Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 13: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay - Tiết 3+4+5: Nước Mĩ - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 13: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay - Tiết 3+4+5: Nước Mĩ - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Trình bày được nét chính về tình hình kinh tế, KH-KT, đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 - nay.

2. Năng lực: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, khai thác bản đồ, kênh hình, kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát vấn đề lịch sử.

3. Phẩm chất: Có thái độ trân trọng, khâm phục những thành tựu KHKT trong phát triển kinh tế, xã hội của các nước tư bản.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

- Phân tích được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, KH-KT của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó.

- Giải thích được vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, .

2. Học sinh: Các tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học.

 

docx 9 trang Hoàng Giang 02/06/2022 4470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 13: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay - Tiết 3+4+5: Nước Mĩ - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2021
Ngày giảng: /9/2021
Bài 13
MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Tiết 3,4,5: Nước Mĩ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Trình bày được nét chính về tình hình kinh tế, KH-KT, đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 - nay.
2. Năng lực: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, khai thác bản đồ, kênh hình, kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát vấn đề lịch sử.
3. Phẩm chất: Có thái độ trân trọng, khâm phục những thành tựu KHKT trong phát triển kinh tế, xã hội của các nước tư bản.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: 
- Phân tích được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, KH-KT của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó. 
- Giải thích được vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, .
2. Học sinh: Các tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học. 
III. Tiến tình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu 
- Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu của chủ đề: Mĩ, Nhật Bản, tây Âu từ 1945 đến nay
- Tổ chức thực hiện 
 */ Khởi động : (2’) 
GV chiếu slide 1
H: Quan sát các hình ảnh trên và nêu hiểu biết của em về những hình ảnh này? Những hình ảnh liên quan tới quốc gia nào?
HSHĐCL, chia sẻ
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Trình bày được nét chính về tình hình kinh tế, KH-KT, đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 - nay.
Mục 1: Nước Mĩ (thực hiện lớp học đảo ngược)
Bước 1: Chọn chủ đề/Bài dạy: Bài 13, tiết 3: NƯỚC MĨ. (Thể hiện ở kế hoạch giáo dục đã xây dựng từ đầu năm học – Kế hoạch cốt lõi)
Bước 2: Thiết kế bài giảng, video -> share các tài liệu tham khảo lên mạng. (Thể hiện ở hai video mà giáo viên đã gửi hai đường link ở cuối tiết 2)
- Giáo viên gửi đường link video bài giảng, tài liệu tham khảo, nội dung, video lên không gian lớp học trên mạng. Cụ thể trên nhóm zalo của lớp, trên nhóm Mecsenger.
- Học sinh xem video về nội dung tiết học: Nước Mĩ
- Giáo viên đưa ra nhiệm vụ về bài cần hoàn thành sau khi xem xong bài giảng và đọc tài liệu. Yêu cầu học sinh phải hoàn thiện bài tập đúng thời hạn.
- Nhiệm vụ là kiến thức trọng tâm của bài học mà học sinh phải nắm được. Cụ thể:
+ Tình hình nước Mĩ sau chiến tranh (Chỉ rõ nguyên nhân).
Liên hệ: 
+ VN học tập được điều gì từ sự phát triển nền kinh tế của Mĩ?
+ Hiểu biết về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kì. 
 Giáo viên tương tác, chia sẻ với học sinh thông qua forum, chat... giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua nhiệm vụ và bộ câu hỏi Quiz, ý thức tự giác được đánh giác bằng cách cho điểm 
 Bước 3: HS xem bài giảng, video, tài liệu ở nhà -> Trả lời câu hỏi, làm bài tập. 
 Bước 4: HS lên lớp thực hành, thảo luận, trao đổi với nhau và với giáo viên trên lớp. (Thể hiện ở tiết 7).
Giáo viên cho học sinh tổng hợp lại kiến thức trong tiết học.
 Giáo viên tổ chức trao đổi, thảo luận nhóm cho học sinh, học sinh nộp biên bản thảo luận cho giáo viên (Sản phẩm của HS)
 Giáo viên giải đáp thắc mắc, định hướng những nội dung học sinh gặp khó khăn theo hướng mở, sáng tạo; trân trọng những ý kiến, phản biện phù hợp, tích cực, sáng tạo của học sinh
 Cụ thể (Cho mục I: Nước Mĩ)
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Tìm hiểu về tình hình kinh tế nước Mĩ (20p)
HS HĐ Nhóm ( 5’). Thống nhất ý kiến về nội dung kiến thức, Báo cáo sản phẩm , chia sẻ
GV nhận xét, khái quát, kết hợp phân tích, bổ sung thêm 
* Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Mĩ sau ctranh (15p)
HS HĐ Nhóm ( 5’). Thống nhất ý kiến về nội dung kiến thức, Báo cáo sản phẩm , chia sẻ
GV nhận xét, khái quát, kết hợp phân tích, bổ sung thêm 
GV giải thích khái niệm “chiến lược toàn cầu” là: chiến lược của Mĩ nhằm thực hiện tham vọng, âm mưu thống trị toàn thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, 3 mục tiêu cơ bản của chiến lược là:
- Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt XHCN thế giới 
- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân
- Khống chế và nô dịch các nước tư bản khác
- Tham vọng quá lớn nhng khả năng thực tế của Mĩ có hạn do nhiều nhân tố chủ quan và khách quan.
GVMR: liên hệ với VN
Từ 1995 ta và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, đến nay quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển, 1999 Tổng thống Mĩ Pikintơn đã sang thăm VN...
Mặt khác chúng ta kiên quyết chống lại âm mưu bá quyền của giới cầm quyền Mĩ.
Gv Chiếu slide 12 : Mối quan hệ VN với Hoa Kì
GV chiếu slide 13: tổ chức cho HS tìm hiểu ô chữ bí mật mật 
* Tìm hiểu tình hình Nhật Bản sau chiến tranh 
GVYC: Đọc thông tin mục 2.a ( tài liệu trang 107, 108) kết hợp quan sát lược đồ Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2 và cho biết: Sau chiến tranh thế giới 2, Nhật Bản đã gặp những khó khăn gì? Họ đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó?
- HSHĐ cặp đôi (3’). Báo cáo, chia sẻ
- Gv nhận xét, chốt kết hợp mở rộng 
GV phân tích rõ những khó khăn mà Nhật gặp phải sau chiến tranh:
+ Lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản bị quân đội nước ngoài chiếm đóng ( Mĩ) 
+ Nhật mất hết thuộc địa
+ Nền kinh tế tàn phá nặng nề (34% máy móc, 25% công trình, 80% tàu biển bị phá huỷ. SXCN năm 1946 bằng 1/4 so với trước chiến tranh) 
+ Đồng thời xuất hiện nhiều khó khăn bao trùm đất nước : Thất nghiệp ( 13 triệu người, thiếu lương thực, thực phẩm ( dân chúng NB thường xuyên bị đói) hàng hoá tiêu dùng khan hiếm, thiếu thốn gay gắt, lạm phát với tố độ phi mã...... 
=> vô cùng khó khăn, bao trùm khắp đất nước, len lỏi vào từng mặt của đời sống xã hội, ở tất cả các lĩnh vực)
GV: Để thoát khỏi những khó khăn trên người Nhật đã tiến hành cải cách 
GV phân tích rõ nội dung của các cải cách, nhấn mạnh: Chương II-Hiến pháp 1946 chỉ vẻn vẹn có một điều khoản, Điều 9, chỉ rõ nhân dân Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh khỏi chủ quyền của quốc gia, vĩnh viễn không sử dụng vũ lực hay đe doạ bằng vũ lực khi giải quyết các tranh chấp quốc tế (Chú thích (2) tại đây còn ghi rõ: Để bảo đảm thực thi điều khoản này không bao giờ được duy trì lục quân, hải quân, và không quân cũng như tiềm năng chiến tranh khác.
H: Ý nghĩa của những cải cách này đối với Nhật Bản?
HSTL, chia sẻ
Gv chốt
* Tìm hiểu về Nhật khôi phục và pt kinh tế sau chiến tranh 
- GV yêu cầu HS theo dõi thông tin Sgk mục 2 từ: “ Từ năm 1950.......cùng Mĩ và Tây Âu” ( tài liệu trang 108) hoàn thành phiếu học tập sau: Những biểu hiện chứng tỏ bước phát triển” thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản?
Thời gian
Biểu hiện chứng tỏ sự phát triển thần kì của nền kinh tế NB
1950-1970
- HS điều hành thảo luận.
- GV đưa KL trên máy chiếu, yêu cầu HS đổi bài, theo dõi chấm chéo điểm cho nhau (bổ sung nd còn thiếu bằng bút khác màu).
GV y/c HS hoàn thiện vào vở
I. Nước Mĩ
1. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt. 
+ Sản lượng công nghiệp chiếm 56,5% toàn thế giới
+ Nông nghiệp gấp 2 lần các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật cộng lại.
+ Chiếm 50% tàu thuyền đi lại trên thế giới
+ Chiếm ¾ trữ lượng vàng của thế giới. 
- Nguyên nhân: STL
- Trong những thập niên tiếp sau kinh tế Mĩ suy yếu và không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia. 
2. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
- Đề ra “chiến lược toàn cầu”:
+ Chạy đua vũ trang.
+ Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
=> Chính sách hiếu chiến, phản động nhằm thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. 
II. Nhật Bản
1. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh 
- Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, gặp nhiều khó khăn:
+ Nạn thất nghiệp trầm trọng.
+ Thiếu lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.
+ Lạm phát nặng nề ...
- Nhật Bản thực hiện 1 loạt các cải cách dân chủ:
+ Ban hành hiến pháp mới (1946).
+ Thực hiên cải cách ruộng đất
+ Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ...
=> Những cải cách này đã trở thành nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ về sau.
2 . Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
* Sự phát triển thần kì của nền kinh tế 
Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau CTTG thứ hai
Thời gian
Biểu hiện chứng tỏ sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản
1950-1970
+ Tổng thu nhập quốc dân đứng thứ hai thế giới sau Mĩ (1968 – 183 tỉ USD). 
+ Công nghiệp tăng trưởng bình quân những năm 50 là 15%, những năm 60 là 13,5%. 
+ NN: cung cấp hơn 80% nhu cầu trong nước về lương thực 
=> Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới. 
GV nhận mạnh, mở rộng: Trong thập niên 50 - 70 nền kinh tế Nhật Bản được coi là sự phát triển thần kì với những minh chứng:
+ NB đứng đầu thế giới về sản xuất tàu biển, ôtô, sắt, thép, xe máy, điện tử...
+ Dự trữ vàng và ngoại tệ vượt Mỹ, hàng hoá NB len lỏi khắp thị trường TG: ôtô, máy móc, điện tử kể cả thị trường Mĩ và Tây Âu với những tập đoạn kích xù và tên tuổi như ( So Ny, Pa Na Sô níc, To Si Ba, To y ô ta..)
GV chiếu các hình ảnh:
H: Quan sát ba hình ảnh cho biết: các hình ảnh trên chứng minh cho sự phát triển thần kì của Nhật ở những lĩnh vực nào ?Trong những lĩnh vực trên em ấn tượng với thành tựu của lĩnh vực nào nhất? Vì sao?
- HS tự bộc lộ, chia sẻ
- GV nhận xét, tích hợp liên môn.
- GV chuyển ý 
- GV yêu cầu HS đọc thầm 4 nguyên nhân phát triển nền KTNB SGK trang 38, yêu cầu hoạt động cặp đôi (4’) câu hỏi: Chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan? Xác định nguyên nhân cơ bản? vì sao?
HS TL, chia sẻ. 
GV đưa KL và các hình ảnh, tư liệu lên MC GV giới thiệu nội dung các bức ảnh, tư liệu trên
H: Qua các bức ảnh, tư liệu trên em học được gì từ con người Nhật Bản?
- HS tự bộc lộ, chia sẻ
- GV nhận xét, định hướng và chỉ rõ
 Nguyên nhân cơ bản khiến cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển là nguyên nhân chủ quan. Trong đó con người lại là nhân tố quan trọng nhất góp phần giúp cho Nhật Bản vươn lên trở thành “ người khổng lồ” về kinh tế 
GV tích hợp liên môn ( GDCD)
H: Qua tìm hiểu về sự phát triển của Nhật Bản, em có suy nghĩ và mong muốn gì cho đất nước mình?Với nhiệm vụ là người học sinh, em sẽ làm gì để xây dựng quê hương, đất nước mình?
HS tự bộc lộ. GV nhận xét, định hướng
* Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh 
- GV giới thiệu nhanh chính sách đối nội của NB....hướng dẫn HS về nhà đọc thêm (giảm tải).
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK “Về đối ngoại....kinh tế của mình”, hoạt động cặp đôi (3’)
Nêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau CTTG thứ hai ?
Nhận xét mặt tích cực, hạn chế trong chính sách đối ngoại của NB?
Nêu những hiểu biết của em về quan hệ Việt-Nhật?
- HS chia sẻ
- GV kết luận:
(Hạn chế: lệ thuộc Mĩ..
Tích cực: đối ngoại mềm mỏng .. đẩy mạnh hợp tác KT với các nước Châu Á, nỗ lực vươn lên nâng cao vị thế chính trị trên trường quốc tế )
- Yêu cầu HS quan sát ảnh (S 10, 11), 
-> GV nhấn mạnh:
+ Quan hệ ngoại giao Việt – Nhật .
+ Hợp tác kinh tế Việt – Nhật .
* Tìm hiểu tình hình chung của các nước Tây Âu sau chiến tranh.
 HS HĐCĐ (3’): đọc thông tin sgk ( trang 109) từ “ trong chiến tranh ..xã hội chủ nghĩa Đông Âu” và trả lời câu hỏi sau: Nêu những nét nổi bật của tình hình Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ 2? 
HS: báo cáo kết quả - nhận xét – bổ sung
GV: khái quát kiến thức – HS ghi vở
GV kết hợp mở rộng kiến thức 
Chiếu bảng số liệu về kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới 2
HĐCN. Hãy cho biết những nước nào trở thành đối xâm lược trở lại của thực dân 
phương tây – Kết quả những cuộc xâm lược đó.?
- Inđônêxia (11/1945)
- Pháp xâm lược Đông Dương(VN-Lào- Campuchia) 9/1945
- Anh xâm lược Mã Lai 9/1945
-> Kết quả: các nước thực dân phương tây đều thất bại phải công nhận nền độc lập...
- 9/1949 Mĩ thành lập khối quân sự Bắc đại tây dương (NATO) nhằm lôi kéo các nước TB Tây Âu tham gia nhập khối quân sự này nhằm chống lại LX và các 
nước XHCN ở Đông Âu, khiến cho tình hình Châu Âu luôn căng thẳng: các nước hao tiền tốn của trong việc chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự 
GV chiếu lược đồ Châu Âu
HS: Quan sát lược đồ Châu Âu kết hợp với đọc thông tin từ: “Sau khi nước Đức ..
Tây Âu” trả lời câu hỏi sau: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức có đặc điểm gì nổi bật?
HSHĐCN, trình bày trên lược đồ. Nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, chốt kết hợp với mở rộng. 
*Tìm hiểu về sự liên kết khu vực ở Tây Âu 
GV chiếu yêu cầu
HS: Đọc thông tin tài liệu trang 110,111 hoàn thành sơ đồ về quá trình liên kết của các nước Tây Âu? Tại sao các nước Tây Âu lại có xu hướng liên kết khu vực?
HSHĐCĐ(3’). Báo cáo, chia sẻ
GV nhận xét, chốt các slides
GV chiếu một số hình ảnh về liên minh Châu Âu 
HS: quan sát các hình ảnh trên và nêu nhận xét về tổ chức này?
HS: hoạt động cá nhân – báo cáo, chia sẻ
GV: chốt ghi - HS ghi vở
GV MR.Cho đến nay, sau nhiều năm thành lập và hoạt động, Liên minh châu Âu đã trở thành một liên minh quốc tế - chính trị lớn nhất hành tinh (chiếm khoảng ¼ GDP của thế giới), có tổ chức chặt chẽ và là một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới (Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản).
GV chiếu một vài hình ảnh thể hiện mối quan hệ giữa VN – lien minh Châu Âu.
Năm 1990, Việt Nam thiết lập quan hệ với Liên minh châu Âu, mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa Việt Nam và EU.
Hs HĐCN dung bút chì tích vào phương án đúng trong từng bài tập.
* Nguyên nhân phát triển 
(Tài liệu trang 108)
3. Chính sách đối ngoại 
- Thi hành một chính sách đối ngoại lệ thuộc Mĩ (kí hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật)
- Mềm mỏng về chính trị, phát triển các mối quan hệ đối ngoại.
- Nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị.
III Các nước Tây Âu
1 . Tình hình chung 
a. Những nét chung 
* Kinh tế:
- Sau chiến tranh nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng
- Năm 1948, 16 nước nhận viện trợ kinh tế của Mĩ
-> Kinh tế phục hồi nhưng phục thuộc vào Mĩ
* Đối ngoại:
- Chạỵ đua vũ trang, tham gia khối quân sự SESTO, xâm lược các nước 
b. Tình hình nước Đức
- 3/10/1990 nước Đức được thống nhất 
2. Sự liên kết khu vực
- Từ 1950 Tây Âu có xu hướng liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực
- Quá trình liên kết khu vực ( Slides)
- Là liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất thế giới, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập (lồng vào phần hình thành kiến thức sau mỗi nội dung GV cho HS làm bài tập luôn. GV sử dụng CNTT). HDHD giải quyết các bài tập trong STL.	
1. Hãy điền thời gian và sự kiện sao cho đúng trong bảng dưới đây :
Thời gian
Sự kiện
Từ 1945 – 1950
♣ Kinh tế Nhật Bản dần dần được khôi phục.
Tháng 6/1950
♣ Kinh tế Nhật Bản bắt đầu phát triển mạnh
Đến giữa những
năm 1960
♣ Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng thần kỳ vượt qua các nước 
Tây Âu, vươn lên hàng thứ hai của thế giới (sau Mỹ)
Từ những năm 1970
♣ Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính củathế giới
2. Chọn đáp án đúng - sai cho câu hỏi sau:
Câu 1: Nguyên nhân sự tăng trưởng thần kì của Nhật bản là
 A. Truyền thống tự lực, tự cường
 B. Những cải cách dân chủ và chi phí quân sự ít.
 C. Sử dụng khoa học kĩ thuật và vốn vay của nước ngoài.
 D. Nhà nước biết liên kết giữa người giàu và người nghèo.
Câu 2: Hiện nay, Nhật đã trở thành
 A. Siêu cường kinh tế.
 B. Cường quốc kinh tế thứ hai trên toàn thế giới.
 C.Một trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.
 D. Cường quốc kinh tế thứ nhất trên toàn thế giới.
3. Em hãy so sánh chính sách của Mĩ và Nhật Bản theo yêu cầu ở bảng sau:
Nội dung
MĨ
NHẬT BẢN
Đối nội
♣ Ra sức đàn áp phong trào Cách mạng trong nước, chống Đảng Cộng Sản, phong trào công nhân 
♣Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ với những quyền tự do dân chủ tư sản
Đối ngoại
♣Đề ra “chiến lược toàn cầu”, chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.Thông qua viện trợ để lôi kéo khống chế các nước phụ thuộc gây chiến tranh xâm lượctiến hành nhiều biện pháp nhằm thiết lập thế giới.“đơn cực” 
♣Thực hiện chính sách mềm mỏng về chính trị, tăng cường các quan hề kinh tế đối ngoại, Tăng cường đầu tư viện trợ các nước đặc biệt là các nước Đông Nam Á, đang cố gắng vươn lên để trở thành cường quốc về chính trị.
 * Hướng dẫn học bài 
	- Bài cũ: Học kỹ bài. 
	- Bài mới: Đoc trước bài Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
	+ Sự hình thành trật tự hai cực IANTA?
	+ Mục đích, vai trò của sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?
	+ Biểu hiện, hậu quả của Chiến tranh lạnh?
	+ Xu thế chung của thế giới sau "Chiến tranh lạnh" ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_bai_13_mi_nhat_ban_tay_au_tu_nam_1945.docx