Một số câu hỏi ôn tập kiểm Chương 1 môn Hóa học Lớp 9

Một số câu hỏi ôn tập kiểm Chương 1 môn Hóa học Lớp 9

Câu 5: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

 A. Bari oxit và axit sunfuric loãng. B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng.

 C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng. D. Bari clorua và axit sunfuric loãng.

Câu 6: Dung dịch bazơ làm cho phenol phtalein chuyển thành.

A. màu vàng B. màu đỏ

C. màu xanh D. màu tím

 

docx 3 trang Hoàng Giang 3820
Bạn đang xem tài liệu "Một số câu hỏi ôn tập kiểm Chương 1 môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mottj số câu hỏi ôn – kiểm tra chương I
Câu 1: Cho các oxit: Na2O , CO , CaO , P2O5 , SO2. Có bao nhiêu chất tác dụng được với nước?
	 A. 1. 	B. 2. 	C. 3.	D. 4.
Câu 2: Dãy các chất tác dụng được với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
	 A. K2O, CuO, Na2O. 	B. CaO, Fe2O3, K2O.
	 C. K2O, BaO, Na2O. 	D. Li2O, K2O, CuO.
Câu 3: Vôi sống có công thức hóa học là 
 	A. Ca(HCO3)2. 	B. Ca(OH)2. 	 C. CaCO3.	 D. CaO.
Câu 4: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí ?
	A. Mg. 	B. CaCO3 .	 C. MgS.	 	D. Na2SO3 .
Câu 5: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí: 
 	A. Bari oxit và axit sunfuric loãng.	 	 B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng.
 	C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng. 	 D. Bari clorua và axit sunfuric loãng.
Câu 6: Dung dịch bazơ làm cho phenol phtalein chuyển thành.
A. màu vàng 	B. màu đỏ	
C. màu xanh	D. màu tím
Câu 7: Trong số các chất có công thức hóa học sau đây, chất nào là muối?
A. NaNO3	B.CO2	
C. H2SO4	D. Mg(OH)2
Câu 8: Nhóm chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng là:
 	A. Ba(OH)2 , BaCl2. 	B. CuO, BaCl2.
 	C. Zn(OH)2, Ba(NO3)2. 	D. Ba(OH)2, MgO.
Câu 9: Trong hơi thở, chất khí làm đục nước vôi trong là
 	A. O2. 	B. CO2. 	C. NO2. 	D. CO.
Câu 10: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là 
	A. CO2. B. Na2O.	 C. SO2. 	D. Fe2O3.
Câu 11: Cho phương trình hóa học: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O. Vậy X là
A. SO2.	B. CO2.	C. H2.	D. Cl2.	
Câu 12: Dung dịch X tác dụng với bazơ thu được muối và nước. X là
A. bazơ. 	B. axit.	C. muối.	D. oxit bazơ.
Câu 13: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách: 
A. Rót từng giọt nước vào axit. 	C. Cho cả nước và axit vào cùng 1 lúc. 
B. Rót từng giọt axit vào nước. 	D. Cả 3 cách trên đều được.
Câu 14: Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch H2SO4?
	A. dung dịch K2CO3.	B. dung dịch Ba(OH)2.	
C. dung dịch NaCl. 	D. dung dịch Na2SO3.
Câu 15: Oxit axit là
	A. những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
	B. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
	C. những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
	D. những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 16: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
	 A. K2O.	 B. CuO.	 C. P2O5.	 D. CaO.
Câu 17: Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với
	A. nước, sản phẩm là bazơ.	B. axit, sản phẩm là bazơ.
	C. nước, sản phẩm là axit.	D. bazơ, sản phẩm là axit.
Câu 18: Phân bón hoá học nào trong số các phân bón sau là phân bón kép?
A. (NH2)2CO	B. K2SO4	C. Ca(H2PO4)2	D. KNO3
Câu 19. Phản ứng nào là phản ứng trao đổi
A. CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O	 B. CaO + CO2 → CaCO3
C. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl	 D. 2AgNO3 + Cu → Ag + Cu(NO3)2 
Câu 20: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?
	A. Không có chất mới sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hoà tan.
	B. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
	C. Không có hiện tượng nào xảy ra.
	D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt, màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.
Câu 21: Trong số các axit sau: HNO3, H2S, HCl, H2SO4, H2CO3. Axit yếu là:
	A. HCl, HNO3	B. H2S, H2CO3
	C. HNO3, H2S	D. H2SO4, H2CO3 
Câu 22: Trong số các phân bón sau: KNO3, K3PO4, NH4NO3, (NH4)3PO4 . Phân bón nào là phân bón đơn?
	A. K3PO4	B. (NH4)3PO4	C. NH4NO3	D. KNO3	
Câu 22: Chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ là:
 A. BaO. 	B. CO. 	C. SO3. 	D. Al2O3.
Câu 24: Cho 300ml dung dịch HCl 1M vào 300ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu cho quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì quỳ tím:
 A. xuất hiện màu xanh. 	B. không đổi màu.
C. xuất hiện màu đỏ. 	D. xuất hiện màu vàng nhạt.
Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng: FeSO4 + X → FeCl2 + Y. Chất X, Y lần lượt là:
A. HCl và H2SO4.	B. BaCl2 và BaSO4.
C. NaCl và Na2SO4.	D. MgCl2 và MgSO4.
Câu 26: Để tác dụng hết với 0,05 mol FeO cần dùng vừa hết
A. 0,02mol HCl.	B. 0,1mol HCl. 	C. 0,05mol HCl. 	D. 0,01mol HCl.
Câu 27: Dãy oxit tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2.	B. CaO, CuO, CO, N2O5.
C. CO2, SO2, P2O5, SO3. 	D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.
Câu 28: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là
 A. CO2. 	B. P2O5. 	 C. Na2O 	 D. MgO.
Câu 29: Nhóm những chất gây ra mưa axit là:
A. CO2, SO2, SO3, N2O5	B. CuO, HCl, NaCl, CO2 
C. CaO, HNO3, CuO, P2O5 	D. FeO, MgCl2, Na2O, H2SO4 
Câu 30: Dung dịch chất nào sau đây có pH lớn hơn 7?
A. dung dịch HCl	B. dung dịch NaCl
C. dung dịch NaOH	D. dung dịch BaCl2 
Câu 31: Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào không độc nhưng không nên có trong nước ăn vì vị mặn của nó?
A. CaCO3	B. NaCl	C. Pb(NO3)2	D. CaSO4	
Câu 32: Có các oxit: CaO, Al2O3, CuO, PbO. Oxit tác dụng được với nước là:
A. CuO	B. Al2O3	C. CaO	D. PbO	
Câu 33: Cho 50 g CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đktc là
A. 11,2 lít.	B. 2,24 lít.	C. 1,12 lít.	D. 22,4 lít.
Câu 34: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là 
 A. 441,28 g.	 B. 197 g. 	 	C. 9,85 g. 	D. 19,7 g. 
Câu 35: Cho 200g dung dịch KOH 5,6% vào dung dịch CuCl2 dư, sau phản ứng thu được lượng chất kết tủa là
A. 19,6 gam 	B. 11,2 gam 	C. 9,8 gam. 	D. 14,9 gam.
Câu 36: Muối nào trong số các muối sau đây có thể dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
A. KNO3	B. K3PO4	C. K2SO4	D. K2CO3 
Câu 37: Hàm lượng nguyên tố photpho có trong 20 kg phân NPK loại 20.10.10 là bao nhiêu?
A. 1,76 kg	B. 0,44 kg	C. 0,88 kg	D. 1,32 kg
Câu 38: Cho 7 gam sắt tác dụng với 10 gam axitclohidric. Chất còn dư sau phản ứng là:
A. Sắt	B. Axit clohidric	
C. Không có chất dư	D. Không biết
Câu 39: Nhiệt phân một lượng sắt (III) hidroxit cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng giảm đi 10,8 gam. Khối lượng sắt (III) hidroxit đã bị phân huỷ là:
A. 42, 8 g	B. 10,8 g	C. 64,2 g	D. 21,4 g
Câu 40: Với thể tích ở đktc là 5,6 lít thì chất X có khối lượng là 4 gam. X là chất nào trong số các chất sau:
A. CO	B. CH4	C. NH3	D. NO
.............HẾT..............

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_cau_hoi_on_tap_kiem_chuong_1_mon_hoa_hoc_lop_9.docx