Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 35 đến 41 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 35 đến 41 - Năm học 2021-2022

1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức truyện trung đại, các hoạt động giao tiếp, văn bản thuyết minh, văn bản tự sự

2. Năng lực:

- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn thuyết minh, tự sự, cảm nhận vẻ đẹp chi tiết, hình ảnh, hình tượng nhân vật trong truyện TĐ)

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm: Góp phần bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Bồi dưỡng ý thức giao tiếp văn hóa, ứng xử phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm,

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

* Nội dung: Trò chơi

* Sản phẩm: quan sát và trả lời câu hỏi liên quan câu hỏi.

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chiếu: Đằng sau mỗi ô vuông là một câu hỏi. Các em sẽ tham gia lựa chọn mỗi ô rồi trả lời câu hỏi để tìm ra tên tác phẩm văn học. Từ đó tìm ra điểm chung của các tác phẩm này.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

(1) TP được đánh giá là “Thiên cổ kỳ bút”.

 ĐA: Truyền kì mạn lục

(2) Tác phẩm đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật, sáng ngời tinh thần nhân đạo.

 ĐA: Truyện Kiều

(3) Tác phẩm được viết bằng chữ Hán có quy mô lớn nhất trong dòng văn học trung đại, và đạt được những thành công xuất sắc về nghệ thuật.

 ĐA: Hoàng Lê nhất thống chí.

(4) Tất cả những tác phẩm này có điểm gì chung?

- Đều là truyện trung đại.

+ TK, TLVT: truyện thơ Nôm

+ Truyền kì mạn lục: Truyện truyền kì

+ Hoàng Lê nhất thống chí: Tiểu thuyết chương hồi (truyện dài)

Bước 4: Kết luận, nhận định

-> GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt: Hôm nay cô cùng các em ôn tập về VHTĐ

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được nét khái quát về VHTĐ

* Nội dung: Ôn tập kiến thức đã học

* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.

 

doc 40 trang Hoàng Giang 4790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 35 đến 41 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết: 35 -36
TÊN BÀI DẠY :
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
1. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức truyện trung đại, các hoạt động giao tiếp, văn bản thuyết minh, văn bản tự sự
2. Năng lực:
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn thuyết minh, tự sự, cảm nhận vẻ đẹp chi tiết, hình ảnh, hình tượng nhân vật trong truyện TĐ)
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm: Góp phần bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Bồi dưỡng ý thức giao tiếp văn hóa, ứng xử phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: Trò chơi
* Sản phẩm: quan sát và trả lời câu hỏi liên quan câu hỏi.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chiếu: Đằng sau mỗi ô vuông là một câu hỏi. Các em sẽ tham gia lựa chọn mỗi ô rồi trả lời câu hỏi để tìm ra tên tác phẩm văn học. Từ đó tìm ra điểm chung của các tác phẩm này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
(1) TP được đánh giá là “Thiên cổ kỳ bút”.
 ĐA: Truyền kì mạn lục
(2) Tác phẩm đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật, sáng ngời tinh thần nhân đạo.
 ĐA: Truyện Kiều
(3) Tác phẩm được viết bằng chữ Hán có quy mô lớn nhất trong dòng văn học trung đại, và đạt được những thành công xuất sắc về nghệ thuật.
 ĐA: Hoàng Lê nhất thống chí.
(4) Tất cả những tác phẩm này có điểm gì chung?
- Đều là truyện trung đại.
+ TK, TLVT: truyện thơ Nôm
+ Truyền kì mạn lục: Truyện truyền kì
+ Hoàng Lê nhất thống chí: Tiểu thuyết chương hồi (truyện dài)
Bước 4: Kết luận, nhận định
-> GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt: Hôm nay cô cùng các em ôn tập về VHTĐ
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được nét khái quát về VHTĐ
* Nội dung: Ôn tập kiến thức đã học
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động GV và HS
Nôi dung
 Hoạt động 1. Khái quát về văn học trung đại
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Dựa vào hệ thống các văn bản thuộc VHTĐ từ lớp 6 đến lớp 9, em hãy giới thiệu sự hiểu biết của mình về VHTĐ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- Tên gọi: Văn học thành văn, văn học viết thời PK, văn học cổ
VHTĐ VN là thời kì văn học kéo dài từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Phân kì: chia 4 giai đoạn
+ TK X – XV
+ TK XVI – đầu TK XVIII
+ Nửa cuối TK XVIII – nửa đầu TK XIX
+ Nửa cuối TK XIX
- Thể loại:TTĐ, thơ TĐ, chiếu, hịch, cáo, tấu, tùy bút 
Vậy TTĐ có những đóng góp gì cho sự phát triển của nền văn học dân tộc.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV khái quát và chốt
II. Truyện trung đại 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 	
* GV chiếu bảng thống kê, yêu cầu HS quan sát lại trên MC và cho biết tên tác giả, tên các đoạn trích đã học trong các tác phẩm TTĐ. 
- HS thảo luận nhóm bàn (5p), hoàn thành bảng thống kê về nội dung, nghệ thuật của các văn bản.
+ N1: Truyện người con gái Nam Xương
+ N2: Hoàng Lê nhất thống chí
+ N3:Chị em Thúy Kiều
+ N4: Kiều ở lầu Ngưng Bích
TT
Tên tác phẩm
(đoạn trích)
Tác giả
Nội dung
Nghệ thuật
1
TP Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ 
2
Hoàng Lê nhất thống chí.
ĐT: Hồi thứ 14
Ngô Gia Văn Phái
3
Truyện Kiều
ĐT: Chị em Thúy Kiều
ĐT Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du
? Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết những tác phẩm, đoạn trích nào có cùng chủ đề? Nêu tên của từng chủ đề đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs nhận nhiệm vụ và thảo luận trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- Các nhóm báo cáo kết quả, hs nhận xét.
TT
Tên tác phẩm
(đoạn trích)
Tác giả
Nội dung
Nghệ thuật
1
-Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ 
Cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương. Cảm thương số phân oan nghiệt của người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp truyền thồng của họ
. Chi tiết nghệ thuật, yếu tố hoang đường, kì ảo .
2
- Hoàng Lê nhất thống chí.
ĐT: Hồi thứ 14
Ngô Gia Văn Phái
Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và chiến công thần tốc. Thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Khắc họa nhân vật, 
ngôn ngữ kể, tả sinh động
3
-Truyện Kiều
+ Chị em Thúy Kiều
Nguyễn Du
Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của con người. Dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh.
Ngôn ngữ miêu tả tài tình, hình ảnh tượng trưng, ước lệ, gợi tả.
+ Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi,và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều.
- Miêu tả nội tâm nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến
- CĐ về người phụ nữ
- CĐ về người anh hùng
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv chốt kiến thức.
2. Đóng góp về nội dung, nghệ thuật:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* GV chia hs thành 4 nhóm thảo luận - kĩ thuật khăn phủ bàn (Thời gian 5p)
GV chiếu yêu cầu:
Nhóm 1: Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được phản ánh như thế nào trong các tác phẩm (đoạn trích) của truyện trung đại?
Nhóm 2: Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ qua các tác phẩm (đoạn trích) của truyện trung đại?
Nhóm 3: Hình tượng người anh hùng trong Hồi thứ 14 (Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái) ?
Nhóm 4: Truyện trung đại đã có những đóng góp nghệ thuật gì vào sự phát triển của văn học dân tộc?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Các nhóm lên trình bày sản phẩm. Hs nhận xét chéo.
- GV nhận xét, chốt kiến thức
- HS nhận xét và bổ sung
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
+ Nhóm 1: Hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị; hèn nhát, cõng rắn cắn gà nhà, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã. (Hoàng Lê nhất thống chí), xã hội PK nam quyền độc đoán ( Chuyện người con gái Nam Xương), giả dối, bất nhân, trà đạp lên nhân phẩm con người (Truyện Kiều).
+ Nhóm 2: Chủ đề về người phụ nữ
- Vẻ đẹp về nhan sắc, tâm hồn, tài năng và tính cách: Vũ Nương “tính đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”, đảm đang, tháo vát, hiếu thảo với mẹ chồng, một dạ thủy chung với chồng, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Thúy Kiều đẹp về sắc, tài và tình: hiếu thảo, thủy chung, giàu lòng vị tha.
- Số phận bi kịch: Đau khổ, oan khuất (Vũ Nương), chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, phải chết oan uổng, đau đớn. Thúy Kiều đau khổ vì tình yêu tan vỡ ,nhân phẩm bị trà đạp. “Buồn trông cửa bể chiều hôm ..ghế ngồi”
+ Nhóm 3: Hình ảnh người anh hùng
- Quang Trung với lòng nồng nàn yêu nước, nhân cách cao đẹp, tài chí quả cảm. Chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược.
+ Nhóm 4: Nghệ thuật truyện trung đại:
-Về thể loại, nghệ thuật xây dựng nhân vật, phương thức biểu đạt..
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức.
3. Ôn tập Truyện Kiều
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV: Một trong những kiệt tác của TTĐ là Truyện Kiều của Nguyễn Du
? Yếu tố nào đã góp phần tạo nên thiên tài văn học ND?
HS trình bày tóm tắt:
GV chiếu thông tin khái quát: 
GV tổ chức HS thảo luận 3 phút - 4 nhóm, kĩ thuật trình bày 
+ N1,2: Giá trị nhân đạo thể hiện như thế nào qua đoạn trích Truyện Kiều” – Nguyễn Du ?
+ N3,4: Những thành công nghệ thuật của truyện Kiều qua các đoạn trích?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Các nhóm báo cáo kết quả- Hs nhận xét chéo
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Dự kiến sản phẩm:
Nhóm 1+2: 
- Đề cao, khẳng định vẻ đẹp, tài năng của con người (Chị em Thúy Kiều)
- Thương xót, đồng cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người (Kiều ở lầu Ngưng Bích)
Nhóm 3+4:
- Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên:
+ Trực tiếp miêu tả cảnh thiên nhiên.
+ Tả cảnh ngụ tình.
- Nghệ thuật tả nhân vật:
+ Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ.
+ Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét chốt kiến thức
I. Vài nét khái quát về văn học trung đại
- Tên gọi: Văn học thành văn, văn học viết thời PK, văn học cổ
- Phân kì: chia 4 giai đoạn
 - Thể loại:TTĐ, thơ TĐ, chiếu, hịch, cáo, tấu, tùy bút 
II. Truyện trung đại
1. Lập bảng hệ thống kiến thức
2. Đóng góp về nội dung, nghệ thuật:
a. Nội dung:
- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến
- CĐ về người phụ nữ
- CĐ về người anh hùng
b. Đóng góp về nghệ thuật
- Thể loại: Truyền truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Nôm.
- Xây dựng nhân vật không chỉ bằng ngoại hình, hành động, lời nói, cử chỉ mà còn bằng ngôn ngữ độc thoại khắc họa chiều sâu nội tâm nhân vật.
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm (tả cảnh, tả tình, tả cảnh ngụ tình)
3. Ôn tập Truyện Kiều
a. Tác giả Nguyễn Du
b. Các đoạn trích:
* Giá trị nhân đạo : 
- Đề cao, khẳng định vẻ đẹp, tài năng của con người(Chị em Thúy Kiều)
- Thương xót, đồng cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người (Kiều ở lầu Ngưng Bích)
* Giá trị NT:
- Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên:
+ Trực tiếp miêu tả cảnh thiên nhiên.
+ Tả cảnh ngụ tình.
- Nghệ thuật tả nhân vật:
+ Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ.
+ Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm.
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: (3p)
+ Bài cũ:
- Tóm tắt lại các TTĐ, học thuộc đoạn trích truyện thơ
- Nắm tác giả và hoàn cảnh ra đời của từng TTĐ
- Thuộc nội dung và nghệ thuật từng tác phẩm, đoạn trích.
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
- Viết bài văn ngắn (1 trang giấy ) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của Vũ Nương.
+ Bài mới:
- Ôn tập lại các phương châm hội thoại, quan hệ giữa pc hội thoại với tình huống giao tiếp, những trường hợp không tuân thủ PCHT.
- Hệ thống hóa kiến thức về PCHT theo bảng sau:
P/C hội thoại
Nội dung
Ví dụ
1. P/c về lượng
- Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung lời nói phải đúng yêu caaufgiao tiếp, không thừa, không thiếu thông tin
- Anh ăn cơm chưa?
- Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chưa ăn cơm
- Ôn tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Tìm điểm giống nhau và khác nhau của cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Ôn tập lại phần văn thuyết minh: sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý cho đề sau: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
CHUYỂN TIẾT 2
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 HĐ1: Ôn tập về các phương châm hội thoại , cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
-Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, thảo luận nhóm; Kĩ thuật: động não, hỏi và trả lời
- Thời gian:13p
- Cách tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
?Nêu nội dung các p/châm hội thoại đã học?Lấy ví dụ minh họa?
? Thảo luận nhóm :( 2 phút)
 5 nhóm – mỗi nhóm trình bày khái niệm một PCHT và lấy ví dụ cụ thể?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs nhận nhiệm vụ, thảo luận, đại diện trình bày
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
+ Nhóm 1:- Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có ND; ND của lời nói cần đáp ứng YC của giao tiếp, không thiếu, không thừa.
VD: - Anh ăn cơm chưa ?
 - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi cha ăn cơm ?
-> Vi phạm PCVL 
+ Nhóm 2 - Phương châm về chất: khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có = chứng xác thực.
VD: Truyện: - Con rắn vuông 
	 - Con bò to bằng con voi 
-> Vi phạm PC về chất
+ Nhóm 3- Phương châm quan hệ: khi giao tiếp cần nói đúng vào chủ đề giao tiếp, tránh nói lạc đề.
VD: - Anh đi đâu đấy ?
 - Con mèo đen đã chết ?
->Không đúng PC quan hệ
+ Nhóm 4 - Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
VD: Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
=> Có 2 cách hiểu:
+ Con có thích ăn.....
+ Con có ăn vụng..... 
 => Cách nói mơ hồ
+ Nhóm 5- Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
VD: - Anh làm ơn cho tôi hỏi đường đến Trừờng THCS Nam Hòa đi lối nào ạ?
 - Bác đi tới ngã ba trước mặt, sau đó rẽ tay phải và đi thẳng là tới ạ? 
=> Đúng PCLS
- Tới ngã ba, rẽ phải ! =>Vi phạm PCLS
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV chốt, chiếu bảng hệ thống kiến thức
?Để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, khi vận dụng các PCHT cần chú ý điều gì?
- Chú ý đến tình huống giao tiếp: 
+ Nói với ai- nhân vật gt
-Nói khi nào- thời điểm giao tiếp
- Nói ở đâu- địa điểm gt
- Nói ntn- nội dung gt.
? Những trường họp không tuân thủ PCHt có thể do những nguyên nhân nào?
-Người nói vụng về, vô ý, thiếu văn hóa gt
-Người nói phải ưu tiên cho một PCHT khác hoặc một y/c khác quan trọng hơn
-Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.
2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Hs thảo luận nhóm (Cặp đôi),kĩ thuật trình bày, thời gian :2p. Hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs trình bày, hs nhận xét chéo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
GV chốt,chiếu:
Dẫn gián tiếp
Dẫn trực tiếp
Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật.
+ Lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.
Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh.
+ Lời dẫn không được đặt trong dấu ngoặc kép.
Bước 4: Kết luận, nhận định
 HĐ2: Ôn tập phần tập làm văn 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1) Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào?
2) Cho ví dụ cụ thể?
3) Tác dụng của yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1) - Trong thuyết minh, nhiều khi người ta phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn người đọc, người nghe.
GV: Không chỉ làm rõ sự vật mà còn làm cho sự vật được giới thiệu (được thuyết minh) thêm sinh động.
2) VD: Khi thuyết minh về ngôi trường của chúng ta, có thể sử dụng những liên tưởng, tưởng tượng, lối so sánh, nhân hoá (như ngôi trường tự kể về mình trong 1 ngày nghỉ hè). Và đương nhiên cũng phải vận dụng MT ở đây để người nghe hình dung ra ngôi trường ấy có dáng vẻ ntn; màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh,
GV: Do đó, nếu thiếu các yêú tố giải thích, miêu tả, bài thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động.
3) Dự kiến: Miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
Miêu tả nội tâm là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv kết luận và chốt KT
A. Ôn tập kiến thức phần Tiếng Việt:
1. Các phương châm hội thoại:
a. Nội dung các phương châm hội thoại:
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm cách thức.
-Phương châm lịch sự.
b. Những lưu ý khi vận dụng các phương châm hội thoại:
2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
a. Cách dẫn trực tiếp
b. Cách dẫn gián tiếp:
B. Ôn tập kiến thức phần Tập làm văn 
1. Văn thuyết minh:
2.Văn tự sự:
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến các đơn vị kiến thức đã học.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho câu thơ sau: “Vân xem trang trọng khác vời”
Câu 1: Hãy chép tiếp ba câu thơ tiếp theo? Cho biết nội dung chính của bốn câu thơ đó?
Câu 2: Giải nghĩa từ “ khuôn trăng đầy đặn”?
Câu 3: Tìm từ Hán Việt trong đoạn thơ và giải thích nghĩa của các từ đó
Câu 4: Những hình tượng nghệ thuật nào trong đoạn thơ mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Từ những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
Câu 5:Thúy Vân được miêu tả như thế nào?
Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ và phân tích tác dụng?
Câu 7: Nhận xét cách sử dụng các từ “ thua” và “ nhường” của tác giả?
Cảm nhận của em về bốn câu thơ trên bằng một đoạn văn từ 8- 10 câu( sử dụng lời dẫn trực tiếp)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Cuộc trò chuyện giữa Phan Lang và Vũ Nương diễn ra ở đâu?
Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau: “Nương tử”, “thóc cũ không còn, thóc mới vừa gặt”, “tiên nhân”
Câu 3: Câu nói của Vũ Nương: “Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa!” cho thấy vẻ đẹp gì ở nàng?
Câu 4: Chép lại câu văn chứa thành phần tình thái, gạch chân thành phần đó
Câu 5: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ suy nghĩ về lòng tự trọng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- HS báo cáo: các nhóm trình bày kết quả thảo luận -> nhận xét
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
Câu 2: “ khuôn trăng đầy đặn”: gương mặt đầy đặn như trăng tròn; nét ngài nở nang( nét ngài: nét lông mày): ý nói lông mày hơi đậm, cốt tả đôi mắt đẹp. Cả câu thơ nhằm gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân.
Câu 3: 
Trang trọng: thể hiện sự cao sang, quý phái, đài các.
Đoan trang: thể hiện sự nghiêm trang, đứng đắn.
Câu 4: 
Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân: trăng, ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết.
Những hình tượng ấy cho em thấy được vẻ đẹp và tính cách, số phận của Thúy Vân: Đó là một vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, một vẻ đẹp hài hòa đến thiên nhiên cũng phải chấp nhận “nhường, thua” trước vẻ đẹp ấy mà không đố kị, ghen ghét, dự báo một cuộc đời êm ả, bình lặng.
Câu 5:Thúy Vân được miêu tả :
Vẻ đẹp trang trọng quí phái.
Khuôn mặt tròn trịa, tươi sáng như trăng rằm; lông mày đậm như con ngài; miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo và quí giá như ngọc ngà; mái tóc mềm mại, bồng bềnh như làn mây; làn da trắng, mịn màng hơn tuyết.
Câu 6: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ:
- Ẩn dụ hình thức ( khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt)
- Nhân háo ( mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da)
- Liệt kê các chi tiết: khuôn mặt, nét ngài, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làn da
Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân- dịu dàng, trang nhã, phúc hậu, hài hòa, đúng là “ mười phân vẹn mười”.
Câu 7: Cách dùng từ “ thua” và “ nhường” thể hiện sự nhường nhịn của thiên nhiên trước vẻ đẹp của Vân. Đó là vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên, dự báo một cuộc đời bình yên, không sóng gió.
Câu 8: Cảm nhận của em về bốn câu thơ trên bằng một đoạn văn từ 8- 10 câu( sử dụng lời dẫn trực tiếp)
* Mở đoạn: Bốn câu thơ trên trích trong văn bản “Chị em Thúy Kiều” thuộc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân.
* Thân đoạn:
- Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả cụ thể: khuôn mặt đầy đặn, cân đối, phúc hậu. Nghệ thuật liệt kê phối hợp với các tính từ làm toát lên vẻ đẹp phúc hậu: từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc, nụ cười, phong thái.
- Đặc biệt nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ và sử dụng thành ngữ dân gian “hoa cười trang – Mây thua da”. Nguyễn Du mượn vẻ đẹp của thiên nhiên để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Từ ngữ chọn lọc, đặc tả kết hợp với các tính từ làm toát lên vẻ đẹp lộng lẫy của Thúy Vân. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp hài hòa của thiên thiên, tạo hóa. Thiên nhiên nhường, thua trước vẻ đẹp ấy mà không ghen ghét, đố kị, dự báo một cuộc đời bình yên, hạnh phúc.
- Bằng ngòi bút tài hoa kết hợp việc sử dụng các nghệ thuật ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, so sánh Nguyễn Du đã đặc tả vẻ đẹp quý phái, đài các của Thúy Vân.
* Kết đoạn: Tóm lại, chỉ bằng những câu thơ luc bát ngắn gọn, tác giả Nguyễn Du đã tái hiện bức chân dung Thúy Vân dịu dàng, trang nhã, phúc hậu, hài hoà.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Cuộc trò chuyện của Vũ Nương và Phan Lang diễn ra ở dưới thủy cung, trong một bữa tiệc của Linh Phi.
Câu 2: Giải nghĩa các từ: 
“Nương tử”: từ để gọi, để chỉ người phụ nữ một cách tôn kính, ở đây chỉ Vũ Nương
“Thóc cũ không còn, thóc mới vừa gặt”: ý nói đã tròn một năm kể từ khi Vũ Nương mất
“Tiên nhân” chỉ người đời trước, cha ông, tổ tiên. “Tiên nhân” chỉ Trương Sinh
Câu 3: Câu nói “Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa!” cho thấy lòng tự trong của Vũ Nương.
Câu 4: Câu văn chứa thành phần tình thái: “Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa”
Câu 5:
* Tham khảo câu mở đoạn: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người.
* Thân đoạn:
1. Giải thích: 
- Lòng tự trọng là sự ý thức về việc giữ gìn danh dự, giá trị phẩm cách, đạo đức của mình.
- Biểu hiện: sống trung thực, độc lập, không làm việc xấu,...
2. Bàn luận
Chúng ta cần có lòng tự trọng vì:
Đó là một phẩm chất đáng quý, là nét tính cách mà người Việt coi trọng từ xưa tới nay, được đúc kết trong nhiều câu tực ngữ như “ Đói cho sạch, rách cho thơm”, “ Giấy rách phải giữ lấy lề”,...
 Lòng tự trọng định hướng cho hành vi của con người: hướng thiện, không làm việc xấu, biết vượt qua thử thách,...Nhờ đó, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Lòng tự trọng giúp chúng ta nhìn những khuyết điểm của bản thân và sửa chữa, khắc phục nó.
Trong xã hội hiện nay, con người ngày càng chạy theo giá trị của đồng tiền, đôi khi khiến lòng tự trọng được lung lay, thay đổi. Bởi vậy, chúng ta càng cần có ý thức giữu gìn tự trọng.
3. Mở rộng vấn đề
- Để giữ gìn được lòng tự trọng, mỗi cá nhân cần phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức cho bản thân.
- Phê phán những hành vi làm sai lệch chuẩn mực xã hội, làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con người.
4. Bài học
- Liên hệ bản thân
* Kết đoạn: Có thể noí, lòng tự trọng là một trong những phẩm chất mỗi chúng ta cần phải có trong cuộc sống.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nội dung: Bài tập .
* Sản phẩm hoạt động: câu trả của học sinh.
* Cách thực hiện : 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Viết đoạn văn (khoảng 12- 15 câu) theo cách diễn dịch, nêu cảm nhận của em về chi tiết “cái bóng” trên tường trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ
Gợi ý:
- Hình thức: đúng đoạn văn cảm thụ, ko mắc lỗi viết văn: chuẩn chính tả, ngữ pháp.
- Nội dung: Đảm bảo các ý sau:
+ Câu 1: Giới thiệu tác giả , tác phẩm, chi tiết cái bóng
+ Từ cầu 2- câu 11 hoặc 14: Tóm tắt chi tiết cái bóng và ý nghĩa của chi tiết
+ Câu cuối, khẳng định ý nghĩa của chi tiết cái bóng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- HS báo cáo: các nhóm trình bày kết quả thảo luận -> nhận xét
* GV chiếu đoạn văn tham khảo.
 Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cách kể chuyện. (1) “Cái bóng” có ý nghĩa thắt nút và mở nút câu chuyện. (2) Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng tình cảm của người cha, nên hàng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. (3) “Cái bóng” đã nói lên tình yêu sâu nặng mà nàng dành chồng, bởi nàng coi mình là hình còn chồng là bóng, gắn bó không rời dù xa vời cách trở. (4). “Cái bóng” còn là tấm lòng của người mẹ, nhắc nhở con về người cha nó chưa từng gặp mặt. (5) Ngờ đâu, lòng thủy chung và sự hi sinh âm thầm của nàng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm. (6) Bé Đản mới ba tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thít và không bao giờ bế nó nên khi Trương Sinh hỏi đã trả lời: “Thế ông cũng là cha tôi ư?” (7). Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông của Trương Sinh và chàng lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng đến cái chết đầy oan ức. (8) Ngòi bút nhà văn xót xa đau đớn, thể hiện sâu sắc trái tim nhân đạo của ông(9). Chung với tấm lòng dân gian, Nguyễn Dữ đau cùng nàng Vũ Nương tội nghiệp, bất hạnh: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió” .”. (10) Bao nhiêu là đau đớn trong lời kêu than của Vũ Nương!(11).“Cái bóng” cũng là chi tiết mở nút câu chuyện. (12) Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của mình trên tường. (13) Bao nhiêu nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ “cái bóng”. (14) Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết “cái bóng” đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức; giá trị tố cáo xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc, càng thêm sâu sắc hơn. (15)
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV kết luận và chốt KT
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau:
- Ôn tập toàn bộ kiến thức phần truyện trung đại đã học
+ Tóm tắt tác phẩm
+ Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm và đoạn trích
- Ôn tập lại các kiến thức về PCHT, Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp, sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Tìm ý và lập dàn ý cho đề : Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam
- Giờ sau: Làm bài kiểm tra giữa kì (90p)
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết 37-38 
TÊN BÀI DẠY :
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức cơ bản về cả 3 phân môn: văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn
2. Năng lực:
- NL tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết; cảm thụ văn học)
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm với bản thân
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị: đề + đáp án+ biểu điểm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hình thức kiểm tra
- Hình thức: Tự luận
- Thời gian: 90 phút
2. Thiết lập ma trận đề
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao 
Tổng
1. Văn học:
- Văn bản trung đại: Chị em Thúy Kiều
- Biết tên văn bản, tác giả
- Gọi tên biện pháp nghệ thuật
- Khái quát nội dung của đoạn trích
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)
1/2
1
10%
1/2
1
10%
1
2
20%
2. Tiếng Việt: - Cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp
Sử dụng được cách dẫn TT, GT trong tạo lập văn bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)
1/2
1
10%
1/2
1
10%
3. Tạo lập văn bản:
- Đoạn văn về nhân vật đã học 
- Bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Viết đoạn cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
Viết bài văn thuyết minh về cây lúa 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ (%)
1/2
2
20%
1
5,0
50%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ (%)
1/2
1
10%
1/2
1
10%
1
3
30%
1
5,0
50%
3
10,0
100%
3. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
 Kiều càng sắc sảo mặn mà,
 So bề tài sắc lại là phần hơn.
 Làn thu thủy nét xuân sơn,
 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
 Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
a. Đoạn thơ trên nằm trong đoạn trích nào của tác phẩm Truyện Kiều? Tên tác giả?
b. Chỉ ra một phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
c. Khái quát nội dung của 6 câu thơ trên bằng một câu văn.
Câu 2: (3,0 điểm)
 Viết đoạn văn (10 - 12 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và gạch chân.
Câu 3: (5,0 điểm)
Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
4. Hướng dẫn chấm
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2,0đ)
a. Đoạn thơ trên nằm trong đoạn trích : Chị em Thúy Kiều của tác giả Nguyễn Du
b. Phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” : nhân hóa
- Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến thiên nhiên phải ganh ghét, đố kị.
c. Nội dung của 6 câu thơ: Vẻ đẹp của Thúy Kiều là tuyệt thế giai nhân / Khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(3,0đ)
a. Yêu cầu về hình thức:
- Đảm bảo số câu theo yêu cầu đề.
- Diễn đạt lưu loát, lôgic, có sức thuyết phục..
- Cấu trúc 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
- Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và gạch chân.
.....................................................................................................................................................................................
b. Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng vấn đề nghị luận - vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, dưới đâylà một số gợi ý về nội dung:
* Vẻ đẹp:
- Về nhan sắc: thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, hiếu thảo, thuỷ chung son sắt, yêu thương 
* Số phận đầy bi kịch:
- Chịu oan khuất và tìm đến cái chết để giải oan
-> bi kịch điển hình của người phụ nữ: hạnh phúc tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp.
1,0
2,0
3
(5,0đ)
a. Yêu cầu về hình thức:
 - Viết đúng yêu cầu của bài văn thuyết minh (Có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong bài văn)
- Lời văn trong sáng, cung cấp tri thức khách quan 
- Bố cục rõ ràng; diễn đạt lưu loát; trình bày sạch đẹp; không mắc lỗi câu, từ, chính tả.
- Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần (MB, TB, KB)
- Lời thuyết minh trong sáng rành mạch, bộc lộ rõ thái độ tình cảm người thuyết minh.
- Có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
.....................................................................................................................................................................................
b. Yêu cầu về nội dung: Thuyết minh đúng đối tượng cây lúa.
* Mở bài : 
- Giới thiệu cây lúa Việt Nam
* Thân bài: Thuyết minh được những nội dung:
- Nguồn gốc, lịch sử của cây lúa nước
- Điều kiện, môi trường sống của cây lúa
- Đặc điểm cấu tạo ( thân, rễ, cách sinh trưởng) 
+ Lúa thuộc loại cây một lá m

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_35_den_41_nam_hoc_2021_2022.doc