Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Kiểm tra học kỳ I
I-MỤC TIÊU:
1.Nội dung:
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về những chuẩn mực đạo đức đã học trong chương trình học kì I . Cụ thể:
+ Nêu được thế nào là pháp luật, các biểu hiện thể hiện tính kỉ luật.
+Các biểu hiện của lối sống liêm khiết; Cách rèn luyện.
+ Các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác.
+ Ý nghĩa của việc giữ chữ tín .
+ Biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
+ Thế nào là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
+ Hiểu được về lao động tự giác và sáng tạo.
+ Nắm được nội dung về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà cha mẹ; giải quyết được tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
2. Về kĩ năng:
- Học sinh biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã học.
- Các em có khả năng tự lập,vận dụng tốt trong học tập, trong sinh hoạt hằng ngày.
3. Về thái độ:
- Các em có tình cảm trong sáng, có trách nhiệm với bản thân, mọi người và đất nước.
- Các em có ý thức tự lập hơn trong cách nghĩ, cách làm của bản thân.
II- HÌNH THỨC:
Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.
NV2- NHÓM 12 – THIỆU HÓA 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- GDCD 8 I-MỤC TIÊU: 1.Nội dung: - Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về những chuẩn mực đạo đức đã học trong chương trình học kì I . Cụ thể: + Nêu được thế nào là pháp luật, các biểu hiện thể hiện tính kỉ luật. +Các biểu hiện của lối sống liêm khiết; Cách rèn luyện. + Các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác. + Ý nghĩa của việc giữ chữ tín . + Biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. + Thế nào là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. + Hiểu được về lao động tự giác và sáng tạo. + Nắm được nội dung về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà cha mẹ; giải quyết được tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. 2. Về kĩ năng: - Học sinh biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã học. - Các em có khả năng tự lập,vận dụng tốt trong học tập, trong sinh hoạt hằng ngày. 3. Về thái độ: - Các em có tình cảm trong sáng, có trách nhiệm với bản thân, mọi người và đất nước. - Các em có ý thức tự lập hơn trong cách nghĩ, cách làm của bản thân. II- HÌNH THỨC: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. III- MA TRẬN ĐỀ: Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Liêm khiết Nhận biết được biểu hiện của lối sống không liêm khiết Hiểu được cách rèn luyện tính liêm khiết Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.25 2.5% 1 0.25 2.5% 2 0.5 5 % 2. Tôn trọng người khác Nhận biết được cách rèn luyện tôn trọng người khác Nhận biết được thế nào là tôn trọng người khác Hiểu, phân biêt được hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác. Hiểu, giải thích rõ được quan điểm đúng- sai về tôn trọng người khác Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.25 2.5% 0.5 0.5 5 % 1 0.25 2.5% 0.5 2.0 20 % 3 3.0 30 % 3. Giữ chữ tín Nhận biết được thế nào là giữ chư tín Hiểu rõ được về thái độ, hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong cuộc sống Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.25 2.5% 1 0.25 2.5% 2 0.5 5 % 4. Pháp luật và kỉ luật -Nêu được khái niệm pháp luật -Hiểu rõ được về hành vi thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.25 2.5% 1 0.25 2.5% 2 0.5 5 % 5. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác -Nhận biết được thái độ đúng trong tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. - Hiểu rõ về những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.25 2.5% 1 0.25 2.5 % 2 0.5 5 % 6. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư -Nhận biết được được biểu hiện xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư Hiểu rõ hơn về các biểu hiện xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.25 1 0.25 2 0.5 7. Lao động tự giác, sáng tạo Hiêu rõ về biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo và không tự giác, sáng tạo Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3 0.75 7.5 % 3 0.75 7.5 % 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình Hiểu về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ Đánh giá, giải quyết một tình huống cụ thể về quyền ,nghĩa vụ của công dân trong gia đình Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.25 1 3.5 2 3. 75 Số câu Số điểm Tỉ lệ % 6 1.5 15 % 0.5 0.5 5 % 10 2.5 25 % 0.5 2.0 20 % 1 3.5 35 % 18 10 100 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu:6.5 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 10.5 Số điểm:4.5 Tỉ lệ:45 % Số câu:1 Số điểm:3.5 Tỉ lệ:35 % Số câu: 18 Số điểm:10 Tỉ lệ:100 % IV-ĐỀ KIỂM TRA: PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4điểm): Câu 1 (0,25 điểm): Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lối sống không liêm khiết? A.Sống lành mạnh. B.Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. C. Làm bất cứ việc gì để đạt mục đích D. Làm giàu bằng chính tài năng của mình. Câu 2(0,25 điểm): Muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Trung thực. C. Kỉ luật, trung thực, mình vì mọi người. D. Mình vì mọi người. Câu 3(0,25 điểm): Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Thì thầm với bạn bên cạnh khi đang chơi cùng nhóm bạn. B. Nhìn thẳng vào người đối diện khi trò chuyện. C. Đổ lỗi cho người khác. D. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật. Câu 4(0,25 điểm): Tôn trọng người khác phải thể hiện A. trong suy nghĩ. B. trong hành động. C. trong lời nói. D. cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Câu 5(0,25 điểm): Biết giữ chữ tín sẽ A. nhận được sự quý trọng của người khác. B. được mọi người kính nể. C. nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình. D. có lợi cho bản thân mình. Câu 6(0,25 điểm): Câu ca dao tục ngữ “ Một lần thất tín vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức gì? A. Giữ chữ tín B. Tôn trọng lẽ phải C. Liêm khiết D. Pháp luật và kỉ luật Câu 7(0,25 điểm): Pháp luật là A. các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành. B. các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. C. các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện.bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. D. quy định của một tổ chức. Câu 8 (0,25 điểm): Hành vi nào dưới đây thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật? A. Trao đổi bằng giấy với bạn trong giờ học. B. Nhét giấy rác vào ngăn bàn cho lớp đỡ bẫn. C. Chỉ đeo khăn đỏ khi thầy, cô vào lớp. D. Giơ tay khi muốn phát biểu ý kiến. Câu 9 (0,25 điểm): Trường hợp nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A.Chỉ mua những hàng hóa do nước ngoài sản xuất. B.Thích nói chuyện với bạn bè, người thân bằng tiếng nước ngoài. C. Thích sống ở nước ngoài hơn Việt Nam. D. Học ngoại ngữ để giao tiếp với người nước ngoài. Câu 10 (0,25 điểm): Bên cạnh việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, mỗi chúng ta cần phải thể hiện được A. sự đoàn kết dân tộc. B. lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. C. lòng tự tôn dân tộc. D. truyền thống sẵn có của dân tộc mình. Câu 11(0,25 điểm) : Biểu hiện nào dưới đây là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Sinh đẻ có kế hoạch. B. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép. C. Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý. D. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình. Câu 12(0,25 điểm):Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lối sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? A. Rủ nhau làm phúc, chớ giục nhau đi kiện. B. Gắp lửa bỏ tay người. C. Lỗi người thì thổi cho to, lỗi mình thì lo bưng bít. D. Vạ bởi miệng ra, bệnh bởi miệng vào. Câu 13(0,25 điểm):Biểu hiện nào sau đây thể hiện người lao động tự giác và sáng tạo? A. Thụ động, máy móc, rập khuôn, bảo thủ, trì trệ B. Luôn suy nghĩ tìm ra cách làm mới tạo ra hiệu quả tốt. C. Dựa dẫm vào bạn khi phát biểu ý kiến của lớp D. Chỉ nghe theo lời nói người khác ít suy nghĩ Câu 14(0,25 điểm): Em không đồng tình với ý kiến nào sau đây? A. Tự giác và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ nhau. B. Học tập là loại lao động trí tuệ đặc biệt. C. Tự giác và sáng tạo là do ý thức của mỗi người, không cần phải rèn luyện. D. Lao động là điều kiện và phương tiện cho con người và xã hội phát triển. Câu 15(0,25 điểm): Câu ca dao: “Non cao cũng có đường trèo Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi” phản ánh và đề cao phẩm chất đạo đức nào ? A.Giữ chữ tín.. C. Tôn trọng người khác. B.Tự lập. D.Lao động tự giác, sáng tạo. Câu 16(0,25 điểm): Ý kiến nào đúng nhất khi nói về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà cha mẹ? A. Con có thể phản đối ý kiến của cha mẹ. B. Con phải biết nghe những lời khuyên đúng đắn của cha mẹ. C. Con phải tuyệt đối nghe theo cha mẹ. D. Con có quyền không nghe theo lời cha mẹ. PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (2.5 điểm): a- Thế nào là tôn trọng người khác? b- Có ý kiến cho rằng: “Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình”, em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 3 (3,5 điểm): Cho tình huống: Bạn B sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một của gia đình nên được cha, mẹ nuông chiều và thường thỏa mãn mọi điều B muốn.Từ đó, B lơ là việc học hành, chỉ lo ăn chơi, đua đòi, hút thuốc, rồi nghiện ngập ma túy . Theo em, ai có lỗi trong trường hợp này ? Vì sao ? Nếu là B, em nên xử sự như thế nào ? V-HƯỚNG DẪN CHẤM: TRẮC NGHIỆM :(4,0 điểm) - mỗi phương án đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C B D C A C D Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D B A A B C D B II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu Ý Đáp án Điểm 1 (2,5 điểm) 1 2 a-Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác ; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người. b- Không đồng tình với ý kiến đó. Vì : + Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. + Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. 0.5 0,5 0,75 0,75 2 (3,5 điểm) 1 2 a- Cha, mẹ và B đều có lỗi trong trường hợp này . - Lỗi của cha, mẹ B: Quá nuông chiều con cái, buông lỏng sự quản lí giáo dục con . - Lỗi của bạn B: ăn chơi, đua đòi, nghiện ngập ma túy. b- Nếu là B, em sẽ vâng lời cha mẹ; không ăn chơi, đua đòi, la cà với bạn bè xấu; cố gắng học tập tốt để không phụ công ơn của cha, mẹ. 0,5 0,5 0,5 1,0
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_kiem_tra_hoc_ky_i.docx