Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 27: Benzen - Năm học 2020-2021

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 27: Benzen - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

- HS viết được CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của phân tử benzen

- Tính chất vật lí, một số tính chất hó học, viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của benzen

- Nêu được ứng dụng quan trọng của benzen

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình, đọc thông tin rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của benzen.

- Tính được khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, hướng dẫn học KHTN.

2. Học sinh: Hướng dẫn học KHTN. Tìm hiểu trước nội dung bài học

III. Phương pháp: hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động nhóm

IV. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Tiến trình bài học

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tạo tình huống có vấn đề dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung bài học

Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi (5’)thực hiện yêu cầu phần khởi động trang 22 sách HDH

HS thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, chia sẻ.

GV nhận xét, chỉnh sửa rồi giới thiệu: Để biết được benzen có CTPT là gì, CTCT ra sao, và có những tính chất gì? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu

- HS viết được CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của phân tử benzen

- Tính chất vật lí, một số tính chất hó học, viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của benzen

- Nêu được ứng dụng quan trọng của benzen

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình, đọc thông tin rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của benzen.

 

docx 4 trang Hoàng Giang 3760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 27: Benzen - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/1/2021
Ngày giảng: 3/2;4/2/2021
Tiết 27- BÀI 35: BENZEN
I. Mục tiêu 
- HS viết được CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của phân tử benzen
- Tính chất vật lí, một số tính chất hó học, viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của benzen
- Nêu được ứng dụng quan trọng của benzen
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình, đọc thông tin rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của benzen.
- Tính được khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, hướng dẫn học KHTN. 
2. Học sinh: Hướng dẫn học KHTN. Tìm hiểu trước nội dung bài học
III. Phương pháp: hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức	
2. Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tạo tình huống có vấn đề dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung bài học
Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi (5’)thực hiện yêu cầu phần khởi động trang 22 sách HDH
HS thực hiện yêu cầu của giáo viên, báo cáo, chia sẻ.
GV nhận xét, chỉnh sửa rồi giới thiệu: Để biết được benzen có CTPT là gì, CTCT ra sao, và có những tính chất gì? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu
- HS viết được CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của phân tử benzen
- Tính chất vật lí, một số tính chất hó học, viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của benzen
- Nêu được ứng dụng quan trọng của benzen
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình, đọc thông tin rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của benzen.
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 2. 1.Tính chất vật lý.
-Gv hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về tính tan trong nước của benzen, khả năng hòa tan dầu ăn của benzen từ đó rút ra kết luận về tính chất vật lí bằng cách hoạt động nhóm cặp hoàn thành bài tập điền từ trang 24 (3’)
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm, chia sẻ kết quả trước lớp
- Gv nhận xét và kết luận về tính chất vật lí
Hoạt động 2. 2. Cấu tạo phân tử
Gv yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát H 35.3 trả lời câu hỏi: 
Viết CTCT của benzen?
Điền từ, cụm từ thích hợp để hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo 
- HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của GV. 
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- HS báo cáo, HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt đáp án
Các từ cần điền là: đôi, đơn,một,nguyên tử
Hoạt động 2. 3.Tính chất hoá học .
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: từ CTCT hãy dự đoán tính chất hóa học của benzen: benzen có cháy không, có phản ứng cộng với dung dịch brom không?
- Gv yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 (5’) xem video thí nghiệm về tính chất hóa học, hoàn thành cột 3 về tính chất hóa học của benzen?
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- HS báo cáo, HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt đáp án
HS: 
- Gv yêu cầu HS hoạt động cá nhân (3’) nghiên cứu tài liệu trả lời câu hỏi:
+ Phản ứng của benzen với brom thuộc loại phản ứng gì?
+ So sánh khả năng phản ứng của benzen với brom và etilen với brom? Giải thích sự khác nhau về khả năng phản ứng của brom với etilen và benzen?
+ Benzen có những phản ứng nào trong điều kiện thích hợp?
- HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của GV. 
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ.
- HS báo cáo, HS tổ chức chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt đáp án
+ Phản ứng của benzen với brom thuộc loại phản ứng thế
+ Benzen khó tham gia phản ứng cộng với brom hơn so với etilen.
Hoạt động 2. 4. Ứng dụng 
- Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân (4’) nêu các ứng dụng quan trọng của benzen?
CTPT: C6H6.
PTK: 78.
1.Tính chất vật lý.
- HS quan sát ống nghiệm đựng benzen và đưa ra nhận xét.
- HS quan sát thí nghiệm, từ đó rút ra nhận xét.
Kết luận:
Benzen là chất lỏng, không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước. Là dung môi hoà tan nhiều chất khác: cao su, dầu ăn, iôt, rất độc.
2. Cấu tạo phân tử
- 1 HS lên bảng viết CTCT
Nhận xét:
Trong phân tử ben zen: Có 6 nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh hình lục giác đều có 3 liên kết đơn xen kẽ 3 liên kết đôi.
3.Tính chất hoá học .
a.Tác dụng với ôxi (phản ứng cháy)
Ben zen cháy trong không khí tạo thành khí cacbonnic, hơi nước, muội than và toả nhiều nhiệt.
PTHH:
2C6H6 + 15O2 ® 12CO2 + 6H2O +Q.
b.Tác dụng với brom (phản ứng thế)
PTHH 
C6H6(l) +Br2(l)C6H5Br(l) +HBr(k).
Brombenzen (Chất lỏng không màu)
c.Tác dụng với H2(phản ứng cộng)
PTHH:
C6H6 + 3H2 C6H12.
 (xiclohexan)
* Kết luận: Benzen vừa có pư thế vừa có pư cộng, pư cộng xảy ra khó khăn hơn so vơi etlen.
4. Ứng dụng 
+ SX chất dẻo , thuốc nhuộm và thuốc trừ sâu.
+Làm dung môi hoà tan các chất.
3. Củng cố
 Bài 1/T26	Đáp án :C
Bài 2/T26
C6H6(l) + Br2(l) C6H5Br(l) +HBr(k).
Số mol C6H5Br là
n = 0,2 mol
Theo PT số mol C6H6 = số mol C6H5Br
= 0,2 mol
Lượng benzen cần dùng là
m= (78 x 0,2) x 100:80 = 19,5 (gam)
Bài 5/T26
Các PTHH xảy ra
C6H6 + X2 C6H5X +HX
 HX + NaOH ® NaX + H2O
Số mol HX = số mol NaOH = 4/40 = 0,1 mol
Số mol HX = số mol C6H5X = 0,1 mol
Khối lượng mol của C6H5X là M = 11,25:0,1 = 112,5 (gam/mol)
 Ta có 77+ X = 112,5
X = 112,5 – 77 = 35,5
Vậy X là nguyên tố Clo (Cl)
4. Hướng dẫn về nhà: HS học bài, làm lại bài 4 trang 26 sách HDH. 
Hướng dẫn bài 4/T26 như sau: HS xác định được khói lượng bình đựng dd Ca(OH)2 tăng 6,36 gam chính là khối lượng CO2 đã phản ứng. Viết các PTHH ( benzen tác dụng với ôxi, khia cacbonic tác dụng với dd Ca(OH)2 , tính số mol CaCO3 và số mol benzen theo số mol CO2. Từ đó tính được lượng kết tủa CaCO3 và lượng benzen đã phản ứng.
*/ Phòng chống covid: Nhắc nhở học sinh thực hiện "5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" để giữ an toàn cho bản thân trước đại dịch COVID-19!

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_27_benzen_nam_hoc_2020_2021.docx