Giới thiệu các đề thi chọn học sinh giỏi của các trường THPT chuyên vùng Duyên hải & Đông bằng Băc Bộ - Môn Lịch sử Lớp 11

Giới thiệu các đề thi chọn học sinh giỏi của các trường THPT chuyên vùng Duyên hải & Đông bằng Băc Bộ - Môn Lịch sử Lớp 11

Câu 1 (3,0 điểm)

Phân tích nguyên nhân chung và ý nghĩa, tác động của các cuộc cách mạng tư sản (thế kỉ XVI

XVIII).

Câu 2 (3,0 điểm)

Tại sao năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cuộc Duy tân đất nước (Nhật Bản). Nêu và nhận x

về những chính sách cải cách Minh Trị.

Câu 3 (3,0 điểm)

Nêu ý nghĩa của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917). Phân tích ảnh hưởng củ

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 4 (3,0 điểm)

Thông qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884), hãy so sánh thái độ c

nhân dân và của triều đình Huế trong cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược.

Câu 5 (2,5 điểm)

Nêu hoàn cảnh bùng nổ và đặc điểm của phong trào Cần vương chống Pháp (cuối thế kỉ XIX).

Câu 6 (2,5 điểm)

Các sĩ phu yêu nước (cuối thế kỉ XIX), đưa ra các đề nghị cải cách duy tân trong bối cảnh lịch s

nước ta như thế nào? Nêu một số đề nghị cải cách tiêu biểu. Vì sao những cải cách đó không thực hi

được.

Câu 7 (3,0 điểm)

Trình bày những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu (từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh t

giới thứ nhất). Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu.

pdf 16 trang hapham91 4130
Bạn đang xem tài liệu "Giới thiệu các đề thi chọn học sinh giỏi của các trường THPT chuyên vùng Duyên hải & Đông bằng Băc Bộ - Môn Lịch sử Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n LÞch sö 11 
 C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012 1 
GiíI THIÖU c¸c ®Ò thi 
chän häc sinh giái 
cña c¸c tr-êng thpt chuyªn vïng 
duyªn h¶I & ®ång b»ng b¾c bé 
m«n 
LÞCH Sö 11 
Thµnh c«ng lµ mét hµnh tr×nh chø kh«ng ph¶i lµ ®iÓm ®Õn! 
Trªn con ®-êng thµnh c«ng kh«ng cã dÊu ch©n cña ng-êi l-êi biÕng! 
 C«ng ty tnhh cung øng häc liÖu 
 Vµ dÞch vô gi¸o dôc b¶o long 
 §iÖn tho¹i liªn hÖ: 01243771012 
 MíI 
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n LÞch sö 11 
2 C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012 
lêi nãi ®Çu 
hiều năm trở lại đây, hội các trường THPT chuyên trực thuộc các Sở Giáo dục và Đào tạo 
của các tỉnh - thành phố và trực thuộc các trường Đại học vùng Duyên hải & Đồng bằng 
Bắc bộ tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cho học sinh các khối chuyên lớp 10 và lớp 11 ở 
các môn học như: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, 
Tin học. Với những môn học như: Toán học, Vật lý, Hoá học, Ngữ Văn hay Ngoại ngữ thì từ trước tới nay 
trên thị trường sách đã có rất nhiều đầu sách dạng “tuyển tập hay tuyển chọn” các đề thi học sinh giỏi các 
cấp, nhưng với bộ môn Lịch sử thì đầu sách dạng này lại rất hiếm. Do vậy cuốn sách “Giới thiệu các đề thi 
chọn học sinh giỏi của các trường THPT chuyên vùng Duyên hải & Đồng bằng Bắc bộ - môn Lịch sử 
11” được tuyển chọn, biên soạn và xuất bản nhằm mục đích: 
 - Giúp cho học sinh và giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử cấp THPT có được cách nhìn chính xác 
và toàn diện về xu hướng ra đề thi môn Lịch sử trong kỳ thi chọn học sinh giỏi khối lớp 11 trường THPT 
chuyên của các tỉnh - thành phố và trực thuộc các trường đại học vùng Duyên hải & Đồng bằng Bắc bộ. 
 - Giúp cho học sinh và giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử cấp THPT có thêm được nguồn tư liệu 
tham khảo hữu ích trong quá trình học tập và giảng dạy. Qua đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng 
dạy và học bộ môn, đạt kết quả cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp Quốc 
gia. 
 Cuốn sách này có 91 đề thi, gồm đề thi chính thức và đề thi đề xuất cho kì thi chọn học sinh giỏi 
các trường THPT chuyên vùng Duyên hải & Đồng bằng Bắc bộ - môn Lịch sử 11, các đề thi được chọn 
lọc và sắp xếp theo từng năm học, từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2017 - 2018. Các đề thi trong 
cuốn sách này được các tác giả sưu tầm, chọn lọc từ nhiều kênh khác nhau như từ bạn bè, đồng nghiệp, từ 
Website của các Sở giáo dục - đào tạo, từ trang http:// www. dethi.violet.vn và nhiều Website có uy tín 
khác. Trong cuốn sách này, hầu hết các đề thi có đáp án và hướng dẫn chấm chi tiết, nhưng cũng có một 
vài đề thi không đáp án và hướng dẫn chấm. Với những đề thi có đáp án và hướng dẫn chấm, các tác giả 
giữ nguyên văn đáp án và thang điểm để các em học sinh và quý thầy cô có thể thấy và vận dụng được 
cách trả lời và cho điểm đối với mỗi đơn vị kiến thức trong đề thi. Với những đề thi không có đáp án thì 
các em học sinh và quý thầy cô có thể tự giải để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng và phương pháp giải. 
 Với vai trò là những giáo viên tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, bồi 
dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp Quốc gia môn Lịch sử cấp THPT, các tác giả thấy 
cuốn sách sẽ là nguồn học liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh yêu thích môn Lịch sử và giáo viên 
dạy môn Lịch sử ở các trường THPT, đặc biệt sẽ rất hữu ích với những em học sinh và quý thầy cô tham 
gia bồi dưỡng, luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp Quốc gia. Ngoài ra cuốn sách cũng là 
nguồn học liệu tham khảo rất tốt cho sinh viên - giáo sinh chuyên nghành sư phạm Lịch sử ở các trường 
Cao đẳng và Đại học. 
 Mặc dù đã cố gắng sưu tầm, chọn lọc, biên soạn nhưng cuốn sách sẽ khó tránh khỏi những thiếu 
sót, các tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và các em học sinh để lần 
xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn. Nhân đây, các tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới quý đồng 
nghiệp đang công tác tại các trường THPT chuyên đã cung cấp tư liệu quý báu để chúng tôi xây dựng và 
hoàn thành cuốn sách này. 
 Chúc các em học sinh và quý thầy cô đạt được nhiều thành tích cao trong quá trình học tập và giảng 
dạy khi khai thác, sử dụng cuốn sách này. Mọi ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các em xin vui lòng liên 
hệ với các tác giả theo địa chỉ email: hoclieubaolong@gmail.com. Các tác giả trân trọng cảm ơn! 
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhóm giáo viên chuyên giảng dạy môn Lịch sử THPT tỉnh Nam Định 
Chịu trách nhiệm in ấn và phát hành: Công ty TNHH cung ứng học liệu và dịch vụ Giáo dục Bảo Long 
Người đại diện cho công ty, ông: Nguyễn Văn Công – Điện thoại liên hệ: 01243771012 
NAM ĐỊNH 
Ngày 8 tháng 6 năm 2018 
N 
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n LÞch sö 11 
 C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012 3 
ĐỀ SỐ 1 
Kì thi chọn HSG các trường THPT chuyên vùng Duyên hải & Đồng bằng Bắc Bộ, 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC, 
 môn LỊCH SỬ LỚP 11, năm học 2011 - 2012 
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề 
Câu 1 (3,0 điểm) 
 Phân tích nguyên nhân chung và ý nghĩa, tác động của các cuộc cách mạng tư sản (thế kỉ XVII-
XVIII). 
Câu 2 (3,0 điểm) 
 Tại sao năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cuộc Duy tân đất nước (Nhật Bản). Nêu và nhận xét 
về những chính sách cải cách Minh Trị. 
Câu 3 (3,0 điểm) 
 Nêu ý nghĩa của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917). Phân tích ảnh hưởng của 
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 
Câu 4 (3,0 điểm) 
 Thông qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884), hãy so sánh thái độ của 
nhân dân và của triều đình Huế trong cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược. 
Câu 5 (2,5 điểm) 
 Nêu hoàn cảnh bùng nổ và đặc điểm của phong trào Cần vương chống Pháp (cuối thế kỉ XIX). 
Câu 6 (2,5 điểm) 
 Các sĩ phu yêu nước (cuối thế kỉ XIX), đưa ra các đề nghị cải cách duy tân trong bối cảnh lịch sử 
nước ta như thế nào? Nêu một số đề nghị cải cách tiêu biểu. Vì sao những cải cách đó không thực hiện 
được. 
Câu 7 (3,0 điểm) 
 Trình bày những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu (từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế 
giới thứ nhất). Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu. 
-------------------HẾT------------------- 
Giám thị 1: ----------------------------- Họ tên thí sinh: ------------------- 
Giám thị 2: ----------------------------- Số báo danh : ------------------- 
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n LÞch sö 11 
4 C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012 
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 
A. Nguyên tắc chung 
1. Khi chấm thi, cán bộ chấm thi đúng như Đáp án – Thang điểm của Ban Đề thi 
2. Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm của bài thi. 
3. Đáp án được xây dựng trên cơ sở SGK Lịch sử Trung học phổ thông (lớp 11). 
4. Những bài viết nào có tham khảo tài liệu, đưa ra những kiến thức lịch sử đúng, phù hợp, làm cho bài 
viết phong phú hơn, sâu sắc hơn, thì cán bộ chấm thi có thể vận dụng cho điểm khuyến khích nhưng 
vẫn trong mức điểm tối đa đã quy định cho từng câu. 
5. Nếu thí sinh có cách làm riêng và đúng vẫn chấm theo thang điểm quy định. 
6. Bài làm của thí sinh được điẻm tối đa phải bảo đảm được những yêu cầu : Nội dung đúng như đáp án, 
chữ viết rõ ràng, văn phong trong sáng, câu chữ đúng và lập luận chặt chẽ. 
B. Đáp án, thang điểm 
Câu Nội dung trả lời Điểm 
1 Phân tích nguyên nhân chung và ý nghĩa, tác động của các cuộc cách mạng tư 
sản (thế kỉ XVII-XVIII). 
3,0đ 
 - Nguyên nhân chung 
+ Phương thức sản xuất TBCN ra đời trong lòng xã hội phong kiến, bị quan hệ sản 
xuất phong kiến kìm hãm (mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất TBCN với quan hệ sản 
xuất phong kiến)... 
+ Giai cấp tư sản và vô sản – là các giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất 
TBCN xuất hiện. Những giai cấp này mâu thuẫn với giai cấp phong kiến, muốn lật đổ 
chế độ chuyên chế để nắm lấy chính quyền.... 
+ Sự xuất hiện hệ tư tưởng dân chủ tư sản đả kích vào hệ tư tưởng phong kiến chuẩn 
bị cho cuộc cách mạng (phong trào Văn hóa Phục hưng, phong trào cải cách tôn 
giáo...) 
- Ý nghĩa, tác động 
+ CMTS đã xác lập quan hệ sản xuất TBCN thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển 
tạo ra số lượng đồ sộ về vật chất, khẳng định ưu thế hơn hẳn của phương thức sản 
xuất mới..... 
+ CNTB ra đời tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ (trong khuuôn khổ 
của CNTB)..... 
+ Chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp..... 
+ Xã hội hình thành 2 giai cấp cơ bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.... 
0,5đ 
0,5đ 
0,5đ 
0,25đ 
0,5đ 
0,5đ 
0,25đ 
2 Tại sao năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cuộc Duy tân đất nước (Nhật 
Bản). Nêu và nhận xét về những chính sách cải cách Minh Trị. 
3,0đ 
 - Tại sao năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cuộc Duy tân đất nước. 
+ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản dưới sự thống trị của Tô-ku-ga- 0,5đ 
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n LÞch sö 11 
 C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012 5 
oa đã lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện, sâu sắc, không đáp ứng được những yêu 
cầu phát triển xã hội, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các nước đế quốc 
Âu - Mĩ.... 
+ Về kinh tế: nông nghiệp lạc hậu, mầm mống kinh tế TBCN đã hình thành và 
phát triển nhanh chóng.... 
0,25đ 
+ Về xã hội: giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành, có thế lực về kinh tế, trở thành 
chỗ dựa cho Thiên hoàng Minh Trị để tiến hành cải cách.... 
0,25đ 
+ Các nước đế quốc, trước tiên là Mĩ đe dọa xâm lược Nhật Bản. Nhật Bản đứng 
trước sự lựa chọn hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến hoặc cải cách, duy tân 
đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN... 
0,25đ 
- Nêu và nhận xét về những chính sách cải cách của Minh Trị 
+ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi và tiến hành nhiều cải cách... 0,25đ 
+ Về chính trị: xác lập quyền thống trị của quí tộc tư sản, ban hành Hiến pháp 
năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến... 
0,25đ 
+ Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, 
xây dựng hạ tầng, đường xá... 
0,25đ 
+ Về giáo dục: thi hành chế độ giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ 
thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây... 
0,25đ 
+ Về quân sự: quân đội được tổ chức, huấn luyện theo kiểu phương Tây... 0,25đ 
+ Nhận xét: Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, 
mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng 
mạnh ở châu Á.... 
0,5đ 
3 Nêu ý nghĩa của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917). Phân tích 
ảnh hưởng của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đối với phong trào 
giải phóng dân tộc trên thế giới. 
3,0đ 
 - Ý nghĩa 
+ Đối với nước Nga : Cách mạng tháng Mười đã mở ra một kỉ nguyên mới làm thay đổi 
đất nước: xoá bỏ ách thống trị của phong kiến và tư sản Nga, thành lập chính quyền 
Xô viết đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước. 
0,75đ 
+ Đối với thế giới : Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế 
giới đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập với CNTB. Cách mạng tháng Mười làm thay 
đổi cục diện thế giới với sự ra đời của chế độ XHCN ở nước Nga, thúc đấy, cổ vũ 
mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới... 
0,75đ 
- Cuộc cách mạng đó có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc 
trên thế giới? 
+ Thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu tranh, chỉ ra con đường đúng đắn đi tới thắng 
lợi cuối cùng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc... 
0,5đ 
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n LÞch sö 11 
6 C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012 
+ Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều 
nước.Đó là xu hướng vô sản hay xu hướng đi theo ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa 
Mác- Lênin.... 
0,5đ 
+ Cách mạng tháng Mười đã tạo những điều kiện khách quan cho phong trào giải 
phóng dân tộc trên thế giới: làm cho kẻ thù của phong trào giải phóng dân tộc suy 
yếu, còn nước Nga Xô Viết trở thành người bạn đồng minh, tin cậy, là chỗ dựa vững 
chắc của nhân dân các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực 
dân.... 
0,5đ 
4 Thông qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884), hãy so 
sánh thái độ của nhân dân và của triều đình Huế trong cuộc đấu tranh chống 
Pháp xâm lược. 
3,0đ 
 - Thực dân Pháp từng bước xâm lược Việt Nam thông qua các hiệp ước bất bình đẳng kí 
với triều Nguyễn vào các năm 1862, 1874, 1883 và 1884. 
0,5đ 
- Vua quan triều đình Huế thiếu ý chí quyết tâm, lại không có đường lối chỉ đạo đúng đắn, 
kịp thời, lực lượng lại chênh lệch có lợi cho kẻ thù..., nên các vùng lãnh thổ Việt Nam lần 
lượt rơi vào tay Pháp (có đẫn chứng minh hoạ)... 
1,25đ 
- Trái ngược với thái độ yếu đuối của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã 
đứng dậy, họ chiến đấu ngoan cường vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống 
bình yên của quê hương (có đẫn chứng minh hoạ).... 
1,25đ 
5 Nêu hoàn cảnh bùng nổ và đặc điểm của phong trào Cần vương chống Pháp 
(cuối thế kỉ XIX). 
2,5đ 
 - Hoàn cảnh bùng nổ 
+ Năm 1884, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt, chính thức công nhận quyền 
thống trị của Pháp ở Việt Nam. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp và tay 
sai trở nên sâu sắc... 
0,5đ 
+ Xã hội Việt nam lúc đó có hai giai cấp cơ bản: giai cấp địa chủ phong kiến và nông 
dân. Bộ phận văn thân và sĩ phu yêu nước đã đứng ra nhận trách nhiệm trước sự 
nghiệp giải phóng đất nước.... 
0,25đ 
+ Phe chủ chiến trong triều đình Huế tích cực chuẩn bị lực lượng chống Pháp. Tôn Thất 
thuyết tổ chức cuộc phản công ở kinh thành Huế, thay mặt vua Hàm Nghi ra Chiếu 
Cần vương..... 
0,5đ 
- Đặc điểm chung 
+ Lãnh đạo: chủ yểu là các sĩ phu, văn thân, chịu ảnh hưởng của tư tưởng trung quân 
ái quốc. 
0,25đ 
+ Về mục tiêu: chống Pháp, giành độc lập, khôi phục lại trật tự phong kiến cũ. 0,25đ 
+ Lực lượng tham gia: chủ yếu là văn thân, sĩ phu và nông dân. 0,25đ 
+ Qui mô: phạm vi Bắc và Trung Kì... 0,25đ 
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n LÞch sö 11 
 C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012 7 
+ Tuy diễn ra dưới khẩu hiệu “Cần vương”, nhưng thực chất là phong trào chống Pháp 
với mục tiêu giành độc lập, đưa dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm. Yếu tố yêu nước là 
chính, Cần vương là phụ. 
0,25đ 
6 Các sĩ phu yêu nước (cuối thế kỉ XIX), đưa ra các đề nghị cải cách duy tân trong 
bối cảnh lịch sử nước ta như thế nào? Nêu một số đề nghị cải cách tiêu biểu. Vì 
sao những cải cách đó không thực hiện được. 
2,5đ 
 - Bối cảnh lịch sử 
+ Nửa sau thế kỉ XIX, kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng... 0,25đ 
Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương ngày càng sâu mọt. Triều chính 
rối ren... 
0,25đ 
+ Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình nổ ra.... 0,25đ 
Thực dân Pháp đang ráo riết mở rộng xâm lược nước ta.... 0,25đ 
+ Trên thế giới, các nước phương Tây đã chuyển sang nền văn minh tư bản, Nhật Bản 
và Xiêm đã cải cách đất nước. Hoàn cảnh đó đã tác động đến bộ phận trí thức phong 
kiến tiến bộ.... 
0,25đ 
- Một số đề nghị cải cách tiêu biểu. 
+ Trước khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất (1873), nước ta rộ lên phong trào đề nghị 
cải cách duy tân, với các bản điều trần của Đinh Văn Điền, Ngyuễn Lộ Trạch, 
Nguyễn Trường Tộ.... 
0,5đ 
+ Các đề nghị cải cách đều nhằm mục đích đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu bằng việc 
hướng theo con đường duy tân của Nhật Bản..... 
0,25đ 
- Vì sao những cải cách không thực hiện được. 
+ Vua quan triều Nguyễn bảo thủ không chịu thay đổi.... 0,25đ 
+ Một số đề nghị cải cách không xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước, nặng về 
học tập mô hình do quan sát được từ nước ngoài... 
0,25đ 
7 Trình bày những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu (từ đầu thế kỉ XX đến 
trước chiến tranh thế giới thứ nhất). Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong chủ 
trương cứu nước của Phan Bội Châu. 
3,0đ 
 - Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu. 
+Phan Bội Châu có tư tưởng duy tân, muốn học tập mô hình Nhật Bản. Nhưng trước 
hết theo ông cần phải có độc lập. Độc lập làm cơ sở cho dân chủ, dân quyền. 
0,5đ 
+ Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp giành độc lập. 
Ông tích cực tổ chức lực lượng ở trong nước và tranh thủ sự viện trợ của bên ngoài. 
0,5đ 
+ Tháng 5/1904, thành lập Hội Duy tân... 0,5đ 
+ Từ năm 1905 đến năm 1908, tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam 
sang Nhật học tập... 
+ Ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, tháng 6/1912 thành lập VNQP Hội nhằm đánh 
đuổi thực dân Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Công hoà Dân quốc Việt 
Nam... 
0,5đ 
- Đánh giá 
+ Tích cực: xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp, đề ra con đường cách mạng mới và 
sử dụng đấu tranh vũ trang để giành độc lập... 
0,5đ 
+ Hạn chế: Chưa hiểu rõ bản chất của đế quốc Nhật Bản, dựa vào Nhật đánh Pháp. 
Chưa thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân lao động trong đấu tranh cách mạng.... 
0,5đ 
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n LÞch sö 11 
8 C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012 
ĐỀ SỐ 2 
Kì thi chọn HSG các trường THPT chuyên vùng Duyên hải & Đồng bằng Bắc Bộ, 
Đề thi đề xuất của trường THPT chuyên LƯƠNG VĂN TỤY - NINH BÌNH, 
 môn LỊCH SỬ LỚP 10, năm học 2012 – 2013 
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề 
Câu 1 (3,0 điểm) 
 Nêu những nét chính về cuộc Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX. Vì sao cuộc cải cách 
của Minh Trị thành công trong khi cải cách Mậu Tuất ở Trung Quốc và những cải cách ở Việt Nam thời 
nhà Nguyễn lại thất bại ? 
C©u 2 (3,0 ®iÓm) 
 B»ng thực tế lịch sử nước Nga năm 1917 em hãy giải thích vì sao sau cách mạng dân chủ tư sản tháng 
Hai, nước Nga lại có thêm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ? 
Câu 3 (2,5 điểm ) 
 Qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 em hãy: 
a) Lập bảng hệ thống kiến thức với nội dung sau: 
Nguyên nhân Hậu quả Hướng giải quyết 
Anh- Pháp- Mỹ Đức- Italia- Nhật 
 b) Tại sao nói: Sau khủng hoảng kinh tế, nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới xuất hiện ? 
Câu 4(2,5 điểm) 
 Bằng kiến thức đã học về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945): 
a) Hãy rút ra những nhân tố góp phần đánh bại Chủ nghĩa quân phiệt Nhật ? 
b) Đánh giá vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai ? 
Câu 5 (3,0 điểm ) 
 Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt 
Nam từ 1858-1884? 
Câu 6 (3,0 điểm). 
 Qua phân tích thái độ của văn thân, sĩ phu và quần chúng nhân dân đối với chiếu Cần Vương, hãy rút ra 
nhận xét về tác động của chiếu Cần Vương đối với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX? 
Câu 7 (3,0 điểm) 
 Hãy nêu chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh và làm rõ vai trò của ông đối với phong trào yêu 
nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX? 
________________Hết_______________ 
Giám thị 1: ----------------------------- Họ tên thí sinh: ------------------- 
Giám thị 2: ----------------------------- Số báo danh : ------------------- 
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n LÞch sö 11 
 C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012 9 
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 
Câu Nội dung trả lời Điểm 
1 Nêu những nét chính về cuộc Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX. 
Vì sao cuộc cải cách của Minh Trị thành công trong khi cải cách Mậu Tuất ở 
Trung Quốc và những cải cách ở Việt Nam thời nhà Nguyễn lại thất bại ? 
3,0 
 1. Cuôc cách Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX 
* Hoàn cảnh 
- Ngày 3-1-1868, Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới. Ngay sau khi nắm lại 
quyền lực, Thiên Hoàng đã Minh Trị đã tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực 
chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa giáo dục 
0,25 
- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ 
mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc 
quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương tổ chức Chính phủ gồm 12 bộ như kiểu châu 
Âu Năm 1889 hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. 
0,5 
 - Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị 
trường, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, cho phép mua bán ruộng 
đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng 
đường xá cầu cống 
0,5 
- Về văn hóa- giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học – 
kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học. Coi giáo 
dục là nhân tố chìa khóa của sự phát triển. 
0,25 
- Về quân sự Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ 
quân sự. Công nghiệp đóng tàu được chú trọng phát triển, mời chuyên gia quân sự 
nước ngoài 
0,25 
* Kết quả, ý nghĩa 
- Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân (1868-1895), Nhật Bản đã có bước phát triển vượt 
bậc. Minh Trị duy tân đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một 
nước tư bản chủ nghĩa Vì lý do đó, lịch sử Nhật Bản gọi thời kỳ này là “cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ nhất” ở Nhật Bản. 
- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, hay nửa thuộc địa. 
0,25 
2. Nguyên nhân thành công của cải cách Minh Trị 
- Dưới thời Mạc phủ, nhân dân Nhật Bản sống lầm than khổ cực, họ muốn thay đổi. 
- Minh Trị Thiên Hoàng có đầu óc duy tân nắm nhiều quyền hạn. 
- Chính sách cải cách phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội, nguyện vọng của nhân 
dân. Đặc biệt là sự ủng hộ của tầng lớp Đai mi ô và Samurai 
0,5 
* Ở Trung Quốc: thất bại vì lực lượng phong kiến bảo thủ (phe của Thái hậu Từ Hy) 
còn mạnh, phá hoại cuộc cải cách. 
* Ở Việt Nam: Lực lượng bảo thủ của quan lại triều Nguyễn ngăn cản vua Tự Đức thực 
hiện những đề nghị cải cách của nhóm Duy Tân, đứng đầu là Nguyền Trường Tộ. 
0,5 
2 B»ng thực tế lịch sử nước Nga năm 1917 em hãy giải thích vì sao sau cách mạng 
dân chủ tư sản tháng Hai, nước Nga lại có thêm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa 
tháng Mười ? 
3,0 
 * Thực tế nước Nga năm 1917. 
- Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu; CN ...kinh tế TBCN phát triển...-> mâu thuẫn không 
thể dung hòa giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất... 
- Chính trị: §Çu thÕ kØ XX níc Nga vÉn lµ mét níc qu©n chñ chuyªn chÕ, ®øng ®Çu lµ 
Nga hoµng Nic«lai II . ChÕ ®é qu©n chñ chuyên chế Nga hoµng cïng nh÷ng tµn tÝch 
phong kiÕn ®· k×m h·m sù ph¸t triÓn cña CNTB ë Nga. 
- Xã hội: Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của CNĐQ: Mâu thuẫn giữa TS 
với VS; nông dân với CĐPK; ĐQ Nga với ĐQ phương Tây; các dân tộc trong đế quốc 
Nga với đế quốc Nga... 
- GCCN Nga đã trưởng thành, có đầy đủ khả năng, sức mạnh để lãnh đạo cách mạng... 
- ViÖc Nga hoµng tham gia chiÕn tranh TG thø nhÊt (1914-1918) ®· g©y nªn nh÷ng hËu 
qu¶ nghiªm träng cho ®Êt níc, ph¬i bµy sù l¹c hËu vÒ kinh tÕ, chÝnh trÞ -> nước Nga 
trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của CNĐQ... 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n LÞch sö 11 
10 C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012 
- Cuối 1916, đầu 1917 nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện... -> Tình thế 
cách mạng xuất hiện. 
0,25 
* Giải thích: 
- Trước CM tháng 2 ở nước Nga chế độ chính trị là phong kiến lạc hậu (QCCC); kinh 
tế lại phát triển theo hướng TBCN. Đây là 2 chế độ bóc lột do vậy muốn giải phóng 
nhân dân lao động, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển thì phải thực hiện 2 cuộc cách 
mạng: CM dân chủ tư sản để lật đổ chế độ phong kiến và CM xã hội chủ nghĩa để lật 
đổ thế lực của GCTS, thiết lập nền chuyên chính vô sản... 
- Thực tiễn nước Nga sau CM dân chủ tư sản tháng 2 là một cục diện chính trị độc đáo 
chưa từng có trong lịch sử: Cục diện 2 chính quyền song song tồn tại (mà thực chất 
chính quyền còn nằm trong tay giai cấp tư sản). Vì thế, phải đấu tranh giành chính 
quyền về tay các Xô viết; sau 8 tháng đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, nước Nga 
đã tiếp tục tiến hành thành công cuộc cách mạng XHCN tháng Mười => Cách mạng 
phát triển không ngừng từ CM DCTS lên CM XHCN. 
0,75 
0,75 
3 Qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 em hãy: 
a) Lập bảng hệ thống kiến thức với nội dung sau: 
Nguyên nhân Hậu quả Hướng giải quyết 
Anh- Pháp- Mỹ Đức- Italia- Nhật 
b) Tại sao nói: Sau khủng hoảng kinh tế, nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế 
giới mới xuất hiện ? 
2,5 
 a) Nguyên nhân: 
- Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản bước vào thời kì ổn định về chính trị 
và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế diễn ra không 
đồng đều giữa các nước tư bản. Hơn nữa sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nhưng thiếu kế 
hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân đã dẫn tới 
khủng hoảng kinh tế 
- Tháng 10/1929: khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư 
bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng 
kéo dài gần 4 năm trầm trọng nhất là năm 1932. 
0,5 
b) Hậu quả: 
- Tàn phá nền kinh tế thế giới: sản xuất công, nông nghiệp, thương mại giả sút 
- Đồng thời gây ra hậu quả nặng nề về chính trị, xã hội 
+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh 
nghèo đói túng quẫn. 
+ Các cuộc đấu tranh biểu tình của nhân dân diễn ra khắp mọi nơi... 
+ Đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản 
0,5 
c) Hướng giải quyết 
* Anh- Pháp- Mỹ: 
- Chủ trương dùng sức mạnh hợp nhất của nhà nước tư sản với sức mạnh của tư bản 
độc quyền, thực hiện một số cải cách kinh tế, xã hội để giải quyết khủng hoảng. 
- Đổi mới quá trình quản lý, tổ chức lại sản xuất, áp dụng thành tựu KHKT nhằm củng 
cố sự tồn tại của CNTB và giữ nguyên trật tự thế giới. 
0,5 
* Đức- Ý- Nhật 
- Tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. 
- Thiết lập chế độ độc tài phát xít, quân sự hóa nền kinh tế, chuẩn bị lực lượng phát 
động chiến tranh chia lại thế giới . 
0,25 
d) Tại sao: 
- Sau khủng hoảng kinh tế 1929- 1933, Đức- Ý- Nhật đã đi theo con đường phát xít hóa 
chế độ chính trị, chủ trương tiến hành chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới. 
- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. 
- Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: Anh- Pháp- Mĩ với Đức- Ý- Nhật => chạy 
đua vũ trang giữa hai khối đã báo hiệu nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. 
0,75 
4 Bằng kiến thức đã học về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945): 
a) Hãy rút ra những nhân tố góp phần đánh bại Chủ nghĩa quân phiệt Nhật ? 
b) Đánh giá vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai ? 
2,5 
Giíi thiÖu ®Ò thi chän HSG c¸c tr-êng THPT chuyªn khu vùc Duyªn h¶i & §ång b»ng B¾c bé – M«n LÞch sö 11 
 C«ng ty TNHH cung øng häc liÖu vµ dÞch vô Gi¸o dôc B¶o Long – G§: NguyÔn V¨n C«ng - §T: 01243771012 11 
 a) Những nhân tố .: 
- Sự sụp đổ của CNPX Đức, Ý ở Châu Âu làm cho Nhật rơi vào tình thế hoang mang 
- Những đợt phản công của quân Anh, Mỹ trên các đảo Thái Bình Dương, Đông Nam 
Á,..tạo tâm lý hoảng sợ không còn khả năng chiến đấu 
- Việc Liên Xô tham chiến chống Nhật ở Viễn Đông => Đẩy Nhật vào tình thế thất bại 
không thể tránh khỏi 
- Ở Trung Quốc: Quân giải phóng Trung Quốc chuyển sang tổng phản công quân Nhật, 
bên cạnh đó là phong trào kháng Nhật ở một số nước Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ 
- Sức ép của nhân dân và phái chủ hòa trong nội bộ giới cầm quyền Nhật 
=> 15/8/1945 Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện, CTTG II kết thúc. 
1,0 
b) Đánh giá vai trò . 
* Liên Xô 
- Là lực lượng đi đầu, chủ chốt, đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt CNPX 
+ Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít 
+ Những thắng lợi của Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh: Matxcova, 
Xtalingrat, tấn công Beclin buộc px Đức đầu hàng không điều kiện. 
+ Liên Xô tham chiến chống Nhật, đánh bại đội quân Quan Đông buộc Nhật đầu hàng 
không điều kiện. 
+ Tổ chức hội nghị Ianta, Pôtxđam bàn về kết thúc chiến tranh. 
1,0 
*Anh- Mỹ: 
- Gai đoạn đầu: tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra chiến tranh, khước từ đề nghị hợp 
tác của Liên Xô 
- Từ 1/1/1942: Cùng Liên Xô thành lập mặt trận Đồng minh chống phát xít 
- Đóng vai trò trong việc tiêu diệt phát xít Italia, phối hợp với Liên Xô tiêu diệt phát xít 
Đức ở Châu Âu, tham gia chống Nhật ở châu Á. 
- Cùng Liên Xô thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh. 
0,5 
5 Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 
của nhân dân Việt Nam từ 1858-1884? 
3,0 
 a) Hoàn cảnh lịch sử: 
- Thế giới: 
+ CNTB phương Tây đang trên đà phát triển, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa 
+ Các nước phương Đông trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây ( Đa 
số các nước phương Đông đang ở trong chế độ phong kiến lạc hậu, khủng hoảng. Có 
một số nước ở châu Á thực hiện cải cách, canh tân đất nướ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgioi_thieu_cac_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cua_cac_truong_thpt.pdf