2. Kỹ năng: 
 Biết xử lí, phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm. Biết lựa chọn loại biểu đồ thích hợp. Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình với kênh chữ và liên hệ với thực tiễn. Biết khai thác thông tin trong bảng và lược đồ theo câu hỏi gợi ý.
3.Thái độ: HS có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực, phẩm chất:
- NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề
- NL chuyên biệt : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, tính toán.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ 
- GV:	Bản đồ địa lí kinh tế ĐNB, bảng phụ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn dịnh:(1 phút )
 	 2. Kiểm tra bài cũ (5phut)
- Câu 1: Hãy giới thiệu về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? 
? Nguyên nhân nào khiến ĐNB có sức hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài?
3. Bài mới: 
A. Tổ chức khởi động: 
- GV chiếu 1 biểu đồ cột chồng mẫu.
? Quan sát và cho biết đặc điểm của biểu đồ cột chồng? 
? Theo em dạng biểu đồ này có vai trò gì?
GV dẫn vào bài.
B.Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hđ 1 : Vẽ biểu đồ :
- PP: Vđáp, ltập thực hành, trực quan.
- KT: đặt câu hỏi.
- NL: giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự học, giải quyết vấn đề, tính toán.
? Nhắc lại khái niệm ngành CN trọng điểm?
? ĐNB có những ngành CN trọng điểm nào?
? Ngành CN trọng điểm nào có tỉ trọng cao- thấp so với cả nước?
GV treo bảng 34.1 phóng to, y/c hs đọc bảng 34.1
Y/c hs xác định yêu cầu bài tập.
? Với y/c và bảng số liệu trên, em sẽ chọn vẽ biểu đồ gì ? Vẽ ntn ?
Gv hướng dẫn hs vẽ biểu đồ :
- Vẽ hệ tọa độ tâm O, trục tung chia 10 đoạn tương ứng với 10% mỗi đoạn, tổng 100%. Đầu mút trục ghi %.
- Trục hoành có độ dài hợp lí, chia đều 8 đoạn, đánh dấu và ghi tên sản phẩm ở đáy các cột. Độ cao từng cột có số % trong bảng số liệu, tương ứng đúng trị số trên trục tung. Ghi trị số của từng sp vào cột.
- 2 HS lên bảng vẽ biểu đồ.
- Các em còn lại vẽ vào vở. 
Gv quan sát hs vẽ, nhắc nhở hs viết tên biểu đồ, ghi chú, tô màu.
HS quan sát 2 biểu đồ, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
HĐ 2: Bài tập 2
- PP: Hoạt động nhóm, tự học
- KT: thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ
- Xác định yêu cầu bài tập 2?
- GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm, các nhóm bốc thăm chọn câu hỏi (3 nhóm – mỗi nhóm 2 câu: a+d, b+d,c+d)
- GV phát phiếu học tập, y/c các nhóm thảo luận trong 2 phút.
.HS nhận phiếu học tập, phân công nhóm trưởng, thư kí, tiến hành thảo luận.
.Các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nghe -> thu phiếu học tập.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
Bài 1. Vẽ biểu đồ :
- Ngành CN trọng điểm là: ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất CN, có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tác động đến các ngành kinh tế khác.
- Đông Nam Bộ có 7 ngành CN trọng điểm. (bảng số liệu)
- Ngành CN khai thác nhiên liệu chiếm tỉ trọng cao nhất so với cả nước (100%)
- Ngành VLXD chiếm tỉ trọng ít nhất so với cả nước (17,6%)
* Yêu cầu: vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành CN trọng điểm ở ĐNB so với cả nước.
* Biểu đồ cột chồng.
- Trục tung : giá trị %
- Trục hoành : sản phẩm.
Bài 2. 
Các ngành CN trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sãn có
Các ngành CN trọng điểm sử dụng nhiều lao động
Những ngành CN trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao
khai thác nhiên liệu, năng lương điện, chế biến lttp
dệt may, chế biến lttp, vật liệu xây dựng
khai thác nhiên liệu, cơ khí chính xác, điện tử, luyện kim, chế tạo máy
* Vai trò của ĐNB trong phát triển CN của cả nước:
- CN là thế mạnh kinh tế của ĐNB, chiếm 56,6% giá trị sx CN của cả nước (2002). Trong đó, TPHCM là trung tâm CN lớn nhất của cả nước.
- ĐNB có 7 ngành CN trọng điểm, trong đó, rất nhiều sản phẩm CN có tỉ trọng lớn so với cả nước: dầu thô, sơn hóa học, động cơ điêden, sx điện.
à Ngành CN của ĐNB vì thế, có vị trí vô cùng quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành CN cả nước.
C. Hoạt động vận dụng:
- Nhắc lại các trung tâm kinh tế của Đông Nam Bộ? 
- Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm?
- Vị trí, vai trò của ngành CN vùng ĐNB đối với sự phát triển KT vùng và cả nước?
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Hiểu và thuộc nội dung bài học. Hoàn thành biểu đồ.
- Chuẩn bị bài: Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Đọc, phân tích kênh hình, kênh chữ, trả lời các câu hỏi.
Tuần: 24
Tiết: 43
Bài 35 :
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
NS: 
ND: 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
 - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng.
 - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng.
 2. Kĩ năng :
 - Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ (lược đồ).
 - Rèn kỹ năng phân tích kênh chữ, kênh hình ; kỹ năng phân tích mối liên hệ địa lý. 
 - Rèn kỹ năng tự tin trình bày trước đám đông, hợp tác nhóm.
 3.Thái độ :
 - Học tập nghiêm túc, tích cực hợp tác, phát biểu trong học tập và say mê nghiên cứu địa lí.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường .
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
 - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, phân tích bảng số liệu.
II. CHUẨN BỊ 
 - bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số hình ảnh về thiên nhiên, con người của vùng.
 bảng phụ, bút lông, nam châm, bài thảo luận. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ôn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra và nhận xét bài thực hành của học sinh.(3 phút)
3. Bài mới: 
A.Tình huống xuất phát: (4 phút)
 - Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết: 
 Bước 2: HS Quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời
 Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
 Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
B.Hình thành kiến thức mới :
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* TG: (10 phút)
Bước 1: GV yêu cầu nhóm 1, 2,3 bốc xăm trình bày.
Bước 2 : Đại diện HS nhóm được trình bày hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần I.
 * Các nội dung cụ thể:
 + Giới hạn lãnh thổ
 + Vị trí tiếp giáp
 + Diện tích
 + Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
Bước 3 : Yêu cầu cả lớp nhận xét phần trình bày của đại diện tổ trình bày.
Bước 4 : GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. 
* TG: (13 phút)
Bước 1 : GV yêu cầu nhóm 4,5,6 bốc xăm trình bày.
Bước 2 : Đại diện HS nhóm trình bày hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần II.
* Các nội dung cụ thể:
 + Đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên và tài nguyên.
 + Những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố đó đem lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL.
 + Liên hệ thực tế ở Hội An.
- Cả lớp:
 + Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra.
 + Đặt câu hỏi để hỏi lại HS đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ.
Bước 3 : GV yêu cầu HS nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm đó.
Bước 4 : GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. 
* TG: (13 phút)
 + Nêu các đặc điểm chính về dân cư của vùng: số dân, MĐDS, thành phần dân tộc, trình độ dân trí, BQTN theo đầu người?
  + So sánh với cả nước.
 + Những thuận lợi và khó khăn của dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế của vùng ?
 *GV : + Nhận xét và chuẩn xác kiến thức. 
+ Cho HS xem đoạn video giới thiệu một số nét về văn hóa và con người của ĐBSCL.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ 
- Nằm ở phía tây vùng Đông Nam Bộ. 
- Phía Bắc giáp Campuchia.
- Phía tây nam: vịnh Thái Lan
- Phía đông nam: Biển Đông.
- Ý nghĩa : thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN :
* Thuận lợi:
- Tài nguyên phong phú: đồng bằng rộng, đất phù sa, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú đa dạng... thuận lợi phát triển nông nghiệp
* Khó khăn : 
- Diện tích đất hoang hóa nhiều(đất phèn, đất mặn)
- Mùa khô kéo dài, gây thiếu nước, nước biển xâm nhập sâu.
- Mùa lũ hay bị ngập, úng
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI :
- Đặc điểm: đông dân; ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao. 
C. Luyện tập: ( 3 phút)
 Bài tập trắc nghiệm
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng :
1. Nhân tố nào không là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta?
A. Có tiềm năng lớn về đất phù sa ngọt.
B. Có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm.
C. Có diện tích đất phèn và đất mặn lớn.
D. Có sông ngòi dày đặc.
2. Song song với phát triển kinh tế, Đồng bằng sông Cửu Long phải giải quyết vấn đề cơ bản nào sau đây?
 A. Tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người.
 B. Hạ tỉ lệ tăng dân số tự nhiên.
 C. Nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị.
 D. Giảm hộ nghèo và nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân.
 D. Vận dụng, mở rộng: ( 3 phút)
 - HS làm bài tập bản đồ.
 - Về nhà chuẩn bị bài “Vùng đồng bằng Sông Cửu Long” (tiếp theo).
 + Nhóm 1,2: tìm hiểu về ngành nông nghiệp.
 + Nhóm 3,4: tìm hiểu về ngành công nghiệp.
 + Nhóm 5,6: tìm hiểu về ngành dịch vụ.
 + Nhóm 7,8: tìm hiểu về các trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuần: 25
Tiết: 44
Bài 36 :
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(tiếp theo)
NS: 
ND: 
I. MỤC TIÊU: 
 	1.Kiến thức:
 - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.
 - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
 2.Kĩ năng:
 - Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.
 - Rèn kỹ năng phân tích mối liên hệ địa lý. 
 - Rèn kỹ năng tự tin trình bày trước đám đông, hợp tác nhóm.
 3. Thái độ:
 - Học tập nghiêm túc, tích cực hợp tác, phát biểu trong học tập và say mê nghiên cứu địa lí.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường .
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
 - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, phân tích bảng số liệu.
II. CHUẨN BỊ:
 - SGK; bản đồ kinh tế, tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hình ảnh về các ngành kinh tế.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 1 phút
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong quá trình học bài mới.
3. Bài mới:
A. Tình huống xuất phát : ( 4 phút)
 - Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết: 
 Bước 2: HS Quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời
 Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
 Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
B. Hình thành kiến thức mới: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* TG: 10 phút
Bước 1 : GV yêu cầu nhóm 1,2 bốc xăm trình bày.
Bước 2 : Đại diện HS nhóm trình bày lên hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần 1: nông nghiệp
* Các nội dung cụ thể:
 + Vai trò của việc sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng.
  + Phân bố
 + Những khó khăn trong phát triển nông nghiệp của vùng.
 + Vai trò của rừng ngập mặn
 + Liên hệ thực tế ở Hội An.
- Cả lớp:
 + Đặt câu hỏi để hỏi lại HS đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ.
+ GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. 
 + Cho HS xem một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng.
* TG: 10 phút
Bước 1 : GV yêu cầu nhóm 3,4 bốc xăm trình bày.
Bước 2 : Đại diện HS nhóm trình bày lên hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần 2: Công nghiệp
* Các nội dung cụ thể:
 + Tỉ trọng 
  + Cơ cấu
 + Ngành nào quan trọng nhất? Vì sao
 + Phân bố các ngành công nghiệp.
 + Những khó khăn trong phát triển công nghiệp của vùng?
- Cả lớp:
 + Đặt câu hỏi để hỏi lại HS đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ.
+ GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. 
+ Cho HS xem một số hình ảnh về các ngành sản xuất của vùng.
* TG: 10 phút
Bước 1 : GV yêu cầu nhóm 5,6 bốc xăm trình bày.
Bước 2 : Đại diện HS nhóm trình bày lên hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần 3: Dịch vụ
* Các nội dung cụ thể:
 + Các ngành dịch vụ chủ yếu.
  + Tình hình phát triển của các ngành.
 + Những khó khăn trong phát triển các ngành dịch vụ của 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_ii.docx