Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Phạm Thị Hương

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Phạm Thị Hương

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen  ARN  Protein  Tính trạng.

2. Năng lực:

Tự học :Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- GV : Bài giảng power, ứng dung LMS, máy tính

- HS sử dụng tài khoản trên hệ thống quản lí học tập được nhà trường cung cấp lmsvnedu.vn

- SGK Sinh học 9

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)

a) Mục tiêu: HS bước đầu xác định được mARN là cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin.

b) Nội dung

GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học:

Thực hiện các việc sau đây:

1. Hãy cho biết cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin?

2. Từ sơ đồ phần II trang 58 hãy giải thích mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1,2,3?

HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.

 

docx 4 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Phạm Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thạnh Thới An
GV: Phạm Thị Hương
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRỰC TUYẾN
Tuần: 11 Tiết 22
BÀI 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen ® ARN ® Protein ® Tính trạng.
2. Năng lực:
Tự học :Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- GV : Bài giảng power, ứng dung LMS, máy tính
- HS sử dụng tài khoản trên hệ thống quản lí học tập được nhà trường cung cấp lmsvnedu.vn
- SGK Sinh học 9
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: HS bước đầu xác định được mARN là cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin.
b) Nội dung
GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học: 
Thực hiện các việc sau đây:
1. Hãy cho biết cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin?
2. Từ sơ đồ phần II trang 58 hãy giải thích mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1,2,3?
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
c) Sản phẩm
1. Cấu trúc trung gian giữa gen và prôtêin là mARN.
(3)
(2)
(1)
 - mARN có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào. 
2. Gen (một đoạn ADN) à mARN à prôtêin à tính trạng.
 - Trật tự (1): trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN.
 - Trật tự (2): trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin (chuỗi axit amin cấu thành). 
 - Trật tự (3): prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
d) Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ cho học sinh trực tiếp trên lớp học trực tuyến qua google meet, chia sẽ câu hỏi trên màn hình.
+ Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên theo nhắc nhở hỗ trợ HS trả lời lần lượt từng câu hỏi (thông qua ứng dụng học tập trực tuyến LMSvà Zalo của lớp). 
+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng làm bài tập trên app LMS , Zalo nhóm. 
+ Kết luận, nhận định: Giáo viên xem xét sản phẩm của học sinh, phát hiện, lựa chọn những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA ARN VÀ PRÔTÊIN:
a) Mục tiêu: 
- Xác định được vai trò của mARN.
- Trình bày sự hình thành chuỗi axit amin.
b) Nội dung: 
Giáo viên giao cho HS nhiệm vụ sau đây:
- HS quan sát hình 19.1trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra liên quan đến các loại nuclêôtit ở mARN và tARN liên kết với nhau; tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm.
- Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi axit amin (mARN, tARN, ribôxôm)?
- Các loại nuclêôtit ở mARN và tARN liên kết với nhau; tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm .
- Nêu sự hình thành chuỗi axit amin và nguyên tắc tổng hợp prôtêin?
c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích lí do. HS rút ra kết luận các loại nuclêôtit ở mARN và tARN liên kết với nhau tạo thành từng cặp theo NTBS : A-U; G-X , 
theo tương quan cứ 3 nuclêôtit ứng với một axit amin.
Kết luận
- mARN là dạng trung gian giữa gen và prôtêin có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào.
* Sự hình thành chuỗi axit amin:
- mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin,
- Các tARN mang axit amin vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung đặt axit amin vào đúng vị trí,
- Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong.
* Nguyên tắc tổng hợp :
- Khuôn mẫu (mARN)
- Bổ sung (A-U ; G-X )
d) Tổ chức thực hiện
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ cho học sinh trực tiếp trên lớp học trực tuyến qua google meet, chia sẽ bài giảng trên màn hình.
+ Thực hiện nhiệm vụ: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự khác nhau các nucleotit trong ADN và ARN. 
+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh trình bày báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng trả lời trực tiếp trên lớp trực tuyến. Cả lớp theo dõi, góp ý, bổ sung hoặc phản hồi.
+ Kết luận, nhận định: 
-GV: Chốt các kiến thức cốt lõi để HS ghi nhớ học.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG:
a) Mục tiêu: Xác định được vai trò của mARN, giải thích được mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ.
b) Nội dung: 
- HS quan sát hình trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra liên quan đến mối liên hệ trong sơ đồ.
Giáo viên giao cho HS nhiệm vụ sau đây:
- Quan sát hình 19.2 và 19.3 SGK rút ra hệ thống hóa các mối quan hệ nói trên.
- HS nêu bản chất mối liên hệ trong sơ đồ là trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN, qua đó quy định trình tự các axit amin cấu thành prôtêin, prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
c)Sản phẩm: HS mô tả được trình tự các nuclêôtit trên gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mARN lại qui định trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit tạo thành prôtêin
II.Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN, qua đó 
quy định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt
động sinh lí của tế bào à Biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
d) Tổ chức thực hiện
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ cho học sinh trực tiếp trên lớp học trực tuyến qua google meet, chia sẽ bài giảng trên màn hình.
+ Thực hiện nhiệm vụ: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ được mối quan hệ trong sơ đồ và nêu bản chất của mối liên hệ
+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh trình bày báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng trả lời trực tiếp trên lớp trực tuyến. Cả lớp theo dõi, góp ý, bổ sung hoặc phản hồi.
+ Kết luận, nhận định: 
-GV: Chốt các kiến thức cốt lõi để HS ghi nhớ học.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ và nêu bản chất của mối liên hệ
b)Nội dung: 
- HS quan sát hình trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra liên quan đến mối liên hệ trong sơ đồ và nêu bản chất mối liên hệ
c)Sản phẩm: HS nêu mARN là dạng trung gian giữa gen và prôtêin có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào, mô tả được trình tự các nuclêôtit trên gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mARN lại qui định trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit tạo thành prôtêin
- mARN là dạng trung gian giữa gen và prôtêin có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào.
- Mối quan hệ giữa các gen và tính trạng được thể hiện trong sơ đồ :
 Gen ( một đoạn AND ) à mARN à prôtêin à tính trạng
 Trong đó, trình tự các nucleotit trên AND quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN, thông qua đó ARN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_19_moi_quan_he_giua_gen_va_tinh_t.docx