Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9” - Năm học 2017-2018

Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9” - Năm học 2017-2018

1. Cơ sở lý luận.

Địa lí sẽ là một nghành khoa học có phạm trù rộng lớn tính thực nghiệm cao nó không chỉ ngừng lại ở việc mô tả các sự vật và hiện tượng Địa Lí xẩy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn giải thích phân tích, so sánh tổng hợp các yếu tố Địa Lí cũng như thấy được mối quan hệ của các yếu tố với nhau. Để phù hợp với đặc trưng bộ môn , đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh.Việc dạy và học môn Địa Lí ở Trường THCS muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với phần lí thuyết thì khai thác “Phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa Lí ” là một yêu cầu bắt buộc và có tác dụng lớn nhằm phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Qua đó học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu nội dung hơn. Mặt khác nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả. Do vậy khi dạy học Địa Lí người giáo viên cần xác định rõ đâu là các kỹ năng Địa lí cần thiết để học sinh sử dụng vào bài học và rút

ra được kiến thức cơ bản cho học sinh.

2. Cơ sở thực tiễn.

 

doc 12 trang hapham91 5931
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9” - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình hệ thống giáo dục quốc dân bộ môn Địa lí được xem là môn học bắt buộc, không thể thiếu trong chương trình THCS. Bởi môn Địa Lí góp phần làm cho học sinh có được kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết về Trái Đất – môi trường sống của con người. Từ đó học sinh biết đươc một số đặc điểm tự nhiên , dân cư, các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ tương tác của các thành phần tự nhiên giữa môi trường với con người, thấy được sự cần thiết phải kết hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên và môi trường bền vững. Chương trình Địa Lí 6 đến 8 học sinh đã nắm được về Địa Lí đại cương, Địa Lí các châu lục và phần Địa Lí Việt Nam Đặc biệt lên lớp 9 còn trang bị cho học sinh kiến thức về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta, những hiểu biết về Địa Lí địa phương tỉnh (Thành phố) nơi các em sinh sống học tập. Trong lượng kiến thức ấy cần rèn luyện cho các em nhiều kiến thưc uốn nắn kiến thức được chặt chẽ. Những kỹ năng phân tích văn bản, kỹ năng đọc và phân tích kiến thức từ bản đồ, kỹ năng vẽ biểu đồ, kỹ năng phân tích số liệu bảng thống kê .. Nhưng trong các kỹ năng đó thì kỹ năng phân tích số liệu thống kê từ bảng số liệu là vấn đề khó đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học Địa Lí. Vì vậy trong các bài học ở chương trình địa lí lớp 9 hầu như cần đề cập đến bảng số liệu thống kê .Thông qua số liệu thống kê giúp học sinh nắm vững kiến thức và có cách nhìn đúng đắn về đối tượng nghiên cứu.
Qua phân tích số liệu so sánh, đối chiếu với học sinh phát triển năng lực tư duy kỹ năng làm việc với bảng số liệu.Từ đó học sinh ghi nhớ kiến thức một cách chắc chắn hơn. Nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và học tập về: “Phân tích số liệu thống kê trong chương trình Địa lí 9”. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu như thế nào để có hiệu quả. Từ vấn đề cấp bách nói trên bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Địa lí lớp 9 tôi luôn suy nghĩ nghiên cứu tìm tòi học hỏi, để tìm ra cho mình một phương pháp dạy về phân tích số liệu thống kê một cách tối ưu nhất, giúp học sinh có được phương pháp học tốt, kích thích lòng ham mê học tập của các em, đem lại kết quả cao trong dạy và học. Qua nghiên cứu và thực nghiệm tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm về “Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
	Đưa ra cách hướng dẫn học sinh sử dụng số liệu thống kê trong học tập Địa lý 9. Tìm ra các bước tiền hành trong giảng dạy số liệu thống kê, hướng dẫn học sinh khai thác và xử lí số liệu thống kê theo các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đặc điểm tình hình học sinh, gây hứng cho học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cần hỗ trợ hướng dẫn tạo điều kiện cho học sinh thực hiện thành công các thao tác và các bước của hoạt động học tập với mục đích cuối cùng là mang lại hiệu quả học tập.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
	– Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm khai thác phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lý.
– Nghiên cứu cơ sở thực tiễn thực trạng dạy học Địa lý 9 tại trường THCS Khương Mai và kinh nghiệm xử lí số liệu thống kê trong dạy học Địa lý 9.
– Đưa ra một số giải pháp “Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lý 9” nhằm nâng cao hiệu quả học tập, giúp học sinh tích cực trong học tập.
4. Đối tượng nghiên cứu
	Đưa ra giải pháp “Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa lý 9” ở trường THCS.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Tiến hành tại 5 lớp khối 9 của trường THCS Khương Mai năm học 2017 – 2018.
6. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
– Phương pháp quan sát thực tiễn.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Địa lí sẽ là một nghành khoa học có phạm trù rộng lớn tính thực nghiệm cao nó không chỉ ngừng lại ở việc mô tả các sự vật và hiện tượng Địa Lí xẩy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn giải thích phân tích, so sánh tổng hợp các yếu tố Địa Lí cũng như thấy được mối quan hệ của các yếu tố với nhau. Để phù hợp với đặc trưng bộ môn , đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh.Việc dạy và học môn Địa Lí ở Trường THCS muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với phần lí thuyết thì khai thác “Phân tích số liệu thống kê trong dạy học Địa Lí ” là một yêu cầu bắt buộc và có tác dụng lớn nhằm phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Qua đó học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu nội dung hơn. Mặt khác nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả. Do vậy khi dạy học Địa Lí người giáo viên cần xác định rõ đâu là các kỹ năng Địa lí cần thiết để học sinh sử dụng vào bài học và rút 
ra được kiến thức cơ bản cho học sinh. 
2. Cơ sở thực tiễn.
	Qua thực trạng trong quá trình dạy học trên lớp của bản thân, quá trình đi dự giờ rút kinh nghiệm một số tiết dạy thì tôi nhận thấy có những tiết giáo viên gặp những phần dạy có số liệu thống kê thì rất lứng túng trong việc truyền tải hoặc hướng dẫn học sinh khai thác tối đa kiến thức từ số liệu thống kê đem lại. Từ đó học sinh sau khi học xong bài chưa nắm vững được kiến thức, tiếp thu một cách thụ động, 1 chiều, chưa phát huy tối đa tính chủ động tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh; không đáo ứng được mục tiêu ban đầu mà bài học đề ra.
Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ minh họa một số ví dụ trong thực tế dạy học còn gặp vướng mắc, chưa giải đáp thấu đáo, yêu cầu của câu hỏi.
Ví dụ 1: 
Bảng số liệu 9:1 Diện tích rừng nước ta năm 2000 (nghìn ha)
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Tổng cộng
4733,0
5397,5
1442,5
11573,0
	Với bảng số liệu trên giáo viên đặt câu hỏi:
CH: Dựa vào bảng 9.1 hãy cho biết cơ cấu các loại rừng của nước ta?
Nếu giáo viên không hướng dẫn kĩ học sinh phân tích câu hỏi mà để học sinh trả lời luôn thì học sinh thường trả lời dưới dạng số liệu thô (Số liệu tuyệt đối chứ không phải số liệu % - cơ cấu)
	– Rừng sản xuất: 4733,0
	– Rừng phòng hộ: 5397,5
– Rừng đặc rụng: 1422,5 
Cách trả lời như vậy là không chính xác theo yêu cầu của câu hỏi.
Ví dụ 2: Bảng số liệu 27:1 (trang 100) 
Sản lượng thuỷ sản ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 
năm 2002(nghìn tấn)
Vùng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Nuôi trồng
38,8
27,6
Khai thác
153,7
493,5
 CH: So sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ?
Học sinh nhìn vào bảng số liệu sẽ nhận xét theo số liệu thô khi chưa tính ra % (Phần trăm). Vậy là chưa đúng với câu hỏi mà cần phải tính ra % (Phần trăm) để so sánh sự phát triển của hai vùng . Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách xử lí số liệu ra % (phần trăm) trước tiên là cần tìm tổng số môi trường nuôi trồng và khai tháccủa toàn miền trung, do trong bảng số liệu chưa có tổng, sau đó mới tính %( phần trăm). 
Do đó khi đưa ra số liệu giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác thông tin, số liệu và xử lí số liệu để biết được các kiến thưc cần tìm trong bảng số liệu là những gì? 
Trên đây là một số ví dụ điển hình về sử dụng bảng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9 ít thành công trong các giờ dạy ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Từ vấn đề bức thiết trên bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Địa lý luôn trăn trở nghiên cứu tìm tòi học hỏi để tìm ra cho mình một phương pháp dạy về phân tích số liệu thống kê một cách tối ưu nhất nhằm khắc phục tình trạng trên.
3. Kết quả khảo sát thực trạng
Từ những thực tế trên dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa cao
Kết quả khảo sát lần 1 như sau 
Đối tượng kiểm tra: Học sinh hai lớp 9A1 và 9A2 Trường THCS nơi tôi công tác
 Thời gian kiểm tra: Tháng 10 năm 2017.
 Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm, tự luận, vấn đáp và khả năng tiếp thu bài. 
Lớp
Số học sinh
Loại giỏi
Loại khá
Loại trung bình
Loại yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
48
9
18,8
28
58,3
9
18,8
2
4,1
9A2
50
12
24
30
60
5
10
3
6
 	Thực tế khảo sát ta thấy tỷ lệ giỏi đạt tương đối thấp phần lớn rơi vào tỉ lệ khá; tỉ lệ trung bình tương đối cao so với yêu cầu đặt ra khi khảo sát. 
Qua kết quả đánh giá tôi thấy việc học tập sử dụng số liệu thống kê của môn Địa lý chưa đáp ứng với mục tiêu giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng chung của sự nghiệp giáo dục và sự phát triển của xã hội. Qua thực trạng trên, tôi nghiên cứu tài liệu học hỏi kinh nghiệm điều chỉnh trong từng tiết dạy, phát huy tính tư duy sáng tạo, gây hứng thú trong bài học. Đặc biệt rèn luyện được kỹ năng phân tích văn bản, kỹ năng đọc và phân tích bản đồ biểu đồ, các số liệu bảng thống kê trong dạy học địa lí lớp 9. Trước những thực tế đó bản thân mạnh dạn đưa ra cách để dạy về sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 9 được trình bày sau.
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng, khai thác thông tin từ số liệu thống kê địa lý.
 4.1. Tổ chức học sinh nghiên cứu phân tích bảng số liệu thống kê trong sách giáo khoa Địa lí 9. 
– Tổ chức xác định yêu cầu đề ra từ bảng số liệu thống kê.
 Giáo viên chỉ là người hướng dẫn và cố vấn dẫn học sinh xác định yêu cầu đề ra từ bảng thống kê số liệu; tổ chức giúp học sinh tìm ra kiến thức đúng; đồng thời chuẩn bị các tình huống trả lời của học sinh. Giáo viên có thể chia nhóm (cặp) cho học sinh làm việc.
– Tổ chức tiến hành phân tích bảng số liệu thống kê.
 Sau khi giáo viên tổ chức cho học sinh xác định được yêu cầu từng bảng số liệu thống kê đề ra và tổ chức cho học sinh làm việc theo các bước sau. 
Bước 1: Chuẩn bị máy tính cá nhân.
Bước 2: Giáo viên chia nhóm học sinh tính tỷ lệ %, học sinh các nhóm làm việc
Bước 3: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ.
Bước 5: Học sinh cử đại diên nhóm điền vào bảng phụ, sau đó học sinh nhận xét, bổ sung.
Giáo viên chuẩn kiến thức 
– Tổ chức học sinh tiến hành nhận xét bảng số liệu thống kê 
Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân hoặc cặp sau đó học sinh đại diện báo cáo 
Giáo viên đánh giá nhận xét chuẩn kiến thức 
4.2. Tổ chức giảng dạy về phân tích bảng số liệu thống kê Địa lí lớp 9
Để giảng dạy thành công về phân tích bảng số liệu thống kê sách giáo khoa Địa lí 9 giáo viên và học sinh phải thực hiện theo yêu cầu sau: 
– Phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện (Bảng phụ, lược đồ, tranh ) 
– Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa chuẩn bị giáo án 
– Học sinh chuận bị đồ dùng học tập (Sách giáo khoa, máy tính, giấy nháp ) 
Tổ chức học sinh học về bảng số liệu thống kê sách giáo khoa Địa lí 9 có thể áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như: 
– Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với nội dung bài học và trình độ của học sinh. 
– Sử dung bảng phụ trong đố có chứa những yêu cầu chủ yếu của bài. 
– Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ giáo viên là người tổ chức cho học sinh thảo luận câu hỏi, phân tích bảng số liệu theo các bước. 
5. Áp dụng vào thực tiễn giảng dạy
Trong chương trình môn Địa lí lớp 9 (SGK) hầu như các bài đều có đề cập bảng số liệu thống kê để giúp học sinh tiếp nhận nguồn tri thức có hiệu quả tốt thì giáo viên phải hướng dẫn tổ chức khoa học phù hợp với đối tượng học sinh, giúp học sinh tiếp nhận bài một cách nhanh nhất. Qua học hỏi tìm, nghiên cứu và thực nghiệm bản thân do tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên tôi mạnh dạn đưa ra cách hướng dẫn các bước tiến hành của một số bảng thống kê số liệu điển hình dạy ít thành công đã đưa ra ở phần thực trạng đó là các bảng: 9.1 và 27.1 
*Một số ví dụ cụ thể 
Ví dụ 1: Hướng dẫn học sinh tiến hành phân tích bảng số liệu thống kê ở bảng 9.1 (SGK Địa lí 9 trang 34) 
Diện tích rừng nước ta năm 2000 (Nghìn ha)
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Tổng cộng
4733,0
5397,5
1442.5
11573,0
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liêu như sau: 
Bước1: GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu và xác định yêu cầu đề ra về phân tích bảng số liệu 9.1cho biết cơ cấu các loại rừng nước ta 
Bước2: GV: Hướng dẫn học sinh cách xử lí số liệu thống kê từ bảng 9.1 Đối với xử lí (%) phần trăm thì lấy từng thành phần trong bảng số liệu 9.1 chia cho tổng trong bảng 9.1 sau đố nhân với 100. 
Ví dụ: Rừng sản xuất: ( 4733: 11573) x 100 % = 40,8% 
Tính % của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng làm tương tự như trên 
Bước3: HS: Xử lí số liệu và báo cáo kết quả 
GV: Phân nhóm để HS tính % GV: Treo bảng phụ lên bảng học sinh lên điền kết quả sau khi đã tính %
 GV: Chuẩn kiến thức theo bảng phụ sau 
Bảng 9.1 Diện tích rừng nước ta năm 2000 (đơn vị %)
Tổng diện tích
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
100
40,8
46,6
12,4
Bước 4: Hướng dẫn học sinh tiến hành nhận xét về cơ cấu các loại rừng nước ta từ bảng số liệu đã xử lí GV: Đưa ra câu hỏi: Qua bảng số liệu trên em hãy nhận xét về cơ cấu của các loại rừng nước ta. HS: Trả lời GV: Chuẩn kiến thức Hiện nay tổng diện tích rừng nước ta gần 11,6 triệu ha. Trong đó 6/10 là rừng phòng hộ và đặc dụng là 4/10 là rừng sản xuất Sau khi phân tích bảng 9.1 học sinh có thể nắm được cách tính % hiểu được cơ cấu các loại rừng, đa số học sinh hiểu bài và nhớ kiến thức chắc và lâu.
Ví dụ 2: Hướng dẫn học sinh tiến hành phân tích bảng thống kê số liệu 27.1 (SGK Địa lí 9 trang 100) 
Bảng 27.1: Sản lượng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 (Nghìn tấn)
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Nuôi trồng
38,8
26,7
Khai thác
153,7
493,5
GV; Hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu theo các bước:
Bước 1: HS; Xác định được các yêu cầu đề ra từ bảng số liệu 27.1 và trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức: Yêu cầu so sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bước 2: GV: Hướng dẫn học sinh xử lí số liệu từ bảng số liệu 27.1 HS: Đưa ra cách tính (%) phần trăm GV: Chuẩn kiến thức.
Bước 3: HS: Xử lí số liệu và báo cáo kết quả GV: Chia nhóm học sinh thảo luận (nhóm nuôi trồng, nhóm khai thác ) HS: Thảo luận GV: Treo bảng phụ HS: Báo cáo kết quả và điền vào bảng phụ GV: Chuẩn kiến thức Sản lượng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 (đơn vị %)
Toàn vùng Duyên hải miền Trung
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Nuôi trồng
100
58,4
41,6
Khai thác
100
23,7
76,3
Bước 4: GV: Hướng dẫn học sinh nhận xét qua bảng số liệu đẫ được xử lí HS: Thảo luận HS: báo cáo kết quả GV: Chuẩn kiến thức Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của Bắc Trung Bộ nhiều hơn Duyên hải nam Trung Bộ chiếm 58,4% . Sản lượng khai thác của Bắc Trung Bộ ít hơn Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 23,7%. 
*Kết quả sau khi áp dụng các giải pháp.
 Trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học nêu trên tôi nhận thấy hiệu quả đem lại rất khả quan. Số lượng học sinh nắm bài hiểu bài cao hơn. Từ đó trong các tiết học các em có hứng thú học tập phát huy được tính tư duy, sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức bài học.Thông qua việc sử dụng phương pháp này không chỉ giáo viên giảng dạy thấy nhẹ nhàng và kiểm soát được hoạt động của học sinh. Sau thời gian thực nghiệm của 2 lớp kết quả khảo sát lần 2 cụ thể:
Hình thức kiểm tra: 45 phút tại lớp 9A1, 9A2.
Thời gian kiểm tra: Tháng 10 năm 2017
Lớp
Số học sinh
Loại giỏi
Loại khá
Loại trung bình
Loại yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
48
17
35,4
22
45,8
6
12,5
2
6,3
9A2
50
18
36
25
50
4
8
3
6
 Từ khảo sát kết quả cho thấy ưu điểm của việc ứng dụng các kỹ năng địa lý với vấn đề phân tích số liệu bảng thống kê trong dạy học địa lý mà tôi đã đề xuất trên .Với những kinh nghiệm này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giáo viên và học sinh . Chất lượng học tập của học sinh cao hơn so với lần một, và đã có sự phân hoá học sinh (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và số học sinh giỏi có tăng và giảm học sinh trung bình. Qua quá trình thực nghiệm nghiên cứu giảng dạy về “Phân tích bảng số liệu thống kê trong chương trình Địa lí lớp 9” tôi thấy rằng: Với hình thức biên soạn sách giáo khoa mới hiện nay hầu hêt các bài học đều sử dụng bảng số liệu thống kê thì trong quá trình dạy học giáo viên cần phải hướng dẫn rèn luyện cho học sinh kỹ năng sau. 
– Kỹ năng phân loại được yêu cầu đề ra từ bảng số liệu thống kê.
– Kỹ năng xử lí số liệu.
– Kỹ năng nhận xét giải thích từ bảng số liệu thống kê. 
Với những kinh nghiệm này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giáo viên và học sinh, không chỉ giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái trong tiết dạy mà còn có điều kiện kiểm soát được hoạt động của học sinh phát huy được tính tích cực sáng tạo và hứng thú của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. 
6. Bài học kinh nghiệm 
Đề tài trên đây tôi đã thực hiện sau 4 năm tiến hành theo bộ sách giáo khoa Địa lý lớp 9 mới. Để thực hiện thành công kiểu bài có sử dụng số liệu thống kê trong quá trình dạy nên tuân theo 4 bước như đã giới thiệu đó là: 
Bước1: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu đề ra từ bảng số liệu 
Bước 2: hướng dẫn học sinh sử lí số liệu
Bước 3: Hướng dẫn học sinh xử lí số liệu và báo cáo kết quả
Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét từ bảng số liệu Thông qua các bước trên giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng xử lí số liệu thống kê, từ đó học sinh nắm được kiến thức và áp dụng thưc tiễn vào bài học một cách có hiệu quả 
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
Quan niệm môn học Địa lí là một môn học quan trọng hay là một môn phụ một phần là do ý thức hệ để lại từ trước, phần khác là do chính từ suy nghĩ và việc làm thực tế của bản thân những giáo viên dạy Địa lí. Nếu như giáo viên dạy môn Địa lí nào cũng chuyên tâm về nghề nghiệp nếu như tất cả các tiết dạy đều được chuẩn bị chu đáo và tổ chức hướng dẫn học sinh tốt thì chắc chắn tiết học địa lí nào cũng sôi nổi và được học sinh đoán nhận một cách hồ hởi. Sự nghiệp giáo dục trong thời đại đổi mới đòi hỏi mỗi giáo viên phải ý thức được trách nhiệm và nhận thức được danh dự của bản thân mình. Do điều kiện thời gian, trình độ nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, qua đề tài này tôi mong các nhà chuyên môn, các thầy giáo cô giáo và bạn bè đồng nghiệp góp nhiều ý kiến chân thành để tôi có thêm kinh nghiệm trong sự nghiệp giáo dục của mình. 
2. Kiến nghị 
Đây mới chỉ là một phần nhỏ của môn Địa lý nhưng cũng rất quan trọng trong chương trình thưc hiên phương pháp dạy học mới. Tôi mong rằng các bạn đông nghiệp và các nhà giáo dục tiếp tục mở rộng nghiên cứu để tìm ra giải pháp, biện pháp tốt nhất áp dụng vào tiến trình dạy học để đạt hiệu quả cao. 	Tôi xin chân thành cảm ơn! 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở 
2. Phương pháp giảng dạy địa lí ở trường phổ thông 
3. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong địa lí nhà trường
4. Địa lí kinh tế xã hội việt nam

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_phan_tich_so_lieu_th.doc