Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 9 đến 19 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 9 đến 19 - Năm học 2020-2021

TUYÊN BỐ THẾ GIỚ VỀ SỰ SỐNG CÒN,

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 -Thấy được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta đối với trẻ em.

 2. Kỹ năng:

 - Nâng cao một bước kĩ năng đọc hiểu một văn bản nhật dụng

 - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dung.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức đấu tranh để bảo vệ trẻ em.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.

III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:

 Đàm thoại; Gợi mở; Giảng bình; phân tích ví dụ

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Bài cũ:

 GV: Nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?

 2. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

Vào những năm cuối TK XX, khoa học và kỉ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng mạnh, sự hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng, mở rộng. Đó là những điều kiện thuận lợi góp phần chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn, thách thức đang đặt ra: sự phân hoá giàu nghèo, chiến tranh và bạo lực xãy ra nhiều nơi.cũng là trở lực của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

b. Triển khai bài mới

 

doc 21 trang maihoap55 2851
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 9 đến 19 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: 09 	Ngày soạn: 07/9/2020
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIÊN PHÁP
NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức
	- Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng: cái quạt, bút kéo...
	- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.
 	2. Kỹ năng
	- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
	- Lập được giàn bài chi tiết và viết được phần mở bài cho bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vvề một đồ dùng.
 	3. Thái độ
	- Có ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào văn thuyết minh làm bài văn thêm sinh động.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2. Học sinh: lập dàn ý cho một trong các đề thuyết minh ở mục chuẩn bị ở nhà SGK-Tr15
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH
	Đàm thoại; Gợi mở; Phân tích ví dụ; Quy nạp
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	1. Bài cũ: 
 	GV: Có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong văn thuyết minh? Nêu tác dụng?
 	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
 	b. Triển khai bài mới
Hoạt động 1: Đề ra
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS đọc đề ở SGK
GV ghi đề lên bảng
I. Đề ra:
 Chiếc nón lá Việt Nam.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Thể loại mà đề bài yêu câu là gì?
GV: ĐTTM là gì?
GV: Đối với đề văn này khi làm các em phải nêu được vấn đề gì?
II. Tìm hiểu đề, tìm ý:
 1. Tìm hiểu đề:
 - TL: thuyết minh.
 - ĐTTM: chiếc nón lá Việt Nam.
 2. Tìm ý:
 - Đặc điểm cấu tạo.
 - Công dụng: che nắng che mưa, làm quà...
 - Chiếc nón với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
Hoạt động 3:Hướng dẫn lập dàn ý
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Dàn ý của bài văn TM gồm mấy phần? nội dung của mỗi phần là gì?
GV: Cho HS làm việc theo nhóm để lập dàn bài cho đề bài trên.
HS: Đại diện nhóm trình bày dàn bài của nhóm.
GV: Nhận xét.
III. Lâp dàn ý:
 1. Mở bài:
 - Giới thiệu chung về chiếc nón Viêt Nam.
 2. Thân bài:
 - Cấu tạo của chiếc nón lá Việt Nam.
 + Chất liệu: tre, lá nón, cước...
 + Hình dáng: chóp nón.
 + Trang trí, màu sắc...
 - Công dụng của nón lá: che nắng che mưa, làm quà tặng...
 - Chiếc nón với người phụ nữ:
 + Là vật dụng không thể thiếu khi đi đâu.
 + Là người bạn thân thiết.
 3. Kết bài:
 - Tình cảm của em với chiếc nón lá VN
Hoạt động 4:Hướng dẫn HS viết bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Viết hoàn chỉnh phần MB và trình bày trước lớp để cùng trao đổi.
GV nhận xét và chốt lại nội dung bài tập.
IV. Thực hành viết
3. Củng cố
	- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.
4. Dặn dò
	- Viết hoàn thành bài văn TM về chiếc nón lá Việt Nam.
	- Nghiên cứa bài : Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 10 	Ngày soạn: 8/9/2020
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢTRONG VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU
 	1. Kiến thức:
	- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, nổi bật, gây ấn tượng.
	- Vai trò của miêu tả trong văn thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
 	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng quan sát các sự vật, hiện tượng.
	- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
 	3. Thái độ:
	- Có ý thức sử dụng các yếu tố miêu tả vào văn thuyết minh làm bài văn thêm sinh động.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	Đàm thoại; Gợi mở; Phân tích ví dụ; Quy nạp
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Bài cũ:
	GV: Gọi HS trình bày bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
Để thuyết minh rõ ràng, mạch lạc đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành... của ĐTTM chúng ta phải làm gì? Tiết học này sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó.
b. Triển khai bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn TM
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Đọc bài Cây chuối trong đời sống Việt Nam (SGK-Tr24)
GV: Em hiểu gì về nhan đề của văn bản Cây chuối trong đời sông Việt Nam?
GV: Tìm những câu thuyết minh đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?
GV: Tìm những câu văn có yếu tố miêu tả đặc điểm của cây chuối?
GV: Nếu bỏ các yếu tố miêu tả thì văn bản thuyết minh sẽ như tế nào?
HS: Không sinh động, hấp dẫn, không gây ấn tượng.
GV: Vậy tác dụng của việc sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn TM là gì?
I. Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh:
 1. Ví dụ:
 Cây chuối trong đời sống Việt Nam..
 2. Nhận xét:
 - Nhan đề cho thấy bài văn phải nêu vai trò, tác dụng của cây chuối trong đời sông người dân Việt Nam
 - Câu TM đặc điểm của cây chuối:
 + Chuối nơi nào cũng có.
 +Chuối là thức ăn, thức dụng...
 + Công dụng của chuối.
 - Những câu có yếu tố miêu tả:
 + Thân....như những trụ cột nhẵn bóng.
 + Vòm lá xanh mướt...
 + Võ chuối... như võ trứng cuốc.
 3. Ghi nhớ: (SGK-Tr25)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS:Đọc và lam BT1 theo yêu cầu SGK.
 Trình bày.
GV: Nhận xét.
HS:Đọc và lam BT1 theo yêu cầu SGK.
 Trình bày.
GV: Nhận xét.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1:
 - Thân chuối thẳng đứng. tròn như cột đình sơn xanh.
 - Lá chuối tươi như chiếc quạt phe phẩy
 - Bắp chuối như đoá sen vừa nhú.
 Bài tập 2:
 - Yếu tố miêu tả:
 + Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai.
 + Chén không có tai.
 + Khi xếp chồng gọn gàng, dễ rửa.
3. Củng cố
	- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
	- Biết cách vận dụng YT miêu tả vào viết văn TM.
4. Dặn dò
	- Năm nội dung mục ghi nhớ (SGK- Tr 25)
	- Làm BT 3 (SGK- Tr26,28)
	- Soạn phần chuẩn bị ở nhà của tiết luyện tập...
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 11	 	Ngày soạn: 8/9/2020
TUYÊN BỐ THẾ GIỚ VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	-Thấy được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta đối với trẻ em.
 	2. Kỹ năng:
	- Nâng cao một bước kĩ năng đọc hiểu một văn bản nhật dụng
	- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dung.
 	3. Thái độ:
 	- Có ý thức đấu tranh để bảo vệ trẻ em.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	Đàm thoại; Gợi mở; Giảng bình; phân tích ví dụ
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	1. Bài cũ:
	GV: Nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?
 	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
Vào những năm cuối TK XX, khoa học và kỉ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng mạnh, sự hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng, mở rộng. Đó là những điều kiện thuận lợi góp phần chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn, thách thức đang đặt ra: sự phân hoá giàu nghèo, chiến tranh và bạo lực xãy ra nhiều nơi...cũng là trở lực của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
b. Triển khai bài mới
Hoạt dộng 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Hướng dẫn HS đọc 
HS: Đọc toàn bộ văn bản
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK-tr 34
GV: Hãy nêu xuất xứ của văn bản?
GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mổi phần là gì?
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc-Tìm hiểu chú thích
2. Xuất xứ.
 - Trích từ tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em(39/09/1930)
3. Bố cục.(3 phần)
 - Sự thách thức: khó khăn và thách thức.
 - Cơ hội: điiêù kiện để đẩy mạnh chăm sóc trẻ em.
 - Nhiệm vụ: những việc cần làm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay như thế nào?
GV: Hãy liên hệ với tình hình cuộc sống của trẻ em nước ta hiện nay?
GV: Em có nhận xét gì về các dẫn chứng đã đưa ra trong văn bản?
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
 1. Sự thách thức:
 - Nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc của chế độ A-pat-thai, sự xâm lược và chiếm đóng.
 - Nạn nhân của đói nghèo, vô gia cư,bệnh tật, mù chữ.
 -> Nguy cơ tử vong ngày càng cao
 - Dẫn chứng: ngắn gọn, đầy đủ, cụ thể.
3. Củng cố
	- Xuất xứ của văn bản.
	- Những khó khăn và thách thức mà trẻ em đang gặp phải.
4. Dặn dò
	- Đọc lại văn bản, nắm các nội dung đã phân tích.
	- Soạn tiếp tiết 2 bài Tuyên bố thế giớ về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.( Những cơ hội và nhiệm để bảo vệ trẻ em.)
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 12 	 Ngày soạn:11/9/2020
TUYÊN BỐ THẾ GIỚ VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	-Thấy được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta đối với trẻ em.
 	2. Kỹ năng:
	- Nâng cao một bước kĩ năng đọc hiểu một văn bản nhật dụng
	- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dung.
 	3. Thái độ:
 	- Có ý thức đấu tranh để bảo vệ trẻ em.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	Đàm thoại; Gợi mở; Giảng bình; phân tích ví dụ
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	1. Bài cũ:
	GV: Nêu những khó khăn và thách thức mà trẻ em trên thế giớ phải gánh chịu hiện nay?
 	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: 
Hiện nay trẻ em đang gặp nhiều khó khăn,thách thức là vậy song vẫn có không ít cơ hội để cải thiện đời sống cho trẻ em. Vậy nhiệm vụ của chúng ta phải làm gì?.
b. Triển khai bài mới
Hoạt dộng 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết VB (tiếp theo)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Nêu những điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em?
GV: Em có nhận xét gì về điều kiện đất nước ta hiện nay?
HS: Trẻ em được sự qua tâm của Đảng và Nhà nước, các tổ chức xã hội...
GV: Em có đánh giá gì về những cơ hội nói trên?
GV: Bản tuyên bố đã trình bày những nhiệm vụ nào mà mỗi quôc gia, dân tộc cần làm góp phần bảo vệ và chăm sóc trẻ em?
GV: Em có nhận xét gì về các nhiệm vụ đã nêu?
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
 1. Sự thách thức:
 2. Cơ hội.
 -Liên kết các quốc gia: Công ước LHQ về quyền trẻ em -> tạo cơ hội mới.
 -Sự đoàn kết, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả.
 -Phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh,phát triển kinh tế xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội.
 => Điều kiện khả quan đảm bảo cho Công ước được thực hiện.
 3. Nhiệm vụ.
 - Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng.
 - Phát triển giáo dục.
 - Quan tâm trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn.
 - Bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ.
 - Khuyến khích trẻ em tham gia sinh hoạt văn hoá xã hội.
 => Nhiệm vụ cụ thể, toàn diện, cấp thiết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS đọc ghi nhớ
GV chốt nội dung bài
III. Tổng kết
Ghi nhớ SGK
3. Củng cố
	- Nhiệm vụ cần làm góp phần bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
	- Cơ hội để giải quyết những khó khăn và thách thức mà trẻ em đang gặp phải.
4. Dặn dò
	- Đọc lại văn bản, nắm các nội dung đã phân tích.
	- Tìm hiểu chính sách chăm sóc và giáo dục trẻ em của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
	- Soạn bài Chuỵện người con gái Nam Xương
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 13	 Ngày soạn: 11/9/2020
LUYỆN TẬP 
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Những yếu tố miêu tả trong thuyết minh.
	- Vai trò của ếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
 	2. Kỹ năng:
	- Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
 	3. Thái độ:
	- Có ý thức sử dụng các yếu tố miêu tả vào văn thuyết minh làm bài văn thêm sinh động.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo nội dung phần chuẩn bị ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	Đàm thoại; Gợi mở; Thực hành; Quy nạp
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Bài cũ:
	GV: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn TM?
	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
Tiết học trước các em đã biết vai trò của yếu tố miêu tả trong văn TM.Tiết học hôm nay giúp các em vận dụng các yếu tố miêu tả đó vào làm một bài TM cụ thể.
 	b. Triển khai bài mới
Hoạt động 1: Đề ra
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Đọc đề ở SGK.
GV: Ghi đề lên bảng.
I. Đề ra:
 Con trâu ở làng quê Việt Nam
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Yêu cầu HS xác định thể loại và ĐTTM của đề ra.
GV: Với đề bài này các em nên trình bày những ý nào?
II. Tim hiểu đề, tìm :
 1. Tìm hiểu đề:
 - Thể loại:Thuyết minh.
 - ĐTTM:con trâu.
 2. Tìm ý:
=> Con trâu
 - Nguồn gốc
 - Đặc điểm
 - Tác dụng 
Hoạt động 3: Hướng dẫn lập dàn bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: TLN dưới sự hướng dẫn của GV để lập dàn bài chi tiết cho đề ra
HS: Đại diện nhóm trình bày
GV: Nhận xét.
III. Lập dàn ý: 
 1. Mở bài:
 - Cách 1: Giới thiệu chung về con trâu.
 - Cách 2: Dẫn một số bài ca dao nói về con trâu.
 2. Thân bài
 - Nguồn gốc, đặc điểm của trâu.
 - Tác dụng: + sức kéo cày.
 + Thực phẩm.
 + Làm đồ mỹ nghệ.trau trong các lễ hội: chọi trâu, đâm trâu...
 - Trâu với tuổi thơ.
 3. Kết bài:
 - Con trâu trong tình cảm của con người Việt Nam
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết đoạn văn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Viết một đoạn văn trong phần thân bài có sử dụng yếu tố miêu tả.
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét
IV. Thực hành:
3. Củng cố
	- Cách lập dàn ý cho một bài văn.
	- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
	- Viết bài thuyết minh hoàn chỉnh cho đề văn trên.
4. Dặn dò
	- Chuẩn bị viết bài TLV số 1.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết:14+15	 Ngày soạn:	 15/9/2020
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
( VĂN THUYẾT MINH)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Viết được một bài văn TM có sử dụng một số BPNT và yếu tố miêu tả.
 	2. Kỹ năng:
	- Rèn khả năng diễn đạt và trình bày
 	3. Thái độ:
	- Có ý thức nghiêm túc, tự lập khi làm bài..
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, ra đề, hướng dẫn..
2. Học sinh: giấy, bút và các dụng cụ học tập cần thiết khác.
III. PHƯƠNG PHÁP &KTDH:
	- Thực hành, luyện viết
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Bài cũ 
	2. Bài mới:
	a. Đề ra:
	Lễ hội đặc sắc ở quê em.
	b. Hướng dẫn làm bài:
	- Chọn được lễ hội nào đặc sắc nhất của quê em ( làng, xã, huyện, tỉnh..)
	- Phải sử dụng được yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật vào trong TM
	- Nội dung:
	+ Lịch sử ra đời của lễ hội.
	+ Quang cảnh, không khí của lễ hội.
	+ Các hoạt động trong lễ hội và ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động trong lễ họi đó.
	+ Cảm nhận của em về lễ hội.
	c. Thang điểm:
MB: Giới thiệu được lễ hội (1 điểm)
TB:Trình bày được các nội dung theo YC (5 điểm)
KB:nêu được suy nghĩ, cảm nhân(1 điểm)
Lời văn hay, sau sắc (2 điểm)
Trình bày sạch, đẹp ( 1 điểm)
3. Củng cố
	- Nhận xét giờ làm bài.
	- Hướng dẫn qua cách làm, nội dung cần trình bày.
4. Dặn dò
	- Nghiên cứu bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
	- Tóm tắt nội dung tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 16 	Ngày soạn: 15/9/2020
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
	 ( Nguyễn Dữ )
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và hình thức của người PNVN qua nhân vật Vũ Nương.
	- Số phận oan trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
	- Nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật, sử dụng yếu tố li kì, kì ảo.
 	2. Kỹ năng:
 	- Biết phân tích, cảm nhận văn bản viết theo thể loại thần kì.
	- Cảm nhận được các chi tiết NT độc đáo trong tp tự sự có nguồn gốc dân gian.
 	3. Thái độ:
 	- Có ý thức tố cáo sự bất công của xã hội PK, cảm thông cho số phận người phụ nữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	Đàm thoại; Gợi mở; Phân tích, bình giảng
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Bài cũ:
GV: Nêu ý nghĩa của bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ?
	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Đọc phần chú thích (*)
GV: Hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm?
GV: Chốt lại vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
GV: Nói cho HS hiểu những nét cơ bản về thể loại thần kì.
GV: Hướng dẫn HS đọc 
HS: Đọc toàn bộ văn bản
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK-tr 49
GV: Hãy nêu nôi dung chính của văn bản?
GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mổi phần là gì?
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả và tác phẩm:
 - Sống ở TK XVI, là người học rộng, tài cao.
 - Xin nghỉ làm quan, ở nhà viết sách nuôi mẹ, sống ẩn dật ở Thanh Hoá.
 - Truyền kì mạn lục: gồm 20 truyện ngắn viết theo lối văn biền ngẫu bằng chữ Hán.
 + Nhân vật chính là người phụ nữ, người trí thức có tâm huyết nhưng bất mãn với thời cuộc
 + Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16
 2. Đọc-Tìm hiểu chú thích
3. Đại ý:
- Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến và ước mơ về lẽ công băng trong xã hội.
4. Bố cục:
 - P1: ( từ đầu-> cha mẹ đẻ mình): Vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương.
 - P2: ( tiếp theo-> qua rồi): Nỗi oan và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
 - P3:(còn lại): Ươc mơ của nhân dân về lẽ công bằng trong xã hội.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết VB
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Ngay từ đầu truyện tác giả đã giới thiệu vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương như thế nào?
GV: Sống với người chồng có tính đa nghi và hay ghen tuông, nàng đã xữ sự như thế nào?
GV: Khi tiễn chồng lên đường đi lính, nàng đã lo lắng căn dặn chồng những gì?
GV: Khi xa chồng, Vũ Nương đã thể hiện những phẩm chất nào đáng quý?
GV: Khi bị chồng nghi oan, nàng đã làm gì?
GV: Tóm lại Vũ Nương là người như thế nào?
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
 1. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.
 - Thuỳ mỵ, nết na, có tư dung tốt đẹp.
 - Giữ gìn khuôn phép, không để xãy ra chuyện thất hoà trong gia đình.
 - Chồng đi lính: mong bình an trở về với nổi khắc khoải chờ mong, nhớ nhung.
 - Xa chồng nhưng vẫn thuỷ chung.
 + Mẹ chồng ốm nàng lo chạy vạy thuốc thang.
 + Mẹ chồng mất nàng lo ma chay chu đáo.
 -> Xem mẹ chồng như mẹ đẻ.
 - Bị nghi oan:
 + Phân trần để chồng hiểu.
 + Chồng cố chấp, nàng đau đớn và thất vọng.
 + Tìm đến cái chết để tự minh oan cho lòng mình.
 => Xinh đẹp, nết na, hiền lành, đảm đang, thuỷ chung với chồng con, hiếu thảo với cha mẹ nhưng số phận lại oan nghiệt, trái ngang.
3. Củng cố
	- Xuất xứ của văn bản, vài nét về tác giả và tác phẩm.
	- Vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương.
4. Dặn dò
	- Đọc lại tác phẩm, nắm cốt chuyện
- Soạn tiếp tiết 2 bài Chuyện người con gái Nam Xương:
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 17 	Ngày soạn:	15/9/2020
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Tiếp theo)
	 ( Nguyễn Dữ )
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và hình thức của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
	- Số phận oan trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
	- Nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật, sử dụng yếu tố li kì, kì ảo.
	- Mối liên hệ giữa tác phẩm với truyện Vợ chàng Trương.
 	2. Kỹ năng:
 	- Biết phân tích, cảm nhận văn bản viết theo thể loại thần kì.
	- Cảm nhận được các chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
	- Kể lại được nội dung câu chuyện.
 	3. Thái độ:
 	- Có ý thức tố cáo sự bất công của xã hội phong kiến, cảm thông cho số phận người phụ nữ.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
HS: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	- Đàm thoại, gợi mở, phân tích, bình giảng
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Bài cũ:
	GV: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương?
	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
GV: Nhắc lại nội dung bài tiết trước để vào bài mới.
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Tính cách của Trương Sinh được tác giả giới thiệu như thế nào?
GV: Khi Vũ Nương minh oan, Trương Sinh đã xữ sự như thế nào?
GV: Qua câu chuyện, ta thấy tác giả muốn tố cáo điều gì?
GV: Em có nhận xét gì về cách dẫn truyện của tác giả ?
GV: Em có nhân xét gì về yếu tố kì ảo trong câu chuyện?
GV: Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện là gì?
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
 1. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.
 2. Nhân vật Trương Sinh.
 - Vô học, đa nghi, chỉ một lời nói của đứa con mà chàng đã ghen tuông vô cớ.
 - Hồ đồ, độc đoán, không nghe vợ minh oan, bỏ ngoài tai những lời giải thích của vợ-> cái chết oan nghiệt.
 => Tố cáo xã hội phụ quyền, độc đoán, tỏ lòng bênh vực cho số phận mong manh của người phụ nữ.
 3. Nghệ thuật:
 - Sắp xếp tình tiết chuyện hợp lí, hấp dẫn.
 - Lời đối thoại và tự bạch được sắp xếp đúng chổ -> khắc hoạ được tính cách của nhân vật.
 - Yếu tố kì ảo đan xen yếu tố hiện thực làm cho thế giới kì ảo trơ nên lung linh, gần với thế giới hiện thực.
 - Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố kì ảo:
 + Làm hoàn chỉnh hơn nét đẹp vốn có của Vũ Nương.
 + Làm câu chuyện kết thúc có hậu, thẻ hiện ước mơ về lẽ công bằng xã hội.
Hoạt động 3: Tổng kết	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Đọc ghi nhớ (SGK tr 51)
GV: Chốt lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ ( SGK-tr 51)
3. Củng cố
	- Hình ảnh nhân vật Trương Sinh.
	- Nghệ thuật xây dựng truyện.
	- Ý nghĩa của câu chuyện.
4. Dặn dò
	- Nắm các nội dung đã phân tích.
	- Tóm tắt nội dung câu chuyện. 
	- Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
	- Đọc thêm bài: Lại bài viếng Vũ Thị.	
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 	Ngày soạn: 15/9/2020 
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
	(Tự học có hướng dẫn)
I. MỤC TIÊU:
 	 1. Kiến thức:
	- Các yếu tố của thể loại tự sự: nhân vật, sự việc, cốt truyện...
	- Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
 	 2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
 	 3. Thái độ:
	- Có ý thức tập tóm tắt văn bản tự sự để nắm nội dung chính của văn bản tự sự.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	 Gợi mở. Thực hành. Quy nap
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Bài cũ:
	GV: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
	2. Bài mới: 
	a. Đặt vấn đề:
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Đọc các tình huống yêu câu tóm tắt.
GV: Từ những tình huống yêu cầu tóm tắt trên, em hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự?
I. Sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự:
 1. Tình huống:
 (SGK tr58)
 2. Sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự:
 - Giúp người đọc, người nghe dễ nắm được nội dung.
 - Làm nỗi bật được sự việc, nhân vật chính.
 - Ngắn gọn, dễ nhớ.
Hoạt động 2: Thực hành tóm tắt văn bản tự sự	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS: Đọc văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
GV: Các chi tiết chính để tóm tắt văn bản Chuyện người co gái Nam Xương như trên đã đầy đủ chưa? Thiếu sự việc quan trọng nào không? Đó là sự việc gì?
GV: Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Cần thay đổi gì không?
HS: Dựa vào BT1 sau khi đã bổ sung và điều chỉnh hợp lí để viết tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
HS: Rút ngắn hơn nữa văn bản đã tóm tắt ở BT2 song vẫn đảm bảo nội dung.
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự:
 1. Bài tập 1:
 - Bổ sung chi tiết: TS nghe bé Đản kể về người cha là chiếc bóng -> hiểu nổi oan của vợ.
 - Chưa hợp lí, cần điều chỉnh và bổ sung trướ khi tóm tắt.
 2. Bài tập 2:
 3. Bài tập 3:
3. Củng cố
	- Sự cần thết phải tóm tắt văn bản tự sự.
	- Luyện kỹ năng tóm tắt.
4. Dặn dò
	- Năm nội dung mục ghi nhớ (SGK- Tr 59)
	- Tự tóm tắt một số văn bản tự sự đã học.
	- Soạn bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 18	Ngày soạn: 15/9/2020
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức:
	- Năm được sự phong phú và đa dạng của hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
	- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
 	2. Kỹ năng:
	- Phân tích để thấy rõ MQH của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tinh huống giao tiếp cụ thể.
	- Sử dung thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
 	3. Thái độ:
	- Có ý thức sử dụng từ ngữ xưng hô đúng vai khi giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và soạn bài theo câu hỏi trong từng phần.
III. PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
	- Đàm thoại; Gợi mở; Phân tích ví dụ; Quy nap
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Bài cũ: 	
	GV: Lấy ví dụ không tuân thủ phương châm hội thoại và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
	2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
Việc sử dụng từ ngữ xưng hô bao giờ cũng được xét trong MQH với THGT. Khi hệ thống từ ngữ xung hô của một hệ thống ngôn ngữ nào đó càng phong phú, đa dạng và tinh tế thì MQH này càng phức tạp đòi hỏi người nói và viết phải hết sức chú ý, cẩn trọng khi sử dụng
 	b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ ngữ xưng hô
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Em hãy kể một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt ?
GV: Hướng dẫn HS so sánh từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Anh.
 Tiếng Anh Tiếng Việt
 I Tôi, tớ, tao, mình...
 We Chúng tôi, chúng tao...
GV: Em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
HS: Đọc ví dụ a, b ở mục II2 ( SGK-Tr38)
GV: Em hãy xác định từ ngừ xưng hô trong 2 ví dụ trên? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô trong 2 ví dụ trên?
GV: Vì sao có sự thay đổi về cách xưng hô như vậy?
HS: Đọc mục ghi nhớ (SGK- Tr 39)
I. Từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ ngữ xưng hô.
 1. Từ ngữ xưng hô:
 - Số ít: Tôi , tao, tớ, mày...
 - Số nhiều: Chúng tôi, chúng ta, chúng tớ, chúng mình...
 -> Phong phú, đa dạng.
2. Cách sử dụng TNXH:
 a. Ví dụ: (SGK-tr38)
 b. Nhận xét:
 - Đoạn a: 
 + ĐTXH: Em- Anh (Dế Choắt nói với Dế Mèn)
 + ĐTXH: Ta- Chú mày (Dế Mèn nói với Dế Choắt)
 -> Xưng hô bất bình đẳng: kẻ yếu thế 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_9_den_19_nam_hoc_2020_2021.doc