Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Xác định được có sự biến đổi (tăng hay giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây kín khi làm TN với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.

- Dựa vào quan sát TN, xác lập được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín.

- Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.

2. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

3. Phẩm chất:

- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu :

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu:

2. Học sinh:

+ Học và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.

 

doc 9 trang Hoàng Giang 31/05/2022 3830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/12/2020 Tiết 33 Tuần 17
 Bài 32: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Xác định được có sự biến đổi (tăng hay giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây kín khi làm TN với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
- Dựa vào quan sát TN, xác lập được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín. 	
- Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. 
2. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
3. Phẩm chất:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu :
1. Giáo viên: 
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu:
2. Học sinh: 
+ Học và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.
III. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động khởi động (5 phút)	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
3. Sản phẩm: 
+ Nêu được các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín?
+ Có trường hợp nào mà nam châm chuyển động so với cuộn dây mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng?
=> T/h: điều kiện chung nào là điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá./ - Giáo viên đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu:
+ Nêu được các cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín?
+ Có trường hợp nào mà nam châm chuyển động so với cuộn dây mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng?
=> T/h: điều kiện chung nào là điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?
- Học sinh: trả lời yêu cầu.
- Giáo viên: theo dõi và bổ sung khi cần.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
Bài 32. ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Khảo sát sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín. (10 phút)
1. Mục tiêu: hs nắm được sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín. 
nhận xét về sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín khi cho nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm: C1 và nhận xét.
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM HĐ CỦA HS
Gv: Nêu câu hỏi để HS nhớ lại vai trò của nam châm trong việc tạo ra dòng điện cảm ứng như sau: Có những cách nào dùng nam châm để tạo ra dòng điện cảm ứng? (Chú ý gợi ý cho HS dùng các loại nam châm khác nhau hoạt động khác nhau)
Hs: Trả lời các câu hỏi của GV, nêu lên nhiều cách khác nhau dùng nam châm để tạo dòng điện.
* Vậy việc tạo ra dòng điện cảm ứng có phụ thuộc vào chính cái nam châm hay trạng thái chuyển động của nam châm không?
- Có yếu tố nào chung trong các trường hợp đã gây ra dòng điện cảm ứng?
Phát hiện: Các nam châm khác nhau đều có thể gây ra dòng điện cảm ứng. Vậy không phải chính cái nam châm mà là một cái gì chung của các nam châm đã gây ra dòng điện cảm ứng.
GV thông báo: Các nhà khoa học cho chính từ trường của nam châm đã tác dụng một cách nào đó lên cuộn dây dẫn và gây ra dòng điện cảm ứng.
-Hs: theo dõi
Gv: Ta đã biết, có thể dùng đường sức từ để biểu diễn từ trường. Vậy ta phải làm thế nào để nhận biết được sự biến đổi của từ trường trong lòng cuộn dây, khi đưa nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây?
Hs: Khảo sát sự biến đổi số các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của của dây.
GV: hướng dẫn HS quan sát sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín.
-Cho Hs trả lời câu C1
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C1
HS: đọc nhận xét 1 trong SGK
I.Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.
* Quan sát:
C1: số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây sẽ:
+ tăng lên khi đưa nam châm lại gần cuộn dây
+ không thay đổi khi đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
+ giảm đi khi khi đưa nam châm ra xa cuộn dây
+ tăng lên khi đưa cuộn dây lại gần nam châm.* 
Nhận xét 1: SGK
Hoạt động 2: tìm hiểu điều kiện chung xuất hiện dòng điện cảm ứng. (15 phút)
1. Mục tiêu: HS nắm được điều kiện chung xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Nêu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: C2,3,4.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau. 
- Giáo viên đánh giá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM HĐ CỦA HS
-Cho Hs làm câu C2 trên bảng phụ:
HS: thảo luận với câu C2
GV: cho Hs thảo luận tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C2
Gv: cho Hs làm câu C3
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C3.
Gv: Qua câu C2, C3 ta rút ra nhận xét gì?
- HS đọc nhận xét 2 trong SGK
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời C4.
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung câu C4.
Qua nhận xét trên ta rút ra kết luận gì?
HS: đọc kết luận trong SGK.
* Các kiến thức về môi trường:
+ Dòng điện sinh ra từ trường và ngược lại từ trường lại sinh ra dòng điện. Điện trường và từ trường tồn tại trong một thể thống nhất gọi là điện từ trường. 
+ Điện năng là nguồn năng lượng có nhiều ưu điểm: dễ sử dụng, dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, dễ truyền tải đi xa , nên ngày càng được sử dụng phổ biến.
+ Việc sử dụng điện năng không gây ra các chất thải độc hại cũng như các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nên đây là một nguồn năng lượng sạch.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Thay thế các phương tiện giao thông sử dụng động cơ nhiệt bằng các phương tiện giao thông sử dụng động cơ điện.
+ Tăng cường sản xuất điện năng bằng các nguồn năng lượng sạch: năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời.
II. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng:
C2:
C3: điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây bị biến thiên.
* Nhận xét 2: SGK
C4: khi đóng (ngắt) dòng điện của nam châm điện thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây bị biến thiên nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
* Kết luận: 
SGK
C. Hoạt động luyện tập (10’)
1. Mục tiêu: dùng các kiến thức vật lí để giải thích các hiện tượng thực tế.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: C5, C6.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM HĐ CỦA HS
-Gv: Nêu điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng.
-Hs: nêu điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng.
-Gv: Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời C5
-HS suy nghĩ và trả lời C5.
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C5
- Cho HS suy nghĩ và trả lời C6
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C6
-Hs: nhận xét ,ghi bài.
- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
32.3 Vì sao khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình 32.1 thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?
III. Vận dụng:
C5: khi quay núm của đinamô xe đạp thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây bị biến thiên nên đinamô tạo ra dòng điện cảm ứng.
C6: khi quay nam châm thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây bị biến thiên nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
D. Hoạt động vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: 
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
2. Nội dung:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá./ - Giáo viên đánh giá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
SẢN PHẨM HĐ CỦA HS
- Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng 
- Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị cho giờ sau.
 Ôn lại các kiến thức đã học để giờ sau ôn tập.
HS lắng nghe
Làm các BTVN từ 32.1 - 32.5/SBT.
Ngày soạn: 8/12/2020 Tiết 34 Tuần 17
BÀI TẬP 
I. Mục tiêu:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố lại các kiến thức về nam châm để làm bài tập
- Biết cách thực hiện các bước giải BT định tính phần điện từ, cách suy luận logic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Vận dụng được hiện tượng cảm ứng điện từ vào giải bài tập
2. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
3. Phẩm chất:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
- Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm khi thảo luận.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
- GV: Kế hoạch dạy học
- HS: SGK, SBT, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động khởi động (10 phút)	
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
+ HS phát biểu hiện tượng cảm ứng điện từ
4. Tổ chức thực hiện.
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu: 
+ 
phát biểu hiện tượng cảm ứng điện từ
- Học sinh tiếp nhận:
- Dự kiến sản phẩm: Cột nội dung.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
BÀI TẬP
B. Hoạt động hình thành kiến thức
C. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: 
Hiểu được kiến thức về nam châm để giải bài tập. Có thái độ trung thực, cẩn thận trong khi thí nghiệm, có tinh thần hợp tác nhóm. Hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực so sánh phân tích tổng hợp, hợp tác nhóm.
 Hình thành năng lực tính toán, giải quyết vấn đề, tự học
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, SGK.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:	
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: lời giải mỗi bài tập 1,2,3 theo yêu cầu.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: treo bảng phụ, gọi làm bài 1, 2
HS: làm bài và đứng tại chỗ trả lời
GV: Gọi 1 HS đọc đề bài 3
HS: Đọc đề bài tập
HS: Hoạt động nhóm tìm hiểu đề bài, vẽ hình trình bày bài giải lên bảng.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nêu nhận xét.
Nhận xét bài làm của bạn.
GV: Nhận xét, chốt lại nội dung bài tập.
GV: Gọi 1 HS đọc đề bài 4
HS: Đọc đề bài tập
HS: Hoạt động nhóm tìm hiểu đề bài, vẽ hình trình bày bài giải lên bảng.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nêu nhận xét.
Nhận xét bài làm của bạn.
GV: Nhận xét, chốt lại nội dung bài tập.
Bài 1: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại.
B. tăng dần theo thời gian.
C. giảm dần theo thời gian.
D. tăng hoặc giảm đều đặn theo thời gian.
Bài 2: Trường hợp nào dưới đây tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau.
B. Ống dây và nam châm chuyển động để khoảng cách giữa chúng không đổi
C. Ống dây và nam châm đặt gần nhau đứng yên
D. Ống dây và nam châm đặt xa nhau đứng yên
Bài 3: Cho một nam châm thẳng và một ống dây kín. Làm thế nào để có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong ống dây?
 Giải 
Để làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong ống dây thì ta làm cho nam châm và ống dây chuyển động tương đối với nhau. Có thể là đưa nam châm ra xa rồi lại vào gần cuộn dây hoặc đặt nam châm gần cuộn dây rồi quay thanh nam châm.
Bài 4: Thực hiện thí nghiệm với cuộn dây và nam châm điện đặt dọc theo trục của ống dây. Trường hợp nào KHÔNG thể xuất hiện dòng điện cảm ứng?
Giải 
Trường hợp 1:
Giữ cố định thanh nam châm và cuộn dây
Trường hợp 2:
Quay thanh nam châm hoặc cuộn dây quanh trục PQ (hình vẽ)
Cả hai trường hợp này số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây không đổi nên sẽ không có dòng điện cảm ứng
D. Hoạt động vận dụng
1. Mục tiêu: 
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
2. Nội dung:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm:
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- HS về nhà xem bài tập đã làm
- Xem trước nội dung bài: Ôn tập học kì 1
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.doc