Sáng kiến kinh nghiệm "Pháp triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh THCS: - Bùi Thị Chín

Sáng kiến kinh nghiệm "Pháp triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh THCS: - Bùi Thị Chín

 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

 - Tiếng Anh là một ngoại ngữ rất phổ biến và thông dụng. Mọi người hầu hết ai cũng biết tiếng Anh rất quan trọng trong đời sống của chúng ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay bởi tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế được dùng để giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều có nhận thức như thế, đặc biệt là học sinh phổ thông ở các vùng xa, vùng quê như học sinh của chúng ta, có mấy em nhận thức được rằng mình học ngoại ngữ dùng để giao tiếp trước tình hình đó, giáo viên dạy môn Tiếng Anh cần phải chú trọng việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là chú trọng đến việc làm thế nào để cho học sinh cấp tiểu học và THCS có được một khái niệm cơ bản cho môn nói, hay nói cách khác là các em phải biết được những câu nói giao tiếp đơn giản.

- Mặt khác, ngày nay người ta không dạy tiếng Anh một cách đơn thuần, mà còn sử dụng tiếng Anh như một công cụ chuyển tải kiến thức cho các môn học khác như toán, khoa học. Nhiều nước đã đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục như vậy cần coi trọng tiếng Anh THCS bởi được tiếp cận với tiếng Anh ở độ tuổi càng nhỏ thì hiệu quả càng cao. Ngoài ra, một lý do cá nhân khiến tôi chọn THCS để nghiên cứu về phương pháp giảng dạy là tôi rất yêu học sinh và thích làm việc với học sinh .

 

docx 37 trang hapham91 3893
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm "Pháp triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh THCS: - Bùi Thị Chín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: LÝ LỊCH
Họ và tên: Bùi Thị Chín
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Tiên lữ, huyện Tiên Lữ - Hưng Yên
Tên sáng kiến: "Phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh THCS"
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh
PHẦN 2: NỘI DUNG
 MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	- Tiếng Anh là một ngoại ngữ rất phổ biến và thông dụng. Mọi người hầu hết ai cũng biết tiếng Anh rất quan trọng trong đời sống của chúng ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay bởi tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế được dùng để giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều có nhận thức như thế, đặc biệt là học sinh phổ thông ở các vùng xa, vùng quê như học sinh của chúng ta, có mấy em nhận thức được rằng mình học ngoại ngữ dùng để giao tiếp trước tình hình đó, giáo viên dạy môn Tiếng Anh cần phải chú trọng việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là chú trọng đến việc làm thế nào để cho học sinh cấp tiểu học và THCS có được một khái niệm cơ bản cho môn nói, hay nói cách khác là các em phải biết được những câu nói giao tiếp đơn giản.
- Mặt khác, ngày nay người ta không dạy tiếng Anh một cách đơn thuần, mà còn sử dụng tiếng Anh như một công cụ chuyển tải kiến thức cho các môn học khác như toán, khoa học... Nhiều nước đã đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục như vậy cần coi trọng tiếng Anh THCS bởi được tiếp cận với tiếng Anh ở độ tuổi càng nhỏ thì hiệu quả càng cao. Ngoài ra, một lý do cá nhân khiến tôi chọn THCS để nghiên cứu về phương pháp giảng dạy là tôi rất yêu học sinh và thích làm việc với học sinh .
 1. Thực trạng:
	- Những năm qua, môn ngoại ngữ giảng dạy tại nhiều trường phổ thông chủ yếu là tiếng Anh. Điều đáng quan tâm hiện nay là hoạt động dạy và học môn học này ở nhiều trường vẫn còn nặng về lý thuyết, học sinh học để lấy điểm, còn các kỹ năng thực hành vẫn còn nhiều hạn chế.
	-Trước đây, khi chưa đổi mới sách, giáo viên thường sử dụng phương pháp truyền thống như: reading, translation, và đặc biệt chú trọng đến ngữ pháp nên hầu hết học sinh học tiếng Anh bằng cách đọc và viết. Lớp học không sinh động, học sinh không được rèn luyện cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc viết, hơn nữa về phía giáo viên cũng không quan tâm nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh của mình, đơn giản với một lý do là kỹ năng nói không nằm trong chương trình của sách giáo khoa.
	- Trước tình hình đó, ngành giáo dục thực hiện thay đổi sách giáo khoa trên quy mô cả nước và đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy và một trong những nội dung đổi mới đó là phát triển đủ cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết trong chương trình mới, tuy nhiên hầu hết giáo viên đều có tâm trạng chung là gặp rất nhiều khó khăn trong giờ dạy các em nói, phần lớn là các em không nói được, nếu có nói thì các em cũng dựa vào mẫu câu có sẵn để đọc mà thôi. Điều này dẫn đến cả giáo viên và học sinh đều không hứng thú trong giờ học nói.
	- Trước khi trở thành giáo viên dạy Tiếng Anh bản thân tôi cũng đã từng là học sinh học chương trình của sách giáo khoa cũ, tuy nhiên tôi rất may mắn là đã có được một người thầy luôn luôn tận tụy vì học trò thân yêu của mình mà dạy dỗ rất cặn kẽ. Bằng mọi cách thầy đã chỉ ra cho chúng tôi thấy được tầm quan trọng của việc học ngoai ngữ. Bây giờ khi trở thành giáo viên dạy tiếng Anh tôi rất băn khoăn trước thực trạng này là làm sao cho học trò của mình thấu hiểu được mục đích quan trọng của việc học ngoại ngữ để giao tiếp là như thế nào? Thế là tôi đã bắt tay vào việc làm sao cho học sinh của mình thích học môn học mà mình phụ trách. Có thể nhờ vào năng khiếu của mình một phần cộng thêm qua nhiều năm học hỏi kinh nghiệm của các bậc tiền bói, sự nghiên cứu và nổ lực không ngừng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm rất bổ ích cho học sinh thân yêu của mình là làm thế nào để có thể giao tiếp những câu đơn giản ở chương trình cấp tiểu học và trung học cơ sở.
 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Từ thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Anh tại trường trung học cơ sở Tiên Lữ tôi tìm ra những thủ thuật trong phần Speaking của các tiết học là làm sao ngoài mục đích giới thiệu ngữ liệu cho học sinh thì kết thúc bài học, học sinh có thể vận dụng từ vựng và ngữ pháp trong bài để giao tiếp theo chủ đề mà học sinh đã được học theo từng đơn vị bài học và từng bước nâng cao chất lượng đại trà đối với bộ môn này
 3. Phạm vi sáng kiến:
 -Phát triển kĩ năng Speaking cho học sinh THCS 
 - Một ít kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả các môn học mà có giờ thảo luận mà nổi trội là môn tiếng Anh và ngữ văn.
 - Có thể áp dụng ngay từ khi các em học sinh ở THCS, để cho học sinh tiếp cận với tiếng Anh càng sớm càng tốt vì đây là xu hướng chung của thế giới.
 II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
 * Thuận lợi: Trên thực tế việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường tôi có những điều kiện thuận lợi sau:
 - Ban giám hiệu nhà trường rát quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho việc giảng dạy môn Tiếng Anh.
 - Nhà trường đã trang bị các thiết bị dạy học như : máy projecter, đài, băng đĩa, tranh ảnh, các loại sách tham khảo,sách nâng cao nghiệp vụ môn Tiếng Anh, từ điển Anh-Việt, Việt-Anh tương đối đầy đủ.
 - Trình độ đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh đạt chuẩn, yêu nghề, nhiệt tình trong công việc.
 * Khó khăn: Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên, chúng tôi có không ít những khó khăn:
 - Hệ thống loa đài âm thanh trong các lớp học chưa có sẵn, gv lúc nào cũng phải mang theo 
 1.1. Học sinh:
	- Học sinh chưa thật sự thực hành liên tục việc nói Tiếng Anh vì ở trường các em có rất ít thời gian học tiết nói, trong khi ra khỏi lớp thì các em đã nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình.
	- Một số học sinh khác thì chưa thật sự tự tin để phát huy khả năng nói của mình.
	- Do kỹ năng nói được kiểm tra và đánh giá bằng điểm qúa ít nên học sinh chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc học kỹ năng này.
- Các em học sinh hay tư duy tiếng Việt khi nói thay vì vận dụng các mẫu câu đã học.
 1.2. Giáo viên:
 - Phần lớn giáo viên dạy ngoại ngữ cũng chưa thực sự nói tiếng Anh lưu loát.
- Một số giáo viên chưa đầu tư nhiều vào công tác giảng dạy một ngôn ngữ đặc biệt là ngoại ngữ như tiếng Anh.
- Một vấn đề nhỏ là một số điểm khác biệt về văn hóa khiến giáo viên Việt Nam còn bỡ ngỡ với những trò chơi, bài hát nước ngoài. Giáo viên vẫn chưa quen với việc đưa những ý tưởng thú vị và sống động vào bài giảng.
 2. Thời gian tạo ra giải pháp:
 *Khảo sát chất lượng đầu năm:
 - Vào đầu năm học 2018-2019, tôi được phân công giảng dạy 9 lớp Tiếng Anh trong đó có lớp 9B. Sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng đầu năm nắm được trình độ của các em.Từ đó,tôi có cơ sở để xây dựng kế hoạch và phương pháp cụ thể, tiếp cận từng đối tượng học sinh.Kết quả cụ thể như sau : (với sĩ số lớp là 33 học sinh )
 Bảng phân loại kết quả bài khảo sát đầu năm 2018 môn Tiếng Anh lớp 9B
TT
Phân loại
Điểm
Số học sinh
Tỉ lệ %
1
Khá - Giỏi
7 – 10
13 em
39 %
2
Trung bình
5 – 6
16 em
49 %
3
Yếu - Kém
Dưới 5
04 em
12 %
 Qua bài khảo sát chất lượng và những giờ lên lớp đầu tiên, tôi thấy lớp trầm, chưa phát huy hết tác dụng và khả năng của các học sinh khá-giỏi trong lớp.
 Có nhiều học sinh còn tư duy từ tiếng mẹ đẻ sang nên lúng túng không diễn đạt thoát ý bằng Tiếng Anh được dẫn đến việc sai ngữ pháp, sai cấu trúc, không logic.
 Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động, sáng tạo, luôn cải tiến cách luyện tập bằng nhiều hình thức, bằng nhiều dạng bài tập khác nhau cho phù hợp với từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên được tất cả học sinh tham gia luyện tập một cách tích cực.
 3. Phương pháp nghiên cứu:
 -Thu thập thông tin trên: internet, activities for teachers, Vietjack
 -Phương pháp hoạt động: đội, nhóm, thuyết trình
 -Phương pháp làm việc dự án
 -Phương pháp quan sát
 -Phương pháp thử nghiệm ứng dụng vào các bài học trên lớp
 Đề tài được ứng dụng vào lớp 9B năm học 2018-2019 tại Trường THCS Tiên Lữ
PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Mục tiêu và cách luyện tập kỹ năng nói với học sinh:
 “Nói” có thể thực hành cá nhân, có thể thực hành theo cặp, theo nhóm. Nếu là thực hành theo cặp – nhóm thì giáo viên phải phân chia cặp – nhóm để học sinh biết mình phải luyện tập với ai và giáo viên phải nêu yêu cầu kỷ luật.
 1.1. Cho học sinh xem tranh để nói tiếng Anh	
 1.2. Cho nghe băng tiếng Anh và lặp lại
 1.3. Cho học sinh hội thoại bằng tiếng Anh
 1.4. Học cụm từ thay vì học từ riêng lẻ
 1.5. Lên, xuống giọng đúng chỗ
 1.6. Học nói qua những câu đố tiếng Anh
 1.7. Khuyến khích học sinh giải trí bằng tiếng Anh thông qua các dự án
 1.8. Tập cho học sinh kể chuyện, đóng kịch bằng tiếng Anh
 1.9. Tập cho học sinh hát bằng tiếng Anh
 1.10. Khuyến khích học sinh đọc sách báo bằng tiếng Anh
 1.11. Hướng cho các em viết nhật ký hoặc thư từ bằng tiếng Anh
 2. Mô tả giải pháp của sáng kiến:
 2.1. Cho học sinh xem tranh để nói tiếng Anh:	
 Phải làm bất cứ việc gì cũng vậy, muốn thành công một cách mĩ mãn chúng ta phải nổ lực hết mình tập trung vào công việc nghiên cứu làm sao để đạt được đến mục tiêu cao nhất. Tôi tiến hành công việc của mình bằng cách quan sát những đứa bé bắt đầu bi bô tập nói. Khi dạy một ngôn ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ nhất thiết chúng ta phải tìm hiểu về điều này. Cách học đầu tiên và hay nhất.
 Ở lớp 9, chúng ta đưa ra bức tranh của một nghề thủ công, yêu cầu các em hoạt động nhóm: xem trong bức tranh đó nói tên các đồ thủ công? Em có thích đồ thủ công này không? Tại sao có và tại sao không? Trước khi cho các em nói, chúng ta nên gợi ý cho các em một vài cấu trúc có liên quan đến chủ đề. Thói quen thảo luận nhóm sẽ cho các em cơ hội nói chuyện một cách tự nhiên hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến tôi nghĩ đến việc mình phải sử dụng dụng cụ trực quan, tranh ảnh và từ gợi ý để làm cho các em làm việc tập thể. Một khi được làm việc theo nhóm thì các em học sẽ có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau nhiều các em sẽ tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Vì vậy dùng tranh ảnh hoặc vật thật để dạy kỹ năng nói thật hết sức cần thiết.
 Ví dụ 1: Unit 1: Getting started (Anh 6)
 Exercise 2-Page7: Match the words with the school things. Then listen and repeat.
 Ví dụ 2: Unit 1: Getting started (Anh 9)
 Exercise 2-Page7
	Trong một tiết học nói, giáo viên đứng lớp chỉ là người hướng dẫn, gợi mở cho học sinh, và học sinh phải đóng vai trò là chủ thể của một tiết học. Giáo viên không nên nói nhiều quá khi cho các em thực hành, cũng không nên sữa lỗi ngay sau mỗi câu nói của các em, mà phải chờ cho các em trình bày hết những ý của mình sau đó giáo viên sẽ cho feedback và correction để nhóm kế tiếp rút kinh nghiệm hay thậm chí giáo viên nên cho học sinh lặp lại từ hoặc câu đúng bằng cách đọc các nhân. 	
 Ví dụ 3: Unit 1: Getting started (Anh 9)
 Exercise 3-Page 7: Complete the sentences with the words/ phrases from 2 to show where in Viet Nam the handicrafts are made. You do not have to use them all.
 1. The birthplace of the famous bai tho conical hat is Tay Ho village in Hue.
 2. If you go to Hoi An on the 15th of each lunar month, you can 
 the lights of many beautiful lanterns
 3. Van Phuc village in Ha Noi produces different types of silk products 
such as cloth, scarves, ties, and dresses.
 4. On the Tet holiday, many Hanoians go to Dong Ho village to buy 
folk paintings
 5. Pottery products of Bau Truc, such as pots and vases, have the
natural colours typical of Champa culture in Ninh Thuan
 6. Going to Non Nuoc marble village in Da Nang, we’re impressed by
a wide variety of marble sculptures from Buddha statues to bracelets.7
silk
2.2. Cho nghe băng tiếng Anh và lặp lại.
	Chúng ta có từng nghĩ tại sao kỹ năng nghe lại đứng trước kỹ năng nói không? Đối với học sinh, khi học một ngôn ngữ, các em hoàn toàn học theo cách bắt chước để lặp lại sau khi nghe người khác nói. Vì thế chúng ta những giáo viên dạy ngoại ngữ phải thường xuyên nói tiếng Anh khi lên lớp, không nhất thiết phải phát âm chuẩn giống như người bản xứ, thế nhưng chúng ta phải phát âm đúng vì từ chổ phát âm sai học trò của chúng ta nghe quen tai và khi nghe người khác phát âm đúng, các em sẽ chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu người đối diện với mình đang nói gì.
 Ví dụ 1: Unit 9: A closer look 1 (Anh 7)
 Exercise 4-Page 40: Read the following sentences and mark (') the stressed syllable in the underlined words. Then listen, check and repeat. 
1. Coal will be replaced by another renewable source.
2. Wind power is convenient and abundant.
3. Natural gas is limited and it is harmful to the environment.
4. Solar energy is plentiful and it can be replaced easily.
5. Nuclear power is expensive and dangerous.
Ví dụ 2: Unit 9: A closer look 1 (Anh 9)
 Exercise 4-Page 34: Listen and repeat, paying attention to the tones of the underlined words in each conversation.
1. A: I'd like some oranges, please.
B: But we don't have any oranges.
2. A: What would you like, sir?
B: I'd like some oranges.
3. A: I'll come here tomorrow.
B: But our shop is closed tomorrow.
4. A: When is your shop closed?
B: It is closed tomorrow.
2.3. Lên, xuống giọng đúng chỗ.
 - Khi phát âm, giáo viên nhớ nhấn mạnh cho học trò của mình chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc của từ nói đến đây chúng ta thấy sự liên kết chặt chẽ giữa nghe và nói quan trọng dường nào.
 Ví dụ 1: Unit 11: A closer look 1 (Anh 7)
 Exercise 5 -Page 51: Practise these questions. Work out whether they have rising or falling intonation? Then listen and repeat.
Ví dụ 2: Unit 8: A closer look 1 (Anh 9)
 Exercise 5-Page 22: Mark the questions with falling or falling- rising arrows, and practice the conversation with a partner then listen to check your pronunciation.
Martin: What's the matter, Janet? ↘
Janet: I'm looking for my passport. It seems to be lost. ↘ ↗
Martin: Have you already searched your purse? ↗
Janet: Not yet. Oh, where are my glasses? ↘
Martin: They may be in your plastic bag. Where is it? ↘
Janet: Oh, no, it's not here. Have I dropped it on the plane? ↘ ↗
Martin: Oh my God.
Janet: What should I do now? ↘
Martin: Let's report it to the customs officer.
 -Chúng ta nên có kế hoạch cho học sinh nghe băng cho cụ thể trong giờ dạy listen, dạy cho các em nghe như thế nào để có thể nắm được ý chính của bài và có thể kể lại nội dung bài, không cần phải nghe hết từng chi tiết, từng từ của bài nghe. Ví dụ: ở chương trình lớp 9 có một bài nghe nói về chủ đề “Listen to an interview with Miss Sweetie, the advice columnist of 4Teen magazine” ở chủ đề này tôi đưa ra một số câu hỏi gợi mở như sau
 -Do you often have proplems in your life?
 - Are they?
 -Who do you often ask for help?
 -Do you know any Helpline in Viet Nam and in the world?
 Chính những câu hỏi này sẽ làm cho học trò có chút ít khái niệm về nội dung bài mà các em sắp nghe và sau khi nghe các em có thể nói lại ý chính của bài. Rõ ràng chúng ta thấy học tiết nghe không chỉ để nghe thôi mà còn lồng vào đó là phần nói. Vì vậy chúng ta nên khuyến khích và hướng các em dành thời gian nghe băng hoặc đĩa ở nhà mỗi khi rãnh rỗi hay thậm chí trong lúc các em ngủ vẫn nên mở máy vì khi ngủ các em nghe vẫn có thể nhập tâm. Nghe thường xuyên sẽ giúp các em ăn sâu vào đầu từng câu, từng chữ và khi cần nói tự động các em sẽ phát ra được cả câu.
 Ví dụ 3: Unit 3: Skill 2 (Anh 9)
 Exercise 2-Page 33: Listen to an interview with Miss Sweetie, the advice columnist of 4Teen magazine then speak about your understanding by using these questions
 1. What are the two things that Miss Sweetie likes about her work?
 ⇒ She feels like she is living her teenage years again, and she loves helping readers by giving them advice.
 2. What did she say was most important when giving others advice?
 ⇒ She said it's most important that we put ourselves in other people's shoes.
 3. Why does she think the language used for giving advice is also important?
 ⇒ Because language should be used sensitively so that the person can get over the negative feelings.
2.4. Học nói qua những câu đố tiếng Anh.
Những câu đố tiếng Anh có đáp án dành cho học THCS không chỉ là công cụ giảng dạy giúp học sinh có được những phút giây thư giãn, thoải mái mà còn là cách giúp các học sinh tích lũy được nhiều từ vựng mới và luyện tập phản xạ tốt hơn về tiếng Anh.
Không chỉ thế, khi luyện tập với những câu hỏi đố vui tiếng anh THCS, học sinh còn có khả năng phát triển trí tưởng tượng và khả năng tư duy logic của mình.
Ví dụ 1: Unit 1: Getting started (Anh 9)
Exercise 4a-Page 7: QUIZ: WHAT IS THE PLACE OF INTEREST? 
Work in pairs to do the quiz.
 1. People go to this area to walk, play, and relax.
 =>Park
 2. It is a place where objects of artistic, cultural, historical, or scientific interest are kept and shown.
 =>Museum
 3. People go to this place to see animals.
 =>Zoo
 4. It is an area of sand, or small stones, beside the sea or a lake.
 =>Beach
 5. It is a beautiful and famous place in the countryside
 => Beauty spot
 Ví dụ 2: Unit 1: Getting started (Anh 9)
 Exercise 4a-Page 7: QUIZ: WHAT IS THE PLACE OF INTEREST? Work in pairs to do the quiz.
 -It is a place of worship of Buddhist 
 -Tourists coming here can experience pottery-making.
 -People go to this place to see the newest films.
 -It’s one of seven wonders in Viet Nam
 2.5. Học cụm từ thay vì học từ riêng lẻ.
 Hãy cho học sinh ngưng học thuộc lòng một từ mới đơn lẻ. Hãy học cả cụm từ, học từ vựng trong cả bối cảnh sử dụng từ đó.
 Hay như sử dụng từ cho săn để hoàn thành danh từ ghép phù hợp với những định nghĩa.ví dụ từ “Jet lag” Nếu học sinh chỉ học từ “jet” học sinh sẽ chỉ biết từ đó nghĩa là “máy bay phản lực”, “lag- sự chậm chễ”. Nhưng nếu học sinh học cả cụm từ này, học sinh sẽ hiểu nó nghĩa là “sự mệt mỏi sau chuyến bay dài” Các bước học sinh cần làm là:
Bước 1: bắt đầu xem những nội dung thoại thực tế, những nội dung mà người bản xứ hay xem, hay đọc.
Bước 2: ghi chép lại những cụm từ mới cần học khi xem, nhớ học cả cách phát âm.
 Ví dụ 1: Unit 8 – Acloser look 1 (Page21- Anh 9)
 Ex 3. Use the words below to complete the compound nouns that match the definitions.
 1. A feeling of tiredness and confusion about time after a long plane journey: jet lag
 2. A disadvantage or problem that makes
something a less attractive idea: drawback
 3. A short stay somewhere between two parts of a journey: stop over
 4. A popular time of the year for holidays: peak season
 5. The place where you go first when you arrive at
an airport, to show your ticket: check in
 6. A place at the side of a road marked with a sign, a stop: bus stop
 Ví dụ 2: Unit 8 – Acloser look 1 (Page21- Anh 9)
 1. The check out time is 12 noon at this hotel.
 2. Let’s make sure that we stay at a hotel with a swimming pool
 3. There was a mix-up with our tickets – we were charged for one-way tickets and not a round trip.
 4. The motorway was blocked because there had been a pile-up
 5. After touch down, please remain seated until the aircraft comes to a standstill outside the terminal building.
 6. At the hotel, you can choose between bed and breakfast, and full board.
 2.6. Cho học sinh hội thoại bằng tiếng Anh.
 Trong giờ dạy nói, giáo viên nên chú ý cho học sinh trình tự đặt câu hỏi, chúng ta nên đặt câu hỏi theo chủ đề hay ngữ cảnh. Mở đầu cuộc đối thoại có những từ, nhóm từ hoặc câu mà mình nên hỏi trước và kế tiếp sẽ hỏi như thế nào để cuộc trò chuyện có vẻ logic và tránh làm cho đối phương của mình bị nhàm chán, đôi khi mình muốn trình bày cho đối phương ý này nhưng không có đủ từ vựng để nói tức thì chúng ta nên diễn đạt theo cách khác. Ví dụ khi mình muốn hỏi về nghề nghiệp có thể chúng ta hỏi “What’s your job? hoặc What do you do?”. Khi hỏi chúng ta nên lắng nghe câu trả lời để có thể hiểu cuộc trò chuyện của mình, không nên thực hiện một cuộc đối thoại bằng cách đối phó, chỉ chuẩn bị cho câu hỏi của mình sắp hỏi là gì thôi chứ không theo dõi xem người khác trả lời câu hỏi của mình như thế nào? Hơn nữa khác với phỏng vấn, đối thoại không phải chỉ một chiều người nghe cũng có quyền hỏi ngược lại như thế cuộc trò chuyện của mình có thể kéo dài ra và thêm phần hấp dẫn. Sau đây là một ví dụ minh họa cho “conversation and Lucky round”:
 Ví dụ1: Unit 5 – Communication (Page51- Anh 9)
 Ex 4. Play game “what’s what? Speak about some wonders of Viet Nam that describe one of the wonders of Viet Nam you know
Ví dụ 2: Unit 5 – Getting started (Page 55- Anh 9)
 Ex 4. Work in pairs. Speak about some wonders of Viet Nam.
	Lan: 	Excuse me?
	Jack: 	Yes?
	Lan: 	What’s your name, please?
	Jack: 	My name is Jack and what’s your name?
	Lan: 	My name is Lan. Jack, where are you from?
	Jack: 	I am from England. And you?
	Lan:	I am from Vietnam.
Jack: I’m travelling around Vietnam next week. Can you recommend a good place to visit?
	Lan: Ha Long Bay. It’s one of the wonders you can’t miss.
Jack: Ha Long Bay? Where is it?
Lan: It’s in Quang Ninh Province.
Jack: is it a natural wonder? 
Lan: 
Jack: ..
Thế câu hỏi tiếp theo trong ngữ cảnh này là gì? Giáo viên nên gợi cho học sinh thiết lập trong đầu của họ những câu hỏi mà mình phải áp dụng theo ngữ cảnh một cách hợp lý.
 2.7. Khuyến khích học sinh giải trí bằng tiếng Anh thông qua các dự án.
	Việc phát triển tiếng Anh không đơn thuần chỉ là rèn luyện bốn kỹ năng, mà theo tôi còn phải có một sự bổ trợ khác. Nó gắn liền với chương trình học và phương pháp của giáo viên. Đó chính là các hoạt động ngoại khóa.chia học sinh thành nhóm và chuẩn bị bài nói theo chủ đề “traditional handicraft” của các bức tranh gợi ý dưới đây:
What make you proud of your area?
 Ví dụ 1: Unit 1 – looking back (Page15- Anh 9)
 Tôi muốn nhấn mạnh về việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh. Đây là một lứa tuổi rất đặc biệt nên các hoạt động ngoại khóa thì thật cần thiết và chúng ta cần thiết kế sao cho không chỉ mang đến buổi vui chơi, giải trí mà còn được xây dựng theo chuẩn mực để phát triển cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và kỹ năng xã hội. Vì thế trong hoạt động ngoại khóa tôi nghĩ chúng ta không chỉ nên dừng lại cho các em thực hiện theo chủ đề của tháng bằng tiếng Việt một cách đơn thuần mà nên đan xen vào cho các em tiết thực hành nói tiếng Anh. Tâm trạng vừa được học vừa được vui chơi một cách thoải mái thế này thì hiệu quả của một tiết học sẽ như thế nào chắc chúng ta có thể đoán được.	
 Ví dụ 2: Discuss the thing you are going to talk about
 In these pictures, we can see how to make the traditional handicraft. And this is the subject of this section: how to preserve the traditional handicraft in our area?
 Firstly, let’s go to find some information about the traditional handicraft in our area. In Ben Luc town, because of having famous mat making village, we will see some pictures about this village the land where people grow the materials is called “Lat” in Viet Nam
 Thông qua những hoạt động này, ngoài nâng cao kỹ năng nghe nói tiếng Anh, các học sinh, đặc biệt là các em còn tự khám phá ra nhiều khả năng tư duy, sáng tạo đặc biệt của mình cùng với phát triển những kỹ năng "mềm" như làm việc nhóm, thương lượng, thuyết trình, giải quyết vấn đề... là những điểm nhấn cho những người thành đạt trong tương lai.
 2.8. Tập cho học sinh hát bằng tiếng Anh.
	Với đối tượng được giảng dạy là học sinh THCS đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp riêng, phải đưa ra các ý tưởng làm sao cho lớp học càng sinh động, vui vẻ càng tốt. Việc lồng ghép kiến thức vào các trò chơi, bài hát tập thể, truyện kể giúp học sinh năng động hơn, chứ không thể đi theo lối dạy truyền thống với các lý thuyết về từ vựng, ngữ pháp quá khô khan. Trong đó phương pháp kể chuyện hoặc học tiếng anh qua những bài hát có liên quan tới chủ đề được sử dụng rất nhiều để tạo ra hoạt động sôi nổi của lớp học và để phát triển kỹ năng nói cho các em rất nhiều. 
Bạn có thể giúp hs nói chuyện lưu loát hơn khi áp dụng các “bài tập” từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, với yêu cầu phải chỉnh sửa kịp thời các lỗi dùng từ hoặc phong cách không hợp lý. Hãy cùng hs trò “Tự giới thiệu mình, nhóm bạn hoặc gia đình mình”. Hãy biến các ngôn từ giao tiếp hàng ngày (cảm ơn, xin lỗi, chào, chúc ) thành phản xạ nói tự nhiên hs. Cũng nên bảo hs kể lại tóm tắt một sự kiện, hay câu chuyện đã xem và bài học qua các câu chuyện ấy 
 Hãy giúp hs thể hiện khả năng nói của mình với số lượng cử tọa đông dần. Cũng đôi khi bạn nên để học sinh đứng trên bục cao khi hát hoặc “bi bô” để cả lớp cùng thưởng thức. Một số em tỏ ra rất thích khi xem lại những đoạn video clip mà mình làm “nghệ sĩ” chính!
 Ví dụ 1: Unit 1: Our Tet holiday (Anh 6)
 Học Tiếng Anh qua những bài hát có liên quan tới chủ đề “ Tet holiday ”, khuyến khích các em tìm và hát theo nhóm, cặp, cá nhân những bài hát nổi tiếng như Happy New Year của ban nhạc ABBA
Happy New Year - ABBA
 No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now's the time for us to say...
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbor is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks he'll be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing he's astray
Keeps on going anyway...
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbor is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
It's the end of a decade
In another ten years’ time
Who can say what we'll find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine...
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbor is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
 Ví dụ 2: Unit 7: Pollution (Anh 8)
 Học Tiếng Anh qua những bài hát có liên quan tới chủ đề “pollution”, khuyến khích các em tìm và hát theo nhóm, cặp, cá nhân những bài hát nổi tiếng như Earth Song của ca sĩ Michael Jackson
 2.9. Tập cho học sinh kể chuyện, đóng kịch,hội thoại bằng tiếng Anh.
	 Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy kỹ năng nói có liên hệ nhân quả với kỹ năng đọc. Do vậy, muốn hs phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách tinh tế thì trước hết phải giúp hs đọc giỏi. Cũng cần giúp học sinh phân biệt cách đọc theo ngữ pháp và đọc hiểu ý. 
	Khi các em có một ít khái niệm về việc đọc hiểu, chúng ta cần hướng các em đọc dòng chữ trên các bảng hiệu/pano, đặc biệt là những dòng chữ trong các chương trình TV, phim ảnh có phụ đề bằng tiếng Anh, các truyện tranh bằng tiếng Anh, các mẫu truyện song ngữ chẳng hạn như sách truyện của tác giả La Hill, đây là một trong những tập truyện vui bằng tiếng Anh rất hay và phổ biến. Tôi đã từng đọc loại sách này từ khi còn ngồi ghế nhà trường. Đọc truyện chẳng những mang lại sự giải trí cho các em mà còn tăng vốn từ vựng. Hơn nữa còn giúp ích các em trong việc sử dụng từ theo ngữ cảnh và khi nói các em không phải dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh mà mặc nhiên các em sẽ phát ngôn ra bằng tiếng Anh thông qua việc “Role play” hoặc “conversation” thông qua các bức tranh
Ví dụ 1: Unit 5 – Communication (Page 33- Anh 8)
Exercise 
A: Good morning! Can I ask you some questions about this festival?
B: Yes, of course.
A: What is the festival called?
B: It's Huong Pagoda Festival in Ha Tay province.
A: Who do you worship at festival?
B: Buddha.
A: When does it take place?
B: It takes place annually and lasts for three months from the first to the third lunar month.
A: How about activities?
B: We take part in worship ceremonies, hike in the mountains, explore caves and take photos of beautiful scenery.
 Ví dụ 2: Unit 6: Folk tales – Communication (Page 63- Anh 8)
Exercise 2: Work in groups. In turn, retell the fairy tales to your group memembers in your own words. Choose the best storyteller in your group
Example:The ploy of bird
 2.10. Khuyến khích học sinh đọc sách, báo, kể về 1 kì quan, 1 dân tộc bằng tiếng Anh.
 Với xu hướng phát triển hiện nay, dựa vào phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất là Internet, nối mạng toàn cầu, học sinh có thể học và nghiên cứu tại nhà hoặc các em có thể lại các dịch vụ cho thuê, các em học sinh THCS có thể truy cập những bài học hoặc bài tập theo trình độ của mình. Hơn nữa chúng ta thấy ở những tiệm sách báo bày bán rất nhiều những sách truyện tranh song ngữ. Chúng ta có thể dựa vào những danh lam thắng cảnh,những dân tộc hay chúng ta có thể dựa theo chủ đề để kể về người bạn, hoặc nhân vật lịch sử mà em thích nhất hoặc môn học yêu thích của em hướng cho học sinh mình tập đọc ở nhà và có thể kể lại trong phần warmer, sau đó giáo viên có thể feedback và sửa lỗi cho học sinh. Tôi nghĩ mưa dầm sẽ thấm lâu và tôi đã áp dụng phương pháp này cho học sinh thân yêu của mình, cho đến bây giờ tôi dám khẳng định là mình đã đạt được trên 80% cho việc áp dụng nâng cao kỹ năng nói thông qua kể truyện
 Ví dụ 1: Unit 3: Peoples- Skills 1 (Anh 8)-Page 32
The population of the Bru-Van Kieu people is about 74,500 people. They mostly live in the provinces of Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue. Their language is Mon- Khmer. They grow rice on terraced fields, raise cattle and poultry to earn a living. Their main festival is held before sowing seeds.
Ví dụ 2: Unit 8: Tourism- Skills 1 (Anh 9)
 Ex4.work in groups. Talk about one of your choices, trying to persuade your group to join you.
 I think a trip to Da Nang with some friends must be amazing. I’m really into the natural beauty and preservation for them.
 Coming to Da Nang, you have many places to visit, to shop and enjoy de

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phap_trien_ki_nang_noi_tieng_anh_cho_h.docx