Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

§ 1: SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN.

 TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN. (T2)

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 a) Kiến thức:

HS được củng cố các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn qua một số bài tập.

b) Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng vẽ hình, suy luận, chứng minh hình học.

c) Thái độ: Biết vận dụng kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.

2. Năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:

Tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Hợp tác.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Máy chiếu, thước kẻ, com pa.

2.Học sinh: Thước kẻ, compa.

III. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra miệng:(5 phút)

Một đường tròn xác định khi biết những yếu tố nào ? Qua 3 điểm không thẳng hàng ta vẽ được mấy đường tròn.

 

doc 7 trang Hoàng Giang 31/05/2022 2230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	Ngày soạn: 05/11/2020
Tiết 21	Ngày dạy: 
§ 1: SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN.
 TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN. (T2)
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	a) Kiến thức:
HS được củng cố các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn qua một số bài tập.
b) Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng vẽ hình, suy luận, chứng minh hình học.
c) Thái độ: Biết vận dụng kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.
2. Năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:
Tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Hợp tác.	
II. Chuẩn bị:	
1.Giáo viên: Máy chiếu, thước kẻ, com pa.
2.Học sinh: Thước kẻ, compa.
III. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
Ổn định lớp:
Kiểm tra miệng:(5 phút)
Một đường tròn xác định khi biết những yếu tố nào ? Qua 3 điểm không thẳng hàng ta vẽ được mấy đường tròn.
 3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Đặt vấn đề:(1 phút)
 a) Mục đích: Tạo hứng thú học tập cho HS.
 b) Cách thức tổ chức:
 - Hôm trước các em đã học lý thuyết bài 1. Sự xá định đường tròn, hôm nay chúng ta đi củng cố kiến thức về lý thuyết bài này.
 c) Sản phẩm:
 d) Kết luận:
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức cho học sinh:( phút)
a) Mục đích: Củng cố kiến thức cho HS
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- Gv Qua 3 điểm không thẳng hàng ta vẽ được mấy đường tròn ? Hãy vẽ đường tròn đi qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng ?
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Gv Qua 3 điểm thẳng hàng ta vẽ được mấy đường tròn ?
- Đường tròn (O) đi qua ba điểm A, B, C có qua hệ như thế nào với tam giác ABC và ngược lại ?
- Gv hãy Nêu khái niệm Tâm đối xứng, trục đối xứng trong hình tròn ?
- HS trả lời
Vẽ đường tròn đi qua 3 điểm A, B, C.
* Hoạt động 3: Luyện tập ( phút)
a) Mục đích: HS tính được bán kính của đường tròn, vẽ được đường tròn đi qua ba điểm.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
Bài 1 (Sgk-99).(12 phút)
- GV giới thiệu và đưa đề bài bài tập 1 (Sgk) trên máy chiếu.
? Gọi 1 HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL của bài
? Để chứng minh 4 điểm A, B, C, D cùng thuộc 1 đường tròn ta làm ntn 
- Gọi 1 HS nêu cách giải và lên bảng chứng minh
- HS dưới lớp theo dõi làm vào vở
- Gv nhận xét và sửa sai sót
- Gv giới thiệu và đưa bài tập 2, 7 (Sgk) lên máy chiếu
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm ghép nối kết quả.
Bài 2: (7:Sgk-99, 100). (5 phút)
- Gọi đại diện nhóm trả lời kết quả
Bài tập 3. (15 phút)
- Gv đưa bài tập 3 lên bảng phụ
Cho DABC vuông tại A (như hình vẽ), trung tuyến AM, AB = 6cm, AC = 8cm, MD = 4cm, ME = 6cm, MF = 5cm
a/ CMR các điểm A, B, C cùng thuộc một đường tròn tâm M
b/ Hãy xác định vị trí của mỗi điểm D, E, F với đường tròn (M).
? Gọi HS đọc và lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL của bài
? Tương tự bài 1 Þ Gọi HS lên bảng chứng minh câu a
? Để xác định vị trí của điểm với đường tròn ta làm như thế nào 
 Ý 
? Ta so sánh khoảng cách từ tâm tới điểm đó với bán kính của đường tròn
Þ HS lên bảng chứng minh.
Bài 1 (Sgk-99).
GT : ABCD là hcn có 
 AB = 12cm, BC = 5cm
KL : A, B, C, D cùng
 thuộc 1 đường tròn
 G:
Gọi O là giao điểm 2
 đường chéo AC và BD
Ta có: OA = OB = OC = OD nên
 bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc (O ; OA)
AC2 = AB2 + BC2 Þ AC = 13cm
Vậy bán kính của đường tròn bằng 6,5cm
Bài 2: (7:Sgk-99, 100).
Nối 1 - 5 ; 2 - 6 ; 3 - 4
Nối 1 - 4 ; 2 - 6 ; 3 – 5
Bài tập 3.
GT : DABC (A = 900)
 Trung tuyến AM
 AB = 6, AC = 8
 ME = 6, MF = 5
KL : CM các điểm A, B, C Î (M).
CM:a/ Ta có D ABC vuông tại A, có AM là trung tuyến Þ MB = MC = MA
Do đó A, B, C cùng thuộc 1 đường tròn (M)
b/ Xét DABC (A = 900) 
Þ BC = 
Þ BC = 10cm Þ bán kính R = 5cm
Ta có MD = 4 < R Þ D nằm bên trong (M)
 ME = 6 > R Þ D nằm bên ngoài (M)
 MF = 5 = R Þ D nằm trên (M).
* Hoạt động 4. Vận dung, mở rộng ( phút)
 a) Mục đích: HS tính được bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
Bài tập 4: (6 phút)
A
Cho tam giác đều ABC, cạnh 3 cm. Hãy tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC?
 A
C
B
H
Bài tập 4: ABC đều , O là tâm đường tròn ngoại tiếp 
=>O là giao điểm của các đường phân giác, trung tuyến, đường cao, trung trực => OAH(AHBC)
Trong tam giác vuông AHC: AH = AC.sin600
=> AH = => R=OA=
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: ( phút)
a) Mục đích: HS làm tốt được các bài tập về nhà.
b) Cách thức tổ chức:
-Học thuộc các định nghĩa, định lý trong bài học, xem lại các bài tập đã chữa.Làm các bài tập 4 , 5 , 6 , 8 (Sgk /100, 101)
-Đọc mục “Có thể em chưa biết”. Đọc trước bài “Đường kính và dây của đường tròn” Giờ sau học.
c) Sản phẩm của HS:
d) Kết luận:
IV. Kiểm tra đánh giá:
 - Hãy nêu cách vẽ đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hang?
- GV nhận xét đánh giá tiết học
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 11	Ngày soạn: 06/11/2020
Tiết : 22	Ngày dạy: 
§ 2: ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN. (T1) 
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	a) Kiến thức: 
 - HS nắm được đường kính là dây lớn nhất trong các dây của đường tròn, nắm được hai định lí về đường kính ^ với dây và đường kính đi qua trung điểm của dây.
 - HS áp dụng định lí: đường kính là dây lớn nhất trong các dây của đường tròn vào giải một số bài tập.
b) Kĩ năng: Biết vận dụng các định lý trên để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của một dây, đường kính ^ với dây.
c) Thái độ: Rèn luyện tính chính xác trong suy luận và chứng minh.
2.Năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:
Tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Hợp tác.	
II. Chuẩn bị :
1.Giáo viên: Bảng phụ, bìa hình tròn
2.Học sinh: Tấm bìa hình tròn, thước, compa.
III. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
Nhắc lại cách xác định một đường tròn, tính đối xứng của đường tròn. 
 3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Đặt vấn đề: ( phút)
a) Mục đích: Tạo hứng thú hoạc tập cho HS.
b) Cách thức tổ chức:
Hôm trước các em đã biết cách vẽ đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hang và các tính chất của đường tròn, hôm nay các em tiếp tục hoc về t/c đường kính của đường tròn.
c) Sản phẩm:
d) Kết luận:
 * Hoạt động 2. Hình thành kiến thức cho học sinh: (33 phút)
* Kiến thức 1.( 15 phút). So sánh độ dài của đường kính và dây
- Gv giới thiệu bài toán trên máy chiếu
? Trong (O) dây AB nằm ở vị trí nào
- Gọi HS lên bảng vẽ hình và ghi GT, Kl của bài toán
- Gv gợi ý HS chứng minh 2 trường hợp
? Nếu dây AB là đường kính, em có nhận xét gì với bán kính R
? Nếu dây AB không là đường kính, em có nhận xét gì về AB trong D AOB
- Gọi HS lên bảng chứng minh
- HS dưới lớp làm vào vở và nhận xét
1. So sánh độ dài của đường kính và dây
a/ Bài toán (sgk-102)
GT : Cho (O ; R)
 AB là dây bất kì
KL : Chứng minh AB ≤ 2R
Chứng minh
- Nếu AB là đường kính
Ta có AB = 2R
- Nếu AB không là đường kính
Xét DABO, ta có:
 AB < AO + OB = R + R = 2R
Vậy AB ≤ 2R
b/ Định lý 1 (Sgk-103)
- Chú ý : Đường kính cũng là một dây của đường tròn
* Hoạt động 3: Luyện tập ( phút)
a) Mục đích: HS chứng minh được 4 điểm cùng thuộc một đường tròn; so sánh được hai đoạn thẳng.
b) Cách thức tổ chức
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
Bài 10: SGK ( 20 phút)
+ Cho hs lên bảng vẽ hình, ghi gt ,kl và chứng minh chi tiết 
+ Kt vở bài tập của hs 
HS thảo luận nhận xét bổ sung 
HS1 lên bảng chữa bài tập10 câu a
HS 2: Nhận xét bổ sung thiếu sót nếu có 
- Chốt lại vấn đề 
- Cho 1 hs trả lời câu b
Hs3: Đứng tại chỗ trả lời câu b
Hs4 Nhận xét 
- Chốt lại vấn đề 
- Phân tích , gợi ý hs
=> Hướng chứng minh 
- Cho HS lên bảng trình bày.
HS lên bảng chữa bài tập 10 câu a
HS: Nhận xét bổ sung thiếu sót nếu có 
HS: Đứng tại chỗ trả lời câu b
HS: Nhận xét 
Bài 10: SGK
GT: rABC ; BD ^ AC ; CE ^ AB 
KL: 1, B, E, D, C, cùng thuộc 1 đường tròn 
 2, DE < BC
Chứng minh :
- Gọi O là trung điểm của BC 
=> OB = OC = rBEC vuông tại E
=> OB = OC = OE = (theo tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông) (1)
rBDC vuông tại D
=> OD=OB=OC=(2)(theo tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông)
Từ (1) và (2) 
=> OB = OE = OD = OC 
=> B, E, D, C cùng thuộc đường tròn tâm O bán kính BC/2
b) Dễ thấy DE là dây, BC là đường kính của đường tròn tâm O đi qua 4 điểm B,D,E,C do đó DE < BC ( theo định lí 1)
* Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng: ( không)
4. Hướng dẫn về nhà: 
 a) Mục đích: HS làm tốt các bài tập theo yêu cầu KTKN.
 b) Cách thức tổ chức:
 -GV nhận xét và nhắc lại bài và cho HS củng cố các bài tập 11 (Sgk-hocj1, xem trước phần 2. ( Định lý 2;3) hôm sau học.
 c) Sản phẩm:
 d) Kết luận:
IV. Kiểm tra đánh giá:
-Nhắc lại các kiến thức đã học trong giờ.
+ Về liên hệ độ dài giữa đường kính và dây (định lý 1)
+ Về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây (định lý 2, 3)
- Gv nhận xét đánh giá tiết học.
V. Rút kinh nghiệm:
 An Trạch A, ngày tháng năm 2020
Nhận xét
Duyệt của Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_9_tuan_11_nam_hoc_2020_2021.doc