Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 21 đến 24

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 21 đến 24

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức.

- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.

- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.

2. Kĩ năng

- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.

- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan thực hiện nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trứơc những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.

3. Thái độ

- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 8 trang maihoap55 3290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 21 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05	
Tiết: 21 – 22 	
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức.
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2. Kĩ năng
- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan thực hiện nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trứơc những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
3. Thái độ
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1. Ổn định :
	2. Bài cũ :
	3. Bài mới:
Gọi hs đọc phần chú thích sgk.
Thực hiện.
Nêu đôi nét về tác giả tác phẩm?
Dựa vào sgk.
Cho biết thể loại của văn bản?
Là tiểu thuyết lịch sử, chương hồi viết bằng chữ Hán à Chịu ảnh hưởng của Tam Quốc Chí.
Hồi thứ 14 phản ánh giai đoạn nào của lịch sử chế độ phong kiến?
Xã hội VN đầy biến động cuối tk 18. Lê Chiêu Thống lo cho ngai vàng mục ruỗng của mình đã cầu viện nhà Thanh. Anh hùng Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh lập nên triều Tây Sơn.
Có thể tóm tắt hồi thứ mười bốn như thế nào?
Thảo luận. (Quân Thanh kéo và thăng long, tướng tây sơn là Ngô Văn Sở lui quân về vùng núi Tam Điệp. Quang Trung lên ngôi vua ở Phú Xuân tự đốc thúc đại binh nhằm ngày 23 tháng chạp năm 1788 tiến quân ra Bắc diệt quân Thanh. Dọc đường Quang Trung chiêu mộ thêm binh lính, mở duyệt binh lớn, chỉ dụ tướng lĩnh mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp, hẹn ngày mùng 7 tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đâu thắng đó khiến quân Thanh đại bại, ngày mùng 3 tiến vào Thăng Long. Tướng Tôn Sĩ Nghị chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến chạy theo sau).
Dựa vào tóm tắt có thể chia kết cấu như thế nào?
+ Từ đầu . . . lên đường ra Bắc " Quang Trung chuẩn bị tiến quân ra Bắc.
+ Tiếp theo . . . kéo vào thành " Quang Trung đại phá quân Thanh.
+ Còn lại " số phận các tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
Tác giả đã giới thiệu nhân vật Nguyễn Huệ như thế nào?
Là anh hùng lão luyện, mạnh mẽ, quyết đoán, có tài cầm quân.
Những điều đó được thể hiện qua chi tiết nào?
Bắc Bình Vương khi nghe tin quân Thanh vào Thăng Long và vua Lê thụ phong thì Nguyễn Huệ có thái độ:
- Giận lắm liền hợp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
- Nghe lời quân thần làm lễ tế trời, lên ngôi Hoàng đế
- Tổ chức hành quân thần tốc
- Gặp gỡ và lắng nghe ý kiến của các bậc cao nhân.
- Vừa tuyển binh vừa duyệt binh, định kế hoạch đánh giặc, kế sách đối phó với giặc sau khi chiến thắng.
Ngoài ra ở Nguyễn Huệ ta còn thấy tài năng nào nữa?
Lãnh đạo chỉ huy chính trị, quân sự ngoại giao có trí tuệ sáng suốt nhìn xa trông rộng, biết mình, biết người
Điều đó thể hiện ở chi tiết nổi bật nào?
- Ra lời chỉ dụ
- Bình công luận tội rõ ràng
- Tính sẵn kế hoạch ngoại giao
Qua những lời chỉ dụ của Quang Trung ta hiểu được những tư tưởng nào?
+ Ý thức về chủ quyền của đất nước (trong khoảng vũ trụ . . . chia nhau mà cai trị)
+ Hiểu rõ dã tâm của phong kiến phương Bắc (người phương Bắc. . . muốn đuổi chúng đi)
+ Tự hào về công lao chống giặc ngọai xâm (đời Hán về phương Bắc)
+ Tin tưởng ở chính nghĩa, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực (Nay người Thanh lại sang đánh đuổi chúng đi)
Kế sách ngoại giao của thiên tài thể hiện điểm nào?
- Khi khởi binh tuyên bố phương lược tiến đánh đã có tính sẵn 
- Tính kế hoạch ngoại giao khi chiến thắng “dẹp việc binh đao”, “ cho ta được yên ổn nuôi dưỡng lực lượng”
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, thể loại
a. Tác giả
b. Thể loại
2. Bố cục.
II. Phân tích.
1. Hình tượng anh hùng Nguyễn Huệ
- Vua Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán
- Vua Quang Trung là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén
- Vua Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng
Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2
Tài năng dụng binh của Quang Trung được kể lại như thế nào?
+ Cuộc hành quân thần tốc, kế sách đánh giặc
- ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế)
- Ngày 29 tới Nghệ An (350 km)
- hôm sau tiến quân đến Tam Điệp (cách 150 km)
- đêm 30 tháng chạp lên đường ra Thăng Long
- dự định mùng 7 ăn tết tại Thăng Long
+ Kế sách đánh giặc
Phú Xuyên, Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Thăng Long; Phú Xuyên: giặc sợ chạy tan vỡ, quân Tây Sơ bắt sống toàn bộ.
Hạ Hồi: nữa đêm bí mật vây kín làng giặc xin hàng
" bất ngờ bí mật đảm bảo thắng lợi mà không gây thương vong, không hao binh tổn tướng.
Ngoài tài năng trên ta còn thấy vẻ đẹp nào của Nguyễn Huệ?
- Là chỉ huy chiến dịch thực sự: hoạch định chiến lược tiến đánh, tổ chức quân sự, tự mình cưỡi voi xong pha chiến trận
- Một con người lẫm liệt giữa chiến trận
 Từ những suy nghĩ và hành động trên em cảm nhận gì về Quang Trung?
Ngay thẳng cương trực căm ghét bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh; có ý thức về chủ quyền của đất nước; là vị vua hết lòng vì nước vì dân và có tài cầm quân 
Phân tích những nguyên nhân thất bại và số phận của kẻ bán nước ?
+ Đặt lợi ích cá nhân, dòng tộc lên trên hết, tin vào sức mạnh của quân nhà Thanh
- Lê Chiêu thống và tầng lớp quý tộc nhà Lê đã thuần phục ngoại bang.
- Kẻ tay chân đưa ra lời hão huyền cho nhà Thanh " Lê Chiêu Thống sang dinh Tôn Sĩ Nghị chầu chực
- Quân Tay Sơn ra Bắc " Lê Chiêu Thống chạy Tôn Sĩ Nghị cướp thuyền và nhịn đói nhịn khát
Em suy nghĩ gì về hành động và thái độ của nhà Lê Chiêu Thống?
Bi hài kịch của vua tôi Lê Chiêu Thống " số phận bi thảm của kẻ bán nước cầu vinh.
Tác giả gợi tả hình ảnh đối lập việc tiến quân của Tây Sơn và tướng lĩnh nhà Thanh như thế nào?
Trong ngày Tết, mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc.
Tác giả khắc hoạ chi tiết bọn tướng lĩnh nhà Thanh tháo chạy như thế nào?
Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên. . . chuồn trước qua cầu phao.
Quân sĩ tan tác bỏ chạy . . . không chảy được nữa.
Em có thể cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại đó của quân Thanh?
Chủ quan kinh địch, chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa, quân tây sơn quá hùng mạnh hợp với lòng dân, ý trời . . . 
GV bình – chốt: đó là bi kịch của kẻ đi cướp nước và bọn bán nước cầu vinh, những hành động đó không hợp với lòng dân nên sẽ thất bại là tất yếu còn hình ảnh Quang Trung chính là cuộc chiến đấu cho cái chính nghĩa nên được lòng dân.
Qua văn bản ta thấy được nội dung nào?
Nội dung: Các tác giả đã tái hiện một cách chân thực, sinh động hình ảnhNguyễn Huệ và hình ảnh thảm bại của quân xâm lược cùng bọn vua quan bán nước.
Tại sao các tác gỉa Ngô gia văn phái trung thành với nhà Lê nhưng có thể viết về Nguyễn Huệ hay và thực đến thế 
+ Sống giữa những biến động của xh lúc bấy giờ.
+ Vì Nguyễn Huệ đủ phẩm chất của một anh hùng dân tộc, không ai có thể phủ nhận.
Vì sao có thể gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử?
- Vì liên quan đến sự thật lịch sử.
- Lịch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết
- Nhân vật lịch sử trong tác phẩm như là nhữngg hình tượng văn học sinh động.
Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người" có tài dùng binh như thần
- Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận.
" là người oai phong lẫm liệt trong chiến trận
3. Số phận của tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
a. Vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Vội vàng rời bỏ cung điện chạy trốn.
- Cướp thuyền của người đánh cá để chạy.
- Đuổi theo quân Thanh để mong được che chở.
" số phận bi thảm của kẻ bán nước cầu vinh.
b. Tướng lĩnh nhà Thanh.
+ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên . . . chuồn trước qua cầu phao.
+ Quân sĩ tan tác bỏ chạy . . . không chảy được nữa.
III. Tổng kết
Nghệ thuật: 
+ Khắc hoạ hình ảnh Nguyễn Huệ giàu chất thi sĩ.
+ Sự kiện lịch sử rành mạch, khách quan, miêu ta – sử dụng hình ảnh so sánh đối lập.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- Học bài 
- Chuẩn bị bài: sự phát triển từ vựng (tt)
Tuần: 	
Tiết: 	23	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Việc tạo từ mới
- Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn tiếng nước ngoài.
- Sử dụng từ ngữ mượn nước ngoài cho phù hợp.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
1. Từ Nắm trong các câu sau thuộc phương thức chuyển nghĩa nào?
a. Bạn phải nắm tay cho thật chặt. (gốc)
b. Các em nắm rất chắc nội dung bài học. (AD)
c. Bạn phải nắm chắc tư tưởng của các thành viên trong tổ. (AD)
2. Từ Miệng trong các câu sau thuộc phương thức chuyển nghĩa nào?
a. Miệng bạn ấy cười rất có duyên. (gốc)
b. Bạn phải đào miệng hố rộng hơn trồng cây mới được. (AD)
c. Nhà tôi có bốn miệng ăn. (HD)
TL: 
	3/ Bài mới:
VD 1:
- Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ
- Kinh tế tri thức: Nền KT dựa chủ yếu vào sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao
- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành thu hút vốn, CN nước ngoài.
- Sở hũ trí tuệ: Quyền sở hữu những sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại .
VD 2:
- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng
- Tin tặc: kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác
==> Tạo thêm từ ngữ mới làm vốn từ tăng lên là 1 hình thức phát triển của từ vựng.
Mẩu x + y Mẫu x + tặc
- Điện thoại di động. - Không tặc.
- Sở hữu trí tuệ. - Hải tặc.
- Kinh tế tri thức. - Lâm tặc.
- Đặc khu kinh tế. - Tin tặc
Xác định từ Hán Việt trong hai đoạn trích sgk? Tìm những từ biểu hiện khái niệm.
Thực hiện
1.
a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, Đạm Thanh, hội, yến anh, bộ hành, xuân, tài nữ, giai nhân,
b. Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
2. Các từ đó là
- AIDS Mượn tiếng Anh
- Marketting
® Mượn tiếng nước ngoài để phát triển Tiếng Việt (Viết nguyên dạng: Marketting) 
- Phiên âm trong tài liệu chuyên môn: maketing
- Phiên âm trong tài liệu thông thường ma-két- ting.
Bài 1
“X+ trường”: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường.
“X+ hoá”: Ôxi, lão, cơ giới, điện khí, CN, hiện đại 
“X+ điện tử”: Thư, thương mại, GD, chính phủ 
Bài 2
- Bàn tay vàng - Đa dạng sinh học
- Cơm bụi - Đường cao tốc
- Công nghệ cao - Đường vành đai.
- Công viên nước - Hiệp định khung
- Thương hiệu.
Bài 3
a. Tõ m­în tiÕng H¸n: m·ng xµ, biªn phßng, tham «, t« thuÕ, phª b×nh, phª ph¸n, ca sÜ, n« lÖ.
b. Tõ m­în ch©u ¢u: xµ phßng, « t«, ra-®i-«, cµ phª, ca n«.
I. Tìm hiểu bài 
1. Phát triển từ vựng bằng cách tạo từ ngữ mới.
 Vd/ sgk
" Từ một từ đơn có thể tạo ra nhiều từ ghép có nét nghĩa khác nhau và chỉ sự vật khác 
2. Phát triển từ vựng bằng cách mượn từ mới.
 Vd/ sgk
3. Ghi nhớ / sgk 
II. Luyện tập.
Bài tập 4
a. Cách phát triển của từ vựng:
* Bổ sung nghĩa cho những từ đã có ® tạo từ nhiều nghĩa ( từ nghĩa gốc- nghĩa chuyển).
b. Tăng về số lượng từ ngữ:
* Tạo từ mới: ghép từ đơn có nghĩa rộng với từ đơn có nghĩa hẹp tạo ra từ mới có nghĩa tổng hợp hoặc chỉ loại nhỏ.
* Mượn của tiếng nước ngoài:
Mượn tiếng Hán.
Mượn ngô ngữ châu Âu.
* HS thảo luận.
*GV gợi ý cho HS thảo luận: Xã hội phát triển ® nhận thức của con người cũng không ngừng phát triển
® thông tin càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thông tin của con người ® từ vựng phát triển" Từ vựng của một ngôn ngữ thay đổi mạnh mẽ.
4. Củng cố: 
Giảng chốt: từ vựng của một ngôn ngữ luôn luôn thay đổi vì sao? các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội luôn luôn thay đổi phát triển. Nhận thức con người cũng vận động, thay đổi và phát triển theo. Từ vựng thay đổi và phát triển để đáp ứng nhu cầu nhu cầu phát triển, giao tiếp của con người trong xã hội. Chẳng hạn khi khoa học kĩ thuật phát triển, đạt độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao; công nghệ dựa trên cơ sở đó được gọi là công nghệ cao.
5. Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ trong SGK trang 73,74.
- Hoàn chỉnh các bài tập.
- Soạn bài 6: Truyện Kiều của Nguyễn Du.
HD:
- Tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và tiểu sử của Nguyễn Du để nắm được giá trị nghệ thật và nội dung của Truyện Kiều.
- Đọc phần tóm tắt tác phẩm và tìm đọc Truyện Kiều.
Tuần: 	
Tiết: 24	
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức 
- Khái niệm thuật ngữ
- Những đặc điểm của thuật ngữ
2. Kĩ năng.
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
H: Tìm 5 từ mới và giải nghĩa.
TL:
1. Bàn tay vàng: bàn tay khéo léo trong việc thực hiện thao tác kĩ thuật hoặc lao động thủ công
2. Cầu truyền hình: hình thức truyền hình trực tiếp thông qua hệ thống ca- mê-ra giữa các điểm cách xa nhau về địa lí.
3. Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các hàng quán nhỏ.
4. Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở của các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả.
5. Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, dành cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ từ 100km/h trở lên.
	3. Bài mới:
Gọi hs đọc hai cách giải thích trong các ví dụ (a)(b)
Thực hiện.
Cách giải thích nào ta thấy thông dụng mà ai cũng hiểu được? 
Thảo luận.
+ Nước là chất lỏng không màu, không mùi, trong sông hồ, biển 
+ Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn . . .
Nhận xét về cách giải thích trên.
Cách thứ nhất giải thích thông thường dựa vào kinh nghiệm của thực tiễn con cách thứ hai giải thích phải dựa vào lĩnh vực chuyên môn nhất định.
+ Nước là hợ chất của các nguyên tồ hidrô và oxi, có công thức H20.
+ Muối là hợp chất mà các phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a - xit.
Những định nghĩa đó ở những bộ môn nào?
- Thạch nhũ 	® Địa lý
- Bazơ	® Hoá học
- Ẩn dụ	® Tiếng việt
- Phân số thập phân ® Toán
Thế nào là thuật ngữ?
Trả lời. (Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ)
GV giảng - chốt: Thuật ngữ là những từ dùng để giải thích một khái niệm nào đó nó mang tính khoa học khách quan mà đòi hỏi người đó phải nắm vững chuyên môn một ngành nào đó nhất định. 
Các thuật ngữ: Thạch nhũ, Bazơ, Ẩn dụ, Phân số thập phân có nghĩa nào khác không? 
Thảo luận.
GV chốt: các thuật ngữ trên chỉ có một nghĩa duy nhất như đã giải thích, ngoài ra không còn nghĩa nào khác. 
(mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ)
Trong hai trường hợp giải thích về muối thì trường hợp nào có sắc thái biểu cảm?
Thảo luận.
Trường hợp (b) có sắc thái biểu cảm nó mang nghĩa ẩn dụ
Trường hợp (a) không có sắc thái biểu cảm.
GV chốt: Thuật ngữ biểu thị khái niệm nên nó không có tính biểu cảm.
 Bài tập nâng cao: đọc hai câu sau, chú ý từ in đậm.
 1. Bạn đừng nên phản ứng như vậy.
2. Đó là một phản ứng hóa học trong môi trường tự nhiên.
a. Từ phản ứng nào là thuật ngữ?
b. Giải nghĩa từ phản ứng trong hai câu trên để thấy sự khác biệt giữa từ ngữ thông thường với thuật ngữ.
gợi ý:
a. Phản ứng câu 2 là thuật ngữ.
b. Phản ứng trong câu 1 là tỏ thái độ, hành động không tán thành trước một sự việc nào đó.
Phản ứng trong câu 2 là hiện tượng xảy ra do tác dụng hóa học giữa các chất trong môi trường.
Bài tập 1. Điền các thuật ngữ khoa học vào chỗ trống
- Lực (vật lí)
- Xâm thực (địa lí)
- Hiện tượng hóa học (Hóa học)
- Trường từ vựng (Ngữ văn)
- Di chỉ (lịch sử)
- Thụ phấn (sinh học)
- Lưu lượng (Địa lí)
- Trọng lực (vật lí)
- Khí áp (Địa lí)
- Đơn chất (Hóa học)
- Thị tộc phụ hệ (lịch sử)
- Đường trung trục (toán)
Bài tập 2
Điểm tựa không phải là thuật ngữ vật lí mà nó chỉ là dùng để chỉ chỗ dựa.
Bài tập 4
Cá: Loại động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không có thở bằng mang
I. Tìm hiểu bài 
1. Thuật ngữ là gì?
 Ví dụ
+ Nước 
 giải thích thông thường
+ Muối 
® cảm tính
+ Nước 
 giải thích bằng 
+ Muối khái niệm
® Nghiên cứu khoa học ® Môn hoá
" Thuật ngữ là những từ dùng để giải thích một khái niệm nào đó nó mang tính khoa học khách quan 
2. Đặc điểm của thuật ngữ.
 Ví dụ
Thạch nhũ 
Bazơ có 1 nghĩa 
Ẩn dụ duy nhất
Phân số thập phân 
Trường hợp (a) không có sắc thái biểu cảm
" Thuật ngữ biểu thị khái niệm nên nó không có tính biểu cảm.
3. Ghi nhớ/ sgk
II. Luyện tập
Bài tập 3
Hỗn hợp ở câu (a) là thuật ngữ.
Hỗn hợp ở câu (b) không phải là thuật ngữ 
+ Phái đoàn quân sự hỗn hợp bốn bên.
+ Lực lượng hỗn hợp của Liên hiệp quốc.
+ Thức ăn gia súc hỗn hợp.
Bài tập 5 
hiện tượng đồng âm giữa thuật ngtữ thị trường trong kinh tế học và thuật ngữ thị trường trong quang học không vi phạm quy tắc một thuật ngữ - một khái niệm. vì vậy đây là thuật ngữ được sử dụng trong hai lĩnh vực khác nhau.
4. Củng cố: 
+ Thuật ngữ là những từ dùng để giải thích một khái niệm nào đó nó mang tính khoa học khách quan.
+ Đặc điểm thuật ngữ biểu thị khái niệm nên nó không có tính biểu cảm
5. Dặn dò:
Chuẩn bị nội dung cho tiết ngữ văn địa phương phần Văn bản (Sách ngữ văn địa phương – 75)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_21_den_24.doc