Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 11 đến 16 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 11 đến 16 - Năm học 2021-2022

1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Hiểu những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở VN.

2. Năng lực

- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (cảm nhận được vấn đề đặt ra trong văn bản nhật dụng; rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe về vấn đề trẻ em)

3. Phẩm chất

- Giáo dục tình yêu thương, sẻ chia với những trẻ em bất hạnh. Nâng cao trách nhiệm bảo vệ bản thân và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

4. Các nội dung tích hợp

- Tích hợp KNS: Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân với việc bảo vệ và chăm sóc giá trị bản thân. Giao tiếp thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn của trẻ em.

- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm,

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tranh ảnh, tư liệu về Bác, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, bình giảng NV9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

* Nội dung: chiếu clip về Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima

* Sản phẩm: hs trả lời được nội dung câu hỏi.

 

doc 40 trang Hoàng Giang 4231
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 11 đến 16 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết: 11-12
TÊN BÀI DẠY :
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
1. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Biết được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Hiểu những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở VN.
2. Năng lực 
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (cảm nhận được vấn đề đặt ra trong văn bản nhật dụng; rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe về vấn đề trẻ em)
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình yêu thương, sẻ chia với những trẻ em bất hạnh. Nâng cao trách nhiệm bảo vệ bản thân và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
4. Các nội dung tích hợp
- Tích hợp KNS: Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân với việc bảo vệ và chăm sóc giá trị bản thân. Giao tiếp thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn của trẻ em. 
- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tranh ảnh, tư liệu về Bác, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, bình giảng NV9, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: chiếu clip về Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima
* Sản phẩm: hs trả lời được nội dung câu hỏi.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên chiếu hình ảnh cho học sinh quan sát, mặt trước của tranh là các hình ảnh sau:
Những tòa nhà chọc trời Siêu xe dát vàng
 Một thành phố ở Dubai Ẩm thức dát vàng
Cảm nhận của em về những hình ảnh này?
HS: Giàu có, xa hoa, hoành tráng, muốn trải nghiệm
GV: Cô còn điều bí mật phía sau những hình ảnh này. GV lật mặt sau của các hình ảnh lại (nên làm 2 mặt để HS hiểu được tính 2 mặt của cuộc sống)
Trẻ em sống dưới gầm cầu Thực đơn bữa trưa của học sinh vùng cao
(3) Học sinh Việt Nam chui túi bóng để qua sông đến trường 
(4) Hành trình vượt núi dốc đứng tìm con chữ của hoc sinh Trung Quốc
Các em nhận thấy điều gì từ hình ảnh mặt trước và mặt sau?
HS: trả lời (có sự đối nghịch, nếu như những hình ảnh trước thể hiện sự xa hoa, sung túc thì những hình ảnh này là sự đói khổ, bất hạnh....)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- HS thực hiện nhiệm vụ suy nghĩ trả lời
Bước 4: Kết luận, nhận định
 Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, trọn vẹn và ngọt ngào mà nó giống như chính bức tranh. Một mặt của nó là tươi đẹp, hào nhoáng. Nhưng mặt còn lại là sự thiếu thốn, đói khổ, bất hạnh, đau thương. Và trẻ em-vốn là "những búp trên cành" thường phải hứng chịu những thiệt thòi nhiều nhất. Điều đó, không chỉ ảnh hưởng đến thực tại mà còn ảnh hưởng đến cả tương lai của các em nói riêng và của nhân loại nói chung. Để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, một phần lớn của bản “Tuyên bố...”tại hội nghị cấp cao thế giới họp tại liên hợp quốc Mĩ cách đây 29 năm đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này. 
 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
* Nội dung: tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về xuất sứ của văn bản.
* Nội dung: Kiến thức về tác giả, tác phẩm.
* Sản phẩm: Câu trả lời
* Tổ chức thực hiện: HS Thực hiện theo sự chuẩn bị ở nhà
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Căn cứ vào phần chữ in nhỏ ở cuối VB, em cho biết VB này trích ở đâu? Thời gian nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs trao đổi phần chuẩn bị ở nhà, thống nhất kết quả 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS đại diện báo cáo: 
Dự kiến: 
Dự kiến trả lời: Văn bản “Tuyên bố thế giới về ...” được trích từ Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em trong Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, UB bảo vệ và chăm sóc trẻ em VN, Hà Nội, 1997 - Hội nghị cấp cao th/giới về trẻ em họp tại trụ sở liên hiệp quốc ở Niu oóc ngày 30/9/1990.
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
- GV đánh giá và kết luận:
 Giới thiệu cho học sinh rõ lý do vì sao có tuyên bố này : Mấy chục năm cuối của thế kỉ 20, KHKT phát triển, kinh tế tăng trưởng nguy cơ ngày càng nhiều .SGV - mục II2/32)
GV mở rộng: Văn bản chúng ta học không phải là toàn bộ lời Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.
- Sau phần Nhiệm vụ (hết mục 17) bản Tuyên bố còn có phần Cam kết, phần Những bước tiếp theo khẳng định quyết tâm và nêu ra chương trình cụ thể cần làm.
- Đối với VN, ngay sau đó, Hội đồng Bộ trưởng nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chương trình hành động vì sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ 1991 đến 2000. Đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước.
A. Giới thiệu chung: 
- Văn bản trích trong “Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” họp ngày 30/9/1990 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc.
Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản nhật dụng).Thấy được trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ.
- Nội dung: 
+ Đọc – chú thích
+ Phân tích nội dung
+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong văn bản.
- Sản phẩm: hs trả lời được câu hỏi và thực hiện các nội dung cô giáo hướng dẫn
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Đọc - chú thích
- Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kỹ năng đọc, hiểu được nghĩa của một số từ khó, chia được bố cục của văn bản. 
- Nội dung: 
+ Đọc – chú thích
+ Giải thích từ khó: sgk
- Sản phẩm:
+ Học sinh đọc đúng yêu cầu
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1) Từ phần chuẩn bị ở nhà, em nào nêu cho cô cách đọc văn bản này?
2) Giải thích: Nguyên tử, hạt nhân, hành tinh?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs đọc nối tiếp 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS đại diện báo cáo: 
Dự kiến: 
1) Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết từng mục.
2)HS dựa vào chú thích giải thích.
? Giải thích từ “A- pác - thai”, công ước, giải trừ quân bị?
HS : Giải thích theo chú thích sgk/34, 35.
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
GV nhận xét và chốt: 
B/ Đọc - Hiểu văn bản
1/ Đọc – chú thích:
Hoạt động 2: Tìm hiểu kết cấu, bố cục
- Mục tiêu: hs nêu được kiểu bài phân chia được bố cục; xác định phương thức biểu đạt.
- Nội dung: Xác định PTBĐ, thể loại, bố cục.
- Sản phẩm: Hs trả lời PHT
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
HS thảo luận nhóm bàn, PHIẾU HỌC TẬP
1) VB thuộc kiểu văn bản gì?
2) PTBĐ chính của văn bản là gì?
3) Bố cục của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs trao đổi thảo luận, làm vào PHT 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS đại diện báo cáo: 
Dự kiến: 
1) Kiểu loại: Văn bản nhật dụng
2) - PTBĐ: Nghị luận chính trị xã hội
3) Bố cục: 3 phần
- Sự thách thức: thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới. 
- Cơ hội: khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Nhiệm vụ: xác định nhiệm vụ cụ thể cần làm vì sự sống còn và phát triển của trẻ em.
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
GV nhận xét và chốt: 
2/Kết cấu,bố cục.
2. Kết cấu – Bố cục.
- Thể loại: văn bản nhật dụng
- PTBĐ: Nghị luận chính trị xã hội
- Bố cục: 3 phần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích
- Mục tiêu: Thấy được trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ.
- Nội dung: 
+ Phân tích nội dung
+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong văn bản.
- Sản phẩm:
Hs trả lời được câu hỏi và làm bài tập theo hướng dẫn của gv
- Tổ chức thực hiện:
3/Phân tích.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu hs quan sát đoạn mở đầu
1) Nội dung phần mở đầu?
2) Lời kêu gọi đã hướng tới ai? Và vì đối tượng nào mà ra lời tuyên bố?
3) Đoạn văn 2 cho em thấy cộng đồng quốc tế đã nhận thức như thế nào về đặc điểm tâm sinh lí trẻ em ?
4)Em nhận xét gì về cách viết đoạn mở đầu? Qua đó em thấy đoạn văn mở đầu đã khẳng định quyền sống của trẻ em như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs trao đổi thảo luận thống nhất kết quả 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS đại diện báo cáo: 
Dự kiến: 
1) Nội dung: Những người tham gia hội nghị cấp cao thế giới: Cam kết, kêu gọi toàn thể nhân loại: Hãy bảo đảm....hãy quan tâm đến trẻ em .
2) - Lời kêu gọi hướng tới toàn thể nhân loại ,vì trẻ em mà ra lời tuyên bố =>Lời tuyên bố mang tính cộng đồng, tính nhân đạo sâu sắc
3) Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ em: 
 + Trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc
 + Hiểu biết, ham hoạt động, đầy ước vọng .
 + Dễ xúc động và yếu đuối trước sự bất hạnh...
4) Trẻ em phải được sống vui tươi thanh bình, được chơi, được học, được phát triển. Vì thế nhân loại phải quan tâm đến trẻ em, bảo đảm cho tất cả trẻ em có một tương lai tốt đẹp hơn. Việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em không chỉ là việc của từng quốc gia riêng lẻ mà nó cần đến sự phối hợp của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức xã hội, nhiều tầng lớp nhân dân.
Bước 4: Kết luận, nhận định
=> GV tổng kết: Hội đồng bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam đã quyết định chương trình hoạt động vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em từ 1991-2000 đặt thành bộ phận chiến lược phát triển k.tế xã hội.
3. Phân tích:
3.1. Phần mở đầu: 
Lí do của lời tuyên bố
- Trẻ em:
+ Trong trắng, dễ bị tổn 
thương và còn phụ thuộc
 + Hiểu biết, ham hoạt động, đầy ước vọng.
- Xuất phát từ cái nhìn đầy tình yêu thương và trách nhiệm đối với trẻ em của cộng đồng quốc tế. 
-> Cách viết ngắn gọn, rõ ràng khẳng định về quyền trẻ em đc sống vui tươi, thanh bình, đc học và phát triển.
	CHUYỂN TIẾT 2
- Mục tiêu:
+ Thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới. 
+ Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
+ Xác định nhiệm vụ cụ thể cần làm vì sự sống còn và phát triển của trẻ em
.- Nội dung: 
+ Phân tích nội dung
+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong văn bản.
- Sản phẩm:
Hs trả lời được câu hỏi và làm bài tập theo hướng dẫn của gv
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Công việc 1: 
Thảo luận nhóm bàn:
Quan sát phần: Sự thách thức 
1) Cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới được tái hiện như thế nào? Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề này.
2) Mục 7 yêu cầu điều gì? Em hiểu gì về nội dung này?
3) Nhận xét cách lập luận?
Cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới (3,4,5,6)
Yêu cầu (7)
Nhận xét: 
Công việc 2: 
Thảo luận: 
1) Phần Cơ hội cho thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có những điều kiện thuận lợi gì? Theo em điều kiện nào là thuận lợi nhất trong bối cảnh hiện nay?
2) Ở Việt Nam các cơ hội này có xuất hiện để chúng ta tham gia thực hiện công ước tuyên bố về quyền trẻ em không? 
Công việc 3: 
1) Bản Tuyên bố đã nêu lên mấy nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em? Chỉ ra tính toàn diện của các nhiệm vụ này.
2) Theo em, Đảng và nhà nước VN ta đã tích cực giúp đỡ trẻ em được hưởng những quyền lợi gì? Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện đc những nhiệm vụ gì về quyền trẻ em?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Dự kiến kết quả:
Công việc 1: 
1) Cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới được tái hiện:
- Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;
- Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;
- Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý. Điều 6, tác giả đã nêu lên một con số đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do điều kiện sông quá tồi tệ.
=> Những thông tin bản Tuyên bố đưa ra gợi lên trong lòng chúng ta sự xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới. Thực trạng cuộc sống của trẻ em đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.
2)
- Thách thức là những khó khăn trước mắt cần phải vượt qua-> Các nhà lãnh đạo ở các quốc gia đặt quan tâm vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để bảo vệ và phát triển quyền sống của trẻ em.
-> Từ đó, em thấy tổ chức liên hợp quốc Nhận thức rõ thực trạng của trẻ em-> Quan tâm giúp đỡ các em vượt qua nỗi bất hạnh.
3)Nhận xét: 
 - Đưa ra những dẫn chứng và số liệu cụ thể, chính xác, hợp lý phù hợp với dụng ý của tác giả.
- Sử dụng câu văn miêu tả sinh động.
- Giọng văn có tính phóng sự cao. Diễn đạt ngắn gọn, khúc triết, khá đầy đủ.
-> Cách lập luận ấy có tác dụng:
- Lột tả sự cay đắng, tủi cực mà trẻ em đang phải gánh chịu. Thực trạng đời sống trẻ em trên thế giới đang rơi vào thảm hoạ, bất hạnh đó là nạn chết đói, nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai...nạn nhân của bệnh tật, nạn buôn bán trẻ em, của thiên tai, của sự lãng quên, ruồng bỏ => là thách thức đối với các chính phủ, tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân.
Công việc 2: 
1) Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần Cơ hội, cụ thể là:
- Sự liên kết giữa các nước có thể tạo ra đủ các phương tiện, kiến thức để bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.
- Công ước về quyền trẻ em ra đời đã tạo cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.
-> Theo em, việc Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được nhiều nước cùng kí kết và thực hiện sẽ là điều kiện thuận lợi nhất. Bởi đây sẽ là cơ sở pháp lí hữu hiệu để các nước trên thế giới cùng quan tâm, tôn trọng đến quyền và phúc lợi của trẻ em.
2) 
- Nước ta có tương đối đầy đủ các điều kiện: phương tiện và kinh tế (thông tin, y tế, trường học ..) để bảo vệ, phát triển quyền trẻ em.
- Trẻ em được chăm sóc và tôn trọng đặc biệt: giáo dục mầm non, bệnh viện nhi, trường cho trẻ câm điếc, vô gia cư, công viên, nhà xuất bản thiếu nhi như xây dựng làng trẻ S.O.S, xây dựng trường học, xoá mù chữ, xây dựng quĩ bảo vệ người nghèo, quĩ tài năng trẻ, ủng hộ trẻ em nhiễm chất độc màu da cam...
- Thực tế: nước ta vẫn còn rất nhiều trẻ em bụi đời, bán báo, không gia đình, nghèo khổ, bị buôn bán qua biên giới, bị lạm dụng tình dục, sức lao động .=> vấn đề nhức nhối mà Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. 
Công việc 3: 
1) Dựa trên tình hình thực tế, trong phần Nhiệm vụ, bản Tuyên bố đã đề ra 8 nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em:
1. Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
2. Quan tâm săn sóc nhiều hơn đến trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
3. Đảm bảo quyền bình đẳng nam - nữ (đối xử bình đẳng với các em gái).
4. Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở.
5. Cần nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hoá gia đình.
6. Cần giúp trẻ em nhận thức được giá trị của bản thân.
7. Bảo đảm sự tăng trưởng, phát triển đều đặn nền kinh tế.
8. Cần có sự hợp tác quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trên đây
=> Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai - gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế 
2) Quyền được đi học, được bảo vệ nhân quyền, được chữa bệnh...được vui chơi
- Phổ cập gd ở địa phương...
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận và chốt KT
3.2. Nội dung bản tuyên bố 
*Sự thử thách
- Dẫn chứng với số liệu cụ thể, diễn đạt ngắn gọn, khúc triết, đầy đủ.
=>Thực trạng đời sống trẻ em trên thế giới đang rơi vào thảm hoạ, bất hạnh, đó là thách thức đối với các chính phủ, tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân..
*. Cơ hội: 
- Bằng phương pháp liệt kê, bản tuyên bố đã tóm tắt những thuận lợi lớn để cải thiện tình hình, bảo đảm quyền của trẻ em.
*. Nhiệm vụ:
- Bằng lời văn phân tích khoa học, rõ ràng, mạch lạc, bản tuyên bố đã đề ra nhiệm vụ cụ thể toàn diện, cấp bách mang tính khả thi nhằm bảo đảm cho trẻ em đc chăm sóc, bảo vệ và phát triển.
HS thảo luận nhóm (chia 4 nhóm)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Văn bản bao gồm những nội dung gì? ý nghĩa của vb?
? Đây là một VB nội dung nói về quyền trẻ em, văn bản thuyết phục là nhờ các yêú tố hình thức nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh thực hiện: Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- HS khái quát 4 nội dung đã đi p/t trong bài.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV kết luận: 
+ Bảo vệ quyền lợi, chăm lo dến sự phát triển của trẻ em là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại.
+ Văn bản có ý nghĩa: nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, q đc bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- HS trả lời:
GV kết luận:
 – ngay từ tiêu đề văn bản, bố cục VB đã thấy sự chặt chẽ và lô gíc: đầu tiên là dẫn dắt lí do, mục đích của bản “tuyên bố”-> chỉ ra thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới -> từ đó phân tích để thấy rõ những điều kiện thuận lợi của cộng đồng quốc tế trong việc, bảo vệ và chăm sóc trẻ em -> đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cấp thiết của cộng đồng quốc tế, từng quốc gia.
 - Vấn đề được phân tích vừa cụ thể, rõ ràng, vừa toàn diện, bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội); mọi đối tượng trẻ em (trẻ em, trẻ em bị tàn tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, em trai, em gái ..) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng).
=> Sức thuyết phục cao.
HS : Đọc ghi nhớ/T35
4. Tổng kết:
4.1. Nội dung:
-Ý nghĩa:VB nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. 
4.2. Nghệ thuật:
- Bố cục vb (chia thành 4 phần, gồm 17 mục) đc trình bày rõ ràng, hợp lí. Kết cấu chặt chẽ. 
- Sử dụng pp nêu số liệu, phân tích khoa học.
4.3. Ghi nhớ: (SGK/T35)
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến văn bản.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
PHIẾU HỌC TẬP
Cho đoạn trích:
 “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rông tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu hỏi
a. Xét về mục đích nói, những câu “Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rông tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.” thuộc kiểu câu gì?
Nêu tác dụng của kiểu câu đó trong việc thể hiện nội dung đoạn văn?
b. Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
c. Từ chúng trong đoạn văn trên dùng để chỉ ai? Tại sao tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ?
d. “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc”. Vậy trong thực tế hiện nay, trẻ em đang đứng trước những nguy cơ nào?
e. Em có nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm bàn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Hs thảo luận thống nhất ý kiến, báo báo
* Dự kiến: 
a. Câu cầu khiến.
b. Biện pháp tu từ: Lặp lại cấu trúc câu
- T/d: Tạo giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát.
+ Nhấn mạnh những quyền mà trẻ em được hưởng, khẳng định trẻ em cần được
bảo vệ và phát triển.
c. Từ chúng dùng để chỉ Tất cả trẻ em trên thế giới
- Nghĩa là: chúng phải được sống trong môi trường hòa bình, luôn có sự tương trợ, giúp đỡ lan nhau trên mọi lĩnh vực; không có hiềm khích, không có chiến tranh. Đó là điều kiện tốt để cho trẻ em phát triển cả về thể chất và tâm hồn.
d. Nguy cơ: đói nghèo, mù chữ, bị bạo hành gia đình, xâm hại, bóc lột.
e- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước của toàn nhân loại.
- Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể toàn diện.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt.
 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
* Nội dung: Bài tập viết đoạn văn.
* Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.
* Cách thực hiện : 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Bài tập: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về thực tế việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em của nước ta hiện nay? 
- GV gợi ý: Cảm nhận về những gì mình đang được hưởng, được ưu tiên 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs nhận nhiệm vụ, viết cá nhân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
GV và HS đánh giá, cho điểm
GV kết luận: Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu để bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định và lâu dài của đất nước.
GV nhận xét và chốt.
*: Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: 
- Bài cũ : 
+ Học bài: Phân tích các nội dung chính của văn bản
+ Nêu suy nghĩ của em khi nhận được sự chăm sóc, giáo dục đầy đủ của gia đình, nhà trường và xã hội? Em phải làm gì để xứng đáng với sự chăm lo ấy?
- Bài mới:Chuẩn bị: "Các phương châm hội thoại" (Tiếp) 
+ Đọc, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn SGK
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết: 13
TÊN BÀI DẠY :
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp)
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Nhận biết những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Năng lực
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (cảm nhận cái hay của việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe qua vận dụng PC quan hệ, cách thức, lịch sự).
3. Phẩm chất
- Nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ: Giáo dục ý thức lịch sự, nhã nhặn trong quan hệ qua lời nói, chữ viết để giao tiếp có hiệu quả, góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt quan việc học tập, tự trau dồi vốn TV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tranh ảnh, tư liệu về Bác, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, bình giảng NV9, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: Tình huống
* Sản phẩm: hs trả lời được nội dung câu hỏi.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
1. Nói có sách mách có chứng.
2. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe 
3. Một câu nhịn, chín câu lành 
4. Người khôn ăn nói nửa chừng / Để cho người dại nửa mừng nửa lo 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 HS suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
 - Các p/c hội thoại tương ứng: 
+ Câu 1,2: phương châm về chất
+ Câu 3: phương châm lịch sự
+ Câu 4: phương châm cách thức.
- GV tổ chức cho HS nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
-> GV dẫn dắt vào bài
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các quy tắc trong giao tiếp hàng ngày.
* Nội dung: Tìm hiểu phương châm về lượng, phương châm về chất
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp 
- Mục tiêu: hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
- Nội dung: Tìm hiểu phương châm về quan hệ.
- Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV treo bảng phụ . Gọi HS đọc ngữ liệu .
Gv hướng dẫn học sinh làm vào PHT
1) Hai người giao tiếp với nhau trong tình huống (hoàn cảnh) nào?
2) Anh đã chào hỏi bằng cách nào? Và chào hỏi như thế nào?
3) Câu chuyện gây cười ở chi tiết nào? Tại sao ta lại cười ở chi tiết đó?
4) Xét thực tế tình huống này có phù hợp không? Cách hỏi ấy có tuân thủ phương châm lịch sự không? Vì sao em có nhận xét như vậy?
5) Từ câu chuyện trên, em rút ra kết luận gì trong giao tiếp?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS làm vào PHT
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1) - Tình huống:
+ Người đốn củi đang làm việc trên 1 cây cao. 
+ Anh chàng rể đi qua và muốn chào hỏi.
2) Anh chàng rể đã ra hiệu gọi anh đốn củi từ trên cao xuống chỉ để hỏi: “ Bác làm việc vất vả lắm phải không?”
3) Chàng rể nghe lời người nhà dặn: phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh nên đã lễ phép gọi người đang đốn cành trên cây cao xuống để hỏi : “ Bác làm việc...”
4) Xét thực tế tình huống này không phù hợp -> hỏi không đúng lúc, đúng chỗ khi người được hỏi đang trên cành cao -> vất vả trèo xuống để được nghe một câu hỏi thăm
5) Trong giao tiếp cần chú ý vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp
Bước 4: Kết luận, nhận định
* Gv: Trong tình huống giao tiếp khác, câu hỏi ấy có thể được coi là lịch sự, quan tâm đến người khác. Song trong tình huống này, chàng rể đã làm một việc gây phiền hà, rắc rối cho người khác...
* GV kết luận: Có những câu nói đặt trong hoàn cảnh giao tiếp này thì phù hợp song đặt trong hoàn cảnh giao tiếp khác lại không phù hợp...=> Như vậy để giao tiếp thành công, người nói không chỉ cần nắm vững các phương châm hội thoại mà cần phải xác định rõ những đặc điểm của tình huống giao tiếp: nói với ai? nói khi nào? nói ở đâu và nói nhằm mục đích gì?
?Lấy một vài ví dụ trong thực tế về việc vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp?
- HS : Lấy ví dụ...
- GV nhận xét, đánh giá và chuyển mục 2. 
- HS đọc nội dung ghi nhớ
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp: 
1. Phân tích ngữ liệu: 
- Câu hỏi của chàng rể không đúng lúc, không phù hợp với tình huống giao tiếp. 
=> Trong giao tiếp cần chú ý vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp
2. Ghi nhớ: (SGK - T36)
Hoạt động 2: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. 
- Mục tiêu: nhận biết được những tình huống không tuân thủ PCHT và nguyên nhân của sự việc đó.
- Nội dung: Tìm hiểu ngữ liệu sgk
- Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và trả lời các câu hỏi SGK
Nhóm 1. Đọc lại những ví dụ về các p/c hội thoại đã học/ sgk-8,9- 21,22, cho biết những tình huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thủ ? Các tình huống vi phạm p/c hội thoại trên là do nguyên nhân nào?
Nhóm 2: Đọc đoạn đối thoại giữa An và Ba/37, cho biết câu trả lời của Ba có đáp ứng đúng nhu cầu thông tin mà An mong muốn không? Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?
Nhóm 3: Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân thì PCHT nào có thể không được tuân thủ?Vì sao bác sĩ phải làm như vậy?Tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ?
Nhóm 4: Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thr phương châm về lượng hay không?Phải hiểu ý nghĩa câu này ntn? (GV: gợi ý đặt câu nói trong 1 tình huống này được hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng ntn?)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm vào PHT
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- Dự kiến sản phẩm:
* Nhóm 1 : 
- 4 tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại: 
+/ P/C về lượng, P/C về chất, P/C quan hệ, P/C cách thức
+ Tuân thủ phương châm hội thoại: Phương châm lịch sự (truyện: Người ăn xin) 
- Nguyên nhân: do người nói vụng về, vô ý, thiếu văn hoá giao tiếp
*Nhóm 2:
- Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu mà An mong muốn -> P/C về lượng không được tuân thủ vì Ba không biết chính xác câu trả lời, không muốn nói sai cho An nên trả lời chung chung ->tuân thủ phương châm về chất
*Nhóm 3:
- Trong tình huống bệnh nhân mắc bệnh nan y ( vô phương cứu chữa), thì lúc này bác sĩ sẽ không nói thật về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, tức là vi phạm p/c về chất. Song việc đó là cần thiết và được chấp nhận bởi nó là việc làm nhân đạo, cần thiết; nhờ việc động viên đó mà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_11_den_16_nam_hoc_2021_2022.doc