Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 50 đến 76 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 50 đến 76 - Năm học 2020-2021

A/ MỤC TIÊU:

 I. Theo chuẩn KTKN

 1/ Kiến thức:

 - Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong tác phẩm văn học hiện đại.

 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

-Thấy được tình yêu làng thống nhất với tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

 2/ Kỹ năng:

- Rèn khả năng đọc hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sang tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Vận dụng kiến thức về thể loại, về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận mọtt tác phẩm tự sự hiện đại.

 3/ Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về dân tộc cho HS

 II. Nâng cao, mở rộng.

 - Tìm hiểu, so sánh thêm về tình yêu quê hương đất nước với một số tác phẩm khác để có cái nhìn bao quát hơn.

B/ CHUẨN BỊ:

GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.

C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH

 - Phân tích, giảng bình, gợi mở.

D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I/ Ổn định tổ chức:

 II/ Bài cũ:(5’)

 GV: Đọc thuộc lòng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

 III/ Bài mới:

1/ Đặt vấn đề:

Tình yêu quê hương đất nước đã ăn sâu vào trong tâm trí của con người Việt Nam, nhiều nhà thơ, nhà văn đã khai thác đề tài này. Kim Lân là một trong những người như vậy.

2/ Tổ chức hoạt động:

 

doc 31 trang maihoap55 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 50 đến 76 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23/11/2020
Ngày dạy:24/11/2020
Tiết:60 LUỴÊN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG 	YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
- Đoạn văn tự sự, yếu tố nghị luận trong văn tự sự..
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng yếu tố nghị luận trong khi làm văn tự sự, phân tích được tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn tự sự cho HS
 	3/ Thái độ:
- Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Biết cách xây dựng, chon lọc các yếu tố nghị luận đề đưa vào văn bản tự sự.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Ôn tâp, thực hành
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:(5’)
GV:Thế nào là nghị luận? Vái trò của yếu tố nghị luận trong văn tự sự?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(10’) 
HS: Đọc VD ở SGK tr160 
GV: Trong ví dụ trên, những câu nào có sử dụng yếu tố nghị luận?
GV: Vai trò của các yếu tố nghị luận này trong văn bản đó?
Hoạt động 2: (25’)
GV:Chia lớp làm hai nhóm lớn (theo 2 dãy).
GV: Phân mổi nhóm làm một bài tập trong phần II SGK.
HS: Đại diện 2 nhom trình bày.
GV: Nhận xét
I/ Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
 1/ Ví dụ 1: 
 (SGK tr160)
 2/ Nhận xét. 
-Yếu tố nghị luận được sử dụng trong những câu trả lời của người bạn được cứu và trong câu kết của văn bản.
- Tác dụng: làm câu chuyện thêm sinh động, sâu sắc, triết lý, có tính giáo dục cao.
II/ Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
Bài tập 1: Cần bám vào các ý sau:
- Buổi sinh hoạt diễn ra trong thời gian nao nào? địa điểm nào?
- Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao em phát biểu vấn đề đó?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt băng những lý lẽ, dẫn chứng gì?
Bài tập 2: 
- Người em kể là ai?
- Người đó để lại lời nói, ý nghĩ, việc làm gì?
- Suy nghĩ, bài học rút ra.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
- Yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
-Làm lại 2 BT ở mục II SGK tr160
- Soạn bài: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:28/11/2020
Ngày dạy:30/11/2020
Tiết: 61	LÀNG ( Kim Lân )
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong tác phẩm văn học hiện đại.
	- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
-Thấy được tình yêu làng thống nhất với tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn khả năng đọc hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sang tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại, về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận mọtt tác phẩm tự sự hiện đại.
 	3/ Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về dân tộc cho HS
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Tìm hiểu, so sánh thêm về tình yêu quê hương đất nước với một số tác phẩm khác để có cái nhìn bao quát hơn. 
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích, giảng bình, gợi mở.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ:(5’)
	GV: Đọc thuộc lòng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Tình yêu quê hương đất nước đã ăn sâu vào trong tâm trí của con người Việt Nam, nhiều nhà thơ, nhà văn đã khai thác đề tài này. Kim Lân là một trong những người như vậy.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(35’)
HS: Đọc phần chú thích (*) SGK tr171
GV: Hãy nêu vài nét về tác giả Kim Lân?
GV: Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Làng?
GV: Chốt lại vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
GV: Hướng dẫn HS đọc 
HS: Đọc toàn bộ văn bản
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK-tr 171
GV:Nội dung chính của truyện ngắn Làng là gì?
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả và tác phẩm:
- Kim Lân là nhà văn có sở trường vể truyện ngắn
- Gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống nông thôn và người nông dân.
- Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chông Pháp.
2/ Đọc-Tìm hiểu chú thích
 3/ Đại ý.
- Tình yêu làng thống nhất với tình cảm yêu nước và 
tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nắm cốt truyện tâm lý.
 	- Đọc lai truyện ngắn Làng
 	- Soạn bài Làng của Kim Lân(tiếp theo)
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:28/11/2020
Ngày dạy:30/11/2020
Tiết: 62	LÀNG (Tiếp theo)
( Kim Lân )
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
	- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong tác phẩm văn học hiện đại.
	- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
-Thấy được tình yêu làng thống nhất với tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
 	2/ Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về thể loại, về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận mọtt tác phẩm tự sự hiện đại.
 	3/ Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về dân tộc cho HS
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Tìm hiểu, so sánh thêm về tình yêu quê hương đất nước với một số tác phẩm khác để có cái nhìn bao quát hơn. 
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích, giảng bình, gợi mở.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ: (5’)
	GV: Nêu vài nét về tác giả Kim Lân và tóm tắt truyện ngắn Làng?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 2:(30’)
GV: Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng của nhân vật ông Hai. Theo em đó là tình huống truyện nao? Em có nhận xét gì về tình huống ấy?
GV: Trước khi nghe tin làng theo giặc thì tâm trạng của ông Hai như thế nào? Tìm dẫn chứng chứng minh?
GV: Khi ở phòng thông tin, ông Hai đã nghe được những gì về làng của mìmh? Khi đó tâm trạng ông Hai như thế nào?
GV: Em có nhận xét gì về nhân vật ông Hai?
GV: Khi nghe tin làng theo giặc, tâm trạng của ông Hai như thế nào? Tìm dẫn chứng chứng minh?
GV:Về đến nhà, ông Hai đã làm gì?
GV: Em có nhận xét gì về những suy nghĩ của ông Hai trong đoạn văn “Nhìn lũ con.....này chưa?” ở SGK tr 166?
GV: Cuối cùng ông Hai đã trút bầu tâm sự lên ai?
GV: Khi đã tin làng theo giặc, trong con người ông Hai nảy sinh vấn đề gì?
GV: Em nhận xét gì về tình yêu làng của nhân vật ông Hai?
GV: Khi nghe tin làng không theo giặc thì tâm trạng của ông Hai như thế nào?
GV: Hãy nêu vài nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Làng?
Hoạt động 3: (5’)
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK 
GV: Chốt lại giá trị nội dung và nghệ thuật
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Tình huống truyện..
- Nghe tin làng theo giặc.
-> Đối lập với tình cảm tự hào, với suy nghĩ của nhân vật ông Hai về một ngôi làng có tinh thần cách mạng.
- Chính cái tin làng theo giặc đã tạo nên diễn biến tâm lý ở nhân vật ông Hai.
2/ Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai
a/ Trước khi nghe tin làng theo giặc
- Nhớ làng da diết: nghĩ đến những ngày cùng anh em làm việc.
- Nghe tin hay về làng, ông rất vui sướng, ruột gan ông như múa cả lên.
-> Niềm tự hào của người nông dân về thành quả cách mạng của làng-> tình yêu làng
b/ Khi nghe tin làng theo giặc
- Cái tin làng theo giặc đến bất ngờ, đột ngột làm ông sững sờ, bàng hoàng:
+ Cổ ông lão nghẹn ắng lại
+ Da mặt tê rân rân.
-> Đau đớn tê tái
- Về nhà: nằm vật ra giường, chân tay bủn rủn, không ngủ được.
- Đặt ra hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán thể hiện sự hoài nghi về tin đồn làng theo giặc-> cố không tin đó là sự thật
- Trút bầu tâm sự lên những đứa con thơ, đó cũng là lời tâm sự với chính mình
- Cuộc xung đột nội tâm gay gắt: “ Lang thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
=> Lòng yêu nước thống nhất với tinh thần kháng chiến.
c/ Khi nghe tin làng theo giặc được cải chính.
- Vui sướng báo tin cho mọi người.
-> Minh oan cho tấm lòng trong sạch của bố con ông.
3/ Nghệ thuật.
- Xây dựng cốt truyện tâm lý
- Miêu tả tâm lí sinh động, tinh tế.
- Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, thể hiện được cá tính nhân vật.
- Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.
III/ Tổng kết.
 (Ghi nhớ SGK )
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.
- Tình yêu làng của nhân vật ông Hai.
- Những đặc sắc về nghệ thuật.
 - Nắm toàn bộ nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
 - Soạn bài Lặng lẽ Sapa
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:30/11/2011
Ngày dạy:
Tiết: 63	
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần tiếng Việt )
(Dạy sau khi kết thúc HKI theo kế hoạch chỉ đạo của HĐBM Sở)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
-Thấy được các từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc diểm, tính chất.
- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận diện các phương ngữ của các vùng miền khác nhau trên đất nước..
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng một số phương ngữ trong một số văn bản.
 	3/ Thái độ:
- Có ý thức sử dụng phương ngữ trong giao tiếp sao cho phù hợp.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Sưu tầm để có thêm vốn phương ngữ phong phú.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, sưu tầm các phương ngữ.
HS: Tìm đọc một số tạp chí văn học nghệ thuật,hỏi một ssôa người xung quanh để sưa tầm các phương ngữ. 
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Ôn tâp, thực hành
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ: (5’)
	GV: Tìm một số từ ngữ thuộc trường chỉ kích thước quy định?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Mổi vùng, miền có một hệ thống phương ngữ khác nhau. Do đó việc sưa tầm để bổ sung vốn từ cho bản thân là vô cùng cần thiết.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(35’)
GV:Chia ớp làm 3 nhóm làm 3 bài tập 1a,1b,1c ở SGK tr175
HS: Làm việc theo nhóm.
HS: Đại diện nhóm trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung.
I/ Bài tập 1.
1a/ Nhút: chỉ món ăn làn bằng xơ mít (Nghệ An)
- Bồn bồn: chỉ món rau (Nam bộ).
1b/ Đồng nghĩa, khác âm:
Bắc
T
ung
Nam
Bố, thầy
Ba
Tía
U, mẹ
mẹ
má
Cá lốc
Cá tràu
Cá lốc.
.....
.....
.....
1c/ Đồng âm, khác nghĩa.
Bắc
Trung
Nam
ốm (bệnh)
ốm(gầy)
ốm(gầy)
U(mẹ)
U(sưng lên)
U(sưng lên)
Hòm(đựng đồ)
Hòm (áo quan)
Hòm (áo quan).
.....
.....
.....
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Nắm được một số phương ngữ của các vùng, miền khác nhau.
- Giá trị của phương ngữ trong đời sống và trong văn chương.
- Tiếp tục sưu tầm các phương ngữ.
- Tìm hiểu một số phương ngữ trong văn chương.
- Soạn bài: Chương trình địa phương phần tiếng Việt (tiếp theo)
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:30/11/2011
Ngày dạy:
Tiết: 64	
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần tiếng Việt )
(Dạy sau khi kết thúc HKI theo kế hoạch chỉ đạo của HĐBM Sở)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
-Thấy được các từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc diểm, tính chất.
- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận diện các phương ngữ của các vùng miền khác nhau trên đất nước..
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng một số phương ngữ trong một số văn bản.
 	3/ Thái độ:
- Có ý thức sử dụng phương ngữ trong giao tiếp sao cho phù hợp.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Sưu tầm để có thêm vốn phương ngữ phong phú.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, sưu tầm các phương ngữ.
HS: Tìm đọc một số tạp chí văn học nghệ thuật,hỏi một ssôa người xung quanh để sưa tầm các phương ngữ. 
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Ôn tâp, thực hành
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ: (5’)
	GV: Tìm một số từ ngữ đồng âm nhưng khác nghĩa?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Mổi vùng, miền có một hệ thống phương ngữ khác nhau. Do đó việc sưa tầm để bổ sung vốn từ cho bản thân là vô cùng cần thiết.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động2: (10’)
HS: Đọc và làm bài tập 2 SGK tr175
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét và bố sung thêm.
Hoạt động 3:(10’)
HS: Đọc và làm bài tập 3 SGK tr175
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét và bố sung thêm.
Hoạt động 4:(15’)
HS: Đọc và làm bài tập 4 SGK tr175
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét và bố sung thêm.
II/ Bài tập 2.
- Có những sự vật, hiện tưỡnguất hiện ở địa phương này mà lại không xuất hiện ở địa phương khác -> Việt Nam là đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán...
II/ Bài tập 3.
- Những từ ở bài tập 1b là từ ngữ tàn dân: Bố, mẹ, cá lốc...
- Những cách hiểu ở bảng 1c là cách hiểu tàn dân: ốm (bệnh), u(sưng lên), hòm(đựng đồ)...
II/ Bài tập 4.
- Phương ngữ Bình-Trị-Thiên:Chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, tàu bay...
-> Tác dụng: thể hiện chân thực hình ảnh một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của người mẹ Quảng Bình.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Nắm được một số phương ngữ của các vùng, miền khác nhau.
- Giá trị của phương ngữ trong đời sống và trong văn chương.
- Tiếp tục sưu tầm các phương ngữ.
- Tìm hiểu một số phương ngữ trong văn chương.
- Ôn tập tiếng Việt chuẩn bị kiểm tra một tiết.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Ngày soạn:30/11/2020
	Ngày dạy:01/12/2020
Tiết:65 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 
 TRONG VĂN TỰ SỰ
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
- Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
- Vai trò của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân biệt được đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong khi làm văn tự sự cho HS
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
 	3/ Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Rèn khả năng sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nôi tâm trong khi làm văn TS cho HS
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Gợi mở, dàm thoại, thực hành
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ: (5’)
	GV: Gọi 1 HS trình bày BT1 mục II SGK tr 161.
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Nói đến tự sự là nói đến nhân vật,sự việc. Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn tự sự. Nhân vật được miêu tả ở nhiều phương diện: ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ... Ngôn ngữ của nhân vật có những dạng nào? Tiết học này giúp các em hiểu rõ điều đó.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(20’) 
HS: Đọc ví dụ SGK tr 176
GV: Trong 3 câu đầu của đoạn trích klà lời của ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất là mấy người? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?
GV: Cuộc trò chuyện diễn ra giữa ít nhất là hai người như trên gọi là gì?
GV: Câu văn “Hà, nắng gớm, về nào!” là lời của ai nói với ai? Đâó phải là đối thoại không? Vì sao?
HS: Tìm thêm những câu tương tự trong đoạn văn: Chúng bay ăn cơm....nhục nhã thế này.
GV: Cách nối như trên gọi là gì?
GV: Những câu “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẽ rúng, hắt hủi ấy ư?...” là những câu ai hỏi ai?
GV: Cách nói như vậy gọi là gì?
GV: Tác dụng của các cách nói như trên trong đoạn văn là gì?
HS: Rút ra nội dung bài học ở ghi nhớ SGK 178
Hoạt động 2: (15’)
HS: Đọc và làm BT1 theo yêu cầu SGK tr178.
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét.
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
 1/ Ví dụ .
 (SGK tr176)
 2/ Nhận xét.
- Có ít nhất 2 người phụ nữ cùng nói chuyện
- Dấu hiệu: có hai lượt lời qua lại(2 gạch đầu dòng), nội dung đều hướng đến người tiếp chuyện.
=> Đối thoại.
- Ông Hai nói với chính mình, không hướng đến mọt đối tượng nào khác, không liên quan đến câu chuyện của những người tản cư.
=> Độc thoại.
- Ông Hai tự hỏi chính mình, nó không phát ra thành tiếng mà đó chr là những suy nghĩ, dằn vặt bên trong.
- Không thốt thành lời nên không có dấu gạch ngang đầu dòng.
=> Độc thoại nội tâm.
=> Tác dụng: Đối thoại tạo không khí cuộc sống chân thật, độc thoại và độc thoại nội tâm khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt của nhân vật.
3/ Ghi nhớ:
 ( SGK tr178)
II/ Luyện tập:
Bài tập 1:
- Có ba lượt lời trao (bà hai)- hai lượt lời đáp:
+ LL1:Ông Hai không đáp, chỉ nằm im trên dường.
+ LL2: Ông Hai khẽ nhúc nhít, đáp bằng từ “gì?”.
+ LL3: Đáp bằng câu : “biết rồi”
Tâm trạng chán chường, thất vọng, buồn bả, đau khổ của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Khái niệm đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Vai trò của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
- Năm nội dung mục ghi nhớ (SGK tr178 )
- Làm BT2 SGK tr 179
- Chuẩn bị nội dung tiết luyện nói SGK tr 179.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:01/12/2020
	Ngày dạy:04/12/2020
Tiết:66 LUYỆN NÓI
TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM.
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong khi làm văn kể chuyện.
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả trong khi làm văn kể chuyện.
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ nhận biết dược các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản. Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản
 	3/ Thái độ:
- Có thái độ mạnh dạn, tự tin khi trình bày vấn đề.
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Rèn kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói thật trôi chảy, lưu loát cho HS
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. HS: Chuẩn bị kỹ mục chuẩn bị ở nhà.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Ôn tâp, thực hành
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ: (5’) GV: Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? 
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(20’) 
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
GV: Chia lớp làm 4 nhóm làm 4 bài.
HS: Chuẩn bị lại bì luyện nói trên cơ sở nội dung đã cẩn bị ở nhà.
Hoạt động 2: (15’)
HS: Đại diện nhóm trình bày trước lớp..
GV: Nhận xét, bổ sung.
I/ Chuẩn bị.
II/ Luyện nói.
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Nhận xét chung về tiết luyện nói ở lớp
- Tiếp tục luyện nói ở nhà
- Chuẩn bị viết bài TLV số 3.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:01/12/2020
	Ngày dạy:04/12/2020
Tiết: 67	LẶNG LẼ SA PA
(Nguyễn Thành Long)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
-Thấy được vẻ đẹp của những con người thầm lặng quên mình cống hiến vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh dộng, hấp dẫn trong tác phẩm.
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn khả năng nắm bắt được diễn biến truyện và tóm tắt được truện trong tác phẩm.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
 	3/ Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu cuộc sống, yêu lao động cho HS
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Giúp học sinh nâng cao long yêu mến tổ quốc, khâm phục những con người thầm lặng
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích, giảng bình, gợi mở.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ: (5’)
	GV: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng của Kim Lân?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Nhắc đến Sa Pa có lẽ ai cũng nghĩ đến một nơi nghĩ mát lý tưởng hơn là công việc. Thế nhưng ở ây vẫn có những con người ngày đêm miệt mài với công việc. Họ là ai? Công việc của họ là gì? Tiết học này sẽ giúp các em thấy được điều đó.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(25’)
HS: Đọc phần chú thích (*) SGK tr188
GV: Hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Thành Long?
GV: Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?
GV: Chốt lại vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
GV: Hướng dẫn HS đọc 
HS: Đọc toàn bộ văn bản
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK-tr 188
GV: Nêu tóm tắt nội dung chính của truyện ngắn?
Hoạt động 2:(10’)
GV: Em có nhận xét gì về tình huống truyện? (Đơn giản hay phức tạp)
GV: Vai trò của tình huống truyện này trong việc giới thiệu nhân vật chính?
GV: Nhân vật nào là nhân vật phụ? Vai trò của nhân vật phụ là gì?
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả và tác phẩm:
- Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truyện ngắn và ký.
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến lên Lào Cai năm 1970, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972)
2/ Đọc-Tìm hiểu chú thích
 3/ Tóm tắt.
- Cuộc gặp gỡ trong vòng 30 phút của bốn nhân vật: ATN, cô kỉ sư, bác lái xe, ông hoạ sĩ già trên trạm nghĩ chân ở Yên Sơn (Lào Cai).
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Tình huống truyện và cách xây dựng nhân vật.
- Tình huống truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ ngắn ngủi(30’) của 4 nhân vật, qua đó nhân vật chính xuất hiện một cách tự nhiên.
- Nhân vật phụ (cô kỉ sư, hoạ sĩ già, bác lái xe) ->đều hướng về nhân vật chính, làm nổi bật chủ đề câu chuyện
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nắm tình huống truyện và cách xây dựng nhân vật.
 	- Đọc lai truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
 	- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa(tiếp theo)
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:03/12/2020
	Ngày dạy:05/12/2020
	Tiết: 68	LẶNG LẼ SA PA(Tiếp theo)
(Nguyễn Thành Long)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
-Thấy được vẻ đẹp của những con người thầm lặng quên mình cống hiến vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh dộng, hấp dẫn trong tác phẩm.
 	2/ Kỹ năng:
- Rèn khả năng nắm bắt được diễn biến truyện và tóm tắt được truện trong tác phẩm.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 	3/ Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu cuộc sống, yêu lao động cho HS
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Giúp HS nâng cao long yêu mến tổ quốc, khâm phục những con người thầm lặng
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C/ PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	- Phân tích, giảng bình, gợi mở.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	I/ Ổn định tổ chức:
 	II/ Bài cũ: (5’) GV: Em có nhận xét gì về tình huống truyện,cách xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?
 	III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Nhắc đến Sa Pa có lẽ ai cũng nghĩ đến một nơi nghĩ mát lý tưởng hơn là công việc. Thế nhưng ở ây vẫn có những con người ngày đêm miệt mài với công việc. Họ là ai? Công việc của họ là gì? Tiết học này sẽ giúp các em thấy được điều đó.
2/ Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 2:(30’)
GV: Em có nhận xét gì về vai trò, vị trí của nhân vật anh thanh niên?
GV: Hoàn cảnh sống và làm việc của ATN như thế nào?
GV: Công việc ấy đòi hỏi phải có những đức tính gì?
GV: Mặc dù hoàn cảnh sống và làm việc khó khăn như vậy nhưng ATN vẫn hoàn thành tốt công việc là nhờ đâu?
GV: Ngoài tìm thấy niềm vui từ công việc, ATN còn tìm thấy niềm vui ở đâu?
GV: Anh thanh niên còn có phẩm chát gì đáng quý?
GV: Khi gặp ATN, người hoạ sĩ đã cảm nhận được điều gì?
GV: Trong ý nghĩ của nhân vật hoạ sĩ, hình tượng nhân vật ATN được đề cao như thế nào?
GV: Từ khi gặp ATN, cô kỹ sư có cảm nghĩ như thế nào?
GV: Trong suy nghĩ của bác lái xe, anh thanh niên là người như thế nào?
Hoạt động 3: (5’)
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK 
GV: Chốt lại giá trị nội dung và nghệ thuật
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1/ Tình huống truyện và cách xây dựng nhân vật.
2/ Nhân vật anh thanh niên.
- Nhân vật chính, chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đủ để nhân vật khác kịp ghi một ấn tượng.
- Hoàn cảnh sống: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, xung quanh toang mây mù và cây cỏ, không một bóng người.
- Công việc: đo khí tượng thuỷ văn, kiêm vật lý địa cầu.
-> Tỷ mỷ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao
- Hoàn thành công việc nhờ:
+ Có lòng yêu nghè, say mê công việc.
+ Ý thức được công việc có ích cho cuộc sống
+ Có suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc: “...ta với công việc là một đôi, sao gọi là một mình được chứ...”
- Say mê độc sách, tìm thấy niềm vui từ việc đọc sách.
- Cởi mở, chân thành, khiêm tốn, biết quý mến tình cảm của mọi người.
=> Người thanh niên lý tưởng, đáng để học tập.
3/ Nhân vật khác:
a/ Hoạ sĩ:
- Xúc động, bối rối khi gặp anh thanh niên
- Muốn kí hoạ chân dung anh thanh niên nhưng không thể lột tả hết con người bên trong của anh ta.
->Cảm thấy ATN là người lao động trí thức biết sống và cống hiến.
b/ Cô kỹ sư:
- Bàng hoàng khi gặp ATN.
- Yên tâm hơn với những quyết định mà mình đã lựa chọn
c/ Bác lái xe:
- Nhận xét: ATN là người cô độc nhất thế gian.
=> Qua cảm nhận của các nhân vật phụ mà hình ảnh nhân vật chính hiện lên rõ nét hơn.
III/ Tổng kết.
 (Ghi nhớ SGK )
E/ TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM:(5’)
- Vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên..
- Cảm nhận của các nhân vật khác về nhân vật anh thanh niên.
- Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật, xem ghi nhớ SGK.
 	- Soạn bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Ngày soạn:03/12/2020
	Ngày dạy:11/12/2020
Tiết:69+70	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 	 ( VĂN TỰ SỰ)
A/ MỤC TIÊU:
 I. Theo chuẩn KTKN
 	1/ Kiến thức:
- Viết được một bài văn TS có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
 	2/ Kỹ năng:
 	- Rèn khả năng diễn đạt và trình bày.
 	3/ Thái độ:
 	- Có ý thức nghiêm túc, tự lập khi làm bài..
 II. Nâng cao, mở rộng.
	- Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận khi làm văn TS cho HS.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, ra đề, hướng dẫn..
HS: giấy, bút và các dụng cụ học tập cần thiết khác..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_50_den_76_nam_hoc_2020_2021.doc