Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 22

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 22

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm được định nghĩa góc nội tiếp. Định lí và các hệ quả về số đo của góc nội tiếp.

 - Nhận biết bằng cách vẽ hình và chứng minh được các hệ quả của định lý trên

2. Kỹ năng:

 - Thu thập và xử lý thông tin, làm việc nhóm

 - Rèn kĩ năng vẽ hình, biết cách phân chia các trường hợp trong chứng minh định lý

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm

 - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn

 4. Năng lực:

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Năng lực tính toán, suy luận.

II. Chuẩn bị:

- GV:Bảng phụ ghi các bài tập; Phiếu học tập

- HS: Học theo hướng dẫn

III. Tiến trình bài học:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

Mục tiêu: Tạo tình huống để học sinh tiếp cận các khái niệm “Góc nội tiếp” và một số bài toán minh họa và ứng dụng của kiến thức trên.

 

doc 8 trang maihoap55 6900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày soạn: 17/01/20 Ngày dạy: 
 Tiết 41 GÓC NỘI TIẾP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Học sinh nắm được định nghĩa góc nội tiếp. Định lí và các hệ quả về số đo của góc nội tiếp. 
 - Nhận biết bằng cách vẽ hình và chứng minh được các hệ quả của định lý trên 
2. Kỹ năng: 
 - Thu thập và xử lý thông tin, làm việc nhóm
 - Rèn kĩ năng vẽ hình, biết cách phân chia các trường hợp trong chứng minh định lý
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
 - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn 
 4. Năng lực:
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
 - Năng lực tính toán, suy luận. 
II. Chuẩn bị:
- GV:Bảng phụ ghi các bài tập; Phiếu học tập
- HS: Học theo hướng dẫn
III. Tiến trình bài học:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Mục tiêu: Tạo tình huống để học sinh tiếp cận các khái niệm “Góc nội tiếp” và một số bài toán minh họa và ứng dụng của kiến thức trên.
+ Chuyển giao: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi trả lời câu hỏi
Góc nào là góc ở tâm?
Góc ở tâm có mối liên hệ gì với số đo cung bị chắn ?
Góc ở hình 2 có đặc điểm gì?
+ Thực hiện: HS làm việc theo cặp đôi, viết lời giải vào giấy nháp. GV quan sát HS làm việc, nhăc nhở các em không tích cực, giải đáp nếu các em có thắc mắc về nội dung bài tập.
+ Báo cáo, thảo luận: Hết thời gian dự kiến cho từng bài tập, quan sát thấy em nào có lời giải tốt nhất thì gọi lên bảng trình bày lời giải. Các HS khác quan sát lời giải, so sánh với lời giải của mình, cho ý kiến. 
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải trên bảng.
GV: Vậy thế nào là góc nội tiếp, góc nội tiếp có tính chất gì ? chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nó.
 Hình 1
 Hình 2
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
HĐ1. hình thành định nghĩa
Mục tiêu: Hs hiểu và nhận biết được góc nội tiếp 
* Chuyển giao:
G: Vẽ hình
- Thế nào là góc nội tiếp, chỉ ra trên hình vẽ góc nội tiếp BAC ở hai hình trên chắn những cung nào ? 
- GV dùng bảng phụ vẽ sẵn hình 14 , 15 (sgk), yêu cầu HS thực hiện (sgk)
* Thực hiện: Học sinh suy nghĩ và làm ra giấy nháp.
* Báo cáo, thảo luận: 
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh
- Giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó nêu khái niệm góc nội tiếp
- Giải thích tại sao góc đó không phải là góc nội tiếp?
 1. Định nghĩa 
 Hình 13. BAC là góc nội tiếp, cung BC là cung bị chắn.
- Hình a) cung bị chắn là cung nhỏ BC; hình b) cung bị chắn là cung lớn BC.
HĐ2. xây dựng và chứng minh định lý.
Mục tiêu: Hs hiểu và chứng minh tính chất góc nội tiếp 
Bài tập 1: Cho (O ; R) ; BAC là góc nội tiếp .
Chứng minh BAC = sđ BC 
* Chuyển giao: 
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm : nửa lớp làm trường hợp a; nửa lớp làm trường hợp b
* Thực hiện: HS hoạt động nhóm giải bài tập 
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để hỗ trợ.
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá: GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm, tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
Trường hợp tâm O nằm ngoài góc BAC ( hs tự chứng minh)
Vậy góc nội tiếp có mối liên hệ gì với số đo cung bị chắn ? 
HS...
GV chốt kiến thức
2. Định lí 
Chứng minh
A
O
B
C
a/ Tâm O nằm trên cạnh AB của góc BAC
Ta có AOC cân tại O; 
BOC là góc ngoài của tam giác 
 BAC = BOC 
Mà BOC là góc ở tâm chắn cung nhỏ 
Nên BOC = sđ BC
 BAC = sđ BC
b/ Tâm O nằm trong góc BAC
A
Kẻ đường kính AM của (O)
B
O
C
M
Ta có BAC = BAM +MAC
mà BAM = sđ BM
 CAM = sđ CM
 BAC = sđ BM + sđ CM
 Hay BAC= sđ BC
c/ Tâm O nằm ngoài góc BAC (tự chứng minh)
HĐ3. xây dựng hệ quả của định lý
Mục tiêu: HS nắm vững các hệ quả về số đo của góc nội tiếp. 
Bài tập 2: Cho hình vẽ, biết:
sđ MN = 1000, điền vào dấu ... các câu sau:
1) MAN = sđ ... = ...0
2) MBN = ... = ...
3) AMN = ... = ...
4) MON = ... = ...
* Chuyển giao: 
 Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm đôi giải bài tập 
* Thực hiện: HS hoạt động nhóm đôi giải bài tập 
- Giáo viên quan sát từng học sinh để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để hỗ trợ.
* Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm kiểm tra chéo bài nhau nhận xét
- GV lưu ý những thiếu sót mà hs mắc phải
- GV lưu ý kết quả vừa c/m 
* Nhận xét, đánh giá
GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm
Kết quả: 
1) MAN = sđ MN = 500
2) MBN = sđ MN = 500
3) AMN = 900
4) MON = 1000
- GV cho HS rút ra các hệ quả từ kết quả của bài tập trên
3. Hệ quả 
A
O
B
E
C
D
1) ABC=CBD ( AC = CD )
2) ABC = AOC
3) AEB = 900
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG 
Mục tiêu: Củng cố các kiến thức vừa học 
* Chuyển giao: 
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm làm bài tập 15; 16 sgk/75
* Thực hiện: HS hoạt động nhóm giải bài tập 
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để hỗ trợ.
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét bổ sung
GV chốt lại và đưa đáp án đúng.
* Nhận xét, đánh giá: GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm, tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
*) Bài tập 15
a) Đúng ( Hệ quả 1 )	
b) Sai ( có thể chắn hai cung bằng nhau ) 
*) Bài tập 16
 a/ ta có MAN = 300 < 900 
 MBN = 600 (hệ quả góc nội tiếp)
PCQ = 1200 (hệ quả góc nội tiếp)
 b/ ta có PCQ = 1360 
 PBQ = 680 (hệ quả góc nội tiếp) MAN = 340 (hệ quả góc nội tiếp)
4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm bài tập: 17 – 21 trong sgk tr 75, 76 
Rút kinh nghiệm: 
 ..
Ngày soạn: 17/01/20 Ngày dạy:
 Tiết 42 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 Học sinh được ôn tập và củng cố định nghĩa, định lý và các hệ quả của góc nội tiếp.
2. Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng vẽ hình theo đề bài, vận dụng các tính chât của góc nội tiếp vào chứng minh hình.
 - Rèn tư duy lô gíc chính xác cho học sinh.
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
 - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn 
 4. Năng lực:
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
 - Năng lực tính toán, suy luận.
II. Chuẩn bị:
- GV:Bảng phụ ghi các bài tập; Phiếu học tập
- HS: Học theo hướng dẫn
III. Tiến trình bài học:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Mục tiêu: Tạo tình huống giúp học sinh củng cố kiến thức để vận dung làm bài tập
+ Chuyển giao: 
 Phát biểu nội dung định nghĩa, định lý, hệ quả góc nội tiếp?
* Thực hiện: cho học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận: giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá: Nhận xét biểu dương tinh thần tự giác, tích cực của học sinh 
 G- nhận xét và cho điểm 
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
* HĐ1. Làm bài 20- sgk / 76
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính chứng minh ba điểm thẳng hàng
* Chuyển giao:
G: Đưa ra bài tập 20- sgk/76. Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân giải bài tập 
* Thực hiện:
- HS nghiên cứu đề bài trong sgk và giải bài tập
- Giáo viên quan sát từng học sinh để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để có biện pháp giúp đỡ đặc biệt là những học sinh yếu kém
* Báo cáo, thảo luận: 
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá:
Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh
* HĐ2. Làm bài 22- sgk / 76
Mục tiêu: Rèn kĩ năng chứng minh hệ thức giữa các đoạn thẳng
* Chuyển giao: 
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 22 tr 76 sgk:
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm để làm bài tập
* Thực hiện:
 HS hoạt động nhóm làm bài
 G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
- Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông
* Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Hs khác nhận xét kết quả của nhóm bạn
G- nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá:
GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm, tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
* HĐ3. Làm bài 23- sgk / 76
Mục tiêu: Rèn kĩ năng chứng minh hệ thức giữa các đoạn thẳng
* Chuyển giao: 
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 23 / 76 sgk:
Gọi học sinh đọc nội dung bài toán
? Bài toán yêu cầu chứng minh điều gì?
H- trả lời
? Muốn chứng minh đẳng thức dạng tích ta làm như thế nào? 
H- trả lời
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm : nửa lớp xét trường hợp điểm M nằm ngoài đường tròn; nửa lớp xét trường hợp điểm M nằm trong đường tròn
* Thực hiện:
 HS hoạt động nhóm làm bài
 G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
* Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện hai nhóm báo cáo kết quả
Học sinh nhóm khác nhận xét kết quả của nhóm bạn
G- nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá:
GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm, tuyên dương nhóm h.động tích cực.
Bài 20 sgk / 76
A
O
O’
B
D
C
Nối BA, BC, BD ta có 
Xét đường tròn (O ) có ABC = 900 ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Xét đường tròn (O’) có ABD = 900 ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
 ABC + ABD = 1800
C, B, D thẳng hàng
Bài 22 - sgk / 76
B
A
O
M
C
Ta có AMB = 900 (Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
 AM là đường cao của tam giác vuông ABC
 MA2 = MB . MC (ĐL)
Bài 23 (sgk / 76)
a/ Trường hợp điểm M nằm trong đường tròn
Xét MAD và MBC có 
B
A
O
M
C
D
AMD =BMC ( đối đỉnh)
ADM = CBM
( hai góc nội tiếp cùng
 chắn cung AC)
MAD đồng
 dạng MBC
MA .MB = MC.MD 
D
A
O
M
C
B
b/ Trường hợp điểm M 
nằm ngoài đường tròn
Xét MAD và MBC 
có AMD =BMC ( góc chung)
ADM = CBM (cùng chắn cung AC)
MAD đồng dạng MBC
 MA . MB = MC . MD 
4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Thông qua giải bài tập HS củng cố cách chứng minh tam giác đều, hai tam giác bằng nhau, đẳng thức về đoạn thẳng.
* HĐ4. Làm bài 20- SBT/ 76
* Chuyển giao: 
G- đưa bài tập 20 tr 76 SBT:
G- yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình
? Muốn chứng minh một tam giác đều ta có những cách nào?
? Gọi học sinh đứng tại chỗ chứng minh
? Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta thường dùng cách nào?
H- trả lời
? Hai tam giác có những yếu tố nào bằng nhau?
H- trả lời
Tìm thêm yếu tố khác có thể chứng minh bằng nhau?
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm làm câu b, c
* Thực hiện:
HS hoạt động nhóm làm bài
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
* Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Học sinh khác nhận xét kết quả của bạn
G- nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá:
GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm, tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
D
A
O
M
C
B
Bài 20 SBT / 76
a/ Có MB = MD (gt) nên MBD cân tại M
mà BMD = C (cùng chắn cung AB)
lại có C = 600 ( ABC đều)
 BMD = 600
Do đó BMD đều
b/ BMD = 600CBD +MBC = 600
Mặt khác CBD +DBA = 600
 ABD =MBC 
Xét BAD và BCM có:
 BA = BC ( ABC đều)
ABD =MBC ( cmt)
 BD = BM ( MBD đều)
BAD = BCM (c.g.c)
 AD = CM ( hai cạnh tương ứng)
c/ Ta có MB = MD (gt); AD = MC(cm trên)
MD + AD = MB + MC
hay MA = MB + MC
Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm bài tập: 24, 25; 26 trong sgk /76
Rút kinh nghiệm: ..
 Ký duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tuan_22_nam_hoc_2020_2021.doc