Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 5: Đột biến gen - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Xuyên

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 5: Đột biến gen - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Xuyên

I. Mục tiêu của bài

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm và và các dạng đột biến gen.

- Hiểu được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.

- Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng trình bày ý tưởng/suy nghĩ.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

3. Thái độ:

- Vận dụng kiến thức đột biến gen để thấy được hậu quả của đột biến đối với con người và sinh vật. Đồng thời ứng dụng vào thực tiễn sản xuất

4. Đinh hướng phát triển năng lực.

Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của GV:

1.1. Thiết bị dạy học:

- Tranh phóng to các hình SGK

- Tranh ảnh sưu tầm :

- Tranh về các đột biến : ung thư da ở người, dị dạng ở lợn, thân lùn ở lúa

- Phiếu HT

- Máy chiếu

- Phân nhóm: mỗi tổ chia thành 2 nhóm và đánh số thứ tự.

1.2. Học liệu: Tài liệu liên quan: SGK, SGV (cơ bản và nâng cao), tài liệu khác

2. Chuẩn bị của HS:

- Tài liệu liên quan: SGK, tài liệu khác,.

- Các báo cáo, tranh ảnh, video c

 

doc 10 trang maihoap55 1890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 5: Đột biến gen - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN.
Ngày soạn : 21/9/2020
Ngày dạy: 24/9/2020
GV: Đinh Thị Xuyên
I. Mục tiêu của bài 
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm và và các dạng đột biến gen.
- Hiểu được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng/suy nghĩ.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
3. Thái độ:
- Vận dụng kiến thức đột biến gen để thấy được hậu quả của đột biến đối với con người và sinh vật. Đồng thời ứng dụng vào thực tiễn sản xuất	
4. Đinh hướng phát triển năng lực.
Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của GV:
1.1. Thiết bị dạy học:
- Tranh phóng to các hình SGK
- Tranh ảnh sưu tầm :
Y
- Tranh về các đột biến : ung thư da ở người, dị dạng ở lợn, thân lùn ở lúa 
- Phiếu HT
- Máy chiếu 
- Phân nhóm: mỗi tổ chia thành 2 nhóm và đánh số thứ tự.
1.2. Học liệu: Tài liệu liên quan: SGK, SGV (cơ bản và nâng cao), tài liệu khác
2. Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu liên quan: SGK, tài liệu khác,..
- Các báo cáo, tranh ảnh, video clip, 
- Bảng phụ
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG 
HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Gv cho học sinh quan sát một số hình ảnh đột biến ở đv và yêu cầu học sinh dựa trên kiến thức đã học ở lớp 9 (thảo luận 2 bạn với nhau):
+ Chỉ ra những điểm bất thường ở những hình ảnh trên
+ Hãy dự đoán nguyên nhân dẫn đến những điều đó.
- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh quan sát hình ảnh và dựa vào kiến thức cũ đã học để rút ra nhận xét theo yêu cầu của Gv.
+ .
+ ..
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học.
- Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. (Dựa vào phần trả lời của các nhóm về nguyên nhân dẫn đến nhũng biến đổi đó, Gv đúc kết, tất cả những biến đổi đó đều là đột biến nhưng có 2 cấp: ĐB ở cấp độ phân tử còn gọi là đột biến gen và đột biến ở cấp độ tế bào còn gọi là ĐB NST)
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* GV yêu cầu: Đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau trên giấy A0:
+ Nhóm 1,3 ,5, 7: thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là đột biến, đột biến gen?
- Thể đột biến là gì? Phân biệt đột biến với thể đột biến?
+ Nhóm 2,4, 6, 8: quan sát hình và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
- Mô tả các dạng đột biến điểm của gen? 
- Dạng đột biến nào gây hậu quả nghiêm trọng hơn? Vì sao?
* GV: Giám sát, hỗ trợ các nhóm
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Gọi 1 nhóm báo cáo sản phẩm, yêu các các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
- Lắng nghe phần trả lời, chất vấn, phản biện của các nhóm -> bổ sung, chốt kiến thức
* GV: Tổng hợp phần đánh giá kết quả của các nhóm -> đánh giá cuối cùng
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
* Các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập: Làm việc cá nhân: Nghiên cứu SGK+ tài liệu -> xác định câu trả lời
* Trao đổi, thảo luận: thống nhất đáp án
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
* Nhóm báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo kết quả
* Các nhóm khác: Nghe, bổ sung, chất vấn.
* Nhóm báo cáo: phản biện
* Các nhóm đánh giá kết quả (tự đánh giá và đánh giá chéo)
I. Khái niệm và các dạng ĐBG
1. Khái niệm:
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, thường liên quan đến 1cặp nu ( đb điểm) hoặc 1 số cặp nu xảy ra tại một điểm nào đó trên ADN.
2. Các dạng đột biến điểm của gen:
a) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit:
b) Đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nuclêôtit:
- GV vấn đáp: Em hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến đột biến gen.
- Gv giải thích thêm:
+ Đối với tác nhân vật lý: thì sẽ gây đột biến không đặc hiệu vì không có khả năng tích lũy
+ Đối với các tác nhân hóa học thì sẽ gây ĐB đặc hiệu vì có khả năng tích lũy (theo chuỗi, lưới thức ăn .)
- Gv thông báo cho HS về cơ chế đột biến gen, và yêu cầu các nhóm quan sát H4.1, H4.2 trang 20 SGK và hoàn thành các câu hỏi sau:
 + Sự kết hợp không đúng trong quá trình nhân đôi sẽ dẫn đến điều gì?
+ Dưới tác động của tia Uv, 5.UB sẽ dẫn đến điều gì?
+ Dưới tác động của tác nhân sinh học sẽ dẫn đến điều gì?
- GV: Giám sát, hỗ trợ các nhóm
 - GV: 
+ Gọi 1 nhóm báo cáo sản phẩm, yêu các các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
+ Lắng nghe phần trả lời, chất vấn, phản biện của các nhóm -> bổ sung, chốt kiến thức
- GV: Tổng hợp phần đánh giá kết quả của các nhóm -> đánh giá cuối cùng
- Học sinh nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập: Làm việc cá nhân: Nghiên cứu SGK+ quan sát hình -> xác định câu trả lời
- Trao đổi, thảo luận: thống nhất đáp án
- Nhóm báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác: Nghe, bổ sung, chất vấn.
- Nhóm báo cáo: phản biện
- Các nhóm đánh giá kết quả (tự đánh giá và đánh giá chéo)
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh ĐBG
1. Nguyên nhân
- Bên trong: rối loạn sinh lí, sinh hóa trong TB.
- Bên ngoài: do các tác nhân như vật lý (tia phóng xạ, tia tử ngoại ), hoá học (các hoá chất 5BU, NMS ) hay sinh học (1 số virut ).
2. Cơ chế phát sinh ĐBG
- Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đb. Dưới t/d của E sửa sai, nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc trở thành đb qua các lần nhân đôi tiếp theo.
Gen -> tiền đb -> gen đb
- Các VD:
+ Đb gen do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN: G-X -> A-T
+ Do t/đ của tác nhân hoá học: 5-BU làm thay A-T -> G-X
+ Do tác nhân VL: Tia tử ngoại (UV) có thể làm cho 2 bazơ T trên cùng 1 mạch liên kết với nhau® đột biến gen.
- Tác nhân SH: Virut viêm gan B, virut hecpet ® đột biến -> gây bệnh, tật.
- GV yêu cầu: Sử dụng thông tin SGK, thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn:
+ Đột biến gen gây hậu quả như thế nào đối với sinh vật? VD? 
+ Tại sao tần số đột biến rất thấp (10-6 – 10-4 ) nhưng số giao tử mang gen đb thì tần số rất cao? 
+ Nguyên nhân, cơ chế, hậu quả bệnh phêninkêtô niệu và bệnh hồng cầu hình liềm?
+ Ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa và chọn giống?
- GV: Giám sát, hỗ trợ các nhóm
- GV: 
- Gọi 1 nhóm báo cáo sản phẩm, yêu các các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
- Lắng nghe phần trả lời, chất vấn, phản biện của các nhóm -> bổ sung, chốt kiến thức
- GV: Tổng hợp phần đánh giá kết quả của các nhóm -> đánh giá cuối cùng
- Gv cung thêm thông tin:
VD: 
+ Trung tính: đa số các biến dị của chuỗi pôlipeptit alpha và beta của Hb, biến dị các nhóm máu ở người
+ Hại: bạch tạng, gây thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm...
* Bệnh hồng cầu hình liềm:
Gen HbA à t/h chuỗi beta-hemôglôbin bình thường gồm 146 aa. Gen đb HbS cũng à chuỗi beta -hemôglôbin bình thường gồm 146 aa nhưng chỉ khác 1 aa ở vị trí số 6 (aa glutamic thay bằng valin) gây hậu quả làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm thành hình lưỡi liềm ® xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lý trong cơ thể. 
* Bệnh pheninkêtô niệu: do 1 gen lặn trên NST thường quy định gây rối loạn chuyển hoá axit amin phêninalanin -> Thiểu năng trí tuệ và hàng loạt những rối loạn khác.
+ Lợi: Tăng số bông lúa, kháng sâu bệnh ở cây trồng .
- Mức độ có lợi hay có hại của đb phụ thuộc vào tổ hợp, đk môi trường: (Bướm sâu bạch dương màu trắng khi chúng sống trên cây bach dương , một số con bị đột biến thành màu đen à sẽ bất lơi, khi môi trường ô nhiễm cây bạch dương bị bám bụi đen thì bướm màu đen à có lợi).
- Gv yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời: Vai trò và ý nghĩa của ĐBG.
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập: Làm việc cá nhân: Nghiên cứu SGK+ quan sát hình -> xác định câu trả lời
- Trao đổi, thảo luận: thống nhất đáp án
- Nhóm báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác: Nghe, bổ sung, chất vấn.
- Nhóm báo cáo: phản biện
- Các nhóm đánh giá kết quả (tự đánh giá và đánh giá chéo)
- HS nghiên cứu SGK để trả lời.
III. Hậu quả và ý nghĩa
1. Hậu quả
- ĐBG có thể có lợi, có hại hoặc trung tính
+ Xét cấp độ phân tử đa phân đột biến gen là trung tính.
+ Giá trị của đột biến có thể thay đổi khi môi trường sống thay đổi hoặc thay đổi tổ hợp gen.
- ĐBG à alen mới à trạng thái tính trạng mới à mở ra khả năng thích nghi.
2. Vai trò và ý nghĩa của ĐBG
Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của qúa trình chọn giống và tiến hoá.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho hs hoàn thành bảng( điền khuyết) 
- GV: Giám sát, hỗ trợ các nhóm
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Gọi 1 nhóm báo cáo sản phẩm, yêu các các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
- Lắng nghe phần trả lời, chất vấn, phản biện của các nhóm -> bổ sung, chốt kiến thức
- GV: Tổng hợp phần đánh giá kết quả của các nhóm -> đánh giá cuối cùng
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV về nhà các em tìm thêm các bệnh do ĐBG xảy ra ở người, động vật, thực vật và hậu quả của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng...
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV sẽ đánh giá kết quả thông qua kiểm tra bài cũ hoặc các bài kiểm tra.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bảng phụ 1: Hoàn thành bảng:
Mất 1 cặp nu
Chiều dài gen ..
Tổng số nu của gen 
Số liên kết hidro của gen .
Trình tự aa của chuỗi polipeptit do gen tổng hợp .
Thêm 1 cặp nu
Chiều dài gen ..
Tổng số nu của gen 
Số liên kết hidro của gen .
Trình tự aa của chuỗi polipeptit do gen tổng hợp .
Thay thế 1 cặp nu
Chiều dài gen ..
Tổng số nu của gen 
Số liên kết hidro của gen .
Trình tự aa của chuỗi polipeptit do gen tổng hợp .
Bảng phụ hoàn chỉnh
Mất 1 cặp nu
Chiều dài gen giảm 3,4 ăngstron.
Tổng số nu của gen mất 1 cặp nu
 Số liên kết hidro của gen giảm ( nếu mất 1 cặp A-T giảm 2lk, nếu mất 1 cặp G-X giảm 3lk).
Chuỗi polypeptic do gen tổng hợp: Làm mã DT bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đb -> thay đổi trình tự aa -> thay đổi chức năng pr
Thêm 1 cặp nu
Chiều dài gen tăng 3,4 ăngstron.
Tổng số nu của gen tăng 1 cặp nu
 Số liên kết hidro của gen tăng ( nếu tăng 1 cặp A-T tăng 2lk, nếu tăng 1 cặp G-X tăng 3lk).
Chuỗi polypeptic do gen tổng hợp: Làm mã DT bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đb -> thay đổi trình tự aa -> thay đổi chức năng pr
Thay thế 1 cặp nu
Chiều dài gen không thay đôi.
Tổng số nu của gen không thay đổi
Số liên kết hidro của gen ( nếu thay thế cặp nu cùng loại thì lk hidro không đổi, nếu thay thế cặp nu khác loại A-T thành G-X hoặc G-X thành A-T thì số lk hidro giảm hoặc tăng 1lk và kèm theo số nu mỗi loại thay đổi).
Chuỗi polypeptic do gen tổng hợp: chỉ liên quan đến 1 bộ ba tại vị trí xảy ra đột biến 
10 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỘT BIẾN GEN
NHẬN BIẾT:
Câu 1: Tác nhân sinh học nào có thể gây đột biến gen ?
	A. Vi khuẩn B. Động vật nguyên sinh C. Nấm D. Virut hecpet
Câu 2: Gen ban đầu có cặp nu chứa G hiếm (G*) là G*-X, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp nào sau đây?
	A. G-X	B. T-A	C. A-T	D. X-G
Câu 3: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
	A. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
	B. Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
	C. Sức đề kháng của từng cơ thể.	
 D. Điều kiện sống của sinh vật.
Câu 4: Đột biến gen là gì ?
 A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
 B. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử(ADN) hoặc cấp độ tế bào(NST). 
 C. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến sự biến đổi một hoặc một số cặp nucleotic, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN
 D. Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có của bố mẹ trong quá trình thụ tinh.
THÔNG HIỂU:
Câu 5: Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng ban đầu đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua bao nhiêu lần nhân đôi?
	A. 1 lần nhân đôi. B. 2 lần nhân đôi. C. 3 lần nhân đôi. D. 4 lần nhân đôi.
Câu 6: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X thành 1 cặp A-T thì số liên kết hidra sẽ tăng hay giảm ?
A. tăng 1	B. tăng 2	C. giảm 1 	D. giảm 2
Câu 7: Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đôi do có
	A. vị trí liên kết C1 và bazơ nitơ bị đứt gãy.	B. vị trí liên kết hidrô bị thay đổi.
	C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi.	D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi
VẬN DỤNG THẤP :
Câu 8: Một gen có 3000 Nucleotit và T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100A0 và có 3599 liên kết Hidro. Loại đột biến đã xảy ra là: 
A. Mất cặp A - T. B. Thêm cặp A - T. 
C. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. D. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. 
Câu 9. Một gen có tỷ lệ A + T/G + X = 2/ 3. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỷ lệ A + T/G + X = 65,2 %. Đây là dạng đột biến 
A. mất một cặp nuclêôtit. B. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. 
C. thêm 1 cặp G-X D. thay thế cặp A –T bằng cặp G – X. 
VẬN DỤNG CAO:
Câu 10. Một gen có 1200 nu và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 Avà có 2G= 3A. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là bao nhiêu?
A. A = T = 220 và G = X = 330	B. A = T = 330 và G = X = 220
C. A = T = 340 và G = X = 210	D. A = T = 210 và G = X = 34

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_5_dot_bien_gen_nam_hoc_2020_2021.doc