Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 25: Học thuyết tiến hóa của Đacuyn

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 25: Học thuyết tiến hóa của Đacuyn

I. MỤC TIÊU

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần :

1. Kiến thức

- Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac.

- Nêu được những hạn chế của học thuyết Lamac.

- Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn.

- Nêu được những ưu nhược điểm của học thuyết Đacuyn.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hoá.

3. Thái độ

- Có quan điểm duy vật chống mê tín dị đoan.

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.

- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ

 Hình SGK bài 25 - Sinh học 12 CB phóng to.

 Một số hình ảnh GV tự sưu tầm.

 

docx 6 trang Hoàng Giang 02/06/2022 7263
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 25: Học thuyết tiến hóa của Đacuyn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 25 : HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỦA ĐACUYN
I. MỤC TIÊU 
	Sau khi học xong bài này, học sinh cần : 
1. Kiến thức
Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac.
Nêu được những hạn chế của học thuyết Lamac.
Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
Nêu được những ưu nhược điểm của học thuyết Đacuyn.
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hoá.
3. Thái độ
- Có quan điểm duy vật chống mê tín dị đoan.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực: Quan sát, phân loại, tính toán, tìm mối quan hệ, đưa ra các định nghĩa, đưa ra TN, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo, tri thức về Sinh học, năng lực nghiên cứu.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
	Hình SGK bài 25 - Sinh học 12 CB phóng to.
	Một số hình ảnh GV tự sưu tầm.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề 
IV. TRỌNG TÂM
Thuyết tiến hoá của Đacuyn 
a. Nguyên nhân tiến hoá 
Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. 
b. Cơ chế tiến hoá
	Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
c. Hình thành các đặc điểm thích nghi 
Là sự tích luỹ những biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên : Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống.
d. Quá trình hình thành loài
Loài được hình thành được hình thành dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
e. Chiều hướng tiến hoá
Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, sinh giới đã tiến hoá theo 3 chiều hướng cơ bản : Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu các bằng chứng giải phẫu so sánh. Các bằng chứng đó chứng minh cho vấn đề gì của tiến hóa?
- Những bằng chứng phân tử nào chứng minh cho sinh vật có chung nguồn gốc? Vì sao bằng chứng phân tử có thể xác định quan hệ họ hàng chính xác nhất?
3. Bài mới 
Đặt vấn đề: GV nêu quan niệm về nguồn gốc của các loài, nguyên nhân và cơ chế hình thành theo quan niệm tôn giáo, quan niệm Lamac. Sau đó giới thiệu quan niệm của Đacuyn.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
GV giải thích về quan niệm duy tâm siêu hình và duy vật biện chứng về sinh giới, phân tích sự khác nhau giữa biến đổi và tiến hóa.
GV hỏi :nguyên nhân nào gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật?
GV: Mọi biến đổi trên cơ thể đều di truyền có đúng không? vì sao?
GV:Lamac đã giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của SV như thế nào? Ông giải thích như vậy đúng chưa? vì sao?
GV: Quan niệm như vậy có chính xác chưa? Vì sao?
Gv: Lamac đã cống hiến như thế nào cho xã hội?
-Vì sao nói Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể SV
HS: Ngoại cảnh thay đổi theo không gian và thời gian
-Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật
HS: Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp ,SV thích nghi lịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.
HS: Lamac là người đầu tiên đã xây dựng hệ thống tiến hóa của sinh giới. 
Đã đề cập đến vai trò của ngoại cảnh 
Công nhận loài có biến đổi (theo Lamac: tiến hóa không đơn thuần là biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử theo hướng từ dơn giản đến phức tạp và ngày càng hoàn thiện)
HS: - Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị.
- Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và của chọn lọc tự nhiên
I . HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMAC
Lamac (1744- 1829)là nhà tự nhiên học người Pháp.
KL: Lamac đã thấy được các loài bị biến đổi dưới tác động của môi trường nhưng cơ chế mà Lamac đưa ra để giải thích cho những biến đổi đó lại không có cơ sở khoa học.
GV hướng dẫn HS cách Đacuyn hình thành nên học thuyết của minh bằng cách hướng dẫn HS hoàn thành bảng:
Hiện tượng quan sát được
Suy luận
Hình thành giả thuyết
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: tổng hợp kiến thức, thảo luận, trả lời:
1. Nguyên nhân tiến hoá
2. Cơ chế tiến hoá
3. Hình thành đặc điểm thích nghi
4. Hình thành loài mới
5. Chiều hướng tiến hoá
- Học thuyết tiến hóa của Đacuyn có những thành công và hạn chế như thế nào?
GV lưu ý, bổ sung.
HS nghiên cứu nội dung SGK hoàn thành bảng
HS làm việc nhóm trả lời được nội dung bảng 2.
HS trả lời
II. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN
1. Nguyên nhân tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
2. Cơ chế tiến hóa
- Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
3. Sự hình thành đặc điểm thích nghi
- Biến dị phát sinh vô hướng.
- Sự thích nghi hợp lí đạt được thông qua sự đào thải các dạng kém thích nghi.
4. Sự hình thành loài mới
- Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng, từ một gốc chung.
5. Chiều hướng tiến hoá
- Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.
* Với thuyết CLTN Đacuyn đã bước đầu thành công trong việc giải thích tính đa dạng và thích nghi của sinh vật
* Hạn chế
- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền.
- Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị.
Bảng 1:
Hiện tượng quan sát được
Suy luận
Hình thành giả thuyết
- Các cá thể của cùng một bố mẹ giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có quan hệ họ hàng, nhưng chúng cũng khác bố mẹ ở nhiều đặc điểm. 
- Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn nhiều so với số con có thể sống sót được đến tuổi sinh sản.
- Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi, trừ những khi có biến đổi bất thường về môi trường.
- Các cá thể luôn phải đấu tranh với các điều kiện ngoại cảnh và đấu tranh với nhau để dành quyền sinh tồn.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn (dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản cao hơn) các cá thể khác thì sẽ để lại nhiều con cháu hơn cho quần thể ® số lượng cá thể có biến dị thích nghi ngày càng tăng, số lượng cá thể có biến dị không thích nghi ngày càng giảm.
- Quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải các cá thể mang biến dị kém thích nghi, tăng cường các cá thể mang các biến dị thích nghi. 
- CLTN phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.
Bảng 2:
Vấn đề
Đacuyn
1. Nguyên nhân tiến hoá
- Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
2. Cơ chế tiến hoá
- Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
3. Hình thành đặc điểm thích nghi
- Biến dị phát sinh vô hướng.
- Sự thích nghi hợp lí đạt được thông qua sự đào thải các dạng kém thích nghi.
4. Hình thành loài mới
 Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng, từ một gốc chung.
5. Chiều hướng tiến hoá
Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí.
4. Củng cố
Trình bày sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
5. Dặn dò về nhà
 - Học thuộc bài đã học.
 - Xem trước bài 26, SGK Sinh học 12.
VI. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_25_hoc_thuyet_tien_hoa_cua_dacuyn.docx