Giáo án tự chọn môn Địa lí Lớp 9 - Chuyên đề: Địa hình bề mặt Trái Đất
I/ Mục tiêu chủ đề:
1. Kiến thức: HS cần :
- Phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình.
- Hiểu thế nào là địa hình cacxtơ.
- Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao, sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. Xác định được một số vùng núi già và núi trẻ trên bản đồ.
- Nắm được đặc điểm, hình thái của 3 dạng địa hình: Đồng bằng, cao nguyên, đồi trên cơ sở quan sát tranh ảnh, hình vẽ.
- Xác định được một số đồng bằng, cao nguyên lớn trên bản đồ thế giới và Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, sơ đồ, kĩ năng tính toán.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mô hình.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích các đối tượng địa lí.
3. Thái độ:
- Có ý thức chính xác khoa học.
- Có tình yêu thiên nhiên, yêu lao động.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- Hiểu biết quá trình hình thành địa hình bề mặt TĐ
- Biết nguyên nhân sinh ra hiện tượng núi lửa và động đất.
5.Tích hợp liên môn :
-Môn toán : giúp HS tính được độ cao tương đối và tuyệt đối của núi.
-Môn Hóa:HS biết, giải thích được quá trình hình thành địa hình Cácxtơ
-Môn sử :thấy được giá trị, ý nghĩa của núi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm
6. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng mô hình, biểu đồ, lược đồ
Chuyên đề : ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I/ Mục tiêu chủ đề: 1. Kiến thức: HS cần : - Phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình. - Hiểu thế nào là địa hình cacxtơ. - Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao, sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. Xác định được một số vùng núi già và núi trẻ trên bản đồ. - Nắm được đặc điểm, hình thái của 3 dạng địa hình: Đồng bằng, cao nguyên, đồi trên cơ sở quan sát tranh ảnh, hình vẽ. - Xác định được một số đồng bằng, cao nguyên lớn trên bản đồ thế giới và Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, sơ đồ, kĩ năng tính toán. - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mô hình. - Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích các đối tượng địa lí. 3. Thái độ: - Có ý thức chính xác khoa học. - Có tình yêu thiên nhiên, yêu lao động. 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: - Hiểu biết quá trình hình thành địa hình bề mặt TĐ - Biết nguyên nhân sinh ra hiện tượng núi lửa và động đất. 5.Tích hợp liên môn : -Môn toán : giúp HS tính được độ cao tương đối và tuyệt đối của núi. -Môn Hóa:HS biết, giải thích được quá trình hình thành địa hình Cácxtơ -Môn sử :thấy được giá trị, ý nghĩa của núi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm 6. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT... - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng mô hình, biểu đồ, lược đồ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bảng phân loại núi theo độ cao. - Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối, độ cao tuyệt đối. - Tranh ảnh núi già, núi trẻ,hang động, núi đá vôi. - Bản đồ tự nhiên thế giới hoặc Việt Nam. Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP 1 Núi và độ cao của núi 54 1. Giáo viên: - Bảng phân loại núi theo độ cao. - Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối, độ cao tuyệt đối. - Tranh ảnh núi già, núi trẻ,hang động, núi đá vôi. - Bản đồ tự nhiên thế giới hoặc Việt Nam. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài tốt. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. III.Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi,bài tập đánh giá theo định hướng năng lực. Nội dung Nhận biết MĐ1 Thông hiểu MĐ 2 Vận dụng thấp MĐ3 Vận dụng cao MĐ4 Địa hình bề mặt Trái Đất Nhận biết được 4 dạng địa hình - Căn cứ vào độ cao,hãy phân loại núi - Địa hình cacxtơ được gọi là địa hình gì?Kể tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta. - Bình nguyên có mấy loại ? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ - Tại sao người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi -Nêu điểm giống và khác nhau giữa địa hình núi (già ,trẻ), đồng bằng và cao nguyên,đồi và núi. - Cách tính độ cao tuyệt đối khác với cách tính độ cao tương đối của núi. - Giá trị kinh tế khác nhau của 4 dạng địa hình. Liên hệ địa phương . IV.Hệ thống câu hỏi /bài tập đánh giá theo các mức độ mô tả : A.Câu hỏi nhận biết : Câu 1.Núi là gì?Núi gồm có những bộ phận nào ? Câu 1:Bình nguyên là dạng địa hình như thế nào? Câu 1:Cao nguyên là dạng địa hình như thế nào? Câu 1:Đồi là dạng địa hình như thế nào ? B. Nhóm câu hỏi thông hiểu: Câu 1.Căn cứ vào độ cao,hãy phân loại núi. Câu 2 .Địa hình cacxtơ được gọi là địa hình gì?Kể tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta. Câu 3.Bình nguyên có mấy loại ? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ ? Câu 4.Tại sao người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi ? C. Nhóm câu hỏi vận dụng thấp: Câu 1: Quan sát H35 dưới đây :cho biết các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi trẻ và núi già khác nhau như thế nào? Câu 2. Quan sát H34 dưới đây ,cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi(3) khác với cách tính độ cao tương đối (1),(2) của núi như thế nào? . Câu 3: Em hãy cho biết ,các loại địa hình :Núi, cao nguyên,đồi,đồng bằng có giá trị kinh tế khác nhau như thế nào ? Câu 4.Cho biết, hai dạng địa hình đồi và núi có điểm nào giống và khác nhau ? Câu 5. Quan sát hình dưới, em hãy cho biết giữa bình nguyên và cao nguyên có những điểm nào giống nhau và khác nhau ? D.Nhóm câu hỏi vận dụng cao: Câu 1 Gia lai thuộc dạng địa hình nào? Em nhận thấy địa hình này thuận lợi cho nghành kinh tế nào phát triển ? Câu 2 Ở địa phương em có dạng địa hình caxtơ không? Hình dạng của địa hình caxtơ như thế nào? Đỉnh,sườn,độ cao của núi ? Câu 3. Dựa vào hình 34 sgk và các dữ liệu sau : Đỉnh Phanxipăng là đỉnh núi cao nhất nước ta, cao 3143 m; trên sườn núi có thị trân Sa Pa ở độ cao 1500m ; dưới chân núi có thành phố Lào Cai ở độ cao 100 m. Em hãy : Vẽ hình thể hiện độ cao tuyệt đối của đỉnh Phanxipăng , thị trấn SaPa và thành phố Lào Cai. Tính độ cao tương đối của đỉnh Phanxipăng , thị trấn SaPa so với Kiểm tra bài cũ: H. Em hãy phân biệt thế nào là nội lực và ngoại lực? Cho biết tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất và cho ví dụ cụ thể? *Đáp án và biểu điểm : - Nội lực: Là những lực sinh ra ở bên trong trái đất.(1đ) - Ngoại lực: Là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt trái đất . .(2 đ) -Tác động của nội lực và ngoại lực : + Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.(2 đ) +Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề,còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng ,hạ thấp địa hình. (2 đ) +Do tác động của nội,ngoại lực nên địa hình trên bề mặt Trái Đất có nơi cao,nơi thấp,có nơi bằng phẳng,có nơi gồ ghề. .(2 đ) -Cho ví dụ :1 đ A.Khởi động: HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát Mục tiêu: Giúp HS nhận biết nội dung liên quan đến chủ đề. Kĩ thuật dạy học: Động não. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm lớp. (4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh các dạng địa hình trên bề mặt trái Đất. Sản phẩm: Học sinh quan sát hình ảnh và nhận biết các dạng địa hình trên Trái Đất Nội dung hoạt động 1: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: HS qs tranh ảnh các dạng địa hình bề mặt trái đất. Các dạng địa hình của Trái Đất trong ảnh? - Thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 2: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Ghi nhận câu trả lời của HS Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (sản phẩm) của học sinh. - Trao đổi thảo luận - Báo cáo kết quả, thảo luận. - HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2. Địa hình bề mặt Trái Đất. Mục tiêu: Biết được khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao , sự khác nhau giữa ní già và núi trẻ. Hiểu thế nào là địa hình cacxtơ. Biết được đặc điểm hình thái của ba dạng địa hình đồng bằng, cao nguyên, đồi trên cơ sở quan sát tranh ảnh, hình vẽ .. Biết phân loại đồng bằng, lợi ích của đồng bằng và cao nguyên. Phân biệt sự khác nhau giữa ba loại đồng bằng và cao nguyên. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm. Hình thức tổ chức hoạịa hình động: Cặp đôi. Phương tiện dạy học: Hình 34, hình 35, hình 36 Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 1 Nội dung hoạt động 2: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Các em đã biết địa hình bề mặt trên trái đất rất đa dạng, một trong những loại địa hình phổ biến trên trái đất đó là núi ð1 *Hoạt động 1: Tìm hiểu núi và độ cao của núi. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được khái niệm núi và độ cao cúa núi PP/KT dạy học : Trực quan đàm thoại, phát vấn Phương tiện dạy học: Tranh ảnh,bản đồ tự nhiên Việt Nam. Hình thức tổ chức: Cá nhân Sản phẩm: Học sinh biết được khái niệm núi và độ cao cúa núi GV cho HS quan sát tranh ảnh về núi và kênh hình SGK. QS hình ảnh của núi và hiểu biết thực tế. H. Em có nhận xét gì về đặc điểm của địa hình núi,có gì khác với địa hình khác (Đồng bằng,cao nguyên)? (Nhô cao hơn mặt mặt đất). H.Vậy núi là gì ? H.Đọc nội dung SGK cho biết độ cao thường trên bao nhiêu mét trở lên thuộc địa hình núi?(500m trở lên) H. Núi gồm những bộ phận nào? Chỉ vị trí các bộ phận của núi trên hình và nêu đặc điểm tựng bộ phận. (ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi). GV: Đỉnh núi có thể tròn hoặc nhọn, sườn có thể dốc hoặc thoải Để đo độ cao của núi người ta có 1 số cách đo khác nhau GV cho các em quan sát hình 34 H. Em cho biết có bao nhiêu cách tính độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối? (2 cách) TÍCH HỢP LIÊN MÔN TOÁN HỌC H.Áp dụng công thức toán học em hãy tính độ cao ở vị trí 1,2,3 trên hình? H.QS H.34 cho biết sự khác biệt giữa cách đo độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của núi? (Độ cao tuyệt đối được tính từ đỉnh núi đến mực nước biển; độ cao tương đối được tính từ chân núi đến đỉnh núi). GV chuẩn xác kiến thức và giới thiệu: Thông thường những con số đo độ cao ghi trên bản đồ đều là những con số chỉ độ cao tuyệt đối. ðGV hướng dẫn HS quan sát bảng phân loại núi/42 SGK. H. Dựa vào bảng phân loại núi em cho biết độ cao của núi được quy định từ bao nhiêu m ? (dưới 1000m, 500 m trở lên). - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin - Năng lực riêng: Năng lực quan sát, phân tích hình vẽ, tranh ảnh và sơ đồ để nhận biết đặc điểm các đối tượng địa hình núi *Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân loại núi Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được phân loại núi cao, thấp, TB và núi già, núi trẻ PP/KT dạy học : Trực quan đàm thoại, phát vấn Phương tiện dạy học: Tranh ảnh,bản đồ tự nhiên Việt Nam. Hình thức tổ chức: nhóm Sản phẩm: Học sinh biết được đặc điểm các loại núi cao, thấp, TB và núi già, núi trẻ H. Căn cứ vào độ cao người ta phân thành những loại núi nào? (núi thấp, núi cao, núi trung bình). - GV yêu cầu HSQS bản đồ tự nhiên VN chỉ và đọc tên 1 số núi thấp, TB và núi cao ? GV chuẩn xác kiến thức và giới thiệu: Thông thường những con số đo độ cao ghi trên bản đồ đều là những con số chỉ độ cao tuyệt đối. H.Em cho biết dãy núi nào cao nhất thế giới, cao nhất Việt nam và cao nhất Pleiku? TÍCH HỢP LIÊN MÔN SỬ HỌC H.Dãy núi nào đã gắn liền với những chiến công hiển hách trong chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta? TÍCH HỢP LIÊN MÔN ÂM NHẠC VÀVĂN HỌC H.Em hãy một bài hát, đọc một câu ca dao, tục ngữ nói về núi? GV cho HS quan sát tranh ảnh về núi GV: Căn cứ vào thời gian hình thành người ta chia thành núi già và núi trẻ GV yêu cầu HSQS H35 (a, b) /43 SGK.Các em thảo luận theo nhóm. *Nhóm 1 và 3: QS H35 cho biết đặc điểm về đỉnh, sườn, thung lũng và thời gian hình thành của núi trẻ?Nguyên nhân hình thành những đặc điểm của núi trẻ?(đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp,sâu; hình thành cách đây vài chục triệu năm- do bào mòn và bồi tụ ít). *Nhóm 2 và 4: QS H35 cho biết đặc điểm về đỉnh, sườn, thung lũng và thời gian hình thành của núi già? Nguyên nhân hình thành những đặc điểm của núi già? (đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng; hình thành cách đây vài trăm triệu năm). Gv cho học sinh thảo luận và lên trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. H.Vậy núi trẻ và núi già khác nhau ở điểm nào? Vì sao có sự khác nhau đo? (Núi già thời gian hình thành lâu nên bị bào mòn nhiều, thung lũng được bồi tụ nhiều). GV: Các núi trẻ hiện nay vẫn tiếp tục được nâng cao với tốc độ rất chậm (vài cm/ 100 năm). H. Dựa vào những đặc điểm khác nhau đó, QSH36, em hãy cho biết núi Hymalaya thuộc loại núi nào? Tại sao? (núi trẻ: vì độ cao lớn, đỉnh sắc nhọn. GV chỉ trên bản đồ thế giới 1 số núi già, trẻ... GV: Cũng có những khối núi già đước các vận động tân kiến tọa nâng lên làm cho trẻ lại (địa hình núi ở VN-dãy Hoàng Liên Sơn cao 3143m). - Để củng cố nội dung phần 1 GV yêu cầu HS làm BT 1, 2 trong tập bản đồ. - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, giao tiếp, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin... - Năng lực riêng: Năng lực quan sát, phân tích hình vẽ, tranh ảnh và sơ đồ để nhận biết đặc điểm các đối tượng địa hình núi GV: Ngoài đặc điểm chung của núi và cơ sở phân loại núi ở nội dung phần 1, còn có những núi được hình thành ở vùng núi đá vôi, đặc điểm điạ hình núi này như thế là ðmục 3 * Hoạt động 3: Tìm hiểu địa hình cacxtơ và hang động Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được khái niệm địa hình cacxtơ và hang động. PP/KT dạy học : Trực quan đàm thoại, phát vấn Phương tiện dạy học: Tranh ảnh,bản đồ tự nhiên Việt Nam. Hình thức tổ chức: Cá nhân Sản phẩm: Học sinh biết được khái niệm địa hình cacxtơ và hang động. - GV: yêu cầu HS làm việc theo nội dung SGK + hình ảnh. H. Cho biết địa hình cacxtơ là địa hình gì? Tại sao có tên gọi như vậy? - GV chỉ trên bản đồ ... H. QS tranh ảnh về địa hình núi đá vôi (H37) và các hình khác về đặc điểm bên ngoài núi đá vôi- em có nhận xét gì về đặc điểm của đỉnh, sườn, độ cao tương đối và hình dạng của núi đá vôi? (Địa hình đá vôi thường có các núi với đỉnh nhọn ,sắc hoặc lởm chởm, có sườn đôi khi dốc đứng, các khối núi đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau.,bên trong núi có nhiều hang động.). TÍCH HỢP LIÊN MÔN SINH HỌC - GV: Nước mưa có thể thấm vào các kẽ, các khe tạo nước ngầm , theo thời gian hòa tan với đá vôi, khoét mòn đá, tạo thành những hang động và khối thạch nhũ trong hang động) H. QSH38 hãy mô tả những gì em thấy trong hang động? H. Em hiểu thạch nhũ là gì? (là sản phẩm hình thành trong hang động do sự nhỏ giọt của đá vôi hòa tan trong nước mưa có chứa axit cacbon. Những nhũ đá từ trần động rũ xuống là chuông đá, những nhũ đá từ sàn nhô lên là măng đá). H. Em có thể kể tên 1 số hang động nổi tiếng ở nước ta? (Động Phong Nha ở Quảng Bình, Động Tam Cung ở Hà Tây, động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long). GV cho học sinh quan sát tranh ảnh về hang động và giới thiệu: Nước ta có những 200 hang động trong đó động Phong Nha đã được các nhà khoa học Hoàng Gia Anh đánh giá là động đẹp nhất thế giới, được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2004. Để hiểu rõ về vẻ đẹp của động Phong nha GV hỏi 1 HS đọc bài đọc thêm SGK cả lớp theo dõi đồng thời giáo dục học sinh sự cần thiết việc bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên trên trái đất cũng như ở Việt Nam, không có hành vi tiêu cực đối với vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên. H. Em có thể nêu giá trị kinh tế của vùng núi đá vội nói riêng và địa hình miền núi nói chung?(Du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan nghỉ mát, khai thác vật liệu xây dụng ) TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG H. Vấn đề cần quan tâm khi em đi du lịch là gì??( Không xả rác bừa bãi, tuyên truyền mọi người giữ vệ sinh chung ) - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, giao tiếp, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin... - Năng lực riêng: Năng lực quan sát, phân tích hình vẽ, tranh ảnh để nhận biết đặc điểm các đối tượng địa hình caxtơ *Hoạt động 4: Tìm hiểu địa hình đồng bằng (bình nguyên) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được khái niệm địa hình đồng bằng (bình nguyên) PP/KT dạy học : Trực quan đàm thoại, phát vấn Phương tiện dạy học: Tranh ảnh,bản đồ tự nhiên Việt Nam. Hình thức tổ chức: Cá nhân Sản phẩm: Học sinh biết được khái niệm địa hình đồng bằng (bình nguyên) GV cho HS QS mô hình về đồng bằng + tranh ảnh + H.39sgk và H.40 sgk H. QS mô hình và tranh ảnh em có nhận xét gì về dạng địa hình đồng bằng (ĐB)(độ cao, bề mặt...)? H. Vậy bình nguyên là dạng địa hình như thế nào? GV: Cũng có những bình nguyên cao, độ cao tuyệt đối khoảng 500m... GV yêu cầu HS đọc SGK từ “về nguyên nhân .... châu thổ”. H. Em hãy cho biết dựa vào nguyên nhân hình thành người ta phân thành những loại bình nguyên nào?(bình nguyên bào mòn và bình nguyên bồi tụ) H. Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ? (Do phù sa của các con sông bồi đắp) GV yêu cầu HS QS bản đồ tự nhiên thế giới. H. Em hãy tìm trên bản đồ: ĐB sông Nin (châu Phi). Đ.bằng sông Hoàng Hà(Trung Quốc) và ĐB sông Cửu Long(VN)? H. Các ĐB này có chung điểm gì? (do phù sa các con sông bồi tụ àĐB châu thổ). H. Các bình nguyên bồi tụ thường có điểm gì giống nhau (thấp và bằng phẳng)? Có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế? - GV yêu cầu HS tìm và chỉ vị trí 1 số ĐB lớn ở VN trên bản đồ tự nhiên VN->Liên hệ thực tế về ý nghĩa của vùng ĐBSH và ĐB SCL. HS đọc bài đọc thêm - HS QS mô hình (H.40 và H.41 sgk). H.Em hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng(ĐB) và núi? - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin... - Năng lực riêng: Năng lực quan sát, phân tích hình vẽ, tranh ảnh và sơ đồ để nhận biết đặc điểm các đối tượng địa hình đồng bằng *Hoạt động 5: Tìm hiểu về cao nguyên Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được khái niệm địa hình cao nguyên và đồi PP/KT dạy học : Trực quan đàm thoại, phát vấn Phương tiện dạy học: Tranh ảnh,bản đồ tự nhiên Việt Nam. Hình thức tổ chức: Cá nhân Sản phẩm: Học sinh biết được khái niệm cao nguyên và đồi Em hãy quan sát hình về cao nguyên H. Vậy,em hãy nói rõ CN là dạng địa hình như thế nào? (tương đối bằng phẳng có sườn dốc và độ cao tuyệt đối trên 500m). H. Tại sao người ta lại xếp CN vào dạng địa hình miền núi? (Vì độ cao trên 500 m, nghĩa là thuộc độ cao của miền núi). H. Ở Gia lai thuộc dạng địa hình nào? Em nhận thấy địa hình này có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế? (Cao nguyên – thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc). H. Em hãy kể tên 1 số giống cây trồng và vật nuôi phổ biến ở Gia Lai? (Cà phê, cao su, hồ tiêu... trâu, bò, lợn...). H.Dựa vào bảng phân tầng địa hình, Em hãy tìm và chỉ vị trí 1 số CN lớn trên bản đồ (tự nhiên thế giới và VN)? H. Qua Nội dung phần 1, 2 em hãy nêu đặc điểm của địa hình ĐB và CN? Nêu điểm giống và khác nhau giữa 2 dạng địa hình này? GV: Giữa miền núi và ĐB thường có 1 vùng chuyển tiếp gọi là vùng trung du ,ở những vùng trung du thường có nhiều đồi, vậy đặc điểm dạng địa hình này như thế nào? - GV cho HS QS hình ảnh của đồi. H. Đồi là gì ?Độ cao, đặc điểm địa hình này như thế nào? (là 1 dạng địa hình nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải). - GV: Đối với đồi người ta chỉ căn cứ vào độ cao tương đối không nói đến độ cao tuyệt đối. H.Đồi thuận lợi cho sự phát triển nghành nông nghiệp nào ? H. Em hãy kể tên 1 số vùng đồi ở nước ta mà em biết? (vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ...) GV LHTT: vùng đồi ở vùng đèo An Khê ở Gia Lai. - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin... - Năng lực riêng: Năng lực quan sát, phân tích hình vẽ, tranh ảnh và sơ đồ để nhận biết đặc điểm các đối tượng địa hình cao nguyên và đồi I. Địa hình núi: 1. Núi và độ cao của núi - Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. - Núi thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối) -Núi gồm có 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi. 2.Phân loại núi . Căn cứ vào độ cao người ta chia núi cao, núi thấp, núi trung bình -Căn cứ vào thời gian hình thành người ta phân ra núi già và núi trẻ 3. Địa hình cacxtơ và hang động. - Địa hình núi đá vôi được gọi là địa hình cacxtơ. Các ngọn núi lởm chởm, sắc nhọn, sườn dốc - Trong vùng núi đá vôi thường có nhiều hang động đẹp,rất hấp dẫn khách du lịch. II.Địa hình đồng bằng (bình nguyên) - Bình nguyên là dạng địa hình thấp,có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. -Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. -Các bình nguyên được bồi tụ ở cửa các con sông lớn gọi là châu thổ. - Bình nguyên là nơi thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. III. Cao nguyên. - Cao nguyên: Là dạng địa hình có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng,nhưng có sườn dốc và độ cao tuyệt đối của cao nguyên trên 500m. - Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. IV. Đồi: - Đồi là dạng địa hình nhô cao,có đỉnh tròn,sườn thoải ; độ cao tương đối thường không quá 200m . -Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây màu lương thực và cây công nghiệp. C. LUYỆN TẬP *Mục tiêu :Củng cố kiến thức *Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:nêu vấn đề. *Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/lớp *Phương tiện dạy học: Câu hỏi *Sản phẩm: HS nắm nội dung cơ bản để vận dụng trả lời câu hỏi,bài tập Câu hỏi và bài tập nhận thức: H.Trình bày khái niệm núi, đồng bằng, cao nguyên? (MĐ 1) H.Thế nào là độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối? (MĐ 1) H.So sánh sự giống và khác nhau giữa núi già và núi trẻ? (MĐ 2) H.So sánh sự khác nhau giữa địa hình núi và đồng bằng, giữa đồng bằng và cao nguyên, giữa núi và cao nguyên? (MĐ 2) H.Dựa vào thời gian hình thành và độ cao tuyệt đối người ta phân ra những loại núi nào? (MĐ 2) H.Địa phương em thuộc dạng địa hình gì và có giá trị kinh tế như thế nào? (MĐ 3) D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG *Mục tiêu :Vận dụng kiến thức ,kĩ năng để giải quyết vấn đề *Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:nêu vấn đề. *Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/lớp *Phương tiện dạy học: Câu hỏi *Sản phẩm: Tạo cơ hội cho một số HS khá giỏi phát huy tính sáng tạo. H.Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi? (MĐ 4) H.Dựa vào vốn hiểu biết thực tế, em hãy cho biết giá trị kinh tế của miền núi đối với xã hội loài người? (MĐ 4) (Tài nguyên rừng phong phú, giàu tài nguyên khoáng sản, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, là nơi nghỉ ngơi dưỡng bệnh tốt, du lịch, cung cấp nguyên lịêu cho ngành xây dựng...) E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - HS về nhà học bài, đọc thêm bài đọc thêm trong SGK - HS về nhà tự ôn tập toàn bộ nội dung đã học, tiết sau ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I - Sưu tầm các tranh ảnh về núi, đồng bằng, cao nguyên, đồi và phân biệt 4 dạng địa hình này F. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_chon_mon_dia_li_lop_9_chuyen_de_dia_hinh_be_mat_t.docx