Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Vật lý Lớp 9 - Kiến thức từ tuần 1 đến 9 (có đáp án)

Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Vật lý Lớp 9 - Kiến thức từ tuần 1 đến 9 (có đáp án)

A. MỨC 1: NHẬN BIẾT

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Câu 1.1:

Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn sẽ

A. càng nhỏ. B. càng lớn.

C. không thay đổi. D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.

Câu 1.2:

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ

A. giảm tỉ lệ với hiệu điện thế. B. tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. không thay đổi. D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.

Câu 1.3:

Hệ thức của định luật Ôm là:

A. I = U.R . B. I = . C. I = RU . D. R = IU .

Câu 1.4:

Mắc một điện trở vào mạch điện, khi tháo ra và mắc lại bị ngược so với ban đầu thì

A. điện trở của mạch sẽ giảm. B. điện trở của mạch sẽ tăng.

C. điện trở của mạch không thay đổi. D. mạch sẽ không hoạt động.

Câu 1.5:

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn

A. càng nhỏ nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ.

B. càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn.

C. bằng nhau với mọi vật dẫn.

D. phụ thuộc vào điện trở của vật dẫn đó.

Câu 1.6:

Mạch điện kín gồm hai bóng đèn được mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn bị hỏng thì bóng đèn còn lại sẽ

A. sáng hơn. B. vẫn sáng như cũ.

C. không hoạt động. D. tối hơn.

Câu 1.7:

Đặc điểm của hai điện trở mắc nối tiếp trong một mạch điện là:

A. Chỉ có một điểm chung. B. Tháo bỏ một điện trở thì mạch vẫn kín.

C. Có hai điểm chung. D. Tháo bỏ một điện trở thì điện trở kia vẫn hoạt động.

 

doc 20 trang hapham91 4231
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Vật lý Lớp 9 - Kiến thức từ tuần 1 đến 9 (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI VẬT LÝ LỚP 9
KIẾN THỨC TỪ TUẦN 1 ĐẾN TUẦN 9 (GÓI 1)
MỨC 1: NHẬN BIẾT
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Câu 1.1: 
Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn sẽ
A. càng nhỏ.	B. càng lớn. 
C. không thay đổi.	D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.
Câu 1.2: 
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.	B. tăng tỉ lệ với hiệu điện thế. 
C. không thay đổi.	D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.
Câu 1.3: 
Hệ thức của định luật Ôm là:
A. I = U.R .	B. I = . C. I = .	D. R = .
Câu 1.4: 
Mắc một điện trở vào mạch điện, khi tháo ra và mắc lại bị ngược so với ban đầu thì
A. điện trở của mạch sẽ giảm. 	B. điện trở của mạch sẽ tăng.
C. điện trở của mạch không thay đổi. 	D. mạch sẽ không hoạt động.
Câu 1.5: 
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn 
A. càng nhỏ nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ.
B. càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn.
C. bằng nhau với mọi vật dẫn.
D. phụ thuộc vào điện trở của vật dẫn đó. 
Câu 1.6: 
Mạch điện kín gồm hai bóng đèn được mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn bị hỏng thì bóng đèn còn lại sẽ
A. sáng hơn. B. vẫn sáng như cũ. 
C. không hoạt động. D. tối hơn. 
Câu 1.7: 
Đặc điểm của hai điện trở mắc nối tiếp trong một mạch điện là:
A. Chỉ có một điểm chung. 	B. Tháo bỏ một điện trở thì mạch vẫn kín. 
C. Có hai điểm chung.	D. Tháo bỏ một điện trở thì điện trở kia vẫn hoạt động. 
Câu 1.8: 
 Phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau.
B. Để tăng điện trở của mạch, ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ.
C. Khi các bóng đèn được mắc song song, nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động. 
D. Khi mắc song song, mạch rẽ nào có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua lớn.
Câu 1.9: 
 Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
 Điện trở tương đương của mạch mắc song song 
A. bằng mỗi điện trở thành phần.	B. bằng tổng các điện trở thành phần.
C. nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần. 	D. lớn hơn mỗi điện trở thành phần.
Câu 1.10: 
Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Mối quan hệ giữa cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và cường độ dòng điện trong mạch chính được biểu diễn như sau:
A. I = .	B. I = I1 = I2. 
C. I = I1 + I2. 	D. I = I1 - I2. 
Câu 1.11: 
Câu phát biểu nào sau đây là đúng: Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện 
A. qua các vật dẫn là như nhau.
B. qua các vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn.
C. trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ.
D. trong mạch chính bằng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ.
Câu 1.12: 
Để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào những yếu tố nào, bốn học sinh có nhận xét như sau, hỏi nhận xét nào đúng ?
A. Điện trở dây dẫn chỉ phụ thuộc vào chất liệu làm dây.
B. Điện trở dây dẫn chỉ phụ thuộc chiều dài dây dẫn và tiết diện dây dẫn.
C. Điện trở dây dẫn phụ thuộc hoặc chiều dài hoặc tiết diện hoặc chất liệu làm dây.
D. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vừa chiều dài dây dẫn vừa tiết diện vừa chất liệu làm dây.
Câu 1.13: 
Hai đọan dây bằng nhôm, cùng tiết diện có chiều dài và điện trở tương ứng là l1, R1 và l2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. . 	B. .
C. . 	D. .
Câu 1.14: 
Điện trở suất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: Bạc, đồng, nhôm, Vonfam. Kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Vonfam. 	B. Nhôm. C. Bạc.	D. Đồng.
Câu 1.15: 
Điện trở suất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: Bạc, đồng, nhôm, sắt. Kim loại nào dẫn điện kém nhất?
A. Sắt. 	B. Nhôm. C. Bạc.	D. Đồng. 
Câu 1.16: 
Biến trở là một thiết bị có thể điều chỉnh
A. chiều dòng điện trong mạch.	B. cường độ dòng điện trong mạch.
C. đường kính dây dẫn của biến trở.	D. tiết diện dây dẫn của biến trở.
Câu 1.17: 
Khi dịch chuyển con chạy của biến trở, ta có thể làm thay đổi
A. tiết diện dây dẫn của biến trở. 	B. điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở.
C. chiều dài dây dẫn của biến trở. 	D. chiều dòng điện chạy qua biến trở.
Câu 1.18: 
Công suất điện cho biết :
A. Công của dòng điện trong thời gian t.	B. Năng lượng của dòng điện.
C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian. D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
Câu 1.19: 
Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I.
A. P = U.I.	B. P = .	C. P = .	D. P = I 2.R .
Câu 1.20: 
Điện năng chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào sau đây? 
A. Máy khoan, máy bơm nước, nồi cơm điện. B. Máy sấy tóc, máy bơm nước, máy khoan.
C. Mỏ hàn, bàn là điện, máy xay sinh tố.	D. Mỏ hàn, nồi cơm điện, bàn là điện.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM MỨC 1
1.1.B
1.2.A
1.3.B
1.4.C
1.5.C
1.6.C
1.7.A
1.8.C
1.9.C
1.10.C
1.11.C
1.12.D
1.13.B
1.14.C
1.15.A
1.16.B
1.17.C
1.18.C
1.19.B
1.20.D
PHẦN II : TỰ LUẬN MỨC 1
MỨC 1
Câu 1.1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn có dạng như thế nào?
Câu 1.2: Phát biểu định luật Ôm?
Viết công thức biểu diễn định luật
Câu 1.3: Điện trở của một dây dẫn được tính như thế nào? Nêu ý nghĩa điện trở
Câu 1.4: Viết các công thức tính I, U, R cho đoạn mạch mắc nối tiếp?
Câu 1.5: Viết các công thức tính I, U, R cho đoạn mạch mắc song song. 
 Câu 1.6: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào?
Câu 1.7: Viết biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào các yếu tố.
Câu 1.8: Nêu khái niệm về điện trở suất?
Câu 1.9: Biến trở là gì? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của biến trở?
Kí hiệu trong sơ đồ mạch điện?
Câu 1.10: Điện trở dùng trong kỹ thuật có đặc điểm gì
Câu 1.11: Hãy kể tên một số biến trở thường dùng
Câu 1.12: Nêu định nghĩa công suất điện?	
Câu 1.13: Viết công thức tính công suất điện?
Giải thích các đại lượng và Đơn vị?
Câu 1.14: Viết hệ quả của công thức tính công suất điện.
Câu 1.15: Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho ta biết điều gì?
Câu 1.16: Một bóng điện có ghi 220V – 100W, hãy cho biết ý nghĩ của số ghi trên
Câu 1.17: Điện năng là gì?
Câu 1.18: a , Công của dòng điện là gì?
 b) Công thức tính công của dòng điện?
Câu 1.19: Công thức tính điện năng tiêu thụ của các dụng cụ dùng điện?
Câu 1.20: Nêu hiệu suất sử dụng điện năng?
 ĐÁP ÁN TỰ LUẬN MỨC 1
Câu 1.1:
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0; I = 0)
Câu 1.2: 
Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây
- Hệ thức biểu diễn định luật:
Trong đó: R là điện trở (Ω)
 U là hiệu điện thế (V)
 I là cường độ dòng điện (A)
Câu 1.3: 
Điện trở của dây dẫn
 a) Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn
- Đối với một dây dẫn nhất định, tỉ số có giá trị không đổi.
- Đối với các dây dẫn khác nhau, tỉ số có giá trị khác nhau.
 b) Điện trở
- Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
- Điện trở kí hiệu là R. Đơn vị của điện trở là Ôm (kí hiệu là Ω)
 Các đơn vị khác:
 + Kilôôm (kí hiệu là k ): 1 k = 1000
 + Mêgaôm (kí hiệu là M ): 1 M = 1000000
Câu 1.4: Viết các công thức tính I, U, R cho đoạn mạch mắc nối tiếp
 I = I1 = I2 =...= In 	 R1 R2 Rn
	 	U = U1 + U2 +...+ Un	 
	R = R1 + R2 +...+ Rn
	và: = 
* Nếu có n điện trở giống nhau có giá trị R0 mắc nối tiếp thì:
R = nR0	R1
Câu 1.5: Viết các công thức tính I, U, R cho đoạn mạch mắc song song. 
 U = U1 = U2 =...= Un 	R2
 I = I1 + I2 +...+ In	
	 = + +...+ 	Rn
	và: = 	
 * Nếu có hai điện trở mắc song song thì:
 	R = 
* Nếu có 3 điện trở mắc song song thì:
	R = 
* Nếu có n điện trở bằng nhau có giá trị R0 mắc song song với nhau thì:
	R = 	
Câu 1.6: 
Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố 
 + Vật liệu
 + Chiều dài
 + Tiết diện
 ⇒ Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến điện trở của dây: Vật liệu, chiều dài và tiết diện.
Câu 1.7: Biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào các yếu tố.
Công thức: Trong đó: 	l chiều dài dây (m)
 S tiết diện của dây (m2)
 r điện trở suất (Wm)
 R điện trở (W).
Câu 1.8: Khái niệm về điện trở suất
- Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn được đặc trưng bằng một đại lượng được gọi là điện trở suất của vật liệu, kí hiệu là ρ, đơn vị của điện trở suất là Ôm.mét (Ω.m).
- Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện đều là 1m2.
- Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt
Câu 1.9: 
- Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
- Cấu tạo gồm hai bộ phận chính:
 + Con chạy hoặc tay quay
 + Cuộn dây bằng hợp kim có điện trở suất lớn
Hoạt động: Khi di chuyển con chạy (hoặc tay quay) thì sẽ làm thay đổi chiều dài của cuộn dây có dòng điện chạy qua ⇒ làm thay đổi điện trở của biến trở.
Kí hiệu trongsơ đồ mạch điện: hoặc hoặc hoặc 
 Câu 1.10: 
Điện trở dùng trong kỹ thuật thường có trị số rất lớn.
Được chế tạo bằng lớp than hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện
Có hai cách ghi trị số điện trở dùng trong kỹ thuật là:
+ Trị số được ghi trên điện trở.
+ Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở (4 vòng màu).
Câu 1.11: kể tên một số biến trở thường dùng
Phân loại biến trở theo chất liệu cấu tạo:
 + Biến trở dây quấn (B, C)
 + Biến trở than (A)
- Phân loại biến trở theo bộ phận điều chỉnh:
 + Biến trở con chạy (B)
 + Biến trở tay quay (A, C)
 Câu 1.12: Định nghĩa công suất điện	
Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua đoạn mạch đó:
Câu 1.13: 
Công thức: P = U.I 	 Trong đó: 	P công suất (W); 
U hiệu điện thế (V); 
I cường độ dòng điện (A)
Đơn vị: Oát (W); 1MW=1000kW=1.000.000W	1W=103kW=10-6MW
Câu 1.14: 
Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:
 P = I2.R hoặc P = hoặc tính công suất bằng 
Câu 1.15: 
Số oát (W) ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.
Câu 1.16: 
Một bóng điện có ghi 220V – 1000W nghĩa là bóng điện hoạt động bình thường khi nó sử dụng với hiệu điện thế nguồn điện là 220 V bằng hiệu điện thế định mức và lúc đó công suất bóng đèn đạt được là 100 W
Câu 1.17: Điện năng là năng lượng của dòng điện. Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, trong đó có phần năng lượng có ích và có phần năng lượng vô ích. 
Câu 1.18: 
 a) Công của dòng điện
 Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
 b) Công thức tính công của dòng điện
- Công thức: A = P.t = U.I.t
 Trong đó: U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (V)
 I là cường độ dòng điện qua đoạn mạch (A)
 t là thời gian dòng điện thực hiện công (s)
 P là công suất điện (W)
 A là công của dòng điện (J)
- Trong đời sống, công của dòng điện cũng thường được đo bằng đơn vị kilôoát giờ (kW.h): 1 kW.h = 3600000 J = 3,6.106 J
Câu 1.19: Công thức tính điện năng tiêu thụ của các dụng cụ dùng điện
Áp dụng công thức:
Câu 1.20: Hiệu suất sử dụng điện
Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.
Công thức: Trong đó: A1: năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.
A: điện năng tiêu thụ.
B. MỨC 2 THÔNG HIỂU
I. TRẮC NGHIỆM MỨC 2
Câu 2.1: 
Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì
A. cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.	B. cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
C. cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.	D. cường độ dòng điện tăng 1,2 lần. 
Câu 2.2: 
Điện trở R = 8 mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở 
A. 96A.	B. 4A.	C. A. 	D. 1,5A. 
Câu 2.3: 
 Một dây dẫn có điện trở 30W. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây là 120V thì cường độ dòng điện tương ứng 
A. 120A.	B. 30A.	C. 4A. 	D. 0,25A.
Câu 2.4: 
Cho hai điện trở R1 = 12Ω và R2 = 18Ω được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương R12 của đoạn mạch có thể nhận giá trị nào trong các giá trị 
A. R12 = 1,5Ω. 	B. R12 = 216Ω. 
C. R12 = 6Ω. D. R12 = 30Ω.
Câu 2.5: 
Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi 12V, Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là
A. 0,1A. B. 0,15A.
C. 1A. 	D. 0,3A.
Câu 2.6: Một mạch điện gồm R1 = 2Ω mắc nối tiếp với một ampe kế có điện trở không đáng kể, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu mắc thêm vào mạch điện trên một điện trở R2 = 2Ω nối tiếp với R1 thì số chỉ của ampe kế 
A. 1A. B. 0.25A.
C. 0,5A. D. 0,05A.
Câu 2.7: 
Trong các công thức sau đây, công thức nào không đúng với đoạn mạch mắc song song?
A. R = R1 + R2 + + Rn.	B . I = I1 + I2 + + In.
C. + + .	D. U = U1 = U2 = = Un.
Câu 2.8: 
Cho ba điện trở R1 = R2 = R3 = R mắc song song với nhau. Điện trở tương đương đương Rtđ của đoạn mạch đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị 
A. Rtđ = R.	B. Rtđ = 2R.	C. Rtđ = 3R.	D. Rtđ = .
Câu 2.9: 
Hai điện trở R1 = 3Ω, R2 = 6Ω mắc song song với nhau, điện trở tương đương của mạch là:
A. Rtđ = 2Ω. B. Rtđ = 3Ω. 	C. Rtđ = 6Ω. D. Rtđ = 9Ω.
Câu 2.10: 
Một dây dẫn dài l và có điện trở R. Nếu cắt dây làm 5 phần bằng nhau thì điện trở R’ của mỗi phần là bao nhiêu ? Chọn kết quả đúng.
A. R’ = 5R. B. . C. . D. . 
Câu 2.11: 
Một dây dẫn dài l và có điện trở là R. Nếu tăng chiều dài gấp 3 lần sẽ có điện trở R’ là bao nhiêu? 
A. . 	B. .	C. . 	D. .
Câu 2.12: 
Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ
A. giảm 16 lần. B. tăng 16 lần. C. không đổi. D. tăng 8 lần.
Câu 2.13: 
Cho mạch điện như hình vẽ, U không đổi.
Để đèn sáng mạnh hơn thì phải dịch chuyển con chạy C về phía
A. gần M, để chiều dài dây dẫn của biến trở giảm.
B. gần M, để chiều dài phần dây dẫn có dòng điện chạy qua giảm.
C. gần M, để hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở tăng. 
D. gần M, để hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và hai đầu biến trở cùng tăng.
Câu 2.14: 
Trên một bếp điện có ghi (220V – 1000W). Phát biểu nào sau đây sai?
A. 220V là hiệu điện thế định mức của bếp điện.
B. 220V là hiệu điện thế lớn nhất, không nên sử dụng bếp ở hiệu điện thế này.
C. 1000W là công suất định mức của bếp điện.
D. Khi bếp sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì công suất tiêu thụ của bếp là 1000W.
Câu 2.15: 
Một bóng đèn được mắc vào nguồn có hiệu điện thế 12V,công của dòng điện sản ra trong 1 giây trên dây tóc của đèn là 6J thì điện trở của nó là 
A. 12W.	B. 24W.	C. 36W.	D. 48W.
ĐÁP ÁN MỨC 2
2.1.D
2.2.D
2.3.C
2.4.D
2.5.A
2.6.B
2.7.A
2.8.D
2.9.A
2.10.B
2.11.A
2.12.A
2.13.B
2.14.D
2.15.B
II. TỰ LUẬN MỨC 2
Câu 2.1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là bao nhiêu?
Câu 2.2: Một mạch điện gồm R1 nối tiếp R2. Điện trở R1 = 4Ω, R2 = 6Ω. Hiệu điện thế hai đầu mạch là U = 12V. Hiệu điện thế hai đầu R2 là bao nhiêu?
Câu 2.3: Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì và mắc dụng cụ đó với vật cần đo như thế nào?
Câu 2.4: Một dây dẫn dài 120m được uốn thành một cuộn dây. Khi đặt một hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 125mA. Mỗi đoạn dây dài 1m sẽ có điện trở là bao nhiêu?.
Câu 2.5: Hai điện trở R1 và R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A và B.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên
b) Cho R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, ampe kế chỉ 0,2A. Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB theo hai cách.
Câu 2.6: 
Một điện trở 10Ω được mắc vào hiệu điện thế 12V
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó
b) Muốn kiểm tra kết quả tính trên, ta có thể dùng ampe kế để đo. Muốn ampe kế chỉ đúng giá trị cường độ dòng điện đã tính được phải có điều kiện gì đối với ampe kế? 
Câu 2.7: Ba điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, R3 = 15Ω được mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 12V
a) Tính điện trở trương đương của đoạn mạch
Câu 2.8: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5.1 trong đó R1 = 15Ω, R2= 10Ω, vôn kế chỉ 12V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b) Số chỉ của ampe kế là bao nhiêu?
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b) Số chỉ của ampe kế là bao nhiêu?
Câu 2.9: 
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5.2, trong đó R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, ampe kế A1 chỉ 0,6A Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch
Câu 2.10: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 4Ω và R2 = 12Ω mắc song song có giá trị nào?
Câu 2.11: Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1 và dây kia dài 6m có điện trở R2. Tính tỉ số R1/R2
Câu 2.12: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 5mm2 và điện trở R1 = 8,5Ω. Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,5mm2. Tính điện trở R2.
Câu 2.13: Trong số các kim loại đồng, nhôm, sắt và bạc, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
Câu 2.14(1,5 điểm). Trên một nồi cơm điện có ghi 220V – 528W
a) Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi
b) Tính điện trở dây nung của nồi khi nồi đang hoạt động bình thường
Câu 2.15:Trên một bóng đèn có ghi 12V-6W. Đèn này được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức trong 1 giờ. Hãy tính:
a. Điện trở của đèn khi đó.
b. Điện năng mà đèn sử dụng trong thời gian trên.
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN MỨC 2
MỨC 2
Câu 2.1: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng bấy nhiêu lần. Cường độ dòng điện cũng tăng lên 5/3 lần nên hiệu điện thế đặt vào dây dẫn đã tăng lên 5/3 lần U’ = U. 5/3 = 20V
Câu 2.2: 
Giả thiết như bài trên, vậy cường độ dòng điện là I = 1,2(A)
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu R2 là U2 = I.R2 = 1,2 . 6 = 7,2(V)
Câu 2.3: Muốn đo cường độ dòng điện cần mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo.
Câu 2.4:
.Điện trở cuộn dây R = 30/0,125 = 240Ω.
Điện trở mỗi đoạn dây dài 1m: R1 = 240/120 = 2Ω
Câu 2.5: 
a) Sơ đồ mạch điện như hình dưới:
b) Tính hiệu điện thế theo hai cách:
Cách 1: U1 = I1R1 = 1V; U2 = I2R2 = 2V; Do mạch được mắc nối tiếp nên I = I1 = I1nên UAB = U1 + U2 = 1 + 2 = 3V.
Cách 2: Ta có Rtđ = R1 + R2 = 5 + 10 = 15 Ω
UAB = IRtđ = 0,2 × 15 = 3V.
Câu 2.6: 
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là:
I= U/R = 12/ 10 = 1,2 A
b) Ampe kế phải có điện trở rất nhỏ so với điện trở của mạch, khi đó điện trở của ampe kế không ảnh hưởng đến điện trở của đoạn mạch. Dòng điện chạy qua ampe kế chính là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đang xét.
Câu 2.7: 
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Rtđ = R1 + R2 + R3 = 5 + 10 + 15 = 30Ω
Câu 2.8: 
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Câu 2.9: 
Do hai điện trở mắc song song với nhau nên hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa mỗi đầu đoạn mạch rẽ:
UAB = U1 = I1 × R1 = 0,6 × 5 = 3V.
Câu 2.10: 
Ta có điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Câu 2.11
Do điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn nên ta có: R1/R2 = I1/I2 = 2/6. Vậy R1/R2 = 1/3
Câu 2.12: 
Ta có: S1 = 5mm2, S2 = 0,5mm2, suy ra S2 = S1/10
Vậy R2 = 10R1 = 10.8,5 = 85Ω
Câu 2.13: 
Bạc có điện trở suất nhỏ nhất nên điện trở của dây dẫn nhỏ nhất. Vì vậy kim loại bạc dẫn điện tốt nhất.
Câu 2.14:
a) Cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi là:
Ta có: P = UI ⇒ I = P/U = 528/220 = 2,4A
b) Điện trở của dây nung khi nồi đang hoạt động bình thường là:
R = U/I = 220/2,4 = 91,7Ω
Câu 2.15:
a) Điện trở của đèn là:
C.MỨC 3 : VẬN DỤNG( CẤP ĐỘ THẤP)
TRẮC NGHIỆM MỨC 3
Câu 3.1: 
Đặt vào hai đầu dây dẫn hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là 0,02mA. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên thêm 3V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là
A. 0,01mA.	B. 0,03mA. 	C. 0,3mA.	D. 0,9mA.
Câu 3.2: 
Khi đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,25A. Dùng một nguồn điện khác có hiệu điện thế 36V thì cường độ dòng điện chạy qua dây đó 
A. 6A.	B. 2,667A.	C. 0,375A. 	D. 0,167A.
 Câu 3.3: 
Mắc điện trở R vào nguồn điện có hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Thay nguồn điện có hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Biết I = 0,25I. Mối quan hệ giữa U và U là
A. U = 0,25U. 	B. U = U. 	C. U = 4U. 	D. U = 4U. 
Đáp án: B 
Câu 3.4: 
Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 36V thì dòng điện chạy qua mạch có cường độ 4A, người ta làm giảm cường độ dòng điện xuống còn 1,5A bằng cách nối thêm vào mạch một điện trở Rx. Giá trị của Rx là:
A. 9Ω. 	B. 15Ω.	C. 24Ω. 	D. 5,4Ω.
Câu 3.5: Điện trở R1 = 30Ω chịu được dòng điện lớn nhất là 2A, Điện trở R2 = 10Ω chịu được dòng điện lớn nhất là 1A. Đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu đoạn mạch này là:
A. U= 10V.	B. U= 15V.	C. U= 40V. 	D. U= 60V. 
Câu 3.6: 
Một dây nhôm đồng chất tiết diện đều dài 5m được cắt làm hai đoạn. Đoạn thứ nhất dài l1 = 3m đoạn thứ hai dài l2 = 2m. Biết điện trở của 5m dây nhôm trên là 1W. Tính điện trở của mỗi đoạn dây ?
A. R1 = 0,8W; R2 = 0,2W. 	B. R1 = 0,3W; R2 = 0,2W. 
C. R1 = 0,6W; R2 = 0,4W. 	D. R1 = 0,6W; R2 = 0,5W. 
Câu 3.7: 
Một dây dẫn bằng nhôm (điện trở suất r = 2,8.10-8Wm) hình trụ, có chiều dài l = 6,28m, đường kính tiết diện d = 2 mm, điện trở của dây là: 
A. 5,6.10-4W. 	B. 5,6.10-6W. 
C. 5,6.10-2W.	D. 5,6.10-8W
Câu 3.8: 
Đặt hiệu điện thế 24V vào hai đầu một đoạn mạch điện gồm biến trở con chạy nối tiếp với bóng đèn có điện trở 12W. Điều chỉnh để biến trở có giá trị lớn nhất, khi đó dòng điện qua mạch là 0,5A. Biến trở có giá trị lớn nhất là bao nhiêu?
A. 48 W.	B. 36 W. 	C. 24 W.	D.12 W.
Câu 3.9: 
Hai điện trở R1 = 10W và R2 = 30W mắc nối tiếp vào hiệu điện thế U = 12V. Công suất tiêu thụ của mỗi điện trở sẽ có giá trị nào sau đây?
A. P1 = 0,9W ; P2 = 3,6W.	B. P1 = 3,6W ; P2 = 2,7W.
C. P1 = 2,7W ; P2 = 0,9W.	D. P1 = 0,9W ; P2 = 2,7W.
Câu 3.10: 
Hai điện trở R1 = 30W và R2 = 20W mắc song song vào hiệu điện thế U = 12V. Công suất tiêu thụ của mỗi điện trở sẽ có giá trị nào sau đây?
A. P1 = 4,8W ; P2 = 7,2W.	B. P1 = 360W ; P2 = 240W.
C. P1 = 7,2W ; P2 = 4,8W.	D. P1 = 240W ; P2 = 360W.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM MỨC 3
3.1.B
3.2.C
3.3.C
3.4.B
3.5.A
3.6.B
3.7.C
3.8.B
3.9.D
3.10.A
II. TỰ LUẬN( MỨC 3)
Câu 3.1:
Cho điện trở R = 15 Ω
a) Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là bao nhiêu?
b) Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,3A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?
Câu 3.2:
Có mạch điện có sơ đồ như hình 4.1, trong đó điện trở R1 = 10Ω, R2 = 20Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB bằng 12V.
a) Số chỉ của vôn kế và ampe kế là bao nhiêu?
b) Chỉ với hai điện trở trên đây, nêu hai cách làm tăng cường độ dòng điện trong mạch lên gấp ba lần (có thể thay đổi UAB)
Câu 3.3: Hai điện trở R1 và R2 = 4R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào?
Câu 3.4: Ba điểm trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω và R3 = 30Ω được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song này là bao nhiêu?
Câu 3.5: Đoạn dây dẫn nối từ cột vào một gia đình có chiều dài tổng cộng là 50m và có điện trở tổng cộng là 0,5Ω. Hỏi mỗi đoạn dài 1m của dây này có điện trở là bao nhiêu?
Câu 3.6: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2. Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu.
Câu 3.7: Cần làm một biến trở có điện trở lớn nhất làm 30Ω bằng dây dẫn Nikêlin có điện trở suất là 0,40.10-6Ω.m và tiết diện 0,5mm2. Tính chiều dài của dây dẫn.
Câu 3.8: Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W
b) Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua đèn
c) Tính điện trở của đèn khi đó
Câu 3.9: Trên một nồi cơm điện có ghi 220V – 528W
a) Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi
b) Tính điện trở dây nung của nồi khi nồi đang hoạt động bình thường
Câu 3.10. Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì tiêu thụ với một lượng điện năng là 990kJ trong 15 phút.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua dây nung của bàn là khi đó
b) Tính điện trở của dây nung này khi đó
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN MỨC 3
Câu 3.1:
I = U/R = 6/15 = 0,4A
Cường độ dòng điện qua điện trở là:
Cường độ dòng điện tăng thêm 0,3A tức là I = 0,7A
Khi đó hiệu điện thế là: U = I x R = 0,7 x 15 = 10,5V
Câu 3.2:a) Ta có số chỉ của ampe kế là: 
I= U/Rtđ= U/ R1+R2 = 12/30 = 0,4 A
Vậy số chỉ của vôn kế là 4V, ampe kế là 0,4A.
b) Cách 1:
Giữ nguyên hai điện trở mắc nối tiếp nhưng tăng hiệu điện thế của đoạn mạch lên gấp 3 lần.
Cách 2:
Chỉ mắc điện trở R1 = 10Ω ở trong mạch, giữ hiệu điện thế như ban đầu.
Câu 3.3: 
Ta có điện trở tương đương tính theo R1 là:
Câu 3.4: 
Câu 3.5: 
Cứ 50 m dây dẫn có điện trở là 0,5Ω
1m dây dẫn có điện trở là xΩ
⇒ x = (0,5 × 1)/50 = 0,01Ω
Câu 3.6: 
vì khi gập đôi sợi dây chiều dài giảm đi 2 lần và tiết diện tăng gấp 2 lần. Chiều dài giảm 2 lần nên điện trở giảm hai lần, tiết diện tăng 2 lần nên điện trở giảm thêm 2 lần kết quả giảm 4 lần. Vì vậy điện trở dây dẫn mới là 8:4 = 2Ω
Câu 3.7: 
Chiều dài của dây dẫn là: l = RS/ρ = (30.0,5.10-6)/(0,4.10-6) = 37,5m.
Câu 3.8: 
b) Cường độ định mức của dòng điện chạy qua đèn là:
Ta có: P = U.I ⇒ I = P/U = 6/12 = 0.5A
c) Điện trở của đèn khi đó là: R = U2/P = 122/6 = 24Ω
Câu 3.9: 
a) Cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi là:
Ta có: P = UI ⇒ I = P/U = 528/220 = 2,4A
b) Điện trở của dây nung khi nồi đang hoạt động bình thường là:
R = U/I = 220/2,4 = 91,7Ω
Câu 3.10: 
Tóm tắt:
U = 12V; A = 990kJ = 990000J; t = 15 phút = 900s
a) I = ?
b) R = ?
a) Cường độ dòng điện qua dây nung:
b) Điện trở của dây nung: R = U / I = 220 / 5 = 44Ω
D.MỨC 4 VẬN DỤNG (CẤP ĐỘ CAO)
TRẮC NGHIỆM MỨC 4
Câu 4.1: 
Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một đoạn mạch có sơ đồ như trên hình 4.3, trong đó các điện trở R1 = 3Ω, R2 = 6Ω. Hỏi số chỉ của ampe kế khi công tắc K đóng lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu lần so với khi công tắc K mở?
A. Nhỏ hơn 2 lần B. Lớn hơn 2 lần
C. Nhỏ hơn 3 lần D. Lớn hơn 3 lần
Câu 4.2: 
Cho hai bóng đèn dây tóc có ghi : (220V – 100W) và (220V – 25W)
Mắc nối tiếp hai đèn này vào hiệu điện thế 220V thì đèn nào sáng hơn? 
Đèn 1 sáng hơn B. Đèn 2 sáng hơn
C . Hai đèn sáng như nhau D. Cả 2 đèn đều sáng yếu
Câu 4.3: 
Cho một hiệu điện thế U = 1,8V và hai điện trở R1 và R2. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện đi qua chúng có cường độ I1 = 0,2A; nếu mắc song song hai điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện mạch chính có cường độ I2 = 0,9A. Tính R1 và R2
A. R1 = 3Ω và R2 = 6Ω.	B. R1 = 7Ω và R2 = 9Ω.
C. R1 = 4Ω và R2 = 8Ω.	D. R1 = 6Ω và R2 = 12Ω.
 Câu 4.4: 
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình 6.4 là RAB = 10Ω, trong đó các điện trở R1 = 7Ω ; R2 = 12Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây?
A. 9Ω B. 5Ω C. 4Ω D. 15Ω
Câu 4.5: 
Có hai dây dẫn cùng chất, dây thứ nhất dài l1 = 200m, tiết diện S1 = 1mm2 thì có điện trở R1 = 5,6W. Dây thứ hai có tiết diện S2 = 2mm2 và điện trở R2 = 16,8W thì có chiều dài l2 là 
A. . B. . C. . D. 
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM MỨC 4
4.1.D
4.2.B
4.3.A
4.4.C
4.5.A
TỰ LUẬN (MỨC 4)
Câu 4.1: 
Đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một điện trở thì dòng điện đi qua điện trở có cường độ 0,15A.
a.Tính trị số của điện trở này?
b. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở này lên thanh 8V thì trị số của điện trở này có thay đổi không? Trị số của nó khi đó là bao nhiêu? Dòng điện đi qua nó khi đó có cường độ là bao nhiêu?
Câu 4.2: Hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hai điểm M, N trong sơ đồ hình 6.1, trong đó hiệu điện thế U = 6V. Trong cách mắc thứ nhất, ampe kế chỉ 0,4A. Trong cách mắc thứ hai, ampe kế chỉ 1,8A
a) Đó là hai cách mắc nào? Vẽ sơ đồ từng cách mắc.
b) Tính điện trở R1 và R2
Câu 4.3: Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 = 6V, U2 = 3V và khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 5Ω và R2 = 3Ω. Cần mắc hai đèn này với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9V để hai đèn sáng bình thường.
a) Vẽ sơ đồ của mạch điện
b) Tính điện trở của biến trở khi đó
c) Biến trở này có điện trở lớn nhất là 25Ω, được quấn bằng dây nicrom có điện trở suất là 1,10.10-6Ω.m, có tiết diện 0,2mm2. Tính chiều dài của dây nicrom này.
Câu 4.4: Trên hai bóng đèn dây tóc Đ1 và Đ2 có ghi số tương ứng là 3V – 1,2W và 6V – 6W. Cần mắc hai đèn này cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9V để hai bóng đèn này sáng bình thường
a) Vẽ sơ đồ mạch điện thỏa mãn yêu cầu nói trên và giải thích tại sao khi đó hai bóng đèn có thể sáng
b) Tính điện trở của mỗi bóng đèn và của biến trở khi đó
c) Tính công suất điện của biến trở khi đó
Câu 4.5: Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V-100W.
a. Tính điện năng sử dụng trong 30 ngày khi thắp sáng bình thường bóng đèn này mỗi ngày 4 giờ.
b. Mắc nối tiếp 2 bóng đèn cùng loại trên đây vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch nối tiếp này và tính công suất của mỗi bóng đèn khi đó.
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN MỨC 4
Câu 4.1: 
a. Trị số của điện trở: R = U/I = 6/0,15 = 40Ω
b. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là 8V thì điện trở lúc này không thay đổi. R’ = 40Ω
c. Cường độ dòng điện qua R: I = U/R = 8/40 = 0,2A
Câu 4.2: 
a) Có hai cách mắc là
Cách 1: R1 song song R2.
Cách 1: R1 nối tiếp R2.
b) Rtđ của đoạn mạch gồm R1 nối tiếp R2 lớn hơn Rtđ của đoạn mạch khi mắc R1song song R2. Vì vậy, dòng điện chạy qua đoạn mạch nối tiếp có cường độ nhỏ hơn dòng điện chạy qua đoạn mạch song song nên. Ta có:
+) I1 = 0,4A khi R1 mắc nối tiếp với R2 nên:
R1 + R2 = U/I1 = 6/0,4 = 15Ω (1)
+) I2 = 1,8A khi R1 mắc song song với R2 nên:
 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ R1R2 = 50Ω (3)
Từ (1) và (3) ⇒ R1 = 5Ω; R1 = 1Ω hoặc

Tài liệu đính kèm:

  • doche_thong_cau_hoi_on_tap_mon_vat_ly_lop_9_kien_thuc_tu_tuan_1.doc