Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 22: Đột biến gen (Tiết 1) - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 22: Đột biến gen (Tiết 1) - Năm học 2021-2022

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 -Nêu được thế nào là đột biến, thể đột biến, đột biến gen.

 -Phân biệt được các dạng đột biến gen.

2. Năng lực: – Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập, trả lời được các câu hỏi : “Đột biến là gì ?”, “Thể đột biến là gì ?”, “Đột biến gen là gì ?”. Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp. Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong khi học.

– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về đột biến gen.

– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

 – Năng lực tính toán : Tính toán chiều dài gen đột biến, tính số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen đột biến.

3. Phẩm chất: GD lòng say mê học tập

II. Thiết bị dạy học, học liệu

- GV: Hình 22.1 sgk

- HS: Vở soạn bài, vở ghi bài

 

docx 6 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 22: Đột biến gen (Tiết 1) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/9/2021
Ngày giảng: 29/9/2021 
CHỦ ĐỀ 5. ĐỘT BIẾN
Tiết 12 - Bài 22: ĐỘT BIẾN GEN ( tiết 1)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
	-Nêu được thế nào là đột biến, thể đột biến, đột biến gen.
	-Phân biệt được các dạng đột biến gen.
2. Năng lực: – Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập, trả lời được các câu hỏi : “Đột biến là gì ?”, “Thể đột biến là gì ?”, “Đột biến gen là gì ?”. Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp. Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong khi học. 
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về đột biến gen. 
– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.
 – Năng lực tính toán : Tính toán chiều dài gen đột biến, tính số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen đột biến.
3. Phẩm chất: GD lòng say mê học tập
II. Thiết bị dạy học, học liệu
- GV: Hình 22.1 sgk
- HS: Vở soạn bài, vở ghi bài
IV. Tiến trình dạy học
1. Đặt vấn đề:
- Chủ tịch hội đồng tự quản tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi nhằm mục đích tạo tâm lý thoải mái cho các bạn khi bước vào giờ học.
GV: Giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động nhóm: Quan sát hình 22.1 từ a – g (114), thảo luận nhóm trả lời câu hỏi dưới hình (114)
HS: Hoạt động nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. 
GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học 
2. Bài mới.
 Hoạt động 1: Khái niệm đột biến, tác nhân gây đột biến, thể đột biến.
	*Mục tiêu: Nêu được thế nào là đột biến, thể đột biến.
GV-HS
ND
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cặp đôi: ( 4 Ph). Đọc thông tin trong sách HDH (115), trả lời câu hỏi:.
+ Đột biến là gì
+ Nhân tố đột biến
+ Thể đột biến
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
I.Khái niệm đột biến, tác nhân gây đột biến, thể đột biến
- Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào đẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng
- Nhân tố đột biến: Nhân tố môi trường gây ra đột biến ở cơ thể sống
- Thể đột biến: Các cá thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình đột biến
Hoạt động 2: Khái niệm đột biến, các dạng đột biến
 *Mục tiêu: -Nêu được thế nào là đột biến gen.
	-Phân biệt được các dạng đột biến gen.
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cá nhân: ( 3 Ph). Đọc thông tin mục I trong sách HDH (115), trả lời câu hỏi: Đột biến gen là gì
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 -2 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cá nhân: ( 3 ph). Đọc thông tin mục II, quan sát hình 22.2 trong sách HDH (115), trả lời câu hỏi: 
? Nêu các dạng đột biến gen
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 -2 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
I. Khái niệm đột biến gen
- Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến một cặp hoặc một số cặp Nu
II. Các dạng đột biến gen
Bảng phụ
Bảng phụ
Số cặp Nu
Điểm khác so với a
Dạng đột biến gen
a
5
b
4
Mất cặp G -X
Mất một cặp Nu
c
6
Thêm cặp A-T
Thêm một cặp Nu
d
5
Thay cặp A-T bằng cặp G-X
Thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác
3. Luyện tập – Vận dụng:
	-Học bài cũ theo vở ghi
	-Chuẩn bị bài mới: Nc thông tin tìm hiểu: Nguyên nhân gây đột biến gen, vai trò của đột biến gen. Làm các BT phần C
Ngày soạn: 1/10/2021
Ngày giảng: 
CHỦ ĐỀ 5. ĐỘT BIẾN
Tiết 13 - Bài 22: ĐỘT BIẾN GEN ( tiết 2)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
	-Nêu được nguyên nhân phát sinh, tính chất và hậu quả của đột biến gen. Nêu được vai trò của đột biến gen trong tự nhiên và trong đời sống con người.
2. Năng lực: HS tự nghiên cứu sgk để tổng hợp kiến thức, quan sát tranh ảnh, xử lí thông tin, hợp tác trong hoạt động nhóm. Biết vận dụng kiến thức để phòng chống ung thư.
3. Phẩm chất: GD lòng say mê học tập, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe.
* II. Chuẩn bị
- GV: Hình 22.1 sgk
- HS: Vở soạn bài, vở ghi bài
IV. Tiến trình dạy học
1. Đặt vấn đề:
- Chủ tịch hội đồng tự quản tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi nhằm mục đích tạo tâm lý thoải mái cho các bạn khi bước vào giờ học.
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Nguyên nhân phát sinh và các loại đột biến gen.
*Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân phát sinh, tính chất và hậu quả của đột biến gen.
GV-HS
ND
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cá nhân ( 3 ph): Đọc thông tin mục III, quan sát hình 22.3 trong sách HDH (116), trả lời câu hỏi: 
? Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến ?
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 -2 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
GV: Chiếu các hình ảnh. y/c HS quan sát trả lời câu hỏi
+ Đột biến gen gây hậu quả ntn tới con người?
+ Để hạn chế đột biên gen phát sinh ở người chúng ta cần phải làm gì?
 (Gây các bệnh và tật về di truyền: ung thư, hở hàm ếch, câm điếc bẩm sinh...
- Biện pháp: bảo vệ môi trường sống trong lành, sử dụng thuốc BVTV hợp lí, lên án việc SX và sử dụng vũ khí hóa học, nguyên tử hạt nhân....)
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cá nhân ( 3 Ph): Đọc thông tin mục IV trong sách HDH (117), trả lời câu hỏi: 
? Vai trò của đột biến gen?
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 -2 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
*Sản phẩm HS
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình bình thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Đột biến gen đôi khi có lợi cho bản thân sinh vật và con người, rất có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.
III.Nguyên nhân phát sinh và các loại đột biến gen.
* Nguyên nhân :
- Tự nhiên: do rối loạn quá trình tự sao của ADN dưới ảnh hưởng của trong và ngoài cơ thể
- Nhân tạo: con người gây đột biến bằng các tác nhân vật lý, hóa học.
* Các loại đột biến
- Đột biến giao tử
- Đột biến tiền phôi
- Đột biến xoma
IV. Vai trò của đột biến gen
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình bình thường có hại cho sinh vật
- Đột biến gen đôi khi có lợi cho bản thân sinh vật và con người, rất có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.
C. Hoạt động luyện tập
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cá nhân: ( 3 Ph). Đọc thông tin trong sách HDH (117), giải thích các dạng đột biến gen.
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 -2 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
+ Đột biến nhầm nghĩa
+ Đột biến vô nghĩa
+ Đột biến vô nghĩa
D. Hoạt động vận dụng
GV: Giao tiếp nhiệm vụ
	Hoạt động cá nhân trao đổi cùng người thân, bạn bè hoàn thành nội dung trong sách HDH (118) và báo kết quả với GV vào đầu giờ học tiết sau
	HS: Trao đổi với người thân, bạn bè hoàn thành các bài tập và báo cáo kết quả với GV vào đầu giờ học tiết sau
3.HD học bài:
	-Học bài theo vở ghi
	-Chuẩn bị bài mới: Làm các BT phần C

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_22_dot_bien_gen_tiet_1_nam_hoc_20.docx