Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 29: Di truyền học người (Tiếp) - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mô tả được nguyên nhân, biểu hiện của một số bệnh di truyền ở người.
- Trình bày được nguyên nhân của các tật bệnh di truyền.
- GDPT: Nêu được một số bệnh DT ở địa phương.
2. Kĩ năng
- Phát triển cho học sinh kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số bệnh di truyền ở người
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, hợp tác hoạt động nhóm.
- Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường, tránh mắc các bệnh và tật di truyền.
- MT: Bệnh và tật di truyền ở người do ảnh hưởng của tác nhận vật lí, hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trong trao đổi chất nội bào =>Có thái độ đấu tranh chống sản xuất thử vũ khí hạt nhân và các hành vi gây ô nhiễm môi trường
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Máy chiếu
- Phiếu học tập: tìm hiểu bệnh di truyền.
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các bệnh di truyền.
- Kẻ trước phiếu học tập: Tìm hiểu về bệnh di truyền
Ngày soạn: 21/01/2021 Ngày giảng: 25/01/2021 Tiết 56 - Bài 29. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI (tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được nguyên nhân, biểu hiện của một số bệnh di truyền ở người. - Trình bày được nguyên nhân của các tật bệnh di truyền. - GDPT: Nêu được một số bệnh DT ở địa phương. 2. Kĩ năng - Phát triển cho học sinh kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số bệnh di truyền ở người - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, hợp tác hoạt động nhóm. - Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường, tránh mắc các bệnh và tật di truyền. - MT: Bệnh và tật di truyền ở người do ảnh hưởng của tác nhận vật lí, hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trong trao đổi chất nội bào =>Có thái độ đấu tranh chống sản xuất thử vũ khí hạt nhân và các hành vi gây ô nhiễm môi trường II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Máy chiếu - Phiếu học tập: tìm hiểu bệnh di truyền. 2. Học sinh - Nghiên cứu trước nội dung bài mới. - Sưu tầm một số tranh ảnh về các bệnh di truyền. - Kẻ trước phiếu học tập: Tìm hiểu về bệnh di truyền III. Tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Khởi động GV: Giao nhiệm vụ: - Trả lời câu hỏi: Trình bày các tác nhân gây ra đột biến gen và đột biến NST? Hậu quả của đột biến gen và đột biến NST? HS: Hoạt động thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn GV: Gọi 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. * Yêu cầu sản phẩm - Các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học - Đa số có hại: Gây ra các bệnh và tật di truyền GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học 3. Bài mới Hoạt động 1. Bệnh di truyền ở người Mục tiêu: Mô tả được nguyên nhân, biểu hiện của một số bệnh di truyền ở người. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Hướng dẫn HS quan sát bộ NST của người bình thường và người bị bệnh Đao (thường xảy ra ở nam), bệnh Tơcnơ (nữ). GV: Giao nhiệm vụ - Hoạt động nhóm: Đọc thông tin mục 1 trong sách HDH/ tr 163 + 164, kết hợp hình ảnh hoàn thành bảng sau: Bảng: Một số bệnh di truyền ở người Tên bệnh Biểu hiện bên ngoài Nguyên nhân 1. Bệnh đao 2. Bệnh tớcnơ 3. Bệnh bạch ạng 4. Bệnh câm điếc bẩm sinh HS: HĐN hoàn thành nội dung bảng. GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. Các nhóm khác trao đổi phiếu học tập, theo dõi, nhận xét, bổ xung. GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức, đưa thang điểm. Yêu cầu các nhóm chấm chéo. Các nhóm báo cáo kết quả và lí do đạt được kết quả như vậy. GV: Hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân II. Bệnh và tật di truyền ở người 1. Bệnh di truyền ở người PHT Bảng: Một số bệnh di truyền ở người Tên bệnh Biểu hiện Nguyên nhân 1. Bệnh đao Bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Si đần, không có con. Cặp nhiễm sắc thể thứ 21 có 3 nhiễm sắc thể 2. Bệnh tớc nơ Ở nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt mất trí nhớ, không có con. Cặp nhiễm sắc thể thứ 23 chỉ có 1 nhiễm sắc thể 3. Bệnh bạch tạng Da và tóc màu trắng Mắt màu hồng. Đột biến gen lặn 4. Bệnh câm điếc bẩm sinh Câm điếc bẩm sinh. Đột biến gen lặn GV: phân tích thêm: - Bệnh down: Do cặp NST 21 phân ly không bình thường trong giảm phân gây ra, đã tạo nên giao tử bất thường chứa cả 2 NST 21. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường chỉ chứa một NST 21 tạo nên hợp tử mang 3 NST 21, phát triển thành phôi hình thành cơ thể mắc bệnh trên. Tỉ lệ trẻ mắc bệnh 1/700. Ngoài biểu hiện bên ngoài thì về sinh lí, bị si đần bẩm sinh và không có con. ? Những người bị bệnh đao không có con, tại sao nói bệnh này là bệnh di truyền? - Bệnh sinh ra do vật chất di truyền bị biến đổi. - Bệnh tớcnơ: Cặp NST giới tính chỉ có 1NST. Do sự phân ly không bình thường của cặp NST này trong giảm phân. Hội chứng này xuất hiện với tỉ lệ 1/3000 ở nữ, chỉ 2% sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con. GV: Phân tích thêm: XXX (hội chứng 3X – siêu nữ - 47), luôn là nữ, tuỳ theo mức độ mà triệu chứng có thể rõ rệt hay không; chiều cao bất thường và gần như có thể sinh sản bình thường. Trường hợp nặng không chỉ mắc chứng khó học, teo cơ, co giật, hoặc suy thận, mà còn thiểu năng trí tuệ và sức khoẻ suy giảm tử cung kém phát triển, rối loạn kinh nguyệt, không thể có con. - Nếu XXY (klinefelter): Trẻ chậm phát triển, chậm biết nói, chậm biết ngồi, chậm biết bò hay biết đi, tính cách khép kín. Đến tuổi dậy thì và sau dậy thì: Ngực to ra, vóc người cao nhưng các bộ phận trên cơ thể không cân đối (có thể là chân dài nhưng thân người lại ngắn, ) tinh hoàn và dương vật bị nhỏ, không có con,... => Tất cả đều là bệnh do rối loạn NST. - HS tự chiếm lĩnh kiến thức qua sự phân tích của GV. ? Bố mẹ đều dị hợp về cặp gen gây bệnh bạch tạng hỏi con của họ thế nào? - Gọi gen a là gây bệnh, gen A là bình thường ta có: P Aa x Aa F1 1AA : 2 Aa : 1aa Xác xuất mắc bệnh là 25% GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức. - HS tự chiếm lĩnh kiến thức. * Bệnh di truyền: là các rối loạn sinh lí bẩm sinh 4. Củng cố/ Luyện tập - Nêu nguyên nhân và biểu hiện một số bệnh di truyền ở người 5. Hướng dẫn về nhà Học bài về nhà: - Nêu nguyên nhân, biểu hiện của một số bệnh và tật di truyền ở người. Chuẩn bị bài mới: - Tìm hiểu: + Nguyên nhân, biểu hiện của một số tật di truyền ở người. + Trình bày được nguyên nhân của một số tật bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền. + tìm hiểu một số tật DT ở địa phương.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_29_di_truyen_hoc_nguoi_tiep_nam_h.doc