Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Tìm hiểu một số đoạn trích trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và cách miêu tả trong văn bản tự sự (Tiết 25 đến 32)

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Tìm hiểu một số đoạn trích trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và cách miêu tả trong văn bản tự sự (Tiết 25 đến 32)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du. Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều cùng các đoạn trích trong chương trình

- Nhớ, hiểu được nội dung đặc sắc của cả tác phẩm cũng như từng đoạn trích.

- Hiểu được vai trò miểu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Vận dụng những hiểu biết về miêu tả và hiểu được tác dụng của miểu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

2. Kỹ năng:

- Đọc hiểu tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam.

- Rèn luyện kỹ năng tóm tắt, năng lực cảm thụ thơ Nôm.

- Kỹ năng phân tích các biện pháp nghệ thuật qua các đoạn trích.

- Vận dụng các phương thức biểu đạt để viết được đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả biểu cảm

- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự. Kết hợp giữa miêu tả khi làm một bài văn tự sự.

- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miểu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự học, ghi nhớ và hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực suy luận, Năng lưc vận dụng vào thực tiễn một số công việc liên quan đến xử lý tình huống trong cuộc sống

II. HÌNH THƯC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC

1. Hình thức:

- Dạy học trên lớp

- Thảo luận nhóm

- Nghiên cứu tài liệu

2. Phương pháp:

- PP gợi mở vấn đáp, pp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, pp dạy hoc bằng bản đồ từ duy, pp luyện tập và thực hành

3. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật động não, “Trình bày 1 phút”, “Lược đồ tư duy”, đọc tích cực, viết tích cực

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị phiếu học tập, chia nhóm hđ, chuẩn bị tranh ảnh, sơ đồ tư duy

2. Học sinh: Đọc văn bản và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV

3. Tổ chức lớp:

- Phần HĐ khởi động: HS hđ cả lớp

- Phần HĐ hình thành kiến thức, vận dụng: hđ cá nhân, hđ nhóm ( nhóm bàn đôi 2HS và nhóm theo tổ 4-7HS). Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư kí. Các nhóm tự phận công nhiệm vụ.

- Phần luyện tập: GV đưa câu hỏi, tình huống có vấn đề trong chủ đề để HS thực hiện

 - Phần HĐ tìm tòi, mở rộng: GV đưa các bài tập, nội dung tìm tòi vận dụng: HS hđ cặp đôi, cá nhân

 

docx 18 trang maihoap55 9041
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Tìm hiểu một số đoạn trích trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và cách miêu tả trong văn bản tự sự (Tiết 25 đến 32)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: 
TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐOẠN TRÍCH TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VÀ CÁCH MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Thời lượng 8 tiết (Gồm các tiết 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 theo KHGD)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du. Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều cùng các đoạn trích trong chương trình
Nhớ, hiểu được nội dung đặc sắc của cả tác phẩm cũng như từng đoạn trích.
Hiểu được vai trò miểu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Vận dụng những hiểu biết về miêu tả và hiểu được tác dụng của miểu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng: 
- Đọc hiểu tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam.
- Rèn luyện kỹ năng tóm tắt, năng lực cảm thụ thơ Nôm.
- Kỹ năng phân tích các biện pháp nghệ thuật qua các đoạn trích.
- Vận dụng các phương thức biểu đạt để viết được đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả biểu cảm
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự. Kết hợp giữa miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miểu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Năng lực:
Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự học, ghi nhớ và hợp tác..
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực suy luận, Năng lưc vận dụng vào thực tiễn một số công việc liên quan đến xử lý tình huống trong cuộc sống
II. HÌNH THƯC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức: 
Dạy học trên lớp
Thảo luận nhóm
Nghiên cứu tài liệu
2. Phương pháp:
PP gợi mở vấn đáp, pp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, pp dạy hoc bằng bản đồ từ duy, pp luyện tập và thực hành
3. Kĩ thuật dạy học:
Kĩ thuật động não, “Trình bày 1 phút”, “Lược đồ tư duy”, đọc tích cực, viết tích cực
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị phiếu học tập, chia nhóm hđ, chuẩn bị tranh ảnh, sơ đồ tư duy
2. Học sinh: Đọc văn bản và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV
3. Tổ chức lớp: 
- Phần HĐ khởi động: HS hđ cả lớp
- Phần HĐ hình thành kiến thức, vận dụng: hđ cá nhân, hđ nhóm ( nhóm bàn đôi 2HS và nhóm theo tổ 4-7HS). Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư kí. Các nhóm tự phận công nhiệm vụ.
- Phần luyện tập: GV đưa câu hỏi, tình huống có vấn đề trong chủ đề để HS thực hiện
	 - Phần HĐ tìm tòi, mở rộng: GV đưa các bài tập, nội dung tìm tòi vận dụng: HS hđ cặp đôi, cá nhân
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức:
Thứ tự
Lớp 9A1
Lớp 9A2
Lớp 9A3
Ngày
Sĩ số
Ngày
Sĩ số
Ngày giảng
Sĩ số
Tiết 25
Tiết 26
Tiết 27
Tiết 28
Tiết 29
Tiết 30
Tiết 31
Tiết 32
 2. Kiểm tra bài cũ: tích hợp trong giờ học
 3. Bài mới:
VĂN BẢN: TRUYỆN KIỀU
(Nguyễn Du)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3.1. Hoạt động 1: Khởi động
(Tổ chức HS hoạt động cá nhân)
H: Em hãy nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Du? 
HS hoạt động cá nhân
GV chuyển ý: có một nhà phê bình văn học Trung Quốc đã nói: “ Ở VN, không ít những tập thơ trường thiên, nhưng xét về các mặt: miêu tả sâu sắc, tình tiết rung động lòng người, đánh mạnh vào xã hội phong kiến, hết lòng đồng tình với kẻ bị áo bức thì không tác phẩm nào so sánh kịp với Truyện Kiều của Nguyễn Du”. Đó chính là lý do kiến TK trở thành mẫu mực nhất trong văn chương cổ điển VN. Trở thành niềm tự hào của dân tộc VN. Đúng như bài thơ ca ngợi của Tố Hữu đã viết:
“Tiếng thơ ai động đát trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.”
3.2 Hình thành kiến thức:
Nội dung 1: Giới thiệu Nguyễn Du
* Hoạt động: chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm bàn)
GV: HD HS tìm kiếm các nét chính về Nguyễn Du
H: Quan sát phần 1.1 SGK ghi lại những nét chính về thời đại, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du?
HS hoạt động nhóm bàn trong 3 phút
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ
GV: quan sát HS hoạt động, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn
HS hoạt động nhóm bàn
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: gọi đại diện nhóm trình bài kết quả.
GV: yêu cầu đại diện các nhóm nhận xét, đánh giá, bổ sung.
GV: kết luận thu phiếu học tập, nhận xét, đánh giá, tuyên dương
HS đại diện các nhóm trình bày
HS đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung
1. Thời đại xã hội
- Cuối thế kỉ XIVIII đầu thế kỉ XIX, giai đoạn lịch sử có nhiều biến động: xã hội phong kiến khủng hoảng, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục ( tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn ) đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn...
2. Cuộc đời
- Tên chữ: Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
- Là người có kiến thức sâu rộng, vốn sống phong phú, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương TQ.
-> Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
3. Sự nghiệp
- Thơ chữ Hán có ba tập thơ, gồm 243 bài là : Nam trung tạp ngâm , Bắc hành tạp lục, Thanh hiên thi tập.
- Tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất của ông là Đoạn trường Tân Thanh con gọi là Truyện Kiều, sau đó còn có Văn chiêu hồn, Chạy Giặc ..
* Hoạt động: đánh giá kết quả hoạt động
GV: nhận xét, đánh giá
HS thống nhất đáp án và trình bày vào vở
Nội dung 2: Tác phẩm Truyện Kiều
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm (7HS/nhóm)
GV nêu các câu hỏi cho các nhóm hđ
Câu 1: Em hãy cho biết những thông tin về TK đã thu thập được?
Câu 2: Nguồn gốc Truyện Kiều?
Câu 3: Dựa vào văn bản SGK em hãy tóm tắt “Truyện Kiều” ?
Câu 4: Nhóm em hãy chỉ ra những thành công trong nội dung vàvnghệ thuật truyện Kiều ?
HS quan sát và tiến hành hđ trong 5 phút
* Hoạt động: thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ học tập
(GV hỗ trợ các đội nhóm hđ)
HS hoạt động theo nhóm
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: gọi đại diện nhóm trình bài kết quả.
GV: yêu cầu đại diện các nhóm nhận xét, đánh giá, bổ sung.
GV: kết luận thu phiếu học tập, nhận xét, đánh giá, tuyên dương
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
(Trình bày đáp án tóm tắt)
Nhóm 1: Trình bày những thông tin thu thập được về Truyện Kiều
Nhóm 2: Trình bày cụ thể về nguồn gốc
Nhóm 3: tóm tắt tác phẩm
Nhóm 4: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm
1. Nguồn gốc
- Truyện Kiều mượn từ tiểu thuyết chương hồi văn xuôi chữ Hán “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân của TG
-Ban đầu TK có tên là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu đau đớn đứt ruột mới)
-Truyện Kiều của ND là truyện thơ viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ lục bát gồm 3254 câu.
2. Tóm tắt Truyện Kiều
- Gặp gỡ và đính ước (Hạnh phúc).
- Gia biến và lưu lạc (Hạnh phúc tan vỡ).
- Đoàn tụ (Hạnh phúc được tìm lại).
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
a. Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực: Phán ánh hiện thực xã hội với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận con ngừời bị áp bức...
- Giá trị nhân đạo: Lên án chế độ xã hội phong kiến. Thái độ cảm thông chia sẻ trước những cuộc đơi bất hạnh. Ngợi ca, khẳng định tài năng phẩm hạnh của con người.
b. Giá trị nghệ thuật: 
- Tài năng miêu tả, khắc hoạ chân dung nhân vật chính diện cũng như phản diện, ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.Tạo nên nhân vật điển hình trong văn học.
- Ngôn ngữ : Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc điêu luyện, góp phần làm giầu ngôn ngữ dân tộc.
- Nghệ thuật tự sự phát triển vượt bậc.
*Hoạt động: đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét đánh giá
HS thống nhất đáp án và trình bày vào vở
3.3 Hoạt động 3: Luyện tập
( GV ra bài tập rèn luyện kỹ năng cho HS)
Nội dung 1: (Dạng 1) HS hoạt động cá nhân trả lời
HS hoàn thiện sơ đồ tư duy phần tác giả Nguyễn Du
* Hoạt động: chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ tư suy thành trang mới có hình dáng phong phú hơn
HS làm việc cá nhân
* Hoạt động: thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát học sinh
HS hoạt động cá nhân
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu các cá nhan trình bày
HS trình bày đáp án
 HS khác bổ sung
* Hoạt động: đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá
HS thống nhất đáp án
HS ghi đáp án vào vở
3.4. Hoạt động: Vận dụng
(Giao việc về nhà)
Câu 1: Vì sao nói “Truyện kiều là bản cáo trạng, tiếng kêu thương”?
Câu 2: Tìm hiểu xã hội ngày nay và so sánh với xã hội trong Truyện Kiều?
Gv đưa ra câu hỏi vận dụng kiến thức- kĩ năng để giải quyết vđ thực tiễn
HS hoạt động cá nhân
3.5. Hoạt động: tìm tòi, mở rộng
Tìm đọc toàn bộ Truyện Kiều trên mạng Internet
GV nêu yêu cầu
HS thực hiện nhiệm vụ
VĂN BẢN: CHỊ EM THÚY KIỀU
(Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3.1. Hoạt động 1: Khởi động
GV Giới thiệu khái quát về tác phẩm truyện kiều 
Học sinh đọc đoạn văn giới thiệu về chị em Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân; Liện hệ với truyện kiều rồi vào bài
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
a. Nội dung 1: Tìm hiểu chung
* Hoạt động: chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu các nhiệm vụ của phần I.
Câu hỏi 1: Vị trí đoạn trích?
Câu hỏi 2: Đọc hiểu
Câu hỏi 3: Thể loại, bố cục đoạn trích?
HS hoạt động cá nhân
* Hoạt động: thực hiện nhiệm vụ
Gv quan sát HS
HS hoạt động cá nhân
* Hoạt đông: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV Gọi 3 đại diện HS
HS trình bày các nhiệm vụ
1. Vị trí của đoạn trích
- Vị trí : Nằm ở phần đầu (gặp gỡ và đính ước )
2. Đọc , hiểu chú thích 
3.Thể loại: truyện thơ Nôm
- Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp miêu tả
4. Bố cục : 4 phần
+ Phần 1 ( 4 câu đầu ) : Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều.
+ Phần 2 ( 4 câu tiếp ) : Bức chân dung Thúy Vân.
+ Phần 3 ( 12 câu tiếp ) : Bức chân dung của Thúy Kiều.
+ Phần 4 ( 4 câu còn lại ) : Vẻ đẹp đức hạnh của hai chị em Thúy Kiều.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
Gv nhận xét, đánh giá
HS thống nhất ghi vào vở
Nội dung 2: Tìm hiểu văn bản
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ
( Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung:
1. Nhóm 1: Đọc hiểu ngữ liệu 4 câu thơ đầu: tác giả đã giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều như thế nào?
2. Nhóm 2: Đọc hiểu ngữ liệu 4 câu thơ tiếp theo: bức chân dung Thúy Vân được phắc họa với các chi tiết nào?
3. Nhóm 3: Đọc hiểu ngữ liệu 12 câu tiếp theo: tìm hiểu bức chân dung: sắc+ tài+ tình của Thúy Kiều?
4. Nhóm 4: Đọc hiểu ngữ liệu 4 câu cuối: cuộc sống của 2 chị em trong gđ họ Vương là cuộc sống như thế nào?
HS quan sát và nhận nhiệm vụ theo nhóm
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát các nhóm HS hoạt động
Gv hỗ trợ các cá nhân, nhóm gặp khó khăn
HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đã được phân công
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: gọi 4 HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Nhóm 1: Giới thiệu về hai chị em Thúy Kiều
Nhóm 2: Bức chân dung Thúy Vân
Nhóm 3: Bức chân dung Thúy Kiều
Nhóm 4: Cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều
1. Giới thiệu hai chị em Kiều:
- Bốn câu đầu: Giới thiệu tên và thứ bậc của hai chị em Thuý Kiều trong gia đình.
 “Mai cốt cách tuyết tinh thần”
-> Cốt cách như mai, tuyết => Ước lệ tượng trưng =>Vẻ đẹp thanh cao, duyên dáng, trong trắng của hai chị em Thúy Kiều.
2. Bức chân dung Thúy Vân
->Sử dụng những hình ảnh thiên nhiên đẹp (đã trở thành qui ước như: trăng, hoa, tuyết, ngọc để nói về vẻ đẹp của con người).
=> hình ảnh ước lệ, các tính từ –> Làm hiện lên vẻ đẹp thuỳ mị, phúc hậu, tròn trịa, khiêm nhường của Thuý Vân.
-> vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên tạo hóa
=> Dự báo trước cuộc sống êm đềm, bình lặng, suôn sẻ của Thúy Vân
3. Bức chân dung Thúy Kiều
“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn”
-> Khẳng định tài sắc Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân.
Nhan sắc
Mắt trong như làn nước mùa thu
Lông mày đẹp như núi mùa xuân
Tươi thắm, trẻ trung, hoa ghen, liễu hờn
Người nhìn say mê
Tác giả tập trung miêu tả đôi mắt của Thúy Kiều ( đôi mắt thể hện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ )
+NT : hình ảnh ước lệ tượng trưng, điển tích, nhân hóa , thành ngữ
=> Thúy Kiều có vẻ đẹp lộng lẫy, đài các, kiêu sa - một tuyệt thế giai nhân 
Tài năng
+NT: liệt kê, từ ngữ chỉ mức độ
-> Thúy Kiều thông minh thiên bẩm : cầm, kì, thi, họa .
-> Tài năng đạt tới mức lí tưởng ( theo quan niệm thẩm mĩ.)
* Tâm hồn
Một trái tim đa sầu, đa cảm trước cung đàn '' Bạc mệnh ''
=>Vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình.
- Bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn vì tác giả sử dụng 12 dòng thơ, ngoài sắc còn tả tài, tình của Thúy Kiều, tả Vân trước làm nền cho vẻ đẹp của Thúy Kiều
-> NT đòn bẩy làm nổi bật bức chân dung Thúy Kiều
 Vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho tạo hóa '' ghen '', '' hờn '' . Kiều tài năng quá, trái tim đa sầu đa cảm quá -> dự báo một số phận éo le, đau khổ, bạc mệnh.
4. Cuộc sống của hai chị em Kiều:
- Kín đáo, khuôn phép, gia giáo.
-> Khẳng định vẻ đẹp nhân cách của chị em Kiều: trong trắng, ngây thơ.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: nhận xét, đánh giá
HS thống nhất đáp án và trình bày vào vở
3.3. Hoạt động 3: Luyện tập
Nội dung 1: Học thuộc lòng đoạn thơ
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS cách đọc hiểu nhớ
HS quan sát nhận nhiệm vụ
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát HS
HS thực hiện nhiệm vụ đọc thuộc thơ
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV gọi đại diện 2 HS
HS đại diện thực hiện báo cáo nhiệm vụ
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá
HS thống nhất và ghi vào vở
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS cách đọc hiểu nhớ
HS quan sát nhận nhiệm vụ
3.4. Hoạt động 4: Vận dụng
GV: giao nhiệm vụ về nhà: Viết bài văn cảm nhận về vẻ đẹp của chị em Kiều.
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân
HS đại diện trình bày
3.5. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
GV nêu câu hỏi mở rộng: tìm đọc tìm đọc các bài viết về đoạn trích trên
HS thực hiện các kỹ năng tìm kiếm thông tin
VĂN BẢN: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3.1. Hoạt động 1: Khởi động
GV Giới thiện hoàn cảnh của đoạn trích 
HS trình bày những nhận định về đoạn trích đã sưu tầm
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
a. Nội dung 1: Tìm hiểu chung
* Hoạt động: chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động cặp đôi)
GV yêu cầu các nhiệm vụ của phần I.
Câu hỏi 1: Vị trí đoạn trích?
Câu hỏi 2: Đọc hiểu
Câu hỏi 3: Thể loại, bố cục đoạn trích?
HS hoạt động cặp đôi
* Hoạt động: thực hiện nhiệm vụ
Gv quan sát HS
HS hoạt động cặp đôi (7 phút)
* Hoạt đông: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV Gọi 3 đại diện HS
HS trình bày các nhiệm vụ
1. Vị trí của đoạn trích
- Vị trí : Nằm ở phần hai (gia biến và lưu lạc)
2. Đọc, hiểu chú thích 
3.Thể loại: truyện thơ Nôm
- Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
4. Bố cục : 3 phần
+ 6 câu đầu : Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều 
+ 8 câu tiếp : Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của nàng.
+ 8 câu cuối : Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
Gv nhận xét, đánh giá
HS thống nhất ghi vào vở
b. Nội dung 2: Tìm hiểu văn bản
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ
( Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung:
1. Nhóm 1: Đọc hiểu ngữ liệu 6 câu thơ đầu: tác giả đã vẽ ra khung cảnh trước lầu Ngưng Bích với những chi tiết nào? Và tâm trạng của Kiều? Nghệ thuật đặc sắc trong 6 câu thơ?
2. Nhóm 2: Đọc hiểu ngữ liệu 8 câu thơ tiếp theo: Thúy kiều đã nhớ đến ai? Và nhớ như thế nào? Nghệ thuật đặc sắc trong 8 câu thơ?
3. Nhóm 3: Đọc hiểu ngữ liệu 8 câu tiếp theo: tậm trạng của kiều trước các cánh vật của lầu Ngưng Bích là tậm trạng nào? Đặc sắc nghệ thuật trong câu thơ?
HS quan sát và nhận nhiệm vụ theo nhóm
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát các nhóm HS hoạt động
Gv hỗ trợ các cá nhân, nhóm gặp khó khăn
HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đã được phân công
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: gọi 4 HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Nhóm 1: Khung cảnh lầu Ngưng Bích
Nhóm 2: Nỗi nhớ của Kiều
Nhóm 3: Tâm trạng của Kiều
1. Cảnh lầu Ngưng Bích 
- “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân”
-> Hoàn cảnh: Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Cảnh : non xa, trăng gần, cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia
-> Không gian mênh mông, hoang vắng, không một bóng người.
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
-> Thời gian lặp lại, đơn điệu, khép kín.
-> Tâm trạng cô đơn, buồn tủi, xấu hổ.
+ NT: tả cảnh ngụ tình
2. Nỗi nhớ của Kiều 
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
 Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.
-> Nhớ Kim Trọng => Hổ thẹn và dằn vặt, tự trách mình với tâm trạng đau đớn, xót xa.
 “Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
-> Nhớ cha mẹ=> Nghĩ đến việc làm chăm sóc và mua vui cho cha mẹ-> Hiếu thảo
-> Độc thoại nội tâm
=> Kiều là người tình thuỷ chung, là người con hiếu thảo đáng trân trọng.
3.Tâm trạng của Kiều : 
 “Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa...”
Cửa biển rộng mênh mông trong buổi chiều tà, con thuyền đang tìm về với bến
+Từ láy : Thấp thoáng, xa xa
-> Gợi tâm trạng buồn nhớ, cô đơn khát khao đoàn tụ (gia đình)
Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
- Hoa mỏng manh trôi, bị dập vùi giữa dòng nước
+ NT: ẩn dụ
-> Kiều nghĩ tới thân phận lênh đênh, chìm nổi vô định của mình
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
+Từ láy :rầu rầu, xanh xanh
-> Cả một vùng thiên nhiên tàn héo, ảm đạm, xanh mịt mờ
->Kiều nghĩ đến cuộc đời mình bế tắc , không có lối thoát
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh ầm ầm tiếng sòng kêu quanh ghế ngồi
+Từ láy, đt mạnh -> Biển nổi sóng dữ dội, gió thét gào
+ NT : Tả cảnh ngụ tình Điệp từ '' buồn trông ''
Hệ thống từ láy, một loạt các hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
 Diễn tả một nỗi buồn triền miên chất ngất, nhiều vẻ của Thúy Kiều đến độ cực điểm.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: nhận xét, đánh giá
HS thống nhất đáp án và trình bày vào vở
3.3. Hoạt động 3: Luyện tập
a.Nội dung 1: Học thuộc lòng đoạn thơ
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS cách đọc hiểu nhớ
HS quan sát nhận nhiệm vụ
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát HS
HS thực hiện nhiệm vụ đọc thuộc thơ
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV gọi đại diện 2 HS
HS đại diện thực hiện báo cáo nhiệm vụ
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá
HS thống nhất và ghi vào vở
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS cách đọc hiểu nhớ
HS quan sát nhận nhiệm vụ
3.4. Hoạt động 4: Vận dụng
GV: giao nhiệm vụ về nhà: Viết bài văn cảm nhận bút pháp tả cảnh ngụ tình thông qua đoạn trích
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân
HS đại diện trình bày
3.5. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
GV nêu câu hỏi mở rộng: tìm đọc các bài viết về đoạn trích trên
HS thực hiện các kỹ năng tìm kiếm thông tin
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3.1. Hoạt động 1: Khởi động
GV cung cấp một đoạn văn tự sự và yêu cầu HS tìm yếu tố miêu tả?
H: Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên?
Học sinh lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
a. Nội dung 1: I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VB tự sự:
* Hoạt động: chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chúc HS hoạt động nhóm)
GV yêu cầu các nhiệm vụ của phần I.
Câu hỏi 1: Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?
Câu hỏi 2: Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
Câu hỏi 3: Kể lại nội dung đoạn trích trên theo gợi ý sách giáo khoa? So sánh các sự việc chính mà em đã nêu với cách miêu tả trong đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
HS lắng nghe nhiệm vụ và quan sát (5 phút)
* Hoạt động: thực hiện nhiệm vụ
Gv quan sát HS
HS hoạt động nhóm (5 phút)
* Hoạt đông: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV Gọi 3 đại diện các nhóm
HS trình bày các nhiệm vụ
Nhóm 1: Tên trận đánh và Hành động của vua Quang Trung
Nhóm 2: Chỉ ra các yếu tố miêu tả các đối tượng
Nhóm 3: So sánh với văn bản với nội dung gợi ý sgk?
Xét Ví dụ
a) Kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi. Trong trận đánh đó, vua Q.Trung dàn thành trận chữ “nhất”, cứ 10 người đi trước khênh một bức, lấy rơm dấp nước phủ kín, lưng dắt dao ngắn, 20 người khác cầm binh khí theo sau. Vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc.
b) Các chi tiết miêu tả sự chống trả của quân Thanh: nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào, phun khói lửa ra, khói toả mù trời. Các chi tiết m.tả sự tiến công của quân Tây Sơn: vừa che ván vừa xông thẳng lên, trước khi hai bên chạm nhau thì quăng ván, cầm dao ngắn chém bừa. Các chi tiết m.tả sự thất bại của quân Thanh: chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết... thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
c) Nhờ có yếu tố m.tả mà đoạn văn trích sinh động cụ thể, gợi cảm hơn đv của bạn HS chỉ kể sự việc.
2. Ghi nhớ.
- Yếu tố m.tả trong VB tự sự là những chi tiết cụ thể, xác thực về cảnh vật, nv, s.việc được kể trong VB.
- Yếu tố m.tả giúp cho bài văn tự sự trở nên hấp dẫn, sinh động, gợi cảm.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
Gv nhận xét, đánh giá
HS thống nhất ghi vào vở
3.3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ
( Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung:
1. Nhóm 1: Bài 1: tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thúy Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích)? Phân tích những yếu tố miêu tả đó trong đoạn trích?
2. Nhóm 2: Bài 2: Dựa vào đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích kể lại cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích?
3. Nhóm 3: Bài 3: Giới thiệu trước lớp vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều
HS quan sát và nhận nhiệm vụ theo nhóm
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát các nhóm HS hoạt động
Gv hỗ trợ các cá nhân, nhóm gặp khó khăn
HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đã được phân công (5 phút)
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: gọi 4 HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Nhóm 1: Bài 1: Tìm các yếu tố miêu tả
Nhóm 2: Xây dựng đoạn văn tự sử có yếu tố miêu tả
Nhóm 3: Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: nhận xét, đánh giá
HS thống nhất đáp án và trình bày vào vở
3.4. Hoạt động 4: Vận dụng
GV: giao nhiệm vụ tại lớp: Theo em có nên cho quá nhiều yếu tố miêu tả vào trong văn bản tự sự không? vì sao?
HS thực hiện nhiệm vụ cặp đôi
HS đại diện trình bày
3.5. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
GV nêu câu hỏi mở rộng: tìm đọc các văn bản tự sự có yếu tố miêu tả
HS thực hiện các kỹ năng tìm kiếm thông tin
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3.1. Hoạt động 1: Khởi động
GV cung cấp một đoạn văn tự sự và yêu cầu HS tìm yếu tố miêu tả?
H: Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên?
Học sinh lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
a. Nội dung 1: I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong VB tự sự:
* Hoạt động: chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động cặp đôi)
GV yêu cầu các nhiệm vụ của phần I.
H: Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ m.tả tâm trạng của Thuý Kiều ?
H: Những câu thơ tả cảnh có mqh như thế nào với việc thể hiện nội tâm nv ?
H: M.tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nv trong VB tự sự?
HS lắng nghe nhiệm vụ và quan sát
* Hoạt động: thực hiện nhiệm vụ
Gv quan sát HS
HS hoạt động cặp đôi
* Hoạt đông: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV Gọi 3 đại diện các nhóm
HS trình bày các nhiệm vụ
HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung
1- Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
a) *Miêu tả cảnh:
- Trước lầu Ngưng Bích... dặm kia.
- Buồn trông... kêu quanh ghế ngồi.
*Miêu tả tâm trạng:
- Bên trời... vừa người ôm.
b) MQH: Từ việc m.tả cảnh, m.tả ngoại hình mà thấy được tâm trạng bên trong của nv. Và ngược lại từ việc m.tả tâm trạng mà hiểu được hình thức bên ngoài.
c) Tác dụng: M.tả nội tâm nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần” của nv, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nv. Vì thế m.tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đ.điểm, tính cách nv.
2- Đoạn trích trong Lão Hạc.
- Sự đau đớn đến một cách đột ngột:..
->M.tả bên ngoài: là m.tả những cái có thể quan sát trực tiếp được như phong cảnh TN, nhà cửa, đồ vật hoặc chân dung, hình dáng, hành động, lời nói, cử chỉ của con người.
M.tả nội tâm: là m.tả những gì không quan sát trực tiếp được mà chỉ là sự thấu hiểu của nhà văn về suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nv.
* Ghi nhớ: sgk (117)
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
Gv nhận xét, đánh giá
HS thống nhất ghi vào vở
3.3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ
( Tổ chức HS hoạt động nhóm theo dãy bàn cùng nội dung)
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các nội dung:
1. Nhóm 1: Bài 2: Hãy đóng vai Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư
2. Nhóm 2: Bài 3: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn
HS quan sát và nhận nhiệm vụ theo nhóm
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát các nhóm HS hoạt động
Gv hỗ trợ các cá nhân, nhóm gặp khó khăn
HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đã được phân công
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: gọi 4 HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Nhóm 1: Bài 2: Trình bày bài viết
Nhóm 2: Bài 3: Trình bày bài viết
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: nhận xét, đánh giá
HS thống nhất đáp án và trình bày vào vở
3.4. Hoạt động 4: Vận dụng
GV: giao nhiệm vụ tại lớp: Miêu tả nội tâm là phương thức biểu đạt như thế nào?
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân
HS đại diện trình bày
3.5. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
GV nêu câu hỏi mở rộng: tìm đọc các văn bản tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm
HS thực hiện các kỹ năng tìm kiếm thông tin
V. KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
1.Củng cố
GV: đưa các câu hỏi củng cố kiến thức toàn chuyên đề
Tiết 1+2: Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều?
Tiết 3+4: Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều?
Tiết 5+6: Tậm trang Kiều đã được tác giả miểu tả qua những chi tiết nào? Thành công trong nghệ thuật miêu tả nội tâm của Nguyễn Du?
Tiết 7: Tác dụng của miểu tả trong văn biểu cảm?
Tiết 8: Miêu tả nội tâm là phương thức biểu đạt như thế nào?
2. Hướng dẫn về nhà
- Học lý thuyết các nội dung đã học trong chủ đề và hoàn thiện các bài tập
- Đọc trước bài mới: Thuật ngữ
+Tìm hiểu các nhiện vụ phần đọc hiểu văn bản và trả lời vào vở soạn
3. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_chu_de_tim_hieu_mot_so_doan_trich_tron.docx