Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài: Cuộc cách mạng Khoa học - Kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Năm học 2021-2022
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Trình bày được những thành tựu, ý nghĩa, tác động của cuộc CMKH-KT.
2. Năng lực: Rèn luyện kĩ năng khai kênh hình, kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát vấn đề lịch sử.
3. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết các vấn đề thực tiễn (rút ra được các bài học kinh nghiệm).
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
- Phân tích được nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chủ yếu, đánh giá được tác động của cuộc cách mạng KH-KT diễn ra từ sau CTTG thứ hai đến nay.
- Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, .
2. Học sinh: Các tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học.
III. Tiến tình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu
- Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu của chủ đề: Trật tự thế giới sau chiến tranh
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động khởi động (3’)
Gv chiếu hình ảnh (1, 2) – Tài liệu/120
H: Qua quan sát, hãy nêu hiểu biết của em về 2 hình ảnh trên? Những hình ảnh đó đề cập đến nội dung gì trong lịch sử loài người? Em biết gì về nội dung đó?
HSTL.
Gv nhận xét, dẫn vào bài: Như vậy đây là những hình ảnh đề cập đến cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX. Vậy cuộc cách mạng này khởi đầu ở đâu? Tại sao con người lại tiến hành cuộc cách mạng đó? Cuộc CM đó đạt được những thành tựu gì? Thành tưu đó tác động ntn đến cuộc sống của con người?
Ngày soạn: 30/10/2021 Ngày giảng: 01/11/2021 UNIT 15 – PERIOD 9 CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Trình bày được những thành tựu, ý nghĩa, tác động của cuộc CMKH-KT. 2. Năng lực: Rèn luyện kĩ năng khai kênh hình, kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát vấn đề lịch sử. 3. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết các vấn đề thực tiễn (rút ra được các bài học kinh nghiệm). * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: - Phân tích được nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chủ yếu, đánh giá được tác động của cuộc cách mạng KH-KT diễn ra từ sau CTTG thứ hai đến nay. - Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết các vấn đề thực tiễn. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, . 2. Học sinh: Các tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học. III. Tiến tình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu - Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu của chủ đề: Trật tự thế giới sau chiến tranh - Tổ chức thực hiện Hoạt động khởi động (3’) Gv chiếu hình ảnh (1, 2) – Tài liệu/120 H: Qua quan sát, hãy nêu hiểu biết của em về 2 hình ảnh trên? Những hình ảnh đó đề cập đến nội dung gì trong lịch sử loài người? Em biết gì về nội dung đó? HSTL. Gv nhận xét, dẫn vào bài: Như vậy đây là những hình ảnh đề cập đến cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX. Vậy cuộc cách mạng này khởi đầu ở đâu? Tại sao con người lại tiến hành cuộc cách mạng đó? Cuộc CM đó đạt được những thành tựu gì? Thành tưu đó tác động ntn đến cuộc sống của con người? Hoạt động thầy - trò Nội dung cơ bản 2. HĐ2: Hình Thành kiến thức * Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu, ý nghĩa, tác động của cuộc CMKH-KT. (15’)Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX Mục tiêu: Hiểu được nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX GV giải thích: Cách mạng khoa học – kĩ thuật có nghĩa là mọi thành tựu của cuộc cách mạng này đều do các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra . Vậy để hiểu được nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật này yêu cầu các em: HĐCĐ (5’) đọc thông tin mục 1 kết hợp với quan sát 4, 5, 6 (tài liệu/121,122) trả lời 2 câu hỏi: Câu 1: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật xuất phát từ những nguyên nhân nào? Câu 2: Nêu đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng kho học kĩ thuật từ giữa thế kỉ XX? Tại sao có đặc điểm đó? HS báo cáo, chia sẻ GV nhận xét, chốt bảng GV mở rộng: Mĩ có nền kinh tế phát triển -> đầu tư vốn vào KHKT, đất nước hoà bình, có thu hút các nhà khoa học lỗi lạc của thế giới GV phân tích: Xã hội ngày càng phát triển dẫn tới nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người ngày càng nâng cao ( Thực tế cuộc sống của chúng ta thấy rõ điều đó. Đơn giản như việc sử dụng các thiết bị điện trong cuộc sống gia đình, trước kia để làm mát cơ thể trong mùa chúng ta dùng quạt – máy điều hòa Phương tiện đi lại trước kia là xe đạp – xe máy – ô tô- máy bay H: Lấy ví dụ chứng tỏ xã hội phát triển, nhu cầu của con người càng cao? ( Ti vi: xem ti vi đen trắng – ti vi màu – tinh thể lỏng; Để naauus thức ăn trước khi dung bếp củi – bếp ga – bếp từ ) => các em thấy rằng để đáp ứng tất cả các nhu cầu ngày càng cao của con người thì điều tất yếu phải tiến hành cuộc CMKHKT. GV: cuộc CMKHKT được tiến hành còn xuất phát từ nguyên nhân GV chiếu đoạn thông tin, yêu cầu HS đọc => Nhìn vào đoạn thông tin các em thấy mức độ gia tăng dân số diễn ra rất nhanh. DS tăng kéo theo nhiều hệ lụy như (tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, thực phẩm, trang thiết bị thiết yếu cho c/s con người ) -> làm thế nào để đáp ứng nhu cầu đó thì chỉ có cuộc CMKHKT mới giải quyết được. Gv chiếu hình 6 ( tl/122): Đây là bức tranh thể hiện sự hạn hán trên trái đất. Cuộc sống của con người gắn bó chặt chẽ với các hiện tượng tự nhiên ( gió, mưa, bão, sấm ) và chịu nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực từ chúng. Con người thì luôn sinh ra nhưng TNTT chỉ có vậy hơn nữa do sự khai thác Con người phải đẩy mạnh việc NCK để hiểu rõ thiên nhiên, khắc phục tác hại và tận dụng các thuận lợi của TN cho mình. GV minh chứng thêm: Ngoài ra cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật giữa thế kỉ XX cũng có nền tàng vững chắc từ những pt mang tính bước ngoặt về KH cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 1 nguyên nhân mang tính bước ngoặt có tác dụng thúc đẩy KHKT phát triển đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, nó đặt ra yêu cầu cho các nước tham chiến phải tiến hành nghiên cứu, đổi mới kĩ thuật để tạo ra các loại vũ khí tối tân .( bom nguyên tử) GV: vậy tại sao đặc điểm nổi bật .bởi vấn đề cấp thiết mà cuộc cách mạng lần này giải quyết là phải sản xuất và chế tạo ra những công cụ sản xuất mới có năng suất cao, tìm ra vật liệu mới, năng lượng mới,... thay thế dần nguồn tài nguyên thiên nhiên của nhân loại đang bị vơi cạn. Vì thế, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đều bắt nguồn từ những kết quả nghiên cứu của khoa học. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc của tiến bộ kĩ thuật.. GV chiếu hình 12 (t/l – 125) giới thiệu: Đây là bức ảnh chụp nhà máy ô tô theo dây chuyền, tự động hóa. Do sự phát triển của khoa học, nghiên cứu và sáng tạo ra hệ thống máy móc tự động sẽ thay thế con người làm trong các nhà máy dưới sự điều kiển của con người. H: Đặc điểm này có gì khác biệt so với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX? GV: Nếu như trong cuộc cách mạng khoa học lần 1, các phát minh máy móc như máy hơi nước, máy phát điện đều bắt ngồn từ cải tiến kĩ thuật, người phát minh không phải là những nhà khoa học mà là người thợ . Còn trong cuộc CM này mọi phát minh đều do các nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu tạo ra nên thời gian phát minh ngắn hơn 1. Nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX * Nguồn gốc - Khởi đầu ở Mĩ, từ những năm 40 của thế kỉ XX - Đáp ứng nhu cầu về vật chất, tinh thần ngày càng cao của con người. Bùng nổ dân số thế giới - Sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên * Đặc điểm: - Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp - Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học (15’)Khám phá những thành tựu tiêu biểu của cuộc CMKHKT nửa cuối thế kỉ XX Mụ tiêu: Hiểu được những thành tựu chủ yếu, tiêu biểu của cuộc cách mạng KHKT nửa cuối thế kỉ XX. GV dẫn dắt: Trong tiết học trước cô giáo đã chia lớp làm 4 nhóm và yêu cầu các nhóm tìm hiểu, giới thiệu những thành tựu của cuộc CMKHKT nửa cuối thế kỉ XX ( theo dự án) - Các nhóm đã chuyển bài về máy, Mời đại diện một nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình. HS báo cáo, nhận xét, bổ sung GV nhận xét: Nhóm 2 đã có ý thức thực hiện nội dung công việc cô giao. Nêu được 7 lĩnh vực và các thành tựu tương ứng với từng lĩnh vực Tuy nhiên .. GV: Đối với lĩnh vực khoa học cơ bản, bạn đã nêu được thành tựu sinh học, tuy nhiên các em cần lưu ý việc cho ra đời con cừu Đô ly bằng phương pháp sinh sản vô tính ngoài ưu điểm khác phục bệnh di truyền, vô sinh thì phương pháp này còn hạn chế về đạo đức, khó khăn cho pháp luật quản lý dân số, nguy hại đến sự tổn vong của loài người .. Ngoài thành tựu SH ra toán học, vật lý, hóa học cũng đạt được nhiều thành tựu GV chiếu slides - Lĩnh vực Công cụ sản xuất mới, ngoài những thành tựu kể trê thì một trong những thành tựu nổi bật là con người đã sáng tạo ra Rô-bốt - Lĩnh vực vật liệu mới . H: Kể tên các vật dụng trong gia đình em được làm từ chất dẻo Po – li- me? Đặc điểm của các vật dụng này? - HS kể. Gv chiếu: Chất dẻo poli me đang giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong đời sống con người và trong công nghiệp - GV chiếu về các nguồn năng lượng: Đây đều là những nguồn năng lượng - GV chiếu, giới thiệu về cách mạng xanh - Gv chiếu giới thiệu về GTVT, thông tin liên lạc... nhấn mạnh khi giới thiệu về điện thoại H: Điện thoại có tác dụng gì đối với đời sống con người? GV nhấn mạnh: Con người sản xuất ra điện thoại là để phục vụ c/s của chính họ nhưng ngày nay con người đang lệ thuộc vào nó 2. Khám phá những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng KHKT nửa cuối thế kỉ XX. 4/ Củng cố: (2’) GV khái quát toàn bài (biểu thống kê) – Slides 16 5/ Hướng dẫn học tập : (2’) Bài cũ: Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu cuộc Cách mạng KHKT - Bài mới : Tìm hiểu tác động của cuộc CMKHKT+ xu thế toàn cầu hóa.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_bai_cuoc_cach_mang_khoa_hoc_ki_thuat_v.docx