Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 11: Liên Xô và các nước Đông Âu - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 11: Liên Xô và các nước Đông Âu - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Nêu và phân tích được những biểu hiện về sự hình thành hệ thống XHCN.

2. Kĩ năng:

HS có kĩ năng đọc hiểu và tranh luận và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm và rút ra bài học lịch sử.

3. Thái độ:

- Khâm phục tinh thần ý chí của nhân dân các nước Đông Âu trong công cuộc khôi phục đất nước, xây dựng CNXH. Chống lại các luận điệu xuyên tạc và có thái độ đúng đắn, khách quan khi đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Tranh ảnh liên quan bài học.

2. Học sinh:

- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài.

- Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.

III. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, trao đổi - đàm thoại, phân tích

IV. Tổ chức các hoạt động học tập

HĐ 1: Khởi động: (10’)

Khởi động tạo tâm thế: HS hát đầu giờ:

Kiểm tra bài cũ (5’): Trình bày những thành tựu của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950? Những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế nói lên điều gì?

GV dẫn dắt vào bài:

HĐ 2: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu: (15’)

Mục tiêu: Xác định được các nước DCND Đông Âu trên lược đồ; nêu được hoàn cảnh ra đời của các nước DCND Đông Âu.

 

docx 8 trang hapham91 5840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 11: Liên Xô và các nước Đông Âu - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/9/2020
Ngày giảng: 07/9/2020
TIẾT 1 - BÀI 11
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Trình bày, nhận xét được những thành tựu chính của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945- 1950).
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc, hiểu, tranh luận và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm và rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ:
Chống lại các luận điệu xuyên tạc và có thái độ đúng đắn, khách quan khi đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:Tranh ảnh về những thành tựu của Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 50 của thế kỉ XX.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài.
- Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, trao đổi - đàm thoại, phân tích 
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động: (10’)
Khởi động tạo tâm thế: HS hát đầu giờ:
Khởi động vào bài: Theo tài liệu.
GV khái quát nội dung chương trình lịch sử thế giới từ cổ đại-> trung đại-> cận đại-> hiện đại...
HĐ 2: Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950): (30’)
Mục tiêu: Trình bày, nhận xét được những thành tựu chính của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945- 1950).
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Hoạt động cá nhân - 5’
Đọc thông tin mục 1 (SGK - T.81,82) kết hợp quan sát các hình 8,9,10,11, thảo luận để trả lời câu hỏi 1 của mục 1.
- HSTL, chia sẻ.
- GVNX, chốt KT.
(hơn 27 triệu người chết, 1710 TP và hơn 70.000 làng mạc bị phá hủy )
+ CN: tăng 73% so với trước CT.
+ NN: một số ngành vượt mức trước CT.
+ KH-KT: 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử .
Đánh giá về những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được:
Những thành tựu Liên Xô đạt được có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao. Từ đó Liên Xô trở thành chỗ dựa cho PT CMTG, là trụ cột của các nước XHCN.
- Sau 1945, Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề
- Liên Xô thực hiện và hoàn thành kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) trước thời hạn.
HĐ 3: Củng cố và HD học bài (5’)
Củng cố:
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?
Hướng dẫn học:
- Bài cũ: Trình bày và nhận xét được những thành tựu chính của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH từ năm 1945 đến đầu những năm 1950 của thế kỉ XX.
- Bài mới: Đọc trước mục 2,3; xác định trên lược đồ H.12,13 (SGK-T.83,84) vị trí các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, sưu tầm tư liệu về tổ chức SEV & NATO.
Ngày soạn: 05/9/2020
Ngày giảng: 08/9/2020
Tiết 2 - Bài 11
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Nêu và phân tích được những biểu hiện về sự hình thành hệ thống XHCN.
2. Kĩ năng:
HS có kĩ năng đọc hiểu và tranh luận và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm và rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ:
- Khâm phục tinh thần ý chí của nhân dân các nước Đông Âu trong công cuộc khôi phục đất nước, xây dựng CNXH. Chống lại các luận điệu xuyên tạc và có thái độ đúng đắn, khách quan khi đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Tranh ảnh liên quan bài học.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài.
- Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, trao đổi - đàm thoại, phân tích 
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
HĐ 1: Khởi động: (10’)
Khởi động tạo tâm thế: HS hát đầu giờ:
Kiểm tra bài cũ (5’): Trình bày những thành tựu của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950? Những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế nói lên điều gì?
GV dẫn dắt vào bài:
HĐ 2: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu: (15’)
Mục tiêu: Xác định được các nước DCND Đông Âu trên lược đồ; nêu được hoàn cảnh ra đời của các nước DCND Đông Âu.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung chính
Hoạt động cặp đôi - 10’
Đọc thầm thông tin mục 2 kết hợp quan sát hình 12 (SGK - T.83) để trả lời câu hỏi mục 2.
- HS báo cáo câu 1 trên lược đồ, chia sẻ.
- GVNX, kết luận.
- HS báo cáo câu 2,3, chia sẻ.
- GVNX, chốt KT.
- GVnhấn mạnh vai trò của Hồng quân LX: Tiêu diệt PX Đức, giúp đỡ các nước Đông Âu giành chính quyền, thành lập các nước DCND 
- GV giải thích k/n "DCND": Chế độ c.trị - XH theo chế độ dân chủ, 2 g/c: công – nông.
- GVMR về vấn đề nước Đức: Sau c.tranh TG thứ II, để tiêu diệt tận gốc CNPX Đức, nước Đức bị chia thành 4 khu vực chiếm đóng của 4 cường quốc: LX, Mĩ, Anh, Pháp theo CĐ quân quản. Khu vực LX chiếm đóng CHDCND Đức (Đông Đức), khu vực M,A,P chiếm đóng CHLB Đức (Tây Đức). Thủ đô Béc -lin chia thành Đông Béc-lin và Tây Béc-lin (GV minh hoạ trên bản đồ)
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân
+Tiến hành cải cách ruộng đất
+Quốc hữu hoá những xí nghiệp lớn...
+Thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân
Như thế lịch sử các nước Đông Âu bước sang trang mới.
- Trước 1945, hầu hết các nước Đông Âu lệ thuộc vào các nước Tây Âu. Trong chiến tranh bị phát xít Đức chiếm đóng.
- Được sự giúp đỡ của Liên Xô, ND các nước Đông Âu k/n giành chính quyền.
- 1944 -1946, một loạt các nước DCND Đông Âu ra đời.
- 1945 -1949, các nước Đông Âu hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
HĐ 3: Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu. (15’)
Mục tiêu: Nêu và phân tích được những biểu hiện về sự hình thành hệ thống XHCN.
Hoạt động cá nhân - 5’
Đọc thầm thông tin mục 3 kết hợp quan sát hình 13,14 để trả lời câu hỏi mục 3.
- HSTL, chia sẻ.
- GVNX, chốt KT.
- 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.
- 5/1955, tổ chức hiệp ước Vác-sa-va thành lập nhằm bảo vệ công cuộc XD CNXH ở châu Âu, góp phần duy trì hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới.
HĐ 4: Củng cố và HD học bài: (5’)
Củng cố:
H: Qua tiết học, em cần nắm được những nội dung kiến thức cơ bản nào?
Hướng dẫn học: 
- Bài cũ: Tóm tắt được các giai đoạn phát triển của các nước Đông Âu từ 1945 - 1970.
- Bài mới: Đọc trước mục 4; tìm hiểu quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết và phần C Luyện tập.
Ngày soạn: 011/9/2020
Ngày giảng: 14/9/2020
Tiết 3 - Bài 11
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Biết và đánh giá đúng những tác động về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
2. Kỹ năng: 
Hs có kĩ năng đọc hiểu thông tin, sử dụng kênh hình tranh luận và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm và rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ: 
Khâm phục tinh thần ý chí của nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu trong công cuộc khôi phục đất nước, xây dựng CNXH. Chống lại các luận điệu xuyên tạc và có thái độ đúng đắn, khách quan khi đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tranh ảnh liên quan bài học. Lược đồ các nước SNG.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài.
- Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, trao đổi - đàm thoại, phân tích 
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động: 
KĐ tạo tâm thế và KT bài cũ: HS chơi trò chơi (Lá phiếu may mắn) – HS rút được lá phiếu có câu hỏi thì trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ, rút được lá phiếu có nội dung khác thì được thưởng một tràng pháo tay.
Câu hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu? Vì sao sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị ở châu Âu?
HĐ 2: Cuộc khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.
	Mục tiêu: Biết và đánh giá đúng những tác động về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Đọc thầm thông tin mục 4 (SGK – T.85-87), kết hợp quan sát hình 15,16,17 em hãy: 
- Tóm tắt quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
- Phát biểu ý kiến về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
* Hoạt động cặp đôi - 10’
- HSTL, chia sẻ.
- GVNX, chốt KT.
* GV giải thích rõ các khái niệm: “Thế nào là “công cuộc cải tổ”...
* Gợi ý trả lời câu 2: Phát biểu ý kiến về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
+ Đây là hậu quả của đường lối lãnh đạo cứng nhắc, không linh hoạt sáng tạo của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô.
+ Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là đáng tiếc và sự thất bại của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến cục diện chính trị thế giới.
- Vào những năm 80, Liên Xô đã lâm vào khủng hoảng toàn diện, 3/ 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, đề ra đường lối cải tổ nhằm khắc phục những sai lầm, thiếu sót trước đây.
- Hậu quả: 
+ Đất nước lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.
+Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước Liên bang hầu như bị tê liệt.
+ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tan rã.
HĐ 3: Luyện tập: (15’)
Mục tiêu: HS vận dụng KT đã học hoàn thiện bài tập.
Hoạt động cá nhân làm bài 1,2 ra giấy KT 15’. (GV thu bài chấm)
1. Lập bảng hệ thống những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950)
2. Vì sao năm 1949, trên lãnh thổ nước Đức lại có hai nhà nước ra đời với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau?
3. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1988 – 1991) có tác động gì đến tình hình quan hệ quốc tế?
Bài 1. 
Nội dung
Thành tựu đạt được
Công nghiệp
Năm 1950, sản lượng tăng 73% so với mức trước chiến tranh
Nông nghiệp
Sản lượng đạt mức trước chiến tranh 
KH-KT
1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. 
Bài 2. 
Sau CTTG thứ II, để tiêu diệt tận gốc CNPX Đức, nước Đức bị chia thành 4 khu vực chiếm đóng của 4 cường quốc: LX, Mĩ, Anh, Pháp theo CĐ quân quản. Khu vực LX chiếm đóng CHDCND Đức (Đông Đức), khu vực M,A,P chiếm đóng CHLB Đức (Tây Đức). Thủ đô Béc -lin chia thành Đông Béc-lin và Tây Béc-lin.
Bài 3. 
+ Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan ra đã làm cho phe xã hội chủ nghĩa không còn hệ thống đối trọng với Mĩ và các nước tư bản nữa.
+ Quan hệ quốc tế sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã không còn xoay quanh mối quan hệ giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa nữa.
+ Một số vấn đề quốc tế bị Mĩ chi phối.
HĐ 4: Củng cố và HD học bài: (5’)
Củng cố:
GV hệ thống lại nội dung bài qua 3 tiết học.
HD học bài:
- Bài cũ: HS đọc lại bài SGK, học thuộc các ND đã được ghi chép.
- Bài mới: Đọc mục I (1,2) bài 12 và trả lời các câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_lop_9_bai_11_lien_xo_va_cac_nuoc_dong_au.docx