Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991.
- Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay.
2. Kỹ năng
Giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát và sử dụng bản đồ thế giới, phương pháp khái quát, phân tích, tổng hợp.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác; Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử thế giới.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 21/11/2020 Tiết 12 Ngày dạy: 25/11/2020 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991. - Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc. - Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay. 2. Kỹ năng Giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát và sử dụng bản đồ thế giới, phương pháp khái quát, phân tích, tổng hợp. 3. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước. - Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác; Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử thế giới. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Hoạt động trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Khởi động - Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh cho HS quan sát các hình ảnh các nguyên thủ của nước Mĩ, Anh, Liên Xô tham dự hội nghị I-an-ta, hình Tổng thư kí lá cờ, buổi họp Liên hợp quốc, hệ thống tên lửa, tàu ngầm của Liên Xô - Mĩ... và sẽ trình bày những hiểu biết của các em về nội dung tranh ảnh đó. - Dự kiến sản phẩm: Hình ảnh ba nhân vật ngồi trong hình trên là nguyên thủ của ba nước Anh, Mĩ, Liên Xô tại hội nghị I-an-ta. Hình thứ hai là bản đồ thế giới phân chia khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ. Biểu tượng lá cờ màu xanh là của tổ chức Liên hợp quốc. Hình tiếp theo là một buổi họp của Liên hợp quốc và cuối cùng Thủ tướng nước ta bắt tay với Tổng thư kí Liên hợp quốc ông ANTONIO GUTERRES (người Bồ Đồ Nha), cảnh hành hình tù nhân của bọn khủng bố IS, rồi tầu ngầm, tầu sân bay của Nga và Mĩ. Tất cả những hình ảnh đó phản ánh về thế giới sau 1945 đến nay. - Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một trật tự thế giới mới đã được xác lập: Trật tự hai cực I-an-ta, do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Sự phân chia thành hai phe TBCN và XHCN đã trở thành đặc trưng lớn chi phối tình hình chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2. Điều này được thể hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. B. Hình thành kiến thức I. Sự hình thành trật tự thế giới mới Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 1 và trả lời các câu hỏi: ? Trật tự thế giới mới được hình thành nhưa thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Quan sát hình 22 SGK, tìm hiểu về các nhân vật Sớc-sin, Ru-dơ-ven, Xta-lin. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trả lời các câu hỏi của GV. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV chốt lại: - Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên thủ của ba cường quốc là Liên Xô, Mỹ và Anh đã có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945. Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ. - Những thoả thuận trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực Ianta II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 2. - Chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu thảo luận: + Nhóm 1, 3: Trình bày sự hình thành, mục đích và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. + Nhóm 2: Trình bày vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. Quan sát hình 23 nêu nhận xét về vai trò của Liên hợp quốc đối với việc giải quyết một số vấn đề mang tính quốc tế hiện nay. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm báo báo kết quả hoạt động. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các nhóm. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. * Tích hợp GDMT: nêu nhận xét về vai trò của Liên hợp quốc đối với việc giải quyết vấn đề môi trường hiện nay. Giáo viên nói về biến đổi khí hậu và tình hình môi trường hiện nay đòi hỏi thế giới cần chung tay bảo vệ môi trường. GV chốt lại: - Liên hợp quốc chính thức thành lập vào tháng 10/1945, nhằm duy trì hoà bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội - Trong hơn nửa thế kỷ qua, Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội, - Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9/1977 và là thành viên thứ 49. III. Chiến tranh lạnh Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 3 và trả lời các câu hỏi: + Chiến tranh lạnh là gì? + Biểu hiện của chiến tranh lạnh. + Hậu quả để lại của chiến tranh lạnh + Đánh giá tác động của chiến tranh lạnh đối với thế giới. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS làm việc. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trả lời các câu hỏi của GV. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV nói thêm: Đây là cuộc chiến phi nghĩa tốn kém vô ích chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, trong khi nhiều nơi trên thế giới thiếu ăn, thiếu thuốc men và dịch bênh... GV nêu ví dụ thêm về chạy đua vũ trang, tàu ngầm, tàu sân bay, bom nguyên tử, tên lửa vượt đại dương xuyên lục địa... GV chốt lại: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô và hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, mà đỉnh điểm là tình trạng chiến tranh lạnh. - Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. - Những biểu hiện của Chiến tranh lạnh: Mỹ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ. - Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả nặng nề như: Căng thẳng của tình hình thế giới, những chi phí khổng lồ, cực kỳ tốn kém cho chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược. IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 4, trả lời câu hỏi theo hình thức nhóm cặp đôi: Trình bày đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS làm việc. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trả lời các câu hỏi của GV. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV chốt lại: Từ năm 1991, thế giới bước sang thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Nhiều xu hướng mới xuất hiện như: - Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. - Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm. - Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, hầu hết các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Nhưng ở nhiều nơi (Châu Phi, Trung Á ) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên thế giới chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển. C. Luyện tập - GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. - GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1: Thành phần tham dự hội nghị Ian-ta (từ 7-11/2/1945) gồm nguyên thủ các cường quốc A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Đức Italia, Nhật Bản. C. Anh, Mĩ, Liên Xô. D. Liên Xô, Mĩ, Đức. Câu 2: Quyết định nào của hội nghị Ian-ta đã tác động đến tình hình thế giới sau 1945 như thế nào? A. Hình thành trật tự mới đa cực nhiều trung tâm. B. Trật tự hai cực được xác lập do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. C. Mĩ muốn xác lập trật tự đơn cực do Mĩ chi phối và khống chế.. D. Một khuôn khổ trật tự đa cực mới hình thành do Mĩ và Liên Xô chi phối. Câu 3: Đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất của Liên hợp quốc? A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc C. Tôn trọng chủ quyền của các dân tộc. D. Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. Câu 4: Hậu quả nguy hiểm nhất của Chiến tranh lạnh để lại cho loài người ngày nay là gì? A. Xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự, các khối quân sự. B. Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt. C. Thế giới luôn căng thẳng dễ xảy ra chiến tranh. D. Tốn quá nhiều tiền của và sức người để phục vụ cuộc chiến tranh này. Câu 1 2 3 4 Đáp án C B A B D. Vận dụng - mở rộng - Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. (tùy theo thời gian giáo viên hỏi 1 trong các câu hỏi sau và có thể yêu cầu HS về tìm hiểu thêm ở nhà) Câu 1. Tại sao nói là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế là xu thế của thế giới ngày nay? Câu 2. Em hãy tìm kiếm những quốc gia nào trên thế giới đến nay vẫn còn bị tác động bởi quyết định của Hội nghị Ian-ta. Hãy viết khoảng 5 dòng những hiểu biết của em về quốc gia đó. Câu 3. Nhiệm vụ to lớn nhất hiên nay của nhân dân ta là gì? Là học sinh em có nghĩa vụ gì đối với quê hương đất nước trong giai đoạn hiện nay? - Dự kiến sản phẩm Câu 1. Vì hòa bình, chính là tình trạng không có chiến tranh, tạo cơ sở ổn định cho mọi người sinh sống và tập trung sản xuất và phát triển kinh tế. Dưới sự tác động của KH-KT làm cho kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, đồng thời để phát huy lợi thế và thế mạnh của mỗi quốc gia nên giữa các nước cần phải hợp tác quốc tế thống nhất và mở rộng thị trường và xu hướng hợp tác phát triển kinh tế đã trở thành xu hướng chung của thế giới ngày nay. Câu 2. Hai quốc gia: Hàn Quốc và Triều Tiên. - Đến nay hai quốc gia này vẫn còn chia cắt, hình thành nên hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau và luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng. - Hàn Quốc là quốc gia rất phát triển song triều Tiên lại nghèo nàn lạc hậu nhưng sở hữu vũ khí hạt nhân. - Người dân li tán trong chiến tranh Triều Tiên đến nay vẫn mong ngóng đoàn tụ gia đình, tìm người thân, nhưng số lần gặp gỡ rất ít. Câu 3. - Nhiệm vụ: Tập trung sức lực phát triển kinh tế, làm ra nhiều của cải vật chất, ra sức học tập để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu. Đem lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân - Là học sinh em có nghĩa vụ đối với quê hương đất nước trong giai đoạn hiện nay: → học tập để góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. * GV giao nhiệm vụ cho HS - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Bài 12: Những thành tựu của cuộc CM KH - KT. Trả lời câu hỏi: 1. Cách mạng KH-KT từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay có những thành tự gì? 2. Nêu ý nghĩa và tác động của cách mạng KH - KT đối với cuộc sống của con người ngày nay. 3. Đánh giá được ý nghĩa lịch sử, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng KH - KT. - Học sinh quan sát, trả lời câu hỏi, ghi chép đầu bài. - Học sinh hoạt động cá nhân, hợp tác thực hiện nhiệm vụ học tập. - Học sinh hoạt động nhóm, thảo luận, trình bày sản phẩm. - Hoạt động theo cặp, trả lời các câu hỏi. - Hoạt động theo cặp, trả lời các câu hỏi. - Làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. - Học sinh hoạt động cả lớp, trả lời bài tập.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_bai_11_trat_tu_the_gioi_moi_sau_chien.doc