Bài giảng Cảm xúc - Nguyễn Văn Xuyên

Bài giảng Cảm xúc - Nguyễn Văn Xuyên

Các hiện tượng về tâm lý học là một trong các hình thức phản ánh về thế giới hiện thực khách quan. Tuy vậy , khác với các quá trình nhận thức cảm xúc phản ánh hiện thực khách quan qua các rung động chứ không phản ánh qua các dạng cảm giác, hình tượng, biểu tượng và khái niệm.

 Cảm xúc là thái độ chủ quan của con người hay động vật đối với các sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh. Có những sự kiện, hiện tượng làm cho mọi người phấn khởi, vui mừng. Ngược lại, có những sự kiện, hiện tượng làm mọi người bực tức, buồn chán. . . lại có sự kiện, hiện tượng làm cho người ta thờ ơ, lãnh đạm.

 

ppt 104 trang hapham91 4521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cảm xúc - Nguyễn Văn Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁPCHƯƠNG 6: CẢM XÚCGVHD: TS Lê Thị ThanhNhóm 5Nguyễn Văn XuyênHuỳnh Thị Ngọc XuânKha Mỹ NgọcTrần Văn LénTạ Thị Thanh KiềuNguyễn Trường Giang1 . Khái quát:	Cảm xúc là trạng thái không thể thiếu được trong hoạt động hành vi của con người và động vật . Đối với hoạt động của não bộ, cảm xúc luôn giữ vai trò mang tính chất quyết định. 	Vì tham gia vào quá trình tổ chức, xác lập và củng cố hành vi, nên có thể làm cho hành vi thể hiện dễ dàng, chính xác hơn và cũng có thể phá hủy hành vi để tạo ra sự rối loạn về mặt chức năng của hoạt động thần kinh cấp cao 	Các hiện tượng về tâm lý học là một trong các hình thức phản ánh về thế giới hiện thực khách quan. Tuy vậy , khác với các quá trình nhận thức cảm xúc phản ánh hiện thực khách quan qua các rung động chứ không phản ánh qua các dạng cảm giác, hình tượng, biểu tượng và khái niệm. 	Cảm xúc là thái độ chủ quan của con người hay động vật đối với các sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh. Có những sự kiện, hiện tượng làm cho mọi người phấn khởi, vui mừng. Ngược lại, có những sự kiện, hiện tượng làm mọi người bực tức, buồn chán. . . lại có sự kiện, hiện tượng làm cho người ta thờ ơ, lãnh đạm. 	Hoặc cảm xúc là sự phản ánh trong não bộ những rung động thực hiện ( thái độ của con người đối với các kích thích có ý nghĩa nhất định đối với thể). 	Con người khi biểu hiện cảm xúc thường xuất hiện biến đổi về tân sinh lý như thay đổi nét mặt, sắc mặt, biến đổi nhịp tim và nhịp hô hấp. 2 . Phân loại cảm xúc: 	Dựa vào những biến đổi về sinh lý do các cảm xúc gây ra, có thể chia cảm xúc thành cảm xúc cường và cảm xúc nhược. Cảm xúc cường là những cảm xúc khi tác động làm tăng cường các hoạt động của cơ thể. Cảm xúc nhược là những cảm xúc khi tác dụng làm kìm hãm hoạt động của cơ thể.	Căn cứ vào mức độ phức tạp và nội dung chia cảm xúc thành cảm xúc thấp và cảm xúc cao. Cảm xúc thấp là những cảm xúc phát sinh trên cơ sở các PXKĐK và liên quan đến hoạt động của tín hiệu thứ nhất, có tính chất sinh học nhiều hơn so với cảm xúc cao. 	Cảm xúc cao xuất hiện trên cơ sở các PXCĐK, hình thành trên nền tảng các cảm xúc thấp cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm của cá thể trong cuộc sống. 	Cảm xúc cao chỉ có ở người, ví dụ rung động khi nhìn một bức tranh, nghe một bản nhạc, xúc động khi xem bộ phim hay có cảm xúc khi chứng kiến một hiện thực cuộc sống nào đó 3. Cơ sở sinh lý học của cảm xúc:	Cảm xúc có được là do các kích thích từ môi trường sống tác động lên các thụ cảm thể của cơ thể và đến tận cùng các cơ quan cảm giác nằm trong não bộ. Mọi quá trình sinh lý được phát sinh khi cảm xúc là các phản xạ. 	Trung thu của các phản xạ này ở vỏ não vùng trán, qua các trung khu thần kinh dinh dưỡng, hệ limbic và thế lưới . 	Hưng phấn từ các trung khu này truyền theo các dây thần kinh dinh dưỡng đã có tác dụng làm thay đổi các chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể, gây tác dụng dinh dưỡng lên hệ cơ xương, và có tác dụng chuyên vào máu các hoocmon, các chất trung gian hóa học, và các chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. 	Các chất tạo ra lại tiếp tục tác động lên các cơ quan do hệ thần kinh dinh vàng chi phối. Não trung gian, não giữa , não khứu giác và các nhân thuộc hệ limbic có vai trò điều hòa các phản ứng cảm xúc .	Nếu kích thích hay phá hủy các trung khu trên sẽ gây ra các phản ứng như: giận dữ, lo lắng, sợ hãi, hài lòng . . . Ví dụ, phá hủy phần trước của vùng dưới đồi, quan sát được ở con vật thí nghiệm phản ứng tấn công, giận dữ. Con vật trở nên hung hăng, mở rộng đồng tử, dựng lông, dương vuốt, nhe răng, đập đuôi, gầm gừ. . . 	Kích thích dòng điện vào vùng đồi cũng gấy các phản ứng tương tự. Phá hủy các cấu trúc này của vùng dưới đồi các phản ứng trên không xuất hiện, ngược lại kích thích phần sau vùng dưới đồi con vật sẽ sợ hãi, tìm cách chạy trốn, hoặc trở nên "dễ bảo”. 4 . Các chức năng của cảm xúc:	Cảm xúc thường xuất hiện đồng thời với sự thay đổi chức năng dinh dưỡng. Những thay đổi về mặt dinh dưỡng xuất hiện khi có phản ứng cảm xúc rất khác nhau. 	Các chức năng đó là: phản ánh – đánh giá, chuyển giao, củng cố và bù trừ, thay thế của cảm xúc. Các chức năng này cụ thể sao ? 4.1 . Chức năng phản ánh – đánh giá 	Từ phần trên cho biết cảm xúc là sự phản ánh các nhu cầu cấp thiết (chất lượng và kích thước) của người và động vật qua não bộ. Nó cũng cho thấy, khả năng thực hiện thực hóa các nhu cầu này trên cơ sở kinh nghiệm di truyền và tập nhiên của các cá thể(Ximônov, 1964, 1981).	Đây cũng chính là chức năng phản ánh – đánh giá của cảm xúc ( hinh 3 ). Theo Ximonov (1987), chức năng phản ánh - đánh giá của cảm xúc có thể thể hiện dưới dạng công thức sau đây : Cx f [ P ( 1n – Ik ), . .. ] . 	Trong công thức trên ta có Cx - cảm xúc ; P - cường độ và tính chất cấp thiết của nhu cầu; ( 1n – Ik ) – mức độ tin cậy (khả năng có thể) của khả năng đáp ứng nhu cầu trên cơ sở kinh nghiệm bẩm sinh và tập nhiễm; 1n -thông tin về các biện pháp thực tế cá thể có trong thời điểm hiện tại.	Qua công thức trên có thể thấy cảm xúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau , trong đó có những yếu tố đã biết rõ, Còn vô số các yếu tố khác, thì sự tồn tại của chúng không còn nghi ngờ gì nữa, nhưng lại khó xác định. Các yếu tố chúng ta đã biết thường được chia thành ba nhóm sau đây:	+ Nhóm thứ nhất là đặc điểm của cá thể, trước hết là đặc điểm về mặt cảm xúc, hành vi, ý chí Đây cũng là yếu tố xác định tính chất cảm xúc. 	+ Nhóm thứ hai là các yếu tố thời gian. Tùy thuộc vào thời gian, phản ủng cảm xúc có thể xảy ra chậm rãi hay phát triển ồ ạt. Cảm xúc hay trạng thái tinh thần có thể tồn tại nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều năm.	+ Nhóm thứ ba là các đặc điểm về mặt chất lượng và tính chất của nhu cầu . Trong trường hợp này, cảm xúc xuất hiện trên nền tảng của các nhu cầu xã hội và tình thần được gọi là tình cảm.	Khi khả năng loại bỏ các tác động không mong muốn thấp sẽ xuất hiện tình trạng báo động. Thực ra tất cả những yếu tố trên chỉ cho thấy sự biến dạng vô cùng của cảm xúc. Trong khi đó chỉ có hai yếu tố không thể thiếu được và đủ để sản xuất cảm xúc là nhu cầu và khả năng thoả mãn nhu cầu. 	Những điều kiện cần thiết để thỏa mãn nhu cầu là : 1. Tri thức của đối tượng; 2. Mức độ hoàn chỉnh về các tập tính của nó; 3. Nguồn năng lượng của cơ thể; 4. Thời gian đủ để có tổ chức các hoạt động hành vi tương ứng. . . 	Sở dĩ chúng ta phải sử dụng thông tin trong trường hợp này là vì, đặc điểm cơ bản trong hoạt động của não bộ khí hình thành cảm xúc là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin ( hình 4 ). Trước hết, muốn có được cảm xúc, não phải tiếp xúc trực tiếp với các xung hướng tâm từ bên ngoài hay bên trong tác động lên cơ thể. 	Về bản chất thì độ tin cậy của việc xuất hiện hay không xuất hiện các điện thế hoạt động là phạm trù thông tin. Nhu cầu và khả năng thỏa mãn nhu cầu là gì? 	Nhu cầu hay sự đòi hỏi là một dạng năng lực đặc biệt của cơ thể sống nhằm đảm bảo mối liên hệ của nó với môi trường xung quanh để tự bảo vệ và tự phát triển. Nhu cầu kích thích việc tạo sự hoạt hóa các hệ thống sống trong thế giới quanh ta. 	Không có nhu cầu sẽ không có mục đích và cũng chẳng có quá trình vận động để đạt được mục đích. Chính nhu cầu bản thân của cơ thể sẽ xác định câu trả lời đối với các kích thích từ bên ngoài tác động lên nó ( hình 6 ) . Nhờ có các nhu cầu mà hoạt động phản xạ của não bộ không phải là sự phản ánh thụ động thực tế khách quan. Nó phản ánh tích cực tất cả những gì cần thiết cho cơ thể.	Nhu cầu được coi là nội lực của hệ thống sống. Chính vì vậy, các mối liên hệ được hình thành bẫm sinh và tập nhiễm trong quá trình phát cá thể có khả năng đáp ứng được các nhu cầu làm cho hành vi trở nên có mục đích, có liên quan đến các điều kiện tồn tại cụ. 	Trong trường hợp này, hành vi là một dạng vận động vật chất đặc biệt trong thế giới động vật, đảm bảo mối quan hệ phức tạp giữa cơ thể với môi trường. Hành vi là một dạng hoạt động sống có khả năng thay đổi độ tin cậy và thời gian kéo dài của việc tiếp xúc giữa cơ thể với môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của nó để tồn tại. 	Thể hiện cụ thể hoạt động hành vi là phản ứng chống lại các yếu tố độc hại tác động lên cơ thể nhằm bảo tồn nòi giống, bảo đảm sự phát triển của loài. . . Trong trường hợp này bản năng giữ vai trò quan trọng . Giữa bản năng và nhu cầu có mối quan hệ như thế nào ?	+ Bản năng là các phản ứng bẩm sinh, di truyền rất phức tạp. Điều kiện cơ bản để có phản ứng bản năng là những thay đổi về mặt sinh lí và sinh hóa trong cơ thể, cụ thể thay đổi hoạt động của các tuyến nội tiết. 	+ Bản năng có liên quan mật thiết với sự thay đổi các nhu cầu sinh lí trong từng thời điểm nhất định. trong quá trình phát triển cá thể, bản năng được coi là giai đoạn thứ hai trong quá trình tổ chức hành vi có mục đích nhằm thực hóa nhu cầu. Không có nhu cầu thì không có bản năng, song không phải nhu cầu nào cũng trở thành bản năng. 	- Ví dụ cơ thể có nhu cầu về vitamin lớn, nhưng nhu cầu này không thể coi là bản năng tiêu hóa được. Thực tế, bản năng là cơ chế sinh lý hoạt hoá các dấu vết lưu giữ trong trí nhớ ( engram ) về sự vật và các tác động của chúng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của cơ thể. 	Về cơ chế sinh lý, bản năng là kết quả phúc tạp của các phản xạ không và có điều kiện có ý nghĩa sống còn đối với cá để và mối quan hệ xuôi chiều và ngược chiều . 	Qua phân tích công thức về cảm xúc nêu ra ở phần trên chúng ta có thể thấy, khi độ tin cậy thỏa mãn nhu cầu thấp ( In > Ik ) sẽ xuất hiện cảm xúc âm tính. Ngược lại, nếu tiên lượng thỏa mãn nhu cầu cao hơn ( Ik > In ) sẽ xuất hiện cảm xúc dương tính. 	Tất cả những điều nêu ra ở trên chứng tỏ, cảm xúc làm nhiệm vụ phản ánh các nhu cầu và khả năng thỏa mãn nhu cầu của cơ thể. 	Qua công thức ở phần trên chúng ta có thể thấy, cảm xúc hiện trên cơ sở so sánh các nhu cầu và khả năng thỏa mãn nhu cầu . Phạm trù giá trị và chức năng đánh giá sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như không có sự so sánh, trao đổi vv. Điều này cho thấy chức năng cảm xúc không chỉ đơn thuần là thông báo về mức độ lợi hại của các tác động lên cơ thể để đưa ra các câu trả lời thích hợp với cường độ nhất định. 	Cảm xúc được coi là “ ngoại tệ ” của não bộ, nó là thước đo vạn năng các giá trị chứ không phải chỉ để đánh giá theo khía cạnh tương đương hóa, theo nguyên tắc: độc hai – khó chịu; có lợi – dễ chịu. 4. 2 . Chức năng chuyển giao cảm xúc	Theo quan điểm sinh lí học, cảm xúc là trạng thái hoạt động tích cực của hệ thống các cấu trúc não bộ đặc biệt, nhằm thay đổi hành vi theo hướng cực tiểu hay cực đại hóa. Cảm xúc dương tính cho thấy thời điểm thoả mãn các nhu cầu đã gần tới. Còn cảm xúc âm tính có nghĩa là thời điểm này đã bị đẩy lùi ra xa hơn.	Nguyên tắc này có thể áp dụng cho cả người và động vật. Nó chứng tỏ, có thể nghiên cứu cảm xúc bằng thực nghiệm. Trên cơ sở thực nghiệm, chia cảm xúc ra làm ba loại : 	- Loại thứ nhất là các phản ứng cảm xúc xảy ra đồng thời với những thay đổi về mặt dinh dưỡng - vận động hoàn toàn không mang tính định hướng. Các tác giả gọi loại này là “xúc cảm gia”	- Loại thứ hai là hành vi cảm xúc có định hướng liên quan với các năm cầu khẩn cấp.	 - Loại thứ ba là các trạng thái cảm xúc chi xuất hiện khi trong môi trường có mặt đối tượng thực nghiệm ( con vật khác, tín hiệu nguy hiểm v.v ) 	Theo Ximonov, người tiến hành thí nghiệm có ít nhất ba khả năng khách quan để đánh giá về trạng thái cảm xúc của động vật thí nghiệm. 	Một trong số các chỉ tiêu đó là sự có mặt hay không có mặt của những thay đổi về mặt dinh dưỡng và những thay đổi hoạt động điện của vỏ não trong lúc con vật đang phải chịu áp lực về mặt thể lực liên quan tới hành vi bỏ chạy. Nếu trong quá trình thực hiện hành vi bỏ chạy những thay đổi về dinh dưỡng giảm dần , ta có thể nói là mức độ căng thẳng về cảm xúc giảm dần .	Chỉ tiêu khách quan thứ hai để đánh giá trang thái cảm xúc của động vật là phản ứng của cá thể cùng loài đối với tính hiệu cảm xúc khẩn cấp từ bạn mình. Hiện tượng này còn được gọi là sự đồng hưởng cảm xúc. 	Khác với người, động vật nhạy bén đối với những thay đổi tinh vi trong tín hiệu cảm xúc của đồng loại mà thí nghiệm viên thường bỏ qua. Trong cuộc sống hằng ngày, sự cộng hưởng cảm xúc chính là hiện tượng“ Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nữa ”. 	Chỉ tiêu quyết định cho thấy sự tồn tại cảm xúc của động vật là phản ứng của bản thân cả thể đối với trạng thái này. Để chứng minh hiện tượng này, người ta gắn điện cực vào các phần khác nhau của não bộ. 	Khi sử dụng dòng điện để kích thích vào các vùng gắn điện cực, có thể tạo ra cảm xúc dương tính hay âm tính. Nếu kích thích điện tạo ra dương tính, thi con vật luôn muốn cực đại hóa nó bằng cách kéo dài thời gian tồn tại, tăng cường độ lặp đi, lặp lại nhiều lần. 	Trong khi đó, cảm xúc âm tính xuất hiện dưới tác động kích thích điện sẽ làm cho con vật muốn cực tiểu hóa phản ứng bằng cách giảm cường độ, dừng kích thích hay ngăn cản không cho nó xuất hiện. Điều này có nghĩa là cảm xúc động vật phải được đánh giá qua hành vi chứ không qua các biểu hiện bên ngoài. 	Chức năng chuyển giao của cảm xúc được thể hiện qua phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Việc đánh giá độ tin cậy của khả năng đáp ứng nhu cầu không chỉ thực hiện được trên cơ sở nhận thức mà cả trong trường hợp vô thức dưới dạng linh cảm. 	Trong trường hợp này, sự tiếp cận hay cách xa mục tiêu được thực hiện hóa dưới dạng “ tiên đoán cách giải quyết ” làm xuất hiện khả năng phân tích logic. Có hiện tượng này là do có sự ngoại suy trong hoạt động thần kinh cấp cao.	Vì vậy, chức năng chuyển giao cảm xúc đặc biệt thể hiện rõ trong quá trình cạnh tranh để tìm ra nhu cầu ưu thế là vecto định hướng cho hành vi, Ví dụ, trong cuộc đấu tranh bản năng bẩm sinh để tự bảo vệ mình với nhu cầu xã hội của con người luôn tồn tại luân lí đạo đức chuẩn. 	Chính điều này làm cho con người luôn lo lắng dưới hình thức cạnh tranh giữa sợ hãi và cảm giác nghĩa vụ, giữa sợ hãi và xấu hổ khi thể hiện các hành vi của mình. Họ luôn phải lựa chọn cách thể hiện cảm xúc sao cho phù hợp với môi trường sống từng thời điểm nhất định. 	Trong trường hợp này, nó không phụ thuộc vào nhu cầu và vào khả năng đáp ứng nhu cầu nữa. Nó liên quan đến nhiều khuynh hướng cạnh tranh giữa các tình huống khác nhau, các quá trình hoạt động thần kinh cấp cao của não bộ. 	Kết quả là hành vi ban đầu có thể được định hướng lại. Muốn thỏa mãn nhu cầu phải định hướng lại sự tham gia của bộ phận cao cấp nhất của hệ thần kinh, là nguyên nhân thúc đẩy sự tiến hóa của bộ máy thực thi phản ứng cảm xúc- tiến hoá của não bộ. Cảm xúc có vai trò như thế nào trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. 4.3 . Chức năng củng cố của cảm xúc 	Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cảm xúc xuất hiện vào lúc nào và làm nhiệm vụ gì trong toàn bộ quá trình này ? Cảm xúc xuất hiện nhằm huy động mọi khả năng của hệ thần kinh để thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó . 	Chính vì vậy, cơ chế thần kinh của cảm xúc là tạo ra ở hưng phấn ưu thế rất cần thiết cho việc hình thành các phản xạ có điều kiện, nhất là đối với các phản xạ có điều kiện công cụ . Muốn hiểu được điều này cần xét các ví dụ cụ thể . 	Phản ứng củng cố trực tiếp ở đây không phải chỉ là thỏa mãn nhu cầu nào đó mà phải nhận kết quả mong muốn ( dễ chịu , cảm xúc dương tính ) hay phải loại bỏ kích thích không hợp ( khó chịu ) . 	Phản ứng này sẽ xuất hiện ra sao phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc mà kích thích dễ chịu hay khó chịu sẽ làm xuất hiện phản ứng trả lời khác nhau 	Điều này có nghĩa là trạng thái cảm xúc đã ảnh hưởng đến tốc độ hình thành phản xạ và thời gian duy trì nó .	Giả sử chúng ta thành lập phản xạ có điều kiện công cụ. Khác với phản xạ có điều kiện thông thường, trong trường hợp phản xạ có điều kiện công cụ, đối tượng thí nghiệm phải chủ động tìm cách giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết 	Ví dụ: khi đói con vật phải chủ động tìm ra lối thoát. Sự củng cố và cách giải quyết thích hợp không tự đến mà phụ thuộc phản ứng của từng cá thể với tín hiệu có điều kiện . 	Chính vì vậy, phản ứng cảm xúc trong trường hợp này là yếu tố quyết định , không thể thiếu với việc hoàn thành hành vi . 	4.4. Chức năng bù trừ hay thay thế của cảm xúc 	Là một trong những trạng thái hoạt động của não bộ, cảm xúc có ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận của hệ thần kinh, đến điều hòa hoạt động hành vi, đến quá trình tiếp nhận tín hiệu và rút ra engram của tín hiệu từ trí nhớ, có liên quan tới chức năng khác nhau của cơ thể. Chức năng bù trừ của cảm xúc thể hiện rõ qua ảnh hưởng của nó tới chức năng dinh dưỡng . 	Có thể thấy khi xuất hiện sự căng thẳng về mặt tình cảm thì những thay đổi về mặt dinh dưỡng tăng lên. Kết quả là tim đập nhanh hơn, huyết áp và bài xuất hoocmon vào máu 	Cảm xúc xuất hiện trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện . Đây là giai đoạn đang hình thành ưu thế .	Theo Pavlôv, tất cả các thói quen suy nghĩ một cách khoa học chỉ thực hiện được trên cơ sở sau đây. Trước tiên là phải tạo ra được mối liên hệ tương đối ổn định và chính xác. Tiếp đến là phải loại bỏ các mối quan hệ ngẫu nhiên. 	Thực tế đây là quá trình hình thành ưu thế và hình thành phản xạ có điều kiện . 	Sự xuất hiện điểm ưu thế ban đầu nhằm tạo ra một sự nhất quán trong hoạt động của hệ thần kinh theo nguyên tắc tối ưu hóa . 	Việc hình thành các phản xạ có điều kiện trên cơ sở điểm ưu thế sẽ thực hiện được một cách dễ dàng hơn và đường liên hệ thần kinh tạm thời tạo nên trí nhớ phản xạ trong trường hợp này sẽ bền vững hơn .	Hành vi bắt chước là một ví dụ về chức năng bù trừ của cảm xúc ở mức độ quần thể, thường gặp trong tự nhiên. Muốn bắt chước được, có thể phải thấy hứng thú với những gì tiếp nhận được. Điều này cũng có nghĩa là não bộ phải hưng phấn về mặt cảm xúc. 	Thực tế , đây là trường hợp đặt biệt của phản ứng ưu thế đối với các tín hiệu có độ tin cậy được củng cố thấp. Trong trường hợp này, cảm xuất hiện với các kích thích xuất phát từ các cá thể khác.	Điều này xảy ra khi chủ thể không có khả năng hay thời gian để tự đưa ra cách giải quyết một tình huống nào đó. Chính vì vậy , để đáp ứng nhu cầu phải dựa vào( bắt chước) các thông tin của các cá thể khác trong quần thể . 	Ví dụ : tiến hành thành lập phản xạ có điều kiện công cụ chạy trong mê lộ hình chữ T để mở máng có chứa thức ăn ở chuột. Kết quả cho thấy, nếu con chuột tự ý cố gắng luyện tập để mở nắp máng thức ăn, thì tỉ lệ số lần mở đúng sẽ đạt tới 66%. 	Trong trường hợp chuột không tự cố gắng mà chỉ làm theo cách bắt chước các con khác, thì tỉ lệ mở nắp ăn đúng sẽ chỉ đạt 40%. Rõ răng hành vi bắt chước nhằm thỏa mãn nhu cầu dễ dàng nhất đã không cho kết quả khách quan.4.4.1. Cơ chế nơron của cảm xúc	 Một trong số các vấn đề quan trọng của hoạt động thần kinh cấp cao là xác định cơ sở vật chất của cảm xúc. 	Để xác định vai trò của các cấu trúc thuộc não bộ đối với hoạt động cảm xúc, người ta sử dụng phương pháp kích thích điện. 	Các điện cực được cấy vào các phần khác nhau của não bộ. Sau khi não bộ đã hồi phục bình thường, người ta bắt đầu dùng dòng điện nối với điện cực kích thích. a. Các thành phần khác nhau của não bộ và cảm xúc 	Kết quả nghiên cứu trên người và động vật cho thấy các cấu trúc khác nhau của não bộ giữ vai trò không giống nhau đối với hành vi về cảm xúc. 	Việc kích thích các nhân hạnh nhân của bệnh nhân sẽ làm xuất hiện trạng thái sợ hãi, giận dữ, đôi lúc cũng xuất hiện cảm giác vừa lòng, thỏa mãn . 	Ngược lại , khi kích thích vách ngăn trong suốt thường xuất hiện cảm giác dễ chịu , sảng khoái , hưng phấn sinh dục , hưng phấn tăng lên . 	Kích thích phần trước và phần sau của vùng dưới đồi sẽ làm xuất hiện phản ứng lo lắng và giận dữ. 	Còn khi kích thích các cấu trúc của não giữa, thì phổ cảm xúc sẽ là một dãi rộng từ giận dữ và căng thẳng tới hưng phấn sinh dục với sắc thái dương tính rõ nét. 	Trong khi đó việc kích thích hồi hải mã sẽ không làm xuất hiện sự giận dữ , sợ hãi cũng như sự thỏa mãn.	Khi kích thích thân não giữa và các nhân không đặc trưng của đồ thị sẽ xuất hiện trạng thái tăng hoặc giảm hoạt hóa . Các trạng thái hoạt hóa chủ yếu sẽ có sắc thái cảm xúc dương tính. Đôi lúc cũng xuất hiện trạng thái hoạt hóa âm tính như : nóng nảy, giận dữ , nhưng không phải buồn phiền . 	Trạng thái mất hoạt hóa thường mang tính chất thanh thản và vô cảm . Cảm giác “ nhẹ người “ hay “nặng nề ” trong trường hợp này không liên quan với sự thay đổi của trường lực cơ cũng như hoạt động của cơ quan tiền đình. 	Vì vậy, khi kích thích các vùng tương ứng của não bộ sẽ xuất hiện các loại cảm xúc khác nhau. Các hành vi về mặt cảm xúc phụ thuộc vào cấu tạo và chức năng của từng cấu trúc hình cũng như vào các hệ thống chất môi giới thần kinh trong nó. 	Sự xuất hiện về mặt cảm xúc là kết quả tương tác giữa các bộ phận và các hệ cơ quan với nhau của cơ chế thần kinh – thể địch.	Việc tham gia của các cấu trúc thuộc não bộ vào quá trình thực hiện các hành vi cảm xúc tồn tại hai quan điểm khác nhau:	Theo quan điểm thứ nhất , mỗi nhu cầu ( đói, khát, sinh dục) cũng như mỗi hành vi cảm xúc ( sợ hãi, giận dữ, thỏa mãn ) đều có "đại diện” của mình tại các phần khác nhau của hệ thần kinh trung ương. Trong số các cấu trúc này có nhân hạnh nhân, hối hải mã, vỏ tới bản cầu đại não . 	Quan điểm thứ hai cho rằng sự tổng hợp các yếu tố thành phần về thực thể và dinh dưỡng đặc trưng cho cảm xúc chỉ xảy ra tại trung tâm bên dưới , có thể là vùng dưới đồi. 	Quan điểm thứ hai cho rằng sự tổng hợp các yếu tố thành phần về thực thể và dinh dưỡng đặc trưng cho cảm xúc chỉ xảy ra tại trung tâm bên dưới, có thể là vùng dưới đồi. Trong khi đó , các cấu trúc khác của não bộ như: hồi hải mã , nhân hạnh nhân và vỏ não mới không tiếp nhận những nhu cầu cũng như những cảm xúc riêng biệt. 	Người ta tìm thấy trong vùng dưới đồi có các cấu tạo liên quan với việc cấp thiết hóa các nhu cầu xảy ra đồng thời với sự xuất hiện cảm xúc. Vì vậy, có thể xem vùng dưới đồi là cấu trúc tham gia vào tổ chức hành vi trong các giai đoạn sớm nhất và muộn nhất khi đã hình thành phản ứng cảm xúc. 	Đặc điểm của giai đoạn đầu ( giai đoạn ưu thế ) trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện là có sự tham gia của các cấu trúc thuộc hệ limbic. Sự thay đổi hoạt tính của nơron tại đây xảy ra sớm hơn so với tại vỏ bán cầu đại não.	Tuy nhiên vùng dưới đồi vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành hành vi. Việc phá hủy phần bên của vùng dưới đồi ở cả hai bên sẽ làm rối loạn hoàn toàn hoạt động hành vi chủ động. 	Cấu trúc thứ hai có liên quan nhiều tới yếu tố môi trường và khả năng đáp ứng các nhu cầu cấp thiết là nhân hạnh nhân. 	Việc điều tiết trọng lượng cơ thể, sử dụng thức ăn và nước uống , phản ứng đối với nồng độ của lượng đường trong máu, cũng như hiện tượng suy dinh dưỡng sẽ không thay đổi đáng kể khi các nhân hạnh nhân bị tổn thương.	Nhân hạnh nhân phản ứng đối với kích thích ngoại biên trong giai đoạn chưa xuất hiện những thay đổi về mặt dinh dưỡng. Phá hủy phần trước của nhân hạnh nhân trung tâm làm rối loạn các phản xạ có điều kiện công cụ ăn và uống. 	Nhân hạnh nhân bị tổn thương hay bị cắt bỏ sẽ làm rối loạn hoạt động hành vi do sự sợ hãi gây ra. Song nhân này không làm thay đổi ngưỡng của kích thích gây đau. 	Hồi hải mã tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình học tập, là điểm hội tụ đầu tiên của các hưng phấn do kích thích không và có điều kiện tạo ra. 	Trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện dinh dưỡng với kích thích âm thanh, người ta tìm thấy trong hồi hải mã có nơron hoạt động dưới dạng tác động của kích thích liên kết. 	Khi phần trước và phần sau của hồi hải mã ở chuột cống bị phá hủy, khả năng học tập ở chúng sẽ không bị rối loạn. Trong một số trường hợp việc hình thành phản xạ có điều kiện lại thực hiện một cách dễ dàng hơn là do hải mã nhạy cảm với tín hiệu có độ tin cậy thấp. Khi khả năng mất đi thì hình thành các phản xạ với các tín hiệu có độ tin cậy cao sẽ tăng lên.	Tại hồi hải mã, hưng phấn hành vi sẽ được so sánh với thông tin của môi trường, cũng như kinh nghiệm được lưu trữ trong vỏ não.	Từ đây có thể thấy hồi hải mã là cấu trúc đảm nhiệm hai nhiệm vụ cơ bản. Trước hết, là bộ phận lọc thông tin và lưu giữ dưới dạng trí nhớ dài. Mặt khác, hồi hải mã tham gia vào việc rút ra trí nhớ các vết hằn ấn tích để sử dụng vào việc tổ chức hành vi. 	Các vết hằn ấn tích có thể rút ra được từ trí nhớ không phụ thuộc vào tác động của kích thích bên ngoài, vì thực hiện theo cách thông tin ngược chiều qua các đường liên hệ thần kinh tạm thời có điều kiện. Các engram được rút ra từ trí nhớ sẽ thể hiện như thế nào?	Về mặt điện sinh lí, các engram của trí nhớ được thể hiện qua nhịp teta, đặc trưng của hoạt động điện của hồi hải mã. Việc tăng cường nhịp teta, trong bất kì trường hợp nào cũng biểu hiện sự căng thẳng về cảm xúc. Chứng tỏ phải huy động sự tham gia các đường liên hệ thần kinh tạm thời đã có sẵn, rút các engram từ trí nhớ ra so sánh, đánh giá, tái kết hợp lại các vết nhằm tạo ra các hoạt động thích nghi mới.	Những điều nêu trên cho thấy, hồi hải mã giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sáng tạo của não bộ nhằm đề xuất các giả thuyết. 	Ở người, hồi hải mã của bán cầu ưu thế tham gia vào việc phân tích các tín hiệu ngôn ngữ, còn hồi hải mã của bản bán cầu kia phân tích các tin hiệu khác. Sự mất cân xứng trong hoạt động của hồi hải mã cho thấy nó không là cấu trúc chỉ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, thô sơ. 	Hưng phấn cảm xúc từ hồi hải mã sẽ tới phần nào của não bộ?	Hưng phấn cảm xúc sẽ lan toả từ hệ limbic tới thùy trán và một phần nhỏ thùy đỉnh. Các nhận thức về thế giới bên ngoài sẽ tới các hệ thống liên hợp của vỏ não qua các nhân liên hợp của đồ thị và các đường dẫn liên bán cầu từ vùng cảm giác phản chiếu. 	Trên cơ sở các thông tin này và dựa vào các engram được rút ra từ trí nhớ, vỏ não trước sẽ xét độ tin cậy cao của tiên lượng. Trong khi đó, hệ thống đồi thị - vách não đảm bảo khả năng lựa chọn đối với các yếu tố quan trong của môi trường bên ngoài cũng như đối với động tác sẽ xuất hiện.	Nói cách khác, vỏ não thùy tỉnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan với việc tổ chức không gian của thế giới bên ngoài	Còn phần não trước quyết định đối với việc tiên lượng độ tin cậy của các hiện tượng sẽ xảy ra. Khả năng lựa chọn các tín hiệu có độ tin cậy cao và loại bỏ các tín hiệu có độ tin cậy thấp của võ não thùy trán thực hiện được với sự tham, gia của nhân đuôi. Muốn thực hiện được điều này phải có sự tham gia của nhân đuôi. 	Muốn thực hiện được điều này phải có sự tham gia của quá trình ức chế phản xạ có điều kiện. Điều này có nghĩ là hồi hải mã là cấu trúc không thể thiếu được trong việc thực hiện hóa các tín hiệu có độ tin cậy thấp, còn võ não thùy trán là cấu trúc quan trọng trong việc định hướng hành vi dưới tác động của tín hiệu có độ tin cậy cao. 	Vì vậy cắt bỏ vỏ não thùy trán ở chuột cống và ở chó có thể làm cho hiệu quả tác động của kích thích khác nhau về độ tin cậy trở thành giống nhau. Phần vỏ não thùy trán lưng – bên của bán cầu đại não có liên quan với hệ thống “thông tin” của não bộ. Còn phần giữa – đáy liên quan với hệ thống “hành vi cảm xúc”.	Sự phân bố chức năng như vậy hoàn toàn hợp lí vì phần lưng liên hệ trục tiếp với hồi hải mã, còn phần bụng liên hệ với nhân hạnh nhân. Vỏ não thùy trán có thể ảnh hưởng tới hồi hải mã qua các đường dẫn tới vành đai. 	Còn vỏ trán trước là vùng vỏ não mới duy nhất tiếp nhận các đường dẫn từ nắp não và nhân hạnh nhân. 	Các kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động của các nơron thuộc phần bên của vỏ trán trước khi phụ thuộc vào các quá trình tổng hợp hướng tâm, cần thiết cho tổ chức hành vi. 	Trong khi đó, các nơron thuộc vùng trán, ổ mắt liên quan tới tính chất của tác nhân củng cố. Phản ứng của một số nơron thuộc vùng này có mức độ chuyên hóa cao.	Tóm lại, việc tổ chức hành vi trong hệ thống “nhu cầu – khả năng thỏa mãn nhu cầu của môi trường bên ngoài” chỉ thực hiện được trên cơ sở mối tương tác giữa vỏ não trước – hồi hải mã – nhân hạnh nhân – vùng dưới đồi.	Tất cả các cấu trúc khác của não bộ đều làm nhiệm vụ thừa hành và giữ vai trò thứ yếu. Về cấu trúc thuộc hệ limbic, vách ngăn trong suốt và hồi hải mã tạo thành một hệ thống nhất. Chất xám trung ương liên quan đánh giá kích thích. Phần đồi thị không đặc trưng là điểm hội tụ của các xung cảm giác và cảm xúc, cũng như xác định giá trị của cung này trong giới hạn chức năng chuyển giao. 	Trong từng thời điểm nhất định, cơ thể sống phải có phản ứng đối với kích thích loại nào và cách phản ứng ra sao?	Các kích thích không điều kiện bên trong và ảnh hưởng từ bên ngoài sẽ hoạt hóa vùng dưới đồi rồi từ đây đến vỏ thùy trán, hồi hải mã và vỏ não trước. Tại hồi hải mã này xảy ra liên kết giữa kích thích với tác nhân củng cố để cho ra phản ứng hành vi. 	Tiếp đến, hoạt động đồng thời của hồi hải mã với vỏ não thùy trán sẽ xảy ra hiện tượng đối chiếu với các engram được rút ra từ trí nhớ để tìm ra cảm xúc ưu thế nhất có khả năng đáp ứng nhu cầu. 	Chương trình hình thành trong thùy trán sẽ được chuyển đổi về thể vân. Tại đây xảy ra hiện tượng tương tác với thùy đỉnh để ghi nhận lại các tọa độ của hành vi tương lai. 	Sau đó được chuyển qua vùng vỏ vận động và tới cơ quan thừa hành thể hiện qua hành vi có mục đích. Vai trò “thông tin” của vỏ não mới tăng dần lên tùy thuộc vào mức độ chuyên môn hóa các phản xạ có điều kiện.	 Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tương quan đã cho thấy, trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện, các sóng teta của hồi hải mã xuất hiện sớm hơn so với sóng teta của vỏ não thuộc thùy thái dương. Điều này chứng tỏ hưng phấn từ hồi hải mã sẽ tới vỏ não để tạo ra hành vi về cảm xúc. 	Trong trường hợp phản xạ đã bền vững thì hưng phấn sẽ đi theo hướng ngược lại, tức là từ vỏ não tới hồi hải mã.	Tóm lại, cơ chế thần kinh của cảm xúc đã cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa nhu cầu và khả năng thỏa mã nhu cầu trong quá trình hình thành hành vi có mục đích. Tính đa dạng của các nhu cầu, sự cạnh tranh giữa các nhu cầu với nhau, cũng như tính độc lập với chúng được thể hiện qua các chức năng bù trừ, chuyển giao, củng cố và thay thế cảm xúc. 	Nhờ có các chức năng này của cảm xúc mà con mới biết thông cảm với nhau, mới sáng tạo ra nghệ thuật và phát minh ra những điều mới lạ. Tất cả những điều này thực hiện được nhờ có sự phối hợp hoạt động của não bộ.	Ngoài các 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cam_xuc_nguyen_van_xuyen.ppt