Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chủ đề: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay
- Giới thiệu chung chủ đề: Tình hình chung của các nước Mỹ, Nhật bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thành tựu đạt được của các nước này.
- Thời lượng dự kiến: 3 tiết (tiết 10,11,12).
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: Sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Mỹ, Nhật bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tình hình chính trị ( đối nội và đối ngoại ) của Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu.
- Sự liên kết khu vực ở Tây Âu và xu thế liên kết khu vực ngày càng phổ biến trên thế giới.
b. Kĩ năng: Rèn cho HS phương pháp tư duy, phân tích,khái quát các vấn đề , tổng hợp và kỹ năng sử dụng bản đồ.
c. Thái độ: GD ý thức tự chủ trong quan hệ với Mỹ, Nhật và Tây Âu, ý thức bảo vệ độc lập và chu quyền dân tộc
- GD cho HS ý chí ham học hỏi, tự lực vươn lên
2. Định hướng năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tình toán, thẩm mỹ,.
- Năng lực riêng: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bản đồ châu Âu, bản đồ châu Á, nước Mỹ; một số tranh ảnh về nước Nhật; SGK, SGV .
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình dạy học
Chủ đề : MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY - Giới thiệu chung chủ đề: Tình hình chung của các nước Mỹ, Nhật bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thành tựu đạt được của các nước này. - Thời lượng dự kiến: 3 tiết (tiết 10,11,12). I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: Sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Mỹ, Nhật bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Tình hình chính trị ( đối nội và đối ngoại ) của Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. - Sự liên kết khu vực ở Tây Âu và xu thế liên kết khu vực ngày càng phổ biến trên thế giới. b. Kĩ năng: Rèn cho HS phương pháp tư duy, phân tích,khái quát các vấn đề , tổng hợp và kỹ năng sử dụng bản đồ. c. Thái độ: GD ý thức tự chủ trong quan hệ với Mỹ, Nhật và Tây Âu, ý thức bảo vệ độc lập và chu quyền dân tộc - GD cho HS ý chí ham học hỏi, tự lực vươn lên 2. Định hướng năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tình toán, thẩm mỹ,... - Năng lực riêng: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức vào thực tế. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bản đồ châu Âu, bản đồ châu Á, nước Mỹ; một số tranh ảnh về nước Nhật; SGK, SGV . 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của GV. III. Tiến trình dạy học Hoạt động1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết qủa hoạt động Định hướng được kiến thức về tình hình chung của các nước Mỹ, Nhật bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai GV: cho HS quan sát hình ảnh và hỏi đây là quốc gia nào và em biết gì về quốc gia này? Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc và vươn lên vị trí siêu cường. Vậy, nguyên nhân nào làm cho kinh tế Mĩ phát triển và giới cầm quyền Mĩ đã thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi đó. S: 9.833.520 km2) (hạng 3 hoặc 4) DS: 327.167.434 (hạng 3) (2018) ìBình quân đầu người 62.518 USD (hạng 11) Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết qủa hoạt động - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ có bước phát triển nhảy vọt. - Hiểu được chính sách đối nội phản động và đối ngoại bành trướng của nước Mĩ. a. Nội dung 1: NƯỚC MĨ I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai - GV: treo LĐ và giới thiệu vị trí và đặc điểm nổi bật của nước Mĩ? → HS xác định và trả lời. - GV: sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ là một nước như thế nào? → Phát triển nhanh chóng, trở thành siêu cường số 1 thế giới. - GV: cho HS thảo luận: + N1: vì sao kinh tế Mĩ lại phát triển nhanh chóng sau chiến tranh? + N2: điều kiện tự nhiên tác động như thế nào cho sự phát triển của nước Mĩ? + N3: em hãy nêu những thành tựu về kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh? + N4: trong những thập niên tiếp theo nền kinh tế Mĩ như thế nào? Vì sao từ năm 1973 trở đi thì nền kinh tế Mĩ suy giảm mạnh? → HS chia nhóm để thảo luận: + N1: HS dựa vào SGK để trả lời. + N2: tạo điều kiện cho nước Mĩ phát triển thuận lợi hơn. + N3: HS dựa vào SGK để trả lời. + N4: Kinh tế Mĩ suy yếu. - GV: đưa ra bảng số liệu kinh tế Mĩ ở hai thời kì và yêu cầu HS nhận xét về kinh tế Mĩ ở hai thời kì đó? → Nền kinh tế phát triển không đều. - GV: kết luận. II. Sự phát triển khoa học – kĩ thuật Mĩ sau chiến tranh (lồng ghép dạy vào bài 12) III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh - GV: nét nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau chiến tranh là gì? → Thực hiện chế độ hai đảng tư sản thay nhau cầm quyền. - GV: em có nhận xét gì về chính sách đó? → Chính sách phục vụ tư sản, chống người lao động, phản động. - GV: nhân dân Mĩ có thái độ như thế nào đối với những chính sách của chính phủ? → Phong trào chống phân biệt chủng tộc, chống chiến tranh xâm lược Việt Nam. - GV: dựa vào ưu thế quân sự và kinh tế, giới cầm quyền Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? → Đưa ra chiến lược toàn cầu, chống chủ nghĩa xã hội - GV: giảng thêm về Chiến lược toàn cầu của Mĩ. →HS tiếp thu. - GV: em có nhận xét gì về chính, sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? → Bành trướng, cá nhân cục bộ thể hiện bản chất của chủ nghĩa đế quốc. - GV: em biết gì về mối quan hệ Việt – Mĩ từ trước đến nay? →Trước năm 1995 thì Mĩ vẫn cấm vận nước ta nhưng sau 11/7/1995 thì gỡ bỏ lệnh cấm vận. * GV luyện tập: 1. Sau chiến tranh Mĩ trở thành siêu cường số một vì? a. Tài nguyên nhiều. b. Thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh. c. Thừa hưởng thành tựu KHKT của thế giới. d. Cả a,b,c. 2. Trình bày điểm nổi bật về chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh? 3. Hoàn thành SĐTD nội dung bài học. I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai * Những thập niên đầu sau chiến tranh: - Mĩ trở thành nước giàu mạnh về kinh tế, khoa học kĩ thuật và quân sự. - Nguyên nhân: + Giàu tài nguyên thiên nhiên, không bị chiến tranh tàn phá. + Thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh. + Thừa hưởng thành quả KHKT. * Những thập niên tiếp theo: - Kinh tế của Mĩ không còn ưu thế tuyệt đối như trước kia. - Nguyên nhân: + Bị Tây Âu và Nhật cạnh tranh. + Khủng hoảng, chi phí cho quân sự lớn. + Chênh lệch giàu nghèo lớn. II. Sự phát triển khoa học – kĩ thuật Mĩ sau chiến tranh (lồng ghép dạy vào bài 12) III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh 1. Chính sách đối nội - Ban hành một loạt đạo luật phản động: + Cấm đảng cộng sản hoạt động, chống phong trào công nhân. + Chính sách phân biệt chủng tộc. → Phong trào đấu tranh bùng lên mạnh mẽ. 2. Chính sách đối ngoại - Đề ra “Chiến lược toàn cầu”. - Lập các khối quân sự. - Gây chiến tranh xâm lược. → Thiết lập sự thống trị toàn thế giới. 1. d 2. HS trả lời 3. HS vẽ. - Nhật Bản từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã vươn lên vị trí siêu cường, đứng thứ hai thế giới. - Hiểu được chính sách đối nội và đối ngoại của giới cầm quyền Nhật Bản. b. Nội dung 2: NHẬT BẢN I. Tình hình Nhật Bản sau nhiến tranh - GV: treo LĐ H.17 SGK và giới thiệu vị trí và đặc điểm nổi bật của nước Nhật? → HS xác định và trả lời. - GV tích hợp môi trường: với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đó thì Nhật gặp khó khăn gì trong phát triển kinh tế? → Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản khó khăn, tài nguyên thiên nhiên ít - GV: sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình nước Nhật như thế nào? → Là nước bại trận, bị Mĩ chiếm đóng - GV: nguyên nhân của tình hình trên là do đâu? → Là nước thua trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. - GV: nêu nội dung cuộc cải cách dân chủ của Nhật sau chiến tranh? →HS dựa vào SGK trả lời. - GV: ý nghĩa của những cải cách đó? → Tạo điều kiện cho Nhật phát triển sau này - GV kết luận. II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh - GV: cho HS đọc “nền kinh tế Nhật sau Pê-ru”. → HS đọc. - GV: qua đoạn đó em có nhận xét gì về nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 50-70 của thế kỉ XX? → Tăng trưởng thần kì. - GV: qua H18+19+20, nêu những thành tựu đạt được của Nhật từ những năm 50 đến 70? → HS quan sát và dựa vào SGK trả lời. - GV: cho HS thảo luận: + Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Nhật lại phát triển “thần kì” như vậy? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? + Hạn chế và khó khăn của kinh tế Nhật là gì? + Em có nhận xét gì về kinh tế Nhật từ đầu những năm 90 so với thời kì trước? + Nguyên nhân làm cho kinh tế Nhật khủng hoảng và suy thoái? → HS chia nhóm thảo luận: + N1: nhờ chiến tranh VN, Triều Tiên, truyền thống, hệ thống quản lí, con người + N2: nghèo tài nguyên, bị cạnh tranh, chèn ép. + N3: khủng hoảng và suy thoái. + N4: thiếu tài nguyên, mất cân đối, lão hoá lao động. - GV: nhận xét và bổ sung. III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh(không dạy) * GV luyện tập: - Nêu thành tựu kinh tế của Nhật sau chiến tranh và nguyên nhân phát triển? - Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật sau chiến tranh. I. Tình hình Nhật Bản sau nhiến tranh * Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh: - Là nước bại trận, bị Mĩ chiếm đóng, mất hết thuộc địa. - Kinh tế bị tàn phá nặng nề, đất nước gặp nhiều khó khăn. * Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản - 1946, ban hành Hiến pháp mới. - Thực hiện cải cách ruộng đất. - Ban hành các quyền tự do dân chủ. → Là nhân tố quan trọng giúp Nhật vươn lên. II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh * Khôi phục và phát triển kinh tế - Từ những năm 50 – 70, kinh tế Nhật phát triển “thần kì”, vươn lên hàng thứ hai sau Mĩ. → Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. * Nguyên nhân (SGK) - Con người Nhật được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù, lao động, tiết kiệm - Vai trò quản lí của nhà nước. - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các công ti, xí nghiệp. - Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời. - Nhờ chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương. - Từ đầu những năm 90 nền kinh tế Nhật suy thoái kéo dài. III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh (không dạy) - Những nét chung về tình hình châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu. c. Nội dung 3: CÁC NƯỚC TÂY ÂU I. Tình hình chung - GV treo BĐ thế giới và yêu cầu HS xác định vị trí các nước Tây Âu và giới thiệu đôi nét về các nước này? → HS xác định và trả lời. - GV tích hợp môi trường: với vị trí đó thì điều kiện tự nhiên của các nước này có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? → Điều kiện tự nhiên và khí hâu không khắc nghiệt nên tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tê phát triển đặc biệt là nông nghiệp. - GV: em có nhận xét gì về tình hình Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? → Các nước châu Âu bị tàn phá nặng nề, gặp nhiều khó khăn. - GV: để khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu đã làm gì? → Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ qua kế hoạch Mác-san. - GV giảng về kế hoạch phục hưng châu Âu – Mác san. → HS tiếp thu. - GV cho HS thảo luận nhóm: + N1: Nêu chính sách đối nội của các nước Tây Âu? + N2: Nêu chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu? + Em có nhận xét gì về chính sách đối nội và đối ngoại của Tây Âu sau chiến tranh? → HS chia làm 3 nhóm thảo luận: N1: Để nhận viện trợ các nước Tây Âu phải tuân theo các điều kiện do Mĩ đưa ra. - Thu hẹp tự do dân chủ, xoá bỏ những cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân. + N2: xâm lược, chạy đua vũ trang . +N3: Lệ thuộc và Mĩ và căn bản giống chính sách của chính phủ Mĩ. - GV cho HS lên bảng xác định các nước Tây Âu quay trở lại xâm lược các thuộc địa. →HS xác định trên BĐ. + N4: sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình nước Đức có gì đặc biệt? - Sự tồn tại hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau - GV: giảng về sự sụp đỗ Bức tường Béc-lin: được xây dựng ngày 11/8/1961, dài 165km, cao 3,6m. Bị phá bỏ ngày 9/11/1989. → HS tiếp thu. - GV kết luận. II. Sự liên kết khu vực - GV cho HS đọc SGK → HS đọc. - GV: vì sao các nước Tây Âu có xu thế liên kết với nhau? → HS dựa vào SGK trả lời. - GV: Bằng SĐTD hãy trình bày quá trình liên kết của các nước Tây Âu? → HS thực hiện. - GV: cho HS xác định trên BĐ các nước tham gia Liên minh châu Âu: +1951: Bỉ, Đức, Ý, Lúc-xem-bua, Pháp, Hà Lan + 1973: Đan, Mạch, Ireland, Anh + 1981: Hy Lạp. + 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. + 1995: Áo, Phần Lan, Thuỷ Điển. + 1/5/2004: Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slo-va-kia, Slo-ve-nia, Lít-va, Lát-via, Estonia, Malta, CH Síp, + 1/1/2007: Ru-ma-ni, Bu-ga-ri. - HS xác định các nước đó trên BĐ. - GV mở rộng: hiện nay EU: 4.422.733km2, DS:492 triệu người (2006). - HS tiếp thu. - GV: Hội nghị Ma-a-xtơ-rích có nội dung và ý nghĩa như thế nào? → Đánh dấu mốc mang tính đột phá của quá trình liên kết. - GV: hiện nay, EU đã thống nhất về mặt nào? → Đồng tiên chúng EURO, đang tìm cách thống nhất về chính trị - GV cho HS thảo luận: em biết gì về mối quan hệ VN – EU? → Thiết lập từ năm 1990, EU là một trong những bạn hàng lớn của Việt Nam. - GV: nhận xét và bổ sung. - GV: kết luận. * GV luyện tập: - Nêu tình hình các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? - Quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu diễn ra như thế nào? I. Tình hình chung 1. Kinh tế - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề. - Năm 1948, 16 nước châu Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch Mác san→ kinh tế được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. 2. Chính trị a. Đối nội - Thu hẹp quyền tự do dân chủ, xóa bỏ cải cách tiến bộ. - Ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ. b Đối ngoại: - Xâm lược trở lại các thuộc địa. - Tham gia khối NATO chống các nước XHCN. c. Đức sau chiến tranh - Sau chiến tranh ở Đức có 2 nhà nước: CH Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức. - Ngày 3/10/1990, 2 nước Đức thống nhất → Cộng hòa Liên bang Đức. II. Sự liên kết khu vực 1. Nguyên nhân liên kết - Chung nền văn minh, kinh tế không cách biệt nhiều. - Hợp tác để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. 2. Quá trình liên kết - T4/1951, Cộng động than thép châu Âu ra đời. - T3/1957, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). - T7/1967, 3 cộng đồng trên sáp nhập → Cộng đồng châu Âu (EC). - T12/1991, Hội nghị cấp cao Ma-a-xtơ-rích quyết định: + Xây dựng thị trường, đồng tiền chung (EURO). + Xây dựng Nhà nước chung châu Âu. + Đổi tên Cộng đồng châu Âu(EC) → Liên minh châu Âu (EU). IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực 1. Mức độ nhận biết - Em hãy nêu tình hình các nước Mĩ, Nhật, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? 2. Mức độ thông hiểu - Nhận xét về chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh? 3. Mức độ vận dụng - Trình bày đôi nét về quan hệ Việt – Nhật hiện nay?
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_9_chu_de_mi_nhat_ban_tay_au_tu_nam_1945.doc