Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tuyến

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tuyến

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ HS nắm được khái niệm thoái hoá giống.

+ HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.

+ HS trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng:

+ Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.

+ Tổng hợp kiến thức

+ Hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

+ Giáo dục ý thức yêu thích môn học

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-T¬ranh phóng to H 34.1 ; 34.3 SGK

-Tài liệu về hiện tượng thoái hoá.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ:

- Em hãy nêu những thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật?

2. Bài mới:

A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay.kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Kiểm tra theo sụ chuẩn bị của HS: Tìm Ví dụ về hiện tượng thoái hoá.

- HS nêu Ví dụ : Hồng xiêm thoái hoá quả nhỏ không ngọt, ít quả. Bưởi thoái hoá quả nhỏ khô.

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: I.TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG THOÁI HOÁ

 Mục tiêu cần đạt: - HS nhận biết được hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật

 - Từ đó nêu được khái niệm thoái hoá, giao phối cận huyết.

 

docx 83 trang maihoap55 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02 / 01 / 2021 
Ngày dạy: 18 / 01 / 2021
 Tiết 37: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN
VÀ GIAO PHỐI GẦN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ HS nắm được khái niệm thoái hoá giống.
+ HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.
+ HS trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng:
+ Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
+ Tổng hợp kiến thức
+ Hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
+ Giáo dục ý thức yêu thích môn học
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh phóng to H 34.1 ; 34.3 SGK
-Tài liệu về hiện tượng thoái hoá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy nêu những thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật?
2. Bài mới:
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
Kiểm tra theo sụ chuẩn bị của HS: Tìm Ví dụ về hiện tượng thoái hoá.
- HS nêu Ví dụ : Hồng xiêm thoái hoá quả nhỏ không ngọt, ít quả. Bưởi thoái hoá quả nhỏ khô.....
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: I.TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG THOÁI HOÁ
 Mục tiêu cần đạt: - HS nhận biết được hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật 
 - Từ đó nêu được khái niệm thoái hoá, giao phối cận huyết.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
 ? Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật được hiểu như thế nào ?
? Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hoá
? Thế nào là thoái hoá
? Giao phối gần là gì
- GV cho đại diện các nhóm trình bày đáp án bằng cách giải thích H 34.3 phóng to.
- GV nhận xét kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK 
- QS H 34.1 và 34.2
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
+ Chỉ ra hiện tượng thoái hoá
+ Lí do dẫn đến thoái hoá ở động vật và thực vật 
- Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung.
- HS dựa vào kết quả ở nội dung trên khái quát kiến thức.
+ Các gen lặn khi gặp nhau (thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình.
- Đại diện nhóm trình bày trên H 34.3 ® các nhóm khác theo dõi nhận xét.
I.HIỆN TƯỢNG THOÁ IHÓA
a) Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật
- Ở thực vật: cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ: chiều cao giảm, bắp dị dạng hạt ít.
- Ở động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.
* Lí do thoái hoá:
+ Ở thực vật: do tự thụ phấn ở cây giao phấn.
+ Ở động vật: do giao phối gần.
b) Khái niệm:
- Thoái hoá: là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm 
- Giao phối gần (giao phối cận huyết): là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
Hoạt động 2: II.TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HOÁ
Mục tiêu cần đạt: HS giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá là do xuất hiện thể đồng hợp gen hoặc gây hại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ dị hợp biến đổi như thế nào ? 
? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá
(GV giải thích H 34.3 màu xanh biểu thị thể đồng hợp trội và lặn)
- HS nghiên cứu SGK và H 34.3, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm ® thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được :
+ Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm (tỉ lệ đồng hợp trội và tỉ lệ đồng hợp lặn bằng nhau) 
+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu.
+ Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện.
II.NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA:
* Kết luận: 
Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
Hoạt động 3: III.VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GIỐNG
 Mục tiêu cần đạt: HS chỉ ra được vai trò tạo dòng thuần của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1:GV nêu câu hỏi:
+ Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống?
*(GV nhắc lại khái niệm thuần chủng, dòng thuần ...)
B2: GV giúp học sinh hoàn thiện kiến thức
(GV lưu ý: nội dung trừu tượng nên lấy Ví dụ cụ thể để giải thích cho HS dễ hiểu)
- HS nghiên cứu SGK và tư liệu GV cung cấp trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được:
+ Do xuất hiện cặp gen đồng hợp tử
+ Xuất hiện tính trạng xấu
+ Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu
+ Giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được giống thuần chủng
- HS trình bày, lớp nhận xét.
III.VAI TRÒ CỦA PP.TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GIỐNG:
* Kết luận :
Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
+ Cũng cố đặc tính mong muốn
+ Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp
+ Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể
+ Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK
3.Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì?
 Giải thích nguyên nhân?
4.Vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu: 
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
- GV mở rộng thêm: ở 1 số loài động vật , thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá, do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần.
5.Dặn dò:
1. Học bài, trả lời câu hỏi SGK
2. Tìm hiểu ưu thế lai, giống ngô, lúa có năng suất cao.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Ngày soạn:04 / 01 / 2021 
Ngày dạy: 19 / 01 / 2021
 Tiết 38: ƯU THẾ LAI
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức:
+ HS nêu được khái niệm : ưu thế lai, lai kinh tế.
+ HS hiểu và trình bày được:
- Cơ sở di truyền của hiện tượnh ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân 
 giống
- Các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai.
- Phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
2. Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng:
+ Quan sát tranh hình tìm kiến thức.
+ Giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học
+ Tổng hợp khái quát.
3. Thái độ:
+ Giáo dục ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh phóng to H 35 SGK
Tranh một số động vật Bò, Lợn kết quả của phép lai kinh tế.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ: 
-Trong chọn giống ngưòi ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?
2. Bài mới:
A.Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
Gv yêu cầu Hs so sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong các hình ảnh Gv đưa ra. Rút ra các đặc điểm di truyền của cơ thể lai F1 vượt trội hơn cây bình thường ở đặc điểm nào?
B.Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI
 Mục tiêu cần đạt: - HS nắm được khái niệm ưu thế lai
 - HS trình bày được nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1:GV đưa vấn đề:
So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong 
H 35 SGK
-GV nhận xét ý kiến của HS và dẫn dắt , hiện tượng trên được gọi là hiện tượng ưu thế lai.
B2 :GV nêu câu hỏi.
? Ưu thé lai là gì ? Cho Ví dụ về ưu thế lai ở động vật và thực vật 
B3 :GV cung cấp thêm 1 số Ví dụ để minh hoạ.
- GV nêu vấn đề: Để tìm hiểu cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
HS trả lời câu hỏi:
? Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất.
? Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
B4 :GV đánh giá kết quả và bổ sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng 
- GV hỏi:
? Muốn di trì ưu thế lai con người đã làm gì?
- HS quan sát hình SGK chú ý đặc điểm sau:
+ Chiều cao thân cây ngô
+ Chiều dài bắp, số lượng hạt
- HS đưa ra nhận xét sau khi so sánh thân và bắp ngô ở cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ.
- HS trình bày và lớp bổ sung.
- HS nghiên cứu SGK kết hợp với nội dung vừa so sánh ® khái quát thành khái niệm 
+ HS lấy Ví dụ SGK 
- HS nghiên cứu SGK trang 102 và 103.
- Chú ý Ví dụ lai 1 dòng thuần có 1 gen trội.
Yêu cầu nêu được:
+ Ưu thế lai rõ nhất vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1
+ Các thế hệ sau giảm do tỉ lệ dị hợp giảm (hiện tượng thoái hoá)
- Đại diện HS trình bày, lớp bổ sung.
- HS trả lời được: áp dụng nhân giống vô tính
- HS tổng hợp khái quát kiến thức.
I.HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI
a) Khái niệm
* Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về về sự sinh trưởng phát triển khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng 
II. NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI
 Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
* Kết luận :
- Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp , chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
- Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen qui định.
Ví dụ :
P : AAbbcc x aaBBCC
 F1 : AaBbCc
Hoạt động 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI
Mục tiêu cần đạt: - HS nắm được khái niệm lai kinh tế 
 - Trình bày được các phương pháp tạo ưu thế lai.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1: GV giới thiệu: người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng
và vật nuôi.
? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào?
? Nêu Ví dụ cụ thể
B2:GV giải thích thêm về lai khác dòng và lai khác thứ.
B3:GV hỏi:
? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào
? Cho Ví dụ .
? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống
- HS nghiên cứu SGK và các tư liệu sưu tầm trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu chỉ ra 2 phương pháp:
+ Lai khác dòng
+ Lai khác thứ
- HS nghiên cứu SGK kết hợp với tranh ảnh về các giống vật nuôi.
Yêu cầu nêu được :
+ Phép lai kinh tế
+ áp dụng ở lợn và bò
- HS trình bày, lớp bổ sung.
- HS nêu được : 
Nếu nhân giống thì thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ được biểu hiện tính trạng.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯU THẾ LAI:
a) Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng.
- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.
Ví dụ : ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 - 30% so với giống hiện có.
- Lai khác thứ: để kết hợp gữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
b) Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi.
* Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
VD: Lợn ỉ Móng cái x Lợn Đại bạch - Lợn con mới sinh nặng 0,8kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK
3.Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
 GV hỏi: ? Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai ?
 ? Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào ?
4. GV mở rộng:
Mục tiêu: 
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
+ Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống trong nước
+ Áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh
+ Lai bò vàng Thanh Hoá với bò Hônsten Hà Lan - con lai F1 chịu được nóng, lượng sữa tăng.
5.Dặn dò
1.Học bài, trả lời câu hỏi SGK
2.Tìm hiểu thêm về các thành tựu ưu thế lai và lai kinh tế ở Việt Nam.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Ngày soạn: 07 / 01 / 2021 
Ngày dạy:25 / 01 / 2021
 Tiết 39: THỰC HÀNH
TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ HS nắm được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn
+ Cũng cố lí thuyết về lai giống.
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng nghiên cứu tài liệu, khái quát kiến thức.Thu thập được tài liệu về giao phấn.
3. Thái độ:
+ Giáo dục ý thức tìm tòi sưu tầm tài liệu
+ Giáo dục ý thức trân trọng thành tựu khoa học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác trong quá trình thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Tranh H38 SGK
+ Băng, đĩa hình về các thao tác giao phấn để trình chiếu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.GV kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 
2.Tiến hành: 
A.Khởi động:
 - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
- Cho học sinh xem băng hình trình chiếu 
B.Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: I.TÌM HIỂU CÁC THAO TÁC GIAO PHẤN
Mục tiêu cần đạt: HS nắm được các bước tiến hành giao phấn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1: GV đánh giá kết quả các nhóm
B2:GV bổ sung giúp các nhóm hoàn thiện kiến thức.
B3:GV yêu cầu: Nhiều HS trình bày đầy đủ 3 bước trong thao tác giao phấn (thụ phấn)chỉ giữ lại 1 số bông và hoa phải chưa vỡ không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ
+ Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng ® lộ rõ nhị
+ Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài
+ Bao bông lúa lại ghi rõ ngày tháng
-Các nhóm tập trung xem trình chiếu, chú ý các thao tác cắt, rắc phấn, bao túi nilon ...
- Yêu cầu nêu được:
+ Cắt vỏ trấu ® khử nhị
+ Rắc nhẹ hạt phấn lên nhuỵ
+ Bao nilon bảo vệ
- Các nhóm theo dõi phần đánh giá và bổ sung của GV ® tự sửa chữa.
- HS thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên
I.Tìm hiểu thao tácgiao phấn
* Kết luận: Giao phấn gồm các bước:
- Bước 1: Chọn cây mẹ: - Bước 2: Khử đực ở cây mẹ
- Bước 3: Thụ phấn
+ Cấy phấn từ hoa đực rắc lên nhụy của hoa ở cây mẹ + Bao ni lông ghi ngày tháng.
Hoạt động 2: II.BÁO CÁO THU HOẠCH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu 
+ Trình bày được các tháo tác giao phấn
+ Phân tích nguyên nhân thành công và chưa thành công từ bài học thực hành
- HS xem lại nội dung vừa quan sát, thực hiện làm bài thu hoạch tại lớp
- Phân tích nguyên nhân do:
+ Thao tác
+ Điều kiện tự nhiên
+ Lựa chọn cây mẹ và hạt phấn
II.THU HOẠCH
- HS trình bày theo kiểu thuyết minh đã quan sát để tổng kết bài học thực hành.
3. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV nhận xét buổi thực hành: khen các nhóm thực hành tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt.
4. Vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu: 
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
-Tìm hiểu phương pháp để giống lúa, ngô, rau màu... truyền thống của nông dân
5. Dặn dò: HS nghiên cứu nội dung bài 36 các phương pháp chọn lọc.
* Rút kinh nghiệm bài học: 
Ngày soạn: 09 / 01 / 2021 
Ngày dạy: 26 / 01 / 2021
 Tiết 40: ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 + HS tự hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị 
 + HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng:
 + Rèn kĩ năng tư duy, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức
 + Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
 + Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống
4. Năng lực:
 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy trong in nội dung từ bảng 40.1 , 40.5 trang 116 và 117
Máy chiếu, bút dạ, vở bài tập HS 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Sử dụng các tác nhân vật lý và hóa học để gây đột biến trong chọn giống cần lưu ý đến bảo vệ môi trường như thế nào?
2. Bài mới:
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
- Chiếu phim trong của các nhóm.Tranh ảnh liên quan đến di truyền.
B.Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
Mục tiêu: HS tự hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B1:GV chia lớp thành 12 nhóm nhỏ và y/c:
+ Hai nhóm cùng nghiên cứu một nội dung
+ Hoàn thành các bảng kiến thức từ 40.1, 40.5
- GV quan sát hướng dẫn các nhóm ghi những kiến thức cơ bản
B2:GV chữa bài bằng cách:
+ Yêu cầu nhóm khác nhận xét
B3:GV lưu ý: Sau phần trình bày nhận xét bổ sung của từng nhóm , GV đáng giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức (nếu cần)
B4: GV lấy kiến thức ở SGK làm chuẩn trong các bảng từ 40.1 , 40.5 trang 129 , 131 
- Các nhóm nhận phim trong đã có sẵn nội dung
- Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến hoàn thành nội dung đó.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án của mình trên máy chiếu
- Sau khi nghe nhận xét và bổ sung kiến thức của GV, các nhóm tự sữa chữa và ghi vào vở bài tập của cá nhân.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án của mình trên máy chiếu
Hoạt động 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP
Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B1:GV y/c HS trả lời 4 câu hỏi trang 117, còn lại HS tự trả lời.
+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 5.
B2:GV cho thảo luận toàn lớp để học sinh được trao đổi bổ sung kiến thức cho nhau.
+ ở người sinh sản muộnvà đẻ ít con
+ Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến vì lí do xã hội.
Câu 5: Ưu thế của công nghệ tế bào 
+ Chỉ nuôi cấy tế bào , mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo ® tạo ra cơ quan hoàn chỉnh
+ Rút ngắn thời gian tạo giống
+ Chủ động tạo các cơ quan thay thế các cơ quan bị hỏng ở người.
- HS tiếp tục trao đổi nhóm, vận dụng các kiến thức vừa hệ thống ở hoạt động trên để thống nhất ý kiến trả lời.
Yêu cầu:
Câu 1: Sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa gen và tính trạng . Cụ thể:
+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN
+ mARN làm khuôn mẫu tổng hợp chuỗi a xít amin cấu thành prôtêin
+ Prôtêin chịu tác động của môi trường biểu hiện thành tính trạng 
Câu 2: 
- KIểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường 
3. Củng cố: 
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Hoàn thành các câu hỏi còn lại ở SGK trang 117
GV đánh giá sự chuẩn bị và các hoạt động của nhóm
4. Vận dụng mở rộng:
Mục tiêu: 
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
Vận dụng: Bất kì một giống nào (kiểu gen) muốn có năng suất (số lượng kiểu hình) cần được chăm sóc tốt (ngoại cảnh)
5.Dặn dò: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học
* Rút kinh nghiệm bài học:
Ngày soạn: 17 / 01 / 2021 
Ngày dạy: 01 / 02 / 2021
 PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I: HỆ SINH THÁI
 Tiết 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ HS phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết các loại môi trường sống của sinh vật
+ Phân biệt được nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh, hữu sinh, đặc biệt là nhân tố con người 
+ HS trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái
2. Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng:
+ Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.
+ Kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế
+ Phát triển kĩ năng tư duy logic, khái quát hoá.
3. Thái độ:
+ Giáo dục kỷ năng sống và ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
- Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to H 41.1 SGK
- Một số tranh ảnh khác về sinh vật trong tự nhiên
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. bài mới:
 A.Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
Từ khi sự sống được hình thành, sinh vật và môi trường luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Tác động đó có ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật? 
B.Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
 Mức độ cần đạt: - HS nêu khái niệm môi trường sống của sinh vật
 - Nhận biết được các môi trường sống của sinh vật 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1:GV viết sơ đồ lên bảng như sau:
 Thỏ rừng
? Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?
B2:GV tổng kết: Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ
? Môi trường sống là gì
B3:GV giúp học sinh hoàn chỉnh khái niệm 
- Để tìm hiểu về môi trường các em hãy hoàn thành bảng 41.1 SGK và quan sát các tranh hình đã chuẩn bị
? Sinh vật sống trong những môi trường nào
B4:GV thông báo: có rất nhiều môi trường khác nhau nhưng thuộc 4 loại môi trường 
- HS theo dõi sơ đồ trên bảng. Trao đổi nhóm
+ Điền từ: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mưa, thức ăn, thú dữ vào mũi tên
- Đại diện HS lên bảng hoàn thành sơ đồ, HS khác nhận xét bổ sung
- Từ sơ đồ , HS khái quát thành khái niệm về môi trường sống , HS khác bổ sung.
- HS dựa vào bảng 41.1 kể tên các sinh vật và môi trường sống khác
- Một vài học sinh phát biểu ý kiến.
- HS khái quát thành 1 số loại môi trường cơ bản
Ví dụ : môi trường đất, nước ....
I. Môi trường sống của sinh vật :
* Môi trường sống:
 Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống phát triển, sinh sản của sinh vật 
- Các loại môi trường :
+ Môi trường nước
+ Môi trường trên mặt đất, không khí
+ Môi trường trong đất
+ Môi trường sinh vật 
- Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường 
Hoạt động 2: CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG 
Mức độ cần đạt: - HS nêu và phân biệt nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường 
 - Nêu được vai trò của nhân tố con người 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1: GV nêu câu hỏi:
? Thế nào là nhân tố vô sinh
? Thế nào là nhân tố hữu sinh
- GV yêu cầu :
+ Hoàn thành bảng 41.2 SGK
+ Nhận biết nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.
B2: GV đánh giá hoạt động của nhóm và yêu cầu học sinh rút ra kết luận về NTST
B3:GV hỏi:
?Phân tích những tác động của con người vào môitrường
B4:GV giúp HS nêu nhận xét chung về tác động của nhân tố sinh thái.
-Ảnh hưởng cử các nhân tố sinh thái dến môi trường sống sinh vật như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK trang 119. Trả lời nhanh khái niệm này.
- HS quan sát sơ đồ về môi trường của thỏ ở mục 1
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến điền vào bảng 41.2
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- HS dựa vào bảng 41.2 vừa hoàn thành và khái quát kiến thức.
+ Ánh sáng trong ngày tăng dần vào buổi trưa rồi lại giảm
+ Mùa hè ngày dài hơn mùa đông
+ Mùa hè nhiệt độ cao, mùa đông nhiệt độ xuống thấp
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
II. Các nhân tố sinh thái của môi trường: 
* Nhân tố vô sinh:
- Khí hậu gồm: nhiệt độ, ánh sáng, gió ...
- Nước: nước ngọt, nước lợ ...
- Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, loại đất ....
* Nhân tố hữu sinh:
- Nhân tố sinh vật: các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật
- Nhân tố con người:
+ Tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép + Tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá ...
Nhận xét : Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian
Hoạt động 3: TÌM HIỂU GIỚI HẠN SINH THÁI
Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm giới hạn sinh thái
 - Chỉ ra được mỗi loài có 1 giới hạn sinh thái
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1:GV nêu một số câu hỏi:
? Cá rô phi ở Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào
? Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất
+ Tại sao ngoài nhiệt độ 50C và 420C (tức là 420C) thì cá rô phi sẽ chết
B2: GV đưa thêm Ví dụ 
+ Cây mắm biển sống và phát triển trong giới hạn độ mặn là 0,36% - 0,5% NaCl
+ Cây thông đuôi ngựa không sống được nơi có nồng độ muối > 0,4%
B3:GV hỏi: từ các Ví dụ trên em có nhận xét gì về khả năng chịu đựng của sinh vật với mỗi nhân tố sinh thái
- Từ đó đưa ra khái niệm 
B4:GV đưa câu hỏi nâng cao:
? Các sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái thì khả năng phân bố của chúng như thế nào ? 
* Liên hệ: Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp.
- HS quan sát H 41.2 SGK trang 120
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến nêu được:
+ Từ 50C - 420C
+ Từ 200C - 350C
(khoảng cực thuận)
+ Vì quá giới hạn chịu đựng
- Đại diện trình bày - nhóm khác bổ sung
- HS đưa nhận xét:
Mỗi loài chịu được 1 giới hạn nhất định với các nhân tố sinh thái.
- HS có thể trả lời được hay không trả lời được :
 Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng thường phân bố rộng, dễ thích nghi
- HS nêu được:
Gieo trồng đúng thời vụ, tạo điều kiện sống tố cho vật nuôi và cây trồng.
III. Giới hạn sinh thái
* Khái niệm:
 Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
 * Vẽ sơ đồ hình 41.2
Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK
3.Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
 - Môi trường là gì? Phân biệt các nhân tố sinh thái. Cần bảo vệ môi trường như thế nào? 
 - Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho Ví dụ 
4. GV mở rộng bằng cách nêu hỏi:
Mục tiêu: 
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
? Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt đất thay đổi như thế nào ? 
? Ở nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác
? Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào ?
5.Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Vẽ sơ đồ các gới hạn sinh thái ở bài tập sgk 4/121 
- Ôn lại kiến thức sinh thái thực vật lớp 6
* Rút kinh nghiệm bài học:
Ngày soạn: 21 / 01 / 2021 
Ngày dạy:02 / 02 / 2021
CHỦ ĐỀ: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT ( Tiết 42, 43, 44, 45, 46 )
Tiết 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ HS nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẩu sinh lí và tập tính của sinh vật 
+ Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường 
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
+ Phát triển kĩ năng tư duy lôgíc, khái quát hoá, hệ thống hoá
3. Thái độ:
+ Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sống của sinh vật
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to SGK
- Một số cây: lá lốt trong chậu và ngoài sáng, vạn niên thanh, cây lúa ...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ: KT 2 HS: HS1(Câu 1) HS2 (câu 4) sgk nội dung1. cả lớp làm bài tập 4, bảng4 
2. Các hoạt động
A.Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
 GV cho HS quan sát cây lá lốt trồng ngoài ánh sáng và trồng trong bóng râm. Hãy nhận xét sự sinh trưởng phát triển của 2 cây này. Vậy nhân tố ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng phát triển của sinh vật.
B.Hình thành kiến thức: 
 - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
 Hoạt động 1: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG THỰC VẬT 
 Mức độ cần đạt: - Chỉ ra được những ảnh hưởng của ánh sáng lên hình thái, sinh lí và tập tính của thực vật. Phân biệt được nhóm cây ưu bóng và cây ưa sáng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
B1: GV nêu vấn đề: ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây như thế nào ?
B2: GV cho HS quan sát cây lá lốt, vạn niên thanh, cây lúa ..
- GV gọi đại diện 1 nhóm lên hoàn thành 
B3: GV đưa ra đáp án đúng (GV thông báo thêm về cường độ hô hấp)
B4: GV yêu cầu HS trả lời vấn đề GV nêu ở trên
GV hỏi:
+ Giải thích cách xếp lá trên thân của cây lúa và cây lá lốt
+ Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá này nói lên điều gì?
? Người ta phân biệt cây ưa bóng và cây ưa sáng dựa vào tiêu chuẩn nào
* Liên hệ: 
? Em hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưa bóng mà em biết.
? Trong nông nghiệp người nông dân đã ứng dụng điều này vào sản xuất như thế nào ? và có ý nghĩa gì
- HS nghiên cứu SGK trang 122. Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1 SGK 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
- Các nhóm theo dõi sữa chữa (nếu cần)
HS nêu được:
+ Ánh sáng ảnh hưởng tới quang hợp
- HS quan sát cây lá lốt và cây lúa. Yêu cầu nêu được :
+ Cây lá lốt: lá xếp ngang nhận nhiều ánh sáng
+ Cây lúa: lá xếp nghiêng tráng tia nắng chiếu thẳng góc.
® Giúp thực vật thích nghi với môi trường 
- HS nghiên cứu SGK trả lời được ý sau: Dựa vào khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường 
® Trồng xen canh để tăng năng suất và tiết kiệm đất
VD: trồng đậu dưới cây ngô
I.Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật 
Kết luận :
 Ánh sáng ảnh hưởng tới hình thái, cấu tạo và hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây.
- Nhóm cây ưa sáng: 
 Gồm những cây sống nơi quang đãng như lúa, ngô,cải, rau...
- Nhóm cây ưa bóng: 
 Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác như dương xỉ, lá lót, diếp cá...
Hoạt động 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG CỦA ĐỘNG VẬT 
Mức độ cần đạt: - HS chỉ ra được ánh sáng có ảnh hưởng tới hoạt động sống, sinh sản và tập tính 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020_2.docx