Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2021-2022

1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Phân tích đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Năng lực:

- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (biết sử dụng ngôn ngữ qua kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản nhật dụng; cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản)

- Biết được biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Phân tích đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, nhân ái (lòng kính yêu, tự hào về Bác, giữ gìn bản sắc văn hóa dt); trách nhiệm, chăm chỉ (học tập và làm theo tấm gương của Bác)

4. Các nội dung tích hợp:

- Tích hợp KNS: Kĩ năng xác định giá trị bản thân: từ vẻ đẹp Hồ Chí Minh các định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập. Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh.

- Tư tưởng HCM: lối sống giản dị và phong cách ung dung tự tại (vẻ đẹp trong p/c lãnh tụ là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, dt và nhân loại,vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiên tốn .)

- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung

- Tích hợp GDANQP: Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

doc 32 trang Hoàng Giang 5290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết: 1-2
TÊN BÀI DẠY :
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà)
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
1. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Biết được biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Phân tích đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Năng lực:
- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- NL ngôn ngữ và NL văn học (biết sử dụng ngôn ngữ qua kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản nhật dụng; cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản)
- Biết được biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Phân tích đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái (lòng kính yêu, tự hào về Bác, giữ gìn bản sắc văn hóa dt); trách nhiệm, chăm chỉ (học tập và làm theo tấm gương của Bác)
4. Các nội dung tích hợp:
- Tích hợp KNS: Kĩ năng xác định giá trị bản thân: từ vẻ đẹp Hồ Chí Minh các định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập. Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh. 
- Tư tưởng HCM: lối sống giản dị và phong cách ung dung tự tại (vẻ đẹp trong p/c lãnh tụ là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, dt và nhân loại,vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiên tốn .)
- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung
- Tích hợp GDANQP: Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tranh ảnh, tư liệu về Bác, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, bình giảng NV9, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: chiếu clip về những năm tháng Bác bôn ba hoạt động ở nước ngoài
* Sản phẩm: hs trả lời được nội dung câu hỏi.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chiếu clip về những năm tháng Bác bôn ba hoạt động ở nước ngoài
+ HS quan sát và phát biểu theo sự gợi ý của GV:
? Những hình ảnh đó cho em biết điều gì về Bác?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- HS: yêu nước, tài ba, đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa để tìm con đường cứu nước, cứu dân
Bước 4: Kết luận, nhận định
 Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu, là nhà cách mạng vĩ đại, là danh nhân văn hoá thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương lớn ...Vẻ đẹp văn hoá và vẻ đẹp trong lối sống của Bác đã tạo nên một phong cách rất Việt Nam, rất Á Đông. Bài học hôm nay sẽ giúp các em thấy được vẻ đẹp trong phong cách của Bác. 
 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, giá trị nghệ thuật
* Nội dung: tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
* Nội dung: Kiến thức về tác giả, tác phẩm.
* Sản phẩm: Câu trả lời
* Tổ chức thực hiện: HS Thực hiện theo sự chuẩn bị ở nhà
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Gv chiếu hình ảnh tác giả; chiếu nhiệm vụ 
Hs thảo luận nhóm bàn 
HS theo dõi phần chú thích SGK
? Căn cứ vào phần chữ in nhỏ cuối VB, em cho biết VB này trích từ đâu? In trong tập nào? Của ai?
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs trao đổi phần chuẩn bị ở nhà, thống nhất kết quả 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS đại diện báo cáo: 
Dự kiến: 
1. Tác giả: Lê Anh Trà
2. Tác phẩm:
- Trích trong "Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam"
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
Gv nhận xét và chuyển ý
A. Giới thiệu chung: 
1. Tác giả: Lê Anh Trà
2. Tác phẩm:
- Trích trong "Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam"
Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng, đọc hay một văn bản nghệ thuật. Hiểu được vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác Hồ. HS nắm được sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Nội dung: 
+ Đọc – chú thích
+ Phân tích nội dung
+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong văn bản.
- Sản phẩm: hs trả lời được câu hỏi và thực hiện các nội dung cô giáo hướng dẫn
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Đọc - chú thích
- Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kỹ năng đọc, hiểu được nghĩa của một số từ khó, chia được bố cục của văn bản. 
- Nội dung: 
+ Đọc – chú thích
+ Giải thích từ khó: sgk
- Sản phẩm:
+ Học sinh đọc đúng yêu cầu
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1) Theo em với VB này phải đọc như thế nào cho phù hợp với chủ đề mà tác giả biểu đạt?
2) Nhan đề VB là PCHCM em hiểu nghĩa của từ "phong cách" là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs đọc nối tiếp 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS đại diện báo cáo: 
Dự kiến: 
1) Giọng chậm rãi trang trọng, khúc triết, nhấn mạnh những câu thể hiện chủ đề =>Thể hiện tình cảm yêu quí, trân trọng Bác.
2)Phong cách: ở đây dùng với ý nghĩa là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử,... tạo nên cái riêng của một người nào đó.
GV:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích trong khác trong SGK.
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
GV nhận xét và chốt: 
B/ Đọc - Hiểu văn bản
1/ Đọc – chú thích:
Hoạt động 2: Tìm hiểu kết cấu, bố cục
- Mục tiêu: hs nêu được kiểu bài phân chia được bố cục; xác định phương thức biểu đạt.
- Nội dung: Xác định PTBĐ, thể loại, bố cục.
- Sản phẩm: Hs trả lời PHT
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
HS thảo luận nhóm bàn, PHIẾU HỌC TẬP
1) Văn bản thuộc kiểu loại VB nào ?
2) Phương thức biểu đạt của văn bản?
3) Em hãy nêu nội dung thuyết minh của tác giả? Xác định bố cục của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs trao đổi thảo luận, làm vào PHT 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS đại diện báo cáo: 
Dự kiến: 
1) Kiểu loại: Văn bản nhật dụng
2) Phương thức thuyết minh
- Yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
3) Vẻ đẹp trong phong cách HCM.
- 2 luận cứ( 2 phần): 
+ Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá.
+ Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt.
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
GV nhận xét và chốt: 
- Vb thuộc nhóm chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Vb mang ý nghĩa cập nhật và ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo p/c HCM là việc làm thiết thực và thường xuyên của các thế hệ người VN nhất là lớp trẻ.
GV: Bản sắc văn hoá dt kết tinh những giá trị văn hoá tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.
2/Kết cấu,bố cục.
-Kiểu loại: Văn bản nhật dụng
- PTBĐ: Thuyết minh kết hợp yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm)
- Bố cục: 2 phần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích
- Mục tiêu: Biết được biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nội dung: 
+ Phân tích nội dung
+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong văn bản.
- Sản phẩm:
Hs trả lời được câu hỏi và làm bài tập theo hướng dẫn của gv
- Tổ chức thực hiện:
3/Phân tích.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu hs quan sát đoạn mở đầu
Công việc 1: 
Thảo luận cặp đôi chia sẻ:
 ? Tác giả đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác ntn? ? Bằng những con đường nào Người có được vốn văn hoá ấy?
Công việc 2: 
Hoạt động nhóm: 5 phút- Kĩ thuật mảnh ghép
Nhóm1
 Bằng sự hiểu biết của mình em hãy chứng minh: Bác đã đi nhiều nước, làm nhiều nghề và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá? Nhận xét cách tiếp thu VH của Bác?
Nhóm 2:
Để làm rõ đạo đức phong cách văn hoá của HCM, tác giả đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào và nghệ thuật gì để làm sáng tỏ điều mình muốn nói ? Tìm những lời bình luận của t/g ? Nêu tác dụng việc kết hợp các phương thức biểu đạt đó?
3.1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs trao đổi thảo luận thống nhất kết quả 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS đại diện báo cáo: 
Dự kiến: 
Công việc 1:
- Vốn tri thức văn hoá: Hết sức sâu rộng.
- Vốn tri thức văn hoá có được là do:
+ Đi nhiều, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với VH nhiều nước, DT, từ đông sang tây, khắp các châu lục.
+ Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng. Vì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các DT trên thế giới.
+ Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc đến mức uyên thâm.
+ Học trong công việc, LĐ.
Công việc 2:
Nhóm1
+ Năm 1911 Bác làm phụ bếp trên một chiếc tàu buôn Pháp ->viết báo ở Pháp.
+ Sang Anh quét tuyết
+ Sang Nga tìm CN Mac-Lênin
+ Sang Trung Quốc: tranh thủ sự ủng hộ của đồng minh -> bị Tưởng Giới Thạch bắt.
 Hỡi giá rét thành Balê có nhớ
 Và sương mù thành Luân Đôn
 Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.
 Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá.
 Cách tiếp thu văn hoá nước ngoài của Bác:
- Tiếp thu một cách có chọn lọc (học tập cái tốt và phê phán cái xấu, giữ vững nền tảng văn hoá dân tộc)
- Bác không ngừng học hỏi, tìm hiểu đến mức uyên thâm luôn học hỏi có chọn lọc, luôn lấy văn hoá dân tộc làm nền tảng để tiếp thu văn hoá thế giới =>nhân cách Việt Nam
=> Cách sống, học tập của BH thật đúng đắn, mang tính khoa học cao...
Nhóm 2:
- PP t/m : Liệt kê.
- NT: Kể xen lẫn bình luận một cách tự nhiên: ‘Chủ tịch HCM đã tiếp xúc với VH nhiều nước, nhiều vùng trên t/g ( Kể chuyện)
- Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dt và nd t/g, văn hoá t/g sâu sắc như chủ tịch HCM (bình luận)
- Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá
 (nhận định)
- Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dt không gì lay chuyển đc ở Người để trở thành một nhân cách rất VN..(bình)
- NT đối lập:Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi
-> Tác dụng: So sánh liệt kê, kết hợp kể, bình luận =>Giúp đoạn văn tăng sức thuyết phục, tạo cho mọi người niềm tin và có cảm xúc tự hào về văn hoá HCM.
- Gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV đánh giá, chốt ý kiến trên máy chiếu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét và chốt
? Từ lời bình luận của tác giả em hiểu gì về tình cảm, tấm lòng của người viết dành cho Bác Hồ ?
- Đó là lòng khâm phục, sự ngưỡng vọng về phong cách sống của Người .
? Qua cách lập luận em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác ?
- HS tự bộc lộ
- GV: Kết luận.
? Em hiểu ntn về sự nhào nặn của 2 nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác? 
- Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ sung, sáng tạo hài hoà 2 nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc trong tri thức văn hoá HCM.
* Tích hợp quốc phòng:
- GV chiếu hình ảnh clip về Bác Hồ trong những năm tháng hoạt động ở nước ngoài.
GV khái quát: Những ảnh hưởng QT đó đã nhào nặn với cái gốc VHDT không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất VN, một lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại. Điều kỳ lạ trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất khác nhau nhưng thống nhất trong con người HCM. Đó là truyền thống và hiện đại; phương đông và phương tây; xưa và nay; DT và QT; vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất trong l/s DTVN từ xưa đến nay. Một mặt, tinh hoa Hồng Lạc đúc nên Người nhưng mặt khác tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách HCM
+ Đi nhiều nơi, học hỏi, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của nền văn hoá thế giới không phải cho riêng mình, HCM đã đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập tự do của dân tộc - đó là lẽ sống của Người. Bác đã trở thành người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất mọi thời đại với một phong cách văn hoá vừa rất phương đông, vừa rất mới, rất hiện đại.
* Vốn tri thức văn hoá sâu rộng:
+ Đi nhiều, có điều kiện tiếp xúc với VH nhiều nước
+ Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng
+ Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc đến mức uyên thâm.
+ Học trong công việc, LĐ.
-> Nhờ học tập, rèn luyện. 
- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
+ Trên nền tảng VHDT mà tiếp thu những ảnh hưởng Quốc tế.
-> Kết hợp giữa kể, bình luận, so sánh, liệt kê.
=> Phong cách văn hoá của Bác vừa truyền thống vừa hiện đại.
* Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu:HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập.
- Thời gian: 3 phút
- Phương pháp- KT: động não, vấn đáp, đặt câu hỏi
- Cách tiến hành: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Từ nội dung em vừa tìm hiểu, hãy cho biết vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh là gì?
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Dự kiến sản phẩm: Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại
+ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của chủ tịch HCM sâu rộng như thế nào?
* Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn và mở rộng trong thực tiễn.
- Thời gian: 4 phút
- Phương pháp-KT: đàm thoại, vấn đáp, đặt câu hỏi
- Cách tiến hành: GV cho HS thực hiện các nhân
? Cảm nhận của em qua vẻ đẹp phong cách văn hoá của chủ tịch HCM?
? Bài học đối với chúng ta trong hội nhập thế giới?
- Học tập BH, chúng ta tiếp thu nhưng cái đẹp, cái hay của văn hoá thế giới đồng thời cần phải biết phê phán những cái tiêu cực, trái với thuần phong mĩ tục của VN, giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc mình trong lối sống, cách ứng xử hàng ngày...
? Em học được gì từ phong cách của Bác
- HS có thể trả lời những bài học cụ thể về phong cách : ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử, trang phục, thưởng thức nghệ thuật....
- HS vận dụng kiến thức đã học trình bày miệng trước lớp
- HS nhận xét
 - GV: Khái quát nội dung tiết học.
*. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: 
- Tìm và sưu tầm một số câu thơ, truyện nói về cuộc đời cách mạng và lối sống của Bác. Tìm hiểu những giá trị nghệ thuật đc sử dụng trong văn bản
- Nêu cảm nhận của em về phong cách văn hoá của Bác - Bài học....
- Chuẩn bị bài: Phần còn lại: Đọc kĩ văn bản, chú ý các từ Hán Việt, yếu tố nghệ thuật sử dụng trong văn bản -> Vẻ đẹp trong lối sống sinh hoạt của HCM. ý nghĩa của văn bản là gì...
CHUYỂN TIẾT 2
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: tạo hứng thú, tạo tình huống học tập nhằm huy động kiến thức của học sinh tìm hiểu về Bác Hồ. 
* Nội dung: ảnh ngôi nhà sàn, vườn cây, ao cá... của Bác
* Sản phẩm: cảm nhận của hs
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chiếu ảnh ngôi nhà sàn, vườn cây, ao cá... của Bác
? Những bức ảnh đó cho em biết điều gì về Bác?
? Em có nhận xét gì về cuộc sống sinh hoạt của Người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS quan sát và phát biểu theo sự gợi ý của GV:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- Bác sống gần gũi với thiên nhiên, thanh bạch, giản dị
-> Sống thanh cao, giản dị
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV dẫn dắt:
 Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu, là nhà cách mạng vĩ đại, là danh nhân văn hoá thế giới. Cả cuộc đời Bác là một tấm gương lớn về nhân cách cao đẹp. Bác không chỉ đẹp về phong cách văn hóa mà còn có lối sống thanh cao, giản dị ntn thì giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, giá trị nghệ thuật
* Nội dung: tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN:
1) Em có nhận xét gì về câu văn mở đầu đoạn 2 của Vb? ý nghĩa của lời bình đó?
2) Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thuyết minh cho phong cách sinh hoạt của Bác ở những phương diện nào trong đ/s sinh hoạt? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1) Bằng một lời bình "Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ trên thế giới...của mình" -> Khẳng định vẻ đẹp giản dị trong lối sống của một vị chủ tịch nước có một không hai ở VN và trên thế giới.
2) Phong cách sinh hoạt của Bác ở những phương diện: Nơi ở, trang phục, bữa ăn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: Bằng một lời bình "Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ trên thế giới...của mình" -> Khẳng định vẻ đẹp giản dị trong lối sống của một vị chủ tịch nước có một không hai ở VN và trên thế giới.
HOẠT ĐỘNG NHÓM BÀN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
PHIẾU HỌC TẬP
Tìm các chi tiết thể hiện phong cách sinh hoạt của Bác ở những phương diện: Nơi ở, trang phục, bữa ăn.
Phương diện
Nơi ở
Trang phục và tư trang
Bữa ăn
Biểu hiện
Nhận xét, đánh giá
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Thảo luận, trao đổi thống nhất
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Phương diện
Nơi ở
Trang phục và tư trang
Bữa ăn
Biểu hiện
- nhà sàn bằng gỗ... 
- Trang phục: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ...giản dị.
- Tư trang: chiếc va li con, vài vật kỉ niệm... ít ỏi.
- Ăn uống: cá kho, rau muống luộc, cà muối... 
Nhận xét, đánh giá
mộc mạc, đơn sơ.
Hết sức giản dị
Ăn uống đạm bạc
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV chiếu hình ảnh nhà sàn và bổ sung thêm:
 - “ Nhà gác đơn sơ một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”
 -“ Nơi Bác ở sàn mây vách gió,
 Sáng nghe chim rừng hót sau nhà.”
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Nhận xét gì về hệ thống dẫn chứng của tác giả khi nói về lối sống của Bác ?
? Qua đó toát lên vẻ đẹp nào trong lối sống của Bác ?
? Ở lớp 7 chúng ta đã học văn bản nào cũng ca ngợi sự giản dị của Bác?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- Một lối sống đạm bạc, giản dị, trong sáng.
- "Đức tính giản dị của Bác Hồ "
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV : Sự trình bày hệ thống dẫn chứng như trên đã thuyết phục người đọc. Hơn thế văn bản còn hấp dẫn bởi tác giả đã kết hợp một cách khá khéo léo việc trình bày dẫn chứng và nghệ thuật bình luận.
? Có phải Bác không có điều kiện sống sang trọng hơn không? Hay là cách tự thần thánh hoá làm cho khác đời, hơn đời ?
- Không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
- Không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
HOẠT ĐỘNG NHÓM BÀN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1) Đoạn cuối văn bản, em hiểu thế nào là cách sống “không tự thần thánh hoá, khác đời, hơn đời”?
2) Tại sao tác giả lại khẳng định lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
3) * HS theo dõi đoạn :"Tôi dám chắc "-> hết
? Tác giả đã sử dụng pp thuyết minh nào? Việc tác giả so sánh, liên hệ cách sống của Bác với các nhà hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên điều gì? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1) - Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm. Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người, hơn mọi người, không đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời.
2) Sự bình dị gắn với thanh cao trong sạch. Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi -> Tâm hồn đc thanh cao và hạnh phúc
- Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật -> Thể xác đc thanh cao, hạnh phúc.
3) Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh: so sánh cách sống của Bác với lãnh tụ các nước khác và so sánh với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm - những vị hiền triết ngày xưa => Đây là cách so sánh hợp lí. Vì: Đây là 3 nhân cách lớn, 3 nhà văn hoá có lối sống thanh cao và giản dị. Việc so sánh cho thấy Người rất phương đông, gắn bó sâu sắc với vẻ đẹp tinh thần dân tộc.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV bình: Những bậc hiền triết xưa khi gặp thời thế nhưng không thể hành đạo giúp đỡ đời đã từ bỏ công danh tìm đến c/s ẩn dật nơi núi rừng, bạn cùng hoa cỏ, gió trăng giữ tâm hồn trong sạch. Nguyễn Trãi xưa về lại Côn Sơn để làm bạn với suối chảy rì rầm, bàn đá rêu phơi...Nguyễn Bỉnh Khiêm vui thú điền viên với cảnh sống nơi thôn dã: “Một mai một cuốc một cần câu”, với cảnh thanh bần “thu ăn măng trúc, đông ăn giá...tắm ao”. Nhưng Bác không phải là nhà hiền triết lánh đời mà lối sống của Bác in đậm nét đẹp truyền thống rất dân tộc nhưng cũng rất hiện đại. 
3.2. Vẻ đẹp trong lối sống - phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh 
- Nơi ở và làm việc (nhà sàn bằng gỗ...) mộc mạc, đơn sơ.
- Trang phục: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ...giản dị.
- Ăn uống: cá kho, rau muống luộc, cà muối... đạm bạc.
- Tư trang: chiếc va li con, vài vật kỉ niệm... ít ỏi.
-> Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, thuyết phục
- Lối sống đạm bạc, giản dị, trong sáng.
- Bình luận, so sánh, đối chiếu cách sống của Bác với lãnh tụ các nước và các vị hiền triết xưa.
=>Cách sống giản dị nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng - là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mỹ cao đẹp.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết
* Mục tiêu: khái quát lại nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
* Nội dung: nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa
* Sản phẩm: hs khái quát được theo yêu cầu 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1) Từ nội dung tìm hiểu trên, em nhận thức được điều gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của HCM ?
2) Văn bản đã củng cố thêm cho em những hiểu biết nào về Bác?(Văn bản làm nổi bật lên vẻ đẹp trong phong cách HCM, em hãy khái quát bằng một câu ngắn gọn?)
3) Hãy tìm những biện pháp nghệ thuật nổi bật trong văn bản? (Khái quát những NT đặc sắc trong VB?)
4)Nêu ý nghĩa của văn bản
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thực hiện trả lời cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
2) Vẻ đẹp trong phong cách HCM là vẻ đẹp của một vĩ nhân hết sức giản dị gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
3)
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV: Phong cách Hồ Chí Minh vừa kế thừa truyền thống dân tộc vừa nâng cao hoà hợp vượt lên trên mọi ham muốn tầm thường.Phong cách HCM trở thành chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam: "Sống, chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" 
- HS đọc ghi nhớ
4. Tổng kết:
 4.1. Nội dung.
 - Vẻ đẹp trong phong cách HCM là vẻ đẹp của một vĩ nhân hết sức giản dị gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
 4.2. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
* Ý nghĩa
- Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả cho thấy cốt cách HCM trong nhận thức và hành động. Từ đó đặt ra vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
4.3. Ghi nhớ: SGK/ 8
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến văn bản.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với
văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại”.
(“Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà – in trong cuốn “Hồ Chí Minh và
văn hóa Việt Nam” - 1990).
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì: Trên những con tàu vượt
trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga Và người đã làm nhiều nghề”.
3. Tìm hai danh từ được sử dụng như tính từ trong câu văn cuối của đoạn và nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ đó?
4. Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là gì?
5. Qua đoạn trích trên, em học tập được những gì từ cách tiếp thu văn hóa các
nước của Bác?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm bàn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Hs thảo luận thống nhất ý kiến, báo báo
* Dự kiến: 
Câu1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
Câu 2: Đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: liệt kê 
Câu 3: Hai danh từ được sử dụng như tính từ trong câu văn cuối của đoạn là: “ Việt Nam”, “ Phương Đông” nhằm nhấn mạnh tính chất dân tộc và truyền thống trong phong cách Hồ Chí Minh.
Câu 4: Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là: “Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại” 
Câu 5: Học tập được cách tiếp thu văn hóa các nước của Bác 
- Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt.
 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
* Nội dung: Bài tập viết đoạn văn.
* Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.
* Cách thực hiện : 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
ĐỀ BÀI: Viết đoạn văn nghị luận ngắn (10 -12 câu) theo lối diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của HCM.
+ Gợi ý: Hình thức đoạn văn, đủ số câu (10-12 câu), không mắc lỗi viết văn, lời văn trong sáng, hành văn mạch lạc.
 Nội dung: Đúng PTBĐ nghị luận với câu chủ đề: Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của HCM. Vẻ đẹp trong phong cách của Bác thể hiện như thế nào? Có ý nghĩa ra sao? Em học tập được điều gì về Bác.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs viết vào vở, 1 hs lên bảng viết
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Mẫu: Học văn bản Phong cách HCM của LAT em vô cùng ngưỡng mộ vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Người. Quả thật để có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng và uyên thâm, Bác đã không ngừng học tập và rèn luyện. Người đã bôn ba khắc các quốc gia trên thế giới nên có điều kiện tiếp xúc với văn hóa nhiều nước. Điều quan trong hơn cả Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng bởi đó là công cụ để giao tiếp. Ngoài ra, Bác còn trực tiếp lao động cùng người dân để có kiến thức thực tiễn...Đúng như tác giả LAT đã viết: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dt và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như CTHCM. Đáng học tập ở Người là mọi sự tiếp thu đều có sự chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực. Tất cả những điều đó tạo nên một nhân cách rất VN, rất phương đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt.
* Hướng dẫn về nhà:
- Đọc bài thơ "Sáng tháng năm" của Tố Hữu.
+ Sưu tầm những bài thơ, câu chuyện viết về lối sống giản dị của Bác Hồ
- Tìm và sưu tầm một số câu nói vô cùng giản dị của Bác nhưng đã trở thành châm ngôn, là chân lý của cả dân tộc và thời đại.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Phương châm hội thoại
+ Ôn các kiến thức đã học ở lớp 8: Hội thoại, hành động nói, vai xã hội
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết: 03
TÊN BÀI DẠY :
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. 
2. Năng lực
- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- NL ngôn ngữ và NL văn học (biết sử dụng ngôn ngữ qua các hành vi giao tiếp; cảm nhận cái hay của TV)
- Hiểu nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. 
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ (yêu tiếng nói dân tộc, giữ gìn vẻ đẹp của TV trong giao tiếp, có ý thức trau dồi vốn TV qua việc sử dụng hiệu quả các PCHT)
4. Các nội dung tích hợp 
- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, đoàn kết
- Kĩ năng sống: Kĩ năng ra quyết định: lựa chọn các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân. Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_1_den_5_nam_hoc_2021_2022.doc