Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 19: Sự xác định của đường tròn. tính chất đối xứng của đường tròn

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 19: Sự xác định của đường tròn. tính chất đối xứng của đường tròn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được định nghĩa đường tròn, các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn.

- Học sinh biết cách dựng đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng. Biết chứng minh một điểm nằm trên, nằm bên trong, nằm bên ngoài đường tròn.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, kĩ năng trình bày lời giải

3. Thái độ : Nghiêm túc và hứng thú học tập, trình bày rõ ràng

4. Năng lực:

 - Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề

 - Năng lực chuyên biệt: Tính toán, tự học, giải quyết vấn đề, tự đưa ra đánh giá của bản thân, tái hiện kiến thức

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, thước, compas

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

 

docx 5 trang maihoap55 2330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 19: Sự xác định của đường tròn. tính chất đối xứng của đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	10	Ngày soạn: 5/11
Tiết:19 	 
CHƯƠNG II. ĐƯỜNG TRÒN
Bài 1. SỰ XÁC ĐỊNH CỦA ĐƯỜNG TRÒN.
TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được định nghĩa đường tròn, các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn.
- Học sinh biết cách dựng đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng. Biết chứng minh một điểm nằm trên, nằm bên trong, nằm bên ngoài đường tròn.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, kĩ năng trình bày lời giải 
3. Thái độ : Nghiêm túc và hứng thú học tập, trình bày rõ ràng
4. Năng lực:
 - Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề 
 - Năng lực chuyên biệt: Tính toán, tự học, giải quyết vấn đề, tự đưa ra đánh giá của bản thân, tái hiện kiến thức
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, thước, compas
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết 
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
 (M3)
Vận dụng cao
(M4)
Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Định nghĩa của đường tròn
Hiểu được tính chất của đường tròn. 
Giải thích vì sao đường tròn có tâm đối xứng, trục đối xứng 
Tìm được tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông?
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
- Mục tiêu: Hs nắm qua sơ lượt nội dung chương II từ đó hình thành ý thức học tập tìm tòi kiến thức mới.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Thái độ học tập của học sinh.
GV giới thiệu: Lớp 6 chúng ta đã được làm quen với đường tròn, hình tròn. Lớp 8 đà học tâm đối xứng, trục đối xứng. Ở lớp 9, ngoài ôn tập lại các kiến thức trên ta còn bổ sung thêm cách xác định đường tròn, tìm được tâm đối xứng hoặc trục đối xứng. Tiết học này ta sẽ nhắc lại và bổ sung các tính chất của đường tròn, định nghĩa đường tròn, tâm đối xứng và trục đối xứng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về đường tròn.
- Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm h.số .
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Nêu được định nghĩa đường tròn. Xác định được khi nào điểm M nằn bên trong, nằm trên, nằm ngoài đường tròn. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv cho Hs ôn lại các địng nghĩa về đường tròn bằng cách điền vào chỗ trống trong các câu hỏi? 
- Đường tròn tâm O bán kính R ( R>0) là hình gồm: ....
- Hình tròn là hình bao gồm các điểm nằm ... và nằm ... đường tròn.
- Hai điểm C, D bất kỳ thuộc (O) chia đường tròn này thành 2 phần, mỗi phần gọi là một ... ( hay còn gọi tắt là ...). Hai điểm này gọi là hai mút của ...
- Đoạn nối hai mút của cung gọi là ... ( còn gọi tắt là ...)
- Dây đi qua tâm là ... của đường tròn.
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
GV ôn lại cho HS cung và dây cung
Điền vào chỗ chấm trong hình sau:
AB là: ... ; CD là ....
Cho đtron tâm O, bán kính R
Vị trí của điểm với đường tròn
Hệ thức liên hệ
Điểm I nằm trên (O). Điểm I thuộc đtron hay đtron (O) đi qua điểm I
OI ... R
Điểm H nằm trong đường tròn (O;R)
OH ... R
Điểm G nằm ngoài đtron (O;R)
OG ... R
GV đưa ?1 và H53 lên bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm ?1.
 Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
1. Nhắc lại về đường tròn.
Kí hiệu: (O ; R) hoặc (O).
* Định nghĩa: SGK/Tr97
?1. Điểm H nằm bên ngoài đường tròn (O) Þ OH > R.
Điểm K nằm trong đường tròn (O)
Þ OK OK.
Trong DOKH có OH > OK
Þ > (theo định lí về góc và cạnh đối diện trong tam giác ).
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu Cách xác định đường tròn .
- Mục tiêu: Hs nắm được cách xác định đường tròn.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Hs nắm được qua 3 điểm không thẳng hàng ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
- Một đường tròn được xác định khi biết những yếu tố nào ?
- Yêu cầu HS thực hiện ?2.
- GV: Vậy biết 1 và 2 điểm chưa xác định 1 đường tròn.
- Yêu cầu HS thực hiện ?3.
- Tâm của đường tròn ngoại tiếp là giao của 3 đường trung trực.
- Vẽ được bao nhiêu đường tròn ? Vì sao?
- Vậy qua bao nhiêu điểm xác định 1 đường tròn duy nhất ?
- GV giới thiệu đường tròn ngoại tiếp.
- Cho HS làm bài tập 2 /SGK (BP)
(1) (5)
(2) (6)
(3) (4)
- GV: Cho 3 điểm A' ; B' ; C' thẳng hàng có vẽ được đường tròn đi qua 3 điểm này không ? Vì sao ?
HS: Không vẽ được vì đường trung trực của các đoạn thẳng A'B' ; B'C' , C'A' không giao nhau 
GV y/c HS đọc chú ý SGK/Tr98GV: Đánh giá, chốt lại
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
2. Các xác định đường tròn :
?2. a) Vẽ hình:
b) Có vô số đường tròn đi qua A và B. Tâm của các đường tròn đó nằm trên đường trung trực của AB vì có OA = OB.
?3. Vẽ đường tròn đi qua 3 điểm A; B; C
không thẳng hàng.
*Qua 3 điểm không thẳng hàng, ta vẽ được 1 và chỉ 1 đường tròn.
- Đường tròn đi qua 3 đỉnh A; B; C của DABC gọi là đường tròn ngoại tiếp DABC và DABC là tam giác nội tiếp đường tròn. (GV đánh dấu k/n).
* Chú ý:Không vẽ được đường tròn đi qua ba điểm thẳng hàng. 
HOẠT ĐỘNG 4. Tâm đối xứng, trục đối xứng
- Mục tiêu: Hs hiểu được vì sao tâm O là tâm đối xứng và trục đối xứng của đtron
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Xác định được O là tâm đối xứng và đường kính là trục đối xứng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv tổ chức cho Hs hoạt động nhóm làm ?4, ?5 để xác định được O là tâm đối xứng và đường kính là trục đối xứng 
GV Cho HS làm ?4; ; ?5 theo 2 nhóm trong thời gian 3 phút
HS làm bài và hoàn thành kết quả bài học
? Cắt một hình tròn. Em hãy giải thích vì sao khi gấp đôi hình tròn đó thì hai nửa hình tròn chồng khít lên nhau?
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
3. Tâm đối xứng :
?4.
 Ta có: OA = OA'.
Mà OA = R 
nên OA' = R.
Þ A' Î (O).
- Vậy: Đường tròn là hình có tâm đối xứng.Tâm đối xứng là tâm của đường tròn
4. Trục đối xứng :
+ Đường tròn có vô số trục đối xứng là bất cứ đường kính nào .
?5. Có C và C' đối xứng với nhau qua AB nên AB là trung trực
của CC'.
Có O Î AB
Þ OC' = OC = R Þ C' Î (D; R).
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
- Những kiến thức cần ghi nhớ của tiết học là gì ?
- HS: định nghĩa đường tròn, cách xác định, tâm đối xứng, trục đối xứng.
- Làm bài tập 1/Tr99
Bài tập 1.SGK – Tr99
Theo T/C hcn ta có: 
OA = OB = OC = OD Þ 4 điểm A,B,C,D cùng nằm trên một đường tròn tâm O bán kính OA
 mà cm
OA = 13 : 2 = 6,5 cm 
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
? Tại sao các nghệ sĩ xiếc có thể đỡ được nhiều chi16c đĩa tròn trên đầu các thanh kim loại lâu như vậy? 
( Tham khảo trên Kilopad.com – chương 73)
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
+ Nắm vững định nghĩa đường tròn, tính chất của đường tròn. Biết cách xác định đường tròn, tâm đối xứng và trục đối xứng của đường tròn
+ BTVN: 1; 2; 3/sgk.tr99, 100
CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Định nghĩa của đường tròn? (M1); 
Câu 2: Hiểu được tính chất của đường tròn.? (M2) 
Câu 3: Giải thích vì sao đường tròn có tâm đối xứng, trục đối xứng (M3)
Câu 4: Tìm được tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông? ( M4)
Định nghĩa của đường tròn
Hiểu được tính chất của đường tròn. 
Giải thích, chứng minh đường tròn có tâm đối xứng, trục đối xứng 
Tìm được tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_19_su_xac_dinh_cua_duong_tron_ti.docx