Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh trong dạy học Địa lí 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh trong dạy học Địa lí 9

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới giáo dục là một xu thế đang diễn ra không những ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Có thể nói đây là một xu thế tất yếu, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thời đại và sự phát triển của con người. Đổi mới giáo dục không chỉ là đổi mới về nội dung giáo dục, mục tiêu giáo dục mà còn phải đổi mới về phương pháp giáo dục và hình thức giáo dục.

Phương pháp giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo nên sự thành công và phát triển của một nền giáo dục. Do đó muốn giáo dục phát triển thì cần đặc biệt quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức, mà quan trọng hơn là phải rèn luyện kĩ năng cho học sinh.

Trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí 9 gồm 52 tiết thì có tới 11 tiết thực hành (hiện nay đã giảm tải 1 tiết), trong đó có 5 tiết thực hành vẽ biểu đồ và 12 bài tập thực hành vẽ và nhận xét biểu đồ cuối bài học trong sách giáo khoa. Từ ngày 03/02/2020 do ảnh hưởng của dịch Coovid-19, một số bài tập thực hành ở cuối học kì II giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự làm ở nhà dẫn đến việc học sinh phải tự học mà không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên như trên lớp lại càng khó khăn hơn.

 

doc 20 trang maihoap55 2653
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh trong dạy học Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KHÁNH THƯỢNG
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9
MÔN
: ĐỊA LÍ
TÁC GIẢ
: ĐÀO THỊ HOA
	NĂM HỌC: 2019 - 2020
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới giáo dục là một xu thế đang diễn ra không những ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Có thể nói đây là một xu thế tất yếu, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thời đại và sự phát triển của con người. Đổi mới giáo dục không chỉ là đổi mới về nội dung giáo dục, mục tiêu giáo dục mà còn phải đổi mới về phương pháp giáo dục và hình thức giáo dục.
Phương pháp giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo nên sự thành công và phát triển của một nền giáo dục. Do đó muốn giáo dục phát triển thì cần đặc biệt quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức, mà quan trọng hơn là phải rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
Trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí 9 gồm 52 tiết thì có tới 11 tiết thực hành (hiện nay đã giảm tải 1 tiết), trong đó có 5 tiết thực hành vẽ biểu đồ và 12 bài tập thực hành vẽ và nhận xét biểu đồ cuối bài học trong sách giáo khoa. Từ ngày 03/02/2020 do ảnh hưởng của dịch Coovid-19, một số bài tập thực hành ở cuối học kì II giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự làm ở nhà dẫn đến việc học sinh phải tự học mà không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên như trên lớp lại càng khó khăn hơn.
Kiểm tra khảo sát đầu năm học 2019 – 2020 (phụ lục 1), trước khi áp dụng đề tài, tôi đã thu được những số liệu đáng báo động:
Lớp
Sĩ số
Biết vẽ biểu đồ địa lí
Chưa biết vẽ biểu đồ địa lí 
Số lượng HS
Tỉ lệ
Số lượng HS
Tỉ lệ
9A
32
17
53,1
15
46,9%
9B
31
16
51,6%
15
48,4%
9C
32
18
56,2%
14
43,8%
Tổng
95
51
52,6
44
%
Kết quả trên cho thấy số lượng học sinh chưa biết cách vẽ biểu đồ còn chiếm tỉ lệ lớn, gần 50% số học sinh của lớp.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục, thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lí 9 ở trường THCS qua các năm, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh trong dạy học Địa lí 9” với hi vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp về cách hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 9, đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Địa lí trong nhà trường.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh có kĩ năng nhận dạng, vẽ các dạng biểu đồ địa lí một cách thành thục.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí 9 trong nhà trường.
- Giúp công tác ôn luyện cho học sinh giỏi các cấp môn Địa lí khối 9 đạt hiệu quả cao.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chương trình Địa lí lớp 9.
+ Địa bàn nghiên cứu: học sinh khối lớp 9, năm học 2018 - 2019 và năm học 2019 - 2020 tại trường THCS tôi đang giảng dạy.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp... theo hướng sưu tầm, thu thập và nghiên cứu các loại tài liệu như: sách, báo, giáo trình, các tài liệu tham khảo, có liên quan, từ đó tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và chọn lọc những nội dung lí thuyết cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lí luận và một số nội dung khác trong đề tài.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờ đồng nghiệp để rút ra những ưu điểm, tồn tại về cách rèn kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ cho học sinh.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Tôi tiến hành khảo sát và thống kê số lượng, tỉ lệ học sinh biết và chưa biết vẽ, nhận xét biểu đồ khi chưa thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Hướng dẫn và rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh qua các tiết học trên lớp, giao bài tập về nhà.
- Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: trao đổi ý kiến với đồng nghiệp...
V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
	Đề tài này được nghiên cứu trong năm học 2019 - 2020.
B. PHẦN THỨ HAI:
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm biểu đồ
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một đối tượng (như quá trình phát triển dân số qua các năm, tình hình tăng trưởng kinh tế qua các năm...), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (như so sánh sản lượng lương thực giữa các vùng...) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (ví dụ như cơ cấu của nền kinh tế) 
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kỹ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu), sau đó căn cứ vào chủ đề đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào cũng phải đảm bảo được 3 yêu cầu sau:
+ Tính khoa học (chính xác);
+ Tính trực quan (rõ ràng, dễ học);
+ Tính thẩm mỹ (đẹp).
2. Các dạng biểu đồ địa lí cơ bản
- Biểu đồ cột (cột đơn, cột nhóm, cột chồng, thanh ngang);
- Biểu đồ hình tròn;
- Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị);
- Biểu đồ miền;
- Biểu đồ kết hợp.
3. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ
Thông thường gồm 4 bước sau:
Bước 1: Nêu mục đích, yêu cầu của bài tập
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các thao tác, các bước, các công việc cụ thể tùy thuộc vào yêu cầu của bài tập.
Bước 3: Học sinh thực hiện các công việc theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường học còn một số hạn chế dẫn đến tình trạng học sinh chưa thực sự hứng thú học tập, nhất là với các môn khoa học xã hội nói chung, môn Địa lí nói riêng và cụ thể là kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí của học sinh còn hạn chế.
Từ năm 2019 - 2020, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Địa lí khối lớp 9. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy: Kĩ năng nhận biết, vẽ biểu đồ của học sinh trường mình chưa thành thạo. Ngoài ra, một số học sinh vẫn có tâm lý coi Địa lí là “môn phụ” nên chưa chú tâm học tập môn Địa lí nói chung và rèn kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí nói riêng, vì vậy số lượng học sinh chưa biết xác định dạng biểu đồ cần vẽ vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao. 
Kết quả khảo sát cuối năm học 2018 - 2019 (dựa trên kết quả các bài thực hành vẽ và nhận xét biểu đồ trong SGK, bài vẽ và nhận xét biểu đồ trong các bài kiểm tra định kì của học sinh) cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Biết vẽ biểu đồ địa lí
Chưa biết vẽ biểu đồ địa lí 
Số lượng HS
Tỉ lệ
Số lượng HS
Tỉ lệ
9A
32
17
53,1
15
46,1%
9B
32
16
50%
16
50%
9C
33
18
54,5%
15
45,5%
Tổng
97
51
52,6
46
47,4%
Từ những kết quả khảo sát trên, tôi thấy đây thực sự là những con số đáng chú ý về thực trạng học tập môn Địa lí nói chung và kĩ năng vẽ, nhận xét biểu đồ địa lí nói riêng của học sinh. Điều này làm cho một giáo viên Địa lí trẻ và yêu nghề như tôi luôn phải trăn trở, suy nghĩ. Bởi vậy, ngay từ đầu năm học 2019 - 2020 này, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm rèn kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh khối lớp 9, để từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí của học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm để rèn kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 mà tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp trong mục III sau đây.
III. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
1. Rèn kĩ năng nhận dạng, lựa chọn loại biểu đồ thích hợp 
Các bài tập thực hành vẽ biểu đồ trong SGK Địa lí 9 gồm các dạng biểu đồ sau: biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột (cột đơn, cột ghép, cột chồng, thanh ngang), biểu đồ miền, biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ kết hợp đường và miền.
Kĩ năng nhận dạng, lựa chọn loại biểu đồ thích hợp gồm có hai kĩ năng cơ bản sau:
* Kĩ năng biết khi nào vẽ biểu đồ mà không cần phải xử lý bảng số liệu (chỉ cần dựa vào bảng số liệu đã cho để vẽ biểu đồ); và khi nào muốn vẽ biểu đồ được thì phải xử lý bảng số liệu, sau đó dựa vào bảng số liệu mới vừa xử lý để vẽ biểu đồ.
Không cần phải xử lý bảng số liệu khi: Yêu cầu vẽ theo tên của bảng số liệu đã cho và có kèm theo các từ: “về ”, “thể hiện ” hoặc đơn vị là %.
Phải xử lý bảng số liệu rồi sau đó dựa vào bảng số liệu vừa xử lý để vẽ biểu đồ khi: Yêu cầu vẽ biểu đồ có các từ gợi mở như: “cơ cấu”, “tỉ trọng”, ‘tỉ lệ”, “tăng trưởng”, nhưng đơn vị ở bảng số liệu đã cho không phải là %.
* Kĩ năng biết nhận dạng biểu đồ cần vẽ thông qua các từ gợi mở, các mốc thời gian, đơn vị thể hiện trong yêu cầu của bài tập, bài thực hành. 
Trong một số bài tập, bài thực hành hoặc trong bài kiểm tra định kì thường chỉ yêu cầu học sinh: em hãy vẽ biểu đồ thích hợp, chứ không yêu cầu cụ thể là em hãy vẽ biểu đồ hình tròn, hay hình cột, 
Dạng biểu đồ hình tròn: Thường có các từ gợi mở như: “cơ cấu”, “tỉ trọng”, “tỉ lệ”, và đơn vị là %. Mốc thời gian 1 hoặc 2 mốc, tối đa là 3 mốc.
 Ví dụ: Bài tập 1, phần a, SGK Địa lí 9, trang 38 có câu: “ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây”.
Dạng biểu đồ cột đơn, cột ghép: Thường có các từ gợi mở như: “về”; “thể hiện”: “khối lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, và kèm theo một hoặc một vài mốc thời gian hoặc thời kì, giai đoạn; yêu cầu vẽ biểu đồ theo tên của bảng số liệu đã cho.
 Ví dụ: Bài tập 2, SGK Địa lí 9, trang 99 yêu cầu: “ , hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét”.
Dạng cột chồng: Có từ gợi mở như “cơ cấu”, đơn vị là % , từ 2 mốc đến 3 mốc thời gian (ví dụ: 2005, 2010, 2016); trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần; hoặc yêu cầu thể hiện các thành phần trong tổng thể theo giá trị tuyệt đối cho trước, 
Ví dụ: Bài tập 2, SGK Địa lí 9, trang 33.
Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
Bảng 8.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng, sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
100,0
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100,0
62,8
17,5
17,3
2,4
à Căn cứ vào bảng số liệu đã cho và yêu cầu của bài tập, chúng ta cần lựa chọn biểu đồ thích hợp để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đó là biểu đồ cột chồng. Bởi vì trong tổng số của từng năm là 100% nhưng trong đó lại có nhiều thành phần: gia súc, gia cầm, sản phẩm trứng sữa, phụ phẩm chăn nuôi; cộng tổng các thành phần này lại được 100%. (Nếu đề bài không yêu cầu cụ thể là vẽ biểu đồ cột, thì cũng có thể lựa chọn biểu đồ hình tròn để thể hiện).
Dạng thanh ngang: Học sinh phải hiểu được đây là một dạng biến thể của biểu đồ cột, đơn vị thường là % và nội dung trong bảng số liệu thường không phải là năm.
Ví dụ: Bài tập 3, SGK Địa lí 9, trang 105: “Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét” – nội dung thể hiện trên biểu đồ là: độ che phủ rừng % (trục hoành) và các tỉnh (trục tung).
Dạng biểu đồ miền: Cần phải quan sát trên bảng số liệu: khi các đối tượng trải qua trên 3 mốc thời gian (ví dụ: 1995, 2000, 2005, 2010, ); có cụm từ : “cơ cấu” và đơn vị %.
Giáo viên lưu ý cho học sinh: Cách nhận dạng biểu đồ tròn và biểu đồ miền tương tự nhau, đều thể hiện “cơ cấu”, “tỉ trọng”, , chỉ khác nhau ở chỗ nếu đề bài yêu cầu vẽ từ 3 năm trở xuống thì vẽ biểu đồ tròn, còn nếu yêu cầu vẽ trên 3 năm thì ta chọn biểu đồ miền để thể hiện.
Dạng biểu đồ đường biểu diễn: Thường có các từ gợi mở như: “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, và kèm theo là một chuỗi thời gian “qua các năm từ năm... đến năm...”.
Ví dụ: Bài tập 2, phần a, SGK Địa lí 9, trang 38 có câu yêu cầu: “ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995, 2000 và 2002”.
Dạng biểu đồ kết hợp: Thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau.
Khi lựa chọn loại biểu đồ cần phân tích kĩ các yêu cầu của bài tập để xác định mục đích thể hiện của biểu đồ: thuộc về động thái phát triển của hiện tượng, so sánh tương quan độ lớn giữa các hiện tượng, thể hiện cơ cấu thành phần của tổng thể hay kết hợp giữa các yêu cầu đó với nhau. 
Tóm lại, để lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất cần phải căn cứ vào các yếu tố: khả năng thể hiện của biểu đồ; lời dẫn, đặc điểm của bảng số liệu đã cho và yêu cầu của bài tập.
2. Rèn kĩ năng tính toán, xử lí bảng số liệu 
Trên cơ sở loại biểu đồ đã lựa chọn và bảng số liệu đã cho, cần xem xét và xác định xem để vẽ biểu đồ theo yêu cầu của đề bài có cần phải xử lí số liệu hay không, nếu có thì tính toán như thế nào? Dưới đây là một số phép tính thường được sử dụng trong quá trình vẽ biểu đồ:
Thành phần A
Tổng thể
Tỉ trọng của thành phần A (%) =
x 100 
* Đối với yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu mà bảng số liệu đã cho tính bằng giá trị tuyệt đối thì cần tính tỉ lệ % của các thành phần trong tổng thể (coi tổng thể là 100%).
* Đối với yêu cầu vẽ biểu đồ quy mô và cơ cấu của các đối tượng qua 2 hoặc 3 năm mà bảng số liệu ở giá trị tuyệt đối thì bên cạnh việc tính tỉ lệ của từng thành phần như trên cần phải tính bán kính hình tròn để thể hiện tương quan về quy mô của đối tượng theo cách sau:
Gọi giá trị năm thứ nhất ứng với hình tròn có diện tích S1 và bán kính R1.
Gọi giá trị năm thứ hai ứng với hình tròn có diện tích S2 và bán kính R2.
Ta có: 
Thay số vào ta sẽ tính được những thông số cần thiết, cho R1 bằng một đại lượng nhất định (VD: R1 = 2 cm), ta sẽ tính được R2,...
* Đối với yêu cầu vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm mà bảng số liệu đã cho là số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau, thì phải tính tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm so với giá trị của năm gốc như sau:
Lấy năm đầu tiên trong dãy số liệu là năm gốc (năm gốc bằng 100%), ta có tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm gốc là:
Tt (%) =
Gs
Gg
x 100
Trong đó: Tt là tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm gốc, 
 Gs là giá trị của năm sau, Gg là giá trị của năm gốc.
* Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số:
Công thức: Tg = S – T
Trong đó: Tg: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)
S: Tỉ suất sinh thô (‰)
T: Tỉ suất tử thô (‰)
(chú ý sau khi tính xong cần chuyển về đơn vị %)
* Tính bình quân đất nông nghiệp theo đầu người
* Lưu ý: Trong quá trình làm bài thực hành vẽ biểu đồ và phải xử lí số liệu, nhất thiết phải ghi cách tính và tính cụ thể một thành phần, sau đó ghi tương tự ta có bảng số liệu mới à tiến hành lập bảng số liệu đã qua xử lí, chú ý tên và đơn vị của bảng số liệu mới.
3. Rèn kĩ năng vẽ từng dạng biểu đồ cụ thể 
a. Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn
Bước 1: Xử lý số liệu.
Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn. Bán kính cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ cho biểu đồ.
Bước 3: Chia hình tròn thành các hình quạt theo đúng tỉ lệ và thứ tự của các thành phần theo như yêu cầu của bài tập.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ.
Sau khi vẽ xong các hình quạt trên biểu đồ tròn, cần ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ một cách ngay ngắn, rõ ràng; kí hiệu – chú giải theo thứ tự của hình vẽ và ghi bảng chú giải ở bên dưới hoặc bên cạnh biểu đồ (không nên ghi lên bên trên); và sau đó đặt tên cho biểu đồ (tên biểu đồ nên ghi ở phía trên hoặc phía dưới của biểu đồ).
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
9040,0
12831,4
Cây lương thực
6474,6
8320,3
Cây công nghiệp
1199,3
2337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
1366,1
2173,8
Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24mm. (Bài tập 1 – SGK Địa lí 9, trang 38)
Sau khi thực hiện các bước ta được biểu đồ như sau:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây, năm 1990 và năm 2002 (%)
Năm 2002
Năm 1990
 b. Kĩ năng vẽ biểu đồ cột
Một số dạng biểu đồ cột thường gặp trong chương trình Địa lí 9: biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ cột nhóm (cột ghép) và biểu đồ thanh ngang.
Sau đây là kĩ năng vẽ từng dạng biểu đồ cột:
* Kĩ năng vẽ biểu đồ cột đơn:
Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc cho cân đối giữa hai trục.
Trục tung (trục đứng) thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mốc ghi cao hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu. Phải ghi rõ đơn vị (nghìn tấn, tỉ đồng...) và phải cách đều nhau.
Trục hoành (trục ngang) thể hiện các năm hoặc đối tượng khác; khoảng thời gian giữa các năm cho trong bảng số liệu cần phải lưu ý để xem có phải chia đều hay không đều.
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục. Chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và thẫm mỹ.
Bước 3: Vẽ theo đúng trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp tới cao hoặc ngược lại, trừ khi bài có yêu cầu sắp xếp lại.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: ghi các số liệu tương ứng vào các cột, vẽ ký hiệu và lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ.
Ví dụ: Cho bảng số liệu: (Bài tập 2 – SGK Địa lí 9, trang 99)
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố 
của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2002
Các tỉnh, thành phố
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hòa
Ninh Thuận
Bình Thuận
Diện tích (nghìn ha)
0,8
5,6
1,3
4,1
2,7
6,0
1,5
1,9
Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2002.
Thực hiện bài tập theo lần lượt các bước trên, ta được biểu đồ như sau:
Biểu đồ thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 
ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2002
* Kĩ năng vẽ biểu đồ cột chồng:
Biểu đồ cột chồng vẽ theo số liệu tuyệt đối: thể hiện rõ nhất sự so sánh quy mô của các đối tượng địa lí; còn biểu đồ cột chồng vẽ theo số liệu tương đối: thể hiện rõ nhất cơ cấu thành phần của một tổng thể.
Sau đây là các bước tiến hành vẽ biểu đồ cột chồng vẽ theo số liệu tương đối (%).
Bước 1: Xử lí số liệu tính ra tỉ lệ % nếu bảng số liệu đã cho có giá trị tuyệt đối.
Bước 2: Xây dựng hệ trục tọa độ cần phải xem xét:
Số lượng cột cần thể hiện trên trục hoành để phân chia khoảng cách giữa các cột vừa phải và dễ quan sát.
Độ rộng các cột nên có kích thước nhất định để thể hiện các thành phần bên trong.
Bước 3: Thể hiện cơ cấu hoặc quy mô của các thành phần:
Vẽ các cột có chiều cao bằng nhau và đều bằng 100%, đơn vị được ghi trên trục tung là %, bề rộng của các cột phải bằng nhau. Sau đó lần lượt vẽ từng thành phần theo bảng thống kê đã cho cụ thể hoặc vừa mới xử lý xong.
Bước 4: Thể hiện kí hiệu cho từng thành phần trong biểu đồ và ghi số liệu mỗi thành phần, lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ.
Ví dụ: Bài tập 2, SGK Địa lí 9, trang 33.
Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng, sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
100,0
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100,0
62,8
17,5
17,3
2,4
à Căn cứ vào bảng số liệu đã cho và yêu cầu của bài tập à lựa chọn vẽ biểu đồ cột chồng để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
của nước ta, năm 1990 và năm 2002 (%)
* Kĩ năng vẽ biểu đồ cột nhóm (cột ghép):
Cách vẽ biểu đồ cột nhóm tương tự như vẽ biểu đồ cột đơn, chỉ khác ở chỗ ta nhóm các cột lại với nhau trong cùng một mốc thời gian.
Ví dụ: Bài tập 3, SGK Địa lí 9, trang 133.
Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước,
giai đoạn 1995 – 2002 (nghìn tấn)
 Năm
Vùng
1995
2000
2002
Đồng bằng sông Cửu Long
819,2
1169,1
1354,5
Cả nước
1584,4
2250,5
2647,4
Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trong giai đoạn trên.
Thực hiện các bước tương tự như vẽ biểu đồ cột đơn, ta được biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
và cả nước, giai đoạn 1995 – 2002 (nghìn tấn)
* Kĩ năng vẽ biểu đồ thanh ngang:
Tương tự như vẽ biểu đồ cột nhưng các cột nằm ngang chứ không đứng dọc như hình cột
+ Trục ngang thể hiện đơn vị của các đại lượng, có mốc ghi cao hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu.
+ Trục đứng thể hiện các đối tượng.
Ví dụ: Bài tập 3, SGK Địa lí 9, trang 105.
Cho bảng số liệu sau:
Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2003
Các tỉnh
Kon Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Lâm Đồng
Độ che phủ rừng (%)
64,0
49,2
50,2
63,5
Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên năm 2003.
Sau khi thực hiện các bước, ta được biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện độ che phủ rừng
của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2003 (%)
c. Kĩ năng vẽ biểu đồ miền
Bước 1: Xử lí số liệu: nếu số liệu đề bài cho là số liệu tuyệt đối như tỉ đồng, triệu người, thì ta phải chuyển sang số liệu tương đối là % (nếu số liệu đề bài cho có sẵn đơn vị là % thì ta bỏ qua bước này ).
Bước 2: Kẻ khung hệ toạ độ gồm:
Trục ngang thể hiện mốc thời gian, chia mốc phù hợp với tỉ lệ khoảng cách năm.
Trên thời gian đầu và cuối của trục ngang, ta dựng 2 trục đứng có mốc từ 0% đến 100%. Nối đỉnh 2 trục đứng ngang mốc 100% để khép kín không gian của biểu đồ – (kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật; để tiện cho đo vẽ, GV hướng dẫn HS nên quy định chiều cao của khung biểu đồ 100% tương ứng với 10 cm).
Dùng bút chì kẻ mờ những đường thẳng theo các năm thì khi ta xác định các điểm sẽ dễ dàng hơn.
 Bước 3: 
Đánh dấu mốc giá trị % của từng thời điểm (giống biểu đồ đường) rồi kẻ đường biểu diễn cho thành phần thứ nhất để tạo miền cho thành phần thứ nhất. 
Căn cứ vào tỉ lệ giá trị cơ cấu của thành phần thứ hai, GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn của thành phần này tạo miền thành phần thứ hai chồng lên thành phần thứ nhất.
Nếu đối tượng có ba thành phần thì miền còn lại là miền của thành phần thứ ba.
Lưu ý: Năm đầu tiên và năm cuối cùng nằm dưới chân trục đứng (hai cạnh hai bên trái và phải của hình chữ nhật).
Bước 4: Vạch kí hiệu phân biệt các miền, lập bảng chú giải, tên biểu đồ.
Ví dụ: Bài thực hành, SGK Địa lí 9, trang 60.
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 - 2002 (%)
 Năm
 Khu vực 
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông, lâm, ngư nghiệp
40,5
29,9
27,2
25,8
25,4
23,3
23,0
Công nghiệp - xây dựng
23,8
28,9
28,8
32,1
34,5
38,1
38,5
Dịch vụ
35,7
41,2
44,0
42,1
40,1
38,6
38,5
Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 - 2002. 
Sau khi xong tất cả các bước, học sinh được biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của nước ta,
thời kì 1991 – 2002 (%)
d. Kĩ năng vẽ biểu đồ đường biểu diễn
Bước 1: Xử lí số liệu: nếu số liệu đề bài cho là số liệu tuyệt đối như tỉ đồng, nghìn tấn, nghìn ha, thì ta phải tính tốc độ tăng trưởng để chuyển sang số liệu tương đối là % (nếu số liệu đề bài cho có sẵn đơn vị là % thì ta bỏ qua bước này ).
Bước 2: Kẻ hệ trục toạ độ, chia tỉ lệ ở hai trục cho cân đối và chính xác.
+ Trục tung (trục đứng) thể hiện đơn vị %, có mốc ghi cao hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu.
+ Trục hoành (trục ngang) thể hiện năm và chia mốc thời gian tương ứng với mốc thời gian ghi trong bảng số liệu. Lưu ý về khoảng cách giữa các mốc thời gian để từ đó ta có thể chia đều hoặc không đều.
Bước 3: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục. Chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và thẩm mĩ.
Bước 4: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu toạ độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm dưới chân trục đứng.
Trong trường hợp biểu đồ có nhiều đường biểu diễn, ta nên vẽ từng đường để tránh nối nhầm.
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng thì tất cả các đường biểu diễn đều xuất phát từ giá trị 100% trên trục đứng.
Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ
Ghi số liệu vào biểu đồ; kí hiệu, chú giải: biểu đồ có nhiều đường biểu diễn thì phải có kí hiệu riêng cho từng đường, thường sử dụng các kí hiệu như: ·, ¡, , —, â đặt tại các điểm tọa độ ứng với mốc năm (mỗi kí hiệu cho một đường); ghi giá trị tại mỗi điểm nút (trong trường hợp biểu đồ có nhiều đường biểu diễn mà các đường này lại nằm sát nhau thì không cần ghi); ghi tên biểu đồ.
Ví dụ: Bài tập 1, SGK Địa lí 9, trang 80.
Cho bảng số liệu sau:
Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực
theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)
 Năm
Tiêu chí	
1995
1998
2000
2002
Dân số
100,0
103,5
105,6
108,2
Sản lượng lương thực
100,0
117,7
128,6
131,1
Bình quân lương thực theo đầu người
100,0
113,8
121,8
121,2
Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
Thực hiện bài tập theo lần lượt các bước trên, ta được biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực 
và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng
e. Kĩ năng vẽ biểu đồ kết hợp
Các dạng biểu đồ kết hợp thường gặp: kết hợp cột và đường, đường và miền,... Cách vẽ biểu đồ kết hợp cũng tương tự như vẽ biểu đồ cột và biểu đồ đường, chỉ khác ở chỗ biểu đồ kết hợp thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị trên cùng một biểu đồ. Ở lớp 8, học sinh đã được vẽ dạng biểu đồ kết hợp cột và đường.
Các bài tập thực hành trong SGK Địa lí 9 ít nhắc tới biểu đồ kết hợp, song giáo viên cũng nên rèn kĩ năng vẽ dạng biểu đồ này cho học sinh, nhất là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí.
Trong dạy học Bài 2: Dân số và gia tăng dân số, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại cách vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường (hình 2.1, SGK Địa lí 9, trang 7).
Bài tập 3 (SGK Địa lí 9, trang 10) yêu cầu học sinh biết nhận dạng và vẽ biểu đồ kết hợp đường và miền.
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta
thời kì 1979 – 1999 (‰)
Năm
Tỉ suất
1979
1999
Tỉ suất sinh
32,5
19,9
Tỉ suất tử
7,2
5,6
- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm.
- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 – 1999.
Sau khi thực hiện các bước, ta được biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số
ở nước ta, thời kì 1979 – 1999
4. Một số lưu ý đối với giáo viên và học sinh trong vẽ và nhận xét biểu đồ Địa lí 9
* Giáo viên và học sinh phải chuẩn bị thật tốt đồ dùng trong bài học có bài tập yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ.
- Đối với giáo viên: 
+ Cần chuẩn bị đồ dùng dạy học thật tốt gồm: thước kẻ, compa, máy tính, phấn màu, biểu đồ mẫu giáo viên vẽ sẵn dùng để hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ.
+ Ngoài ra, giáo viên soạn giáo án có phương pháp phù hợp đối với bài học có yêu cầu vẽ biểu đồ ở cuối bài.
- Đối với học sinh: 
Cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết trong vẽ biểu đồ như: máy tính, bút chì, thước kẻ, thước chia độ, compa, màu,...
* Trong khi học bài mới mà trong bài mới có hình biểu đồ (hoặc hình biểu đồ trong Atlat) thì giáo viên giới thiệu cho học sinh biết đây là dạng biểu đồ gì, cách vẽ, chú thích như thế nào, đến bài tập hoặc bài thực hành số mấy sẽ gặp dạng biểu đồ này.
Khi giáo viên gợi ý như vậy sẽ thu hút học sinh chú ý, bước đầu học sinh cũng có chút kiến thức về biểu đồ sắp học. Ví dụ khi học Bài 6 - Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, có hình 6.1 là biểu đồ miền, giáo viên giới thiệu cho học sinh hình dung và đến bài 16 sẽ học và vẽ biểu đồ dạng đó.
* Đối với những bài tập vẽ và nhận xét biểu đồ mà học sinh không có điều kiện để hoàn thành tại lớp, giáo viên hướng dẫn rồi sau đó yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành thì đầu giờ tiết sau giáo viên phải kiểm tra: kiểm tra xem các em có vẽ hay không, vẽ đúng yêu cầu hay không, còn sai sót ở chỗ nào, rút ra các nhận xét theo yêu cầu của bài tập có đúng không,...
Ngoài ra, trong đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì cần phải có câu vẽ và nhận xét biểu đồ trong các dạng đã học nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng của các em. Sau các bài kiểm tra, giáo viên sẽ biết được cụ thể kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí của từng lớp nói chung và từng học sinh nói riêng, biết được học sinh yếu ở phần nào của vẽ biểu đồ để dạy các em biết, tránh hổng kiến thức...
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
* Khi chưa thực hiện đề tài: Số lượng học sinh chưa biết vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm tỉ lệ khá cao.
* Sau khi thực hiện đề tài: Số lượng học sinh biết vẽ và nhận xét biểu đồ tăng lên rõ rệt (phụ lục 2, 3)
Kết quả khảo sát cuối năm học 2019 - 2020 (2) (tính đến cuối tháng 6/2020):
Lớp
Sĩ số
Biết vẽ và nhận xét 
biểu đồ địa lí
Chưa biết vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí
Số lượng HS
Tỉ lệ
Số lượng HS
Tỉ lệ
9A
32
29
90,6%
3
9.,4%
9B
31
27
87,1%
4
12,9%
9C
32
28
87,5%
4
12,5%
Tổng
95
84
%
11
%
(1), (2) Dựa trên kết quả các bài thực hành vẽ và nhận xét biểu đồ trong SGK, bài vẽ và nhận xét biểu đồ trong các bài kiểm tra định kì của học sinh.
So sánh kết quả năm học năm học 2018 - 2019 với năm học 2019 - 2020
Lớp
9A
9B
9C
2018 - 2019
2019 - 2020
2018 - 2019
2019 - 2020
2018 - 2019
2019 - 2020
Giỏi
21 %
25 %
19,5 %
22,6 %
15,5 %
15,6 %
Khá
33, 3 %
34,4 %
33,5 %
32,3 %
36, 5 %
37,5 %
TB
53,7 %
40,6 %
47 %
45,2 %
48 %
46,9 %
Yếu
0 % 
0 %
0 %
0 %
0 %
0 %
Kém
0 %
0 %
0 %
0 %
0 %
0 %
 Những kết quả mới được ghi nhận này đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí của học sinh. Qua đó cũng thúc đẩy giáo viên tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Cụ thể, trong công tác ôn luyện học sinh giỏi các cấp môn Địa lí năm học 2019 – 2020, tôi đã có 03 học sinh giỏi cấp huyện (02 giải Nhì, 01 giải Ba) và 02 học sinh giỏi cấp thành phố (01 giải Ba và 01 giải Khuyến khích) so với kết quả năm học 2018 – 2019 là 03 học sinh giỏi cấp huyện (01 giải Nhì, 02 giải Khuyến khích), 01 học sinh giỏi cấp thành phố (giải khuyến

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_ve_bieu_do_cho_hoc_sinh_tr.doc