Giáo án Hình học 9 - Tiết 37: Góc ở tâm - Số đo cung - Nguyễn Văn Tân

Giáo án Hình học 9 - Tiết 37: Góc ở tâm - Số đo cung - Nguyễn Văn Tân

I./ MỤC TIÊU

-Kiến thức:

-Hiểu được khái niệm góc ở tâm, số đo của một cung.

-Kĩ năng:

-Ứng dụng giải được bài tập và một số bài toán thực tế.

II./ CHUẨN BỊ

- GV: GA, SGK; Thước thẳng, compa, bảng phụ, bảng nhóm

- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.

III./ TIẾN HÀNH

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (Trong quá trình dạy bài mới)

 3. Giới thiệu bài mới:

GV : Góc và đường tròn có quan hệ với nhau như thế nào. Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học của tiết hôm nay và các tiết sau của chương. Bài 1: Góc ở tâm - Số đo cung !

 

doc 4 trang Hoàng Giang 3410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 9 - Tiết 37: Góc ở tâm - Số đo cung - Nguyễn Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:....../....../........	 Ngày dạy:....../......./........
TUẦN 22 TIẾT 37
I./ MỤC TIÊU
-Kiến thức: 
-Hiểu được khái niệm góc ở tâm, số đo của một cung.
-Kĩ năng:
-Ứng dụng giải được bài tập và một số bài toán thực tế.
II./ CHUẨN BỊ
- GV: GA, SGK; Thước thẳng, compa, bảng phụ, bảng nhóm
- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.
III./ TIẾN HÀNH
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (Trong quá trình dạy bài mới)
 3. Giới thiệu bài mới: 
GV : Góc và đường tròn có quan hệ với nhau như thế nào. Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học của tiết hôm nay và các tiết sau của chương. Bài 1: Góc ở tâm - Số đo cung !
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
10’
10’
10’
Hoạt động 1
1. Góc ở tâm
Đưa bảng phụ vẽ hình 1 trang 67 SGK, 
Giới thiệu góc ở tâm
-Vậy góc ở tâm là gì ?
-Hai cạnh của góc ở tâm chia đường tròn thành mấy cung? Cung nào nằm trong góc ở tâm?
Giới thiệu cho HS kí hiệu về cung. Kí hiệu cung nhỏ, cung lớn trong một đường tròn.
GV Giới thiệu 
Để phân biệt hai cung có chung các mút là A và B như hình 1a) ta kí hiệu: AmB là cung nhỏ, AnB là cung lớn
-Với thì mỗi cung là một nửa đường tròn.
-Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn. 
AmB là cung bị chắn bởi góc AOB.
Góc COD chắn nửa đường tròn.
Hoạt động 2
2. Số đo cung
Yêu cầu 1HS đọc định nghĩa trang 67 SGK
Gọi 1HS lên bảng đo góc ở tâm ở hình 1a)
 AOB = ?
 và sđ AmB = ?
GV Giới thiệu định nghĩa, kí hiệu.
Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK.
Giới thiệu phần chú ý
Hoạt động 3
3. So sánh hai cung
GV Ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau.
Thế nào là hai cung bằng nhau?
Tương tự trong hai cung khác nhau ta so sánh như thế nào?
GV Giới thiệu kí hiệu.
Yêu cầu HS làm ?1
Hãy vẽ một đường tròn rồi vẽ hai cung bằng nhau
Gợi ý: Vẽ góc ở tâm 
GV Nhận xét
Hoạt động 4
4. Khi nào thì sđ = sđ + sđ 
Đưa bảng phụ vẽ hình 3 trang 67 SGK, 
Cho C là một điểm nằm trên cung AB vậy điểm C chia cung AB thành mấy cung?
Vậy khi nào thì sđAB = sđ AC+ sđCB ?
GV Giới thiệu định lí
Yêu cầu HS làm bài tập ?2
Hãy chứng minh đẳng thức
 sđ AB = sđ AC+ sđCB trong trường hợp điểm C nằm trên cung nhỏ AB (h.3)
GV Nhận xét
Bài 1 trang 68 SGK
Kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành một góc ở tâm có số đo là bao nhiêu độ vào những thời điểm sao :
a) 3 giờ b) 5 giờ c) 6 giờ
d) 12 giờ e) 20 giờ ?
Cho HS hoạt động nhóm trong 3 phút
Cho các nhóm báo cáo kết quả
GV Cho các nhóm nhận xét
GV Nhận xét
1. Góc ở tâm
HS Quan sát và trả lời
-Là góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn.
-Thành hai cung.
Cung nằm bên trong góc ()
HS Ghi bài
 a) b)
Định nghĩa: Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.
Kí hiệu: Cung AB được kí hiệu là AB
HS Theo dõi
2. Số đo cung 
HS Đọc Định nghĩa: SGK
HS Thực hiện
 AOB = ?
 sđ AmB = ?
HS Ghi bài:
-Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
-Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 3600 và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).
-Số đo cung AB được kí hiệu sđ AB
HS Đọc ví dụ
Ví dụ: sđ AmB = 1000
Sđ AnB = 3600- sđAmB = 3600 - 1000 = 2600
HS Đọc chú ý: (SGK)
3. So sánh hai cung
HS Trả lời
Cùng một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau.
Chúng có cùng số đo
Cung nào có số đo lớn hơn thì cung đó lớn hơn.
HS Ghi bài
Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau. 
Kí hiệu: AB = CD
Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn. 
Kí hiệu: EF EF
HS Thực hiện
HS Nhận xét
4. Khi nào thì sđ AB = sđ AC+ sđ CB
HS Trả lời
Thành hai cung AC và CB.
Khi C là một điểm nằm trên cung AB.
HS Đọc định lí (SGK)
HS Ghi bài
Định lí:
Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì :
Sđ AB = sđ AC+ sđ CB
 a) b) 
a) Điểm C nằm trên cung nhỏ AB b) Điểm C nằm trên cung lớn AB
HS Thực hiện
Ta có: 
Hay sđ AB = sđ AC+ sđCB 
HS Nhận xét
Bài 1/68 
HS Đọc đề
HS Hoạt động nhóm 
Kết quả hoạt động nhóm 
a) 900 b) 1500 c) 1800 d) 00 e) 1200
HS Nhận xét
4. Củng cố (3’)
GV Yêu cầu HS làm bài tập 2 trang 69 SGK
Bài 2/69 Bài giải
Ta có: 
5. Dặn dò (1’)
Học bài
	Dặn dò và hướng dẫn HS làm bài tập 3, 4, 5, 6 trang 69 SGK
	Chuẩn bị bài “Luyện tập”.
Duyệt của BGH	Giáo viên soạn
 Nguyễn Văn Tân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_9_tiet_37_goc_o_tam_so_do_cung_nguyen_van_t.doc