Bài giảng Sinh lý thần kinh và cấp cao - Nguyễn Thị Thùy Trang

Bài giảng Sinh lý thần kinh và cấp cao - Nguyễn Thị Thùy Trang

2. Ức chế ngoài

2.1. Đặc điểm của ức chế ngoài

- Ức chế ngoài là loại ức chế mà nguyên nhân gây ra ức chế nằm ngoài cung phản xạ bị ức chế và thường liên quan với sự xuất hiện một tiêu điểm hưng phấn mới, một phản xạ mới.

 

pptx 68 trang hapham91 6000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh lý thần kinh và cấp cao - Nguyễn Thị Thùy Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁPNhóm thực hiện: Nhóm 21. Nguyễn Thị Thùy Trang2. Vương Quốc Đạt3. Cao Bùi Kỳ Quốc4. Phan Hữu Quyền5. Lý Quốc BìnhSINH LÝ THẦN KINH CẤP CAOGVHD: TS. LÊ THỊ THANHCHƯƠNG III. ỨC CHẾ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN1. Khái quát chung về ức chế 2. Ức chế ngoài 3. Ức chế trong 4. Giấc ngủ 5. Chiêm bao 1. Khái quát chung về ức chếHoạt động thần kinh bao gồm hai quá trình đối lập và thống nhất với nhau, đó là quá trình hưng phấn và ức chế. Quá trình hưng phấn gây ra phản xạ và quá trình ức chế có tác dụng kiềm hãm phản xạ.Hoạt động bình thường của vỏ não được thực hiện nhờ sự tác động qua lại giữa hưng phấn và ức chế. Hai quá trình này luôn tồn tại không tách rời nhau, có liên quan mật thiết trong hoạt động thần kinh nói chung và hoạt động của vỏ não nói riêng.Đây là hai quá trình cơ bản trong hoạt động thần kinh cấp cao. Quá trình ức chế cũng là một dạng hoạt động của hệ thần kinh. Dựa vào điều kiện sinh ra ức chế trong vỏ não mà chia ức chế thành hai loại: + Ức chế ngoài (ức chế không điều kiện) + Ức chế trong (ức chế có điều kiện)2. Ức chế ngoài2.1. Đặc điểm của ức chế ngoài- Ức chế ngoài là loại ức chế mà nguyên nhân gây ra ức chế nằm ngoài cung phản xạ bị ức chế và thường liên quan với sự xuất hiện một tiêu điểm hưng phấn mới, một phản xạ mới.- Ức chế ngoài có các đặc điểm cơ bản sau:	+ Ức chế ngoài có tính chất bẩm sinh.	+ Ức chế ngoài đặc trưng cho các bộ phận của hệ thần kinh trung ương.	+ Ức chế ngoài xuất hiện không cần có bất kỳ sự luyện tập nào trước.2.2. Phân loại ức chế ngoài- Ức chế ngoại lai.- Ức chế vượt hạn.2.2.1. Ức chế ngoại lai- Ức chế ngoại lai là loại ức chế chỉ xuất hiện khi có một tác nhân mới lạ tác động cùng lúc với tác nhân gây PXCĐK, làm cho phản xạ yếu đi hoặc mất hẳn.Ví dụ: Thành lập PXCĐK tiết nước bọt với ánh đèn ở chó. Khi phản xạ đang được thực hiện, nếu đánh nhẹ vào chân chó thì phản xạ sẽ ngừng và chó không tiết nước bọt nữa. 	Sở dĩ có ức chế ngoại lai là do khi có các tác nhân mới lạ sẽ làm xuất hiện những quá trình hưng phấn mới. Theo quy luật cảm ứng trong hoạt động thần kinh, khi một quá trình hưng phấn đủ mạnh xuất hiện trên vỏ não sẽ làm cho một số trung khu khác bị ức chế. VD: Trong các cuộc thi đấu thể thao những điểm mới lạ về sân bãi, trọng tài, cổ động viên, có tác dụng như một cái “phanh” làm ảnh hưởng tới thành tích thi đấu tâm lý “lợi thế sân nhà”- Ức chế ngoại lai chỉ xuất hiện khi tác nhân ngoại mới lạ. Khi tác động ngoại lai tác động nhiều lần sẽ không còn gây được ức chế nữa, cho nên ức chế sẽ tắt dần hoặc biểu hiện không rõ.+ Những PXCĐK mạnh hoặc bền vững thường ít chịu ảnh hưởng của ức chế ngoại lai hơn so với các phản xạ yếu hoặc không bền vững.+ Mức độ thể hiện của ức chế ngoại lai còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và tâm lý của cơ thể, cũng như phụ thuộc vào kiểu hình thần kinh.VD: Khi vỏ não khỏe, sức tập trung cao thì ức chế ngoại lai ảnh hưởng ít hơn. Lúc ngồi học tập trung thì dù có tiếng động ồn hay người đi lại vẫn học được.2.2.2. Ức chế vượt hạn- Ức chế vượt hạn là loại ức chế chỉ xuất hiện khi tác nhân kích thích vượt quá giới hạn về cường độ, thời gian tác động, hoặc tần số tác động của tác nhân kích thích. - Hoặc ức chế vượt hạn xuất hiện khi tác nhân kích thích quá mạnh, quá dồn dập hoặc tác động kéo dài.VD: Thành lập PXCĐK tiết nước bọt ở chó với tiếng chuông nhẹ, thong thả. Nếu gõ chuông thật mạnh, hoặc thật nhanh, hoặc thật lâu thì phản xạ không xảy ra hoặc bị dập tắt.Hiện tượng này phù hợp với quy luật “lượng đổi – chất đổi”. Khi lượng kích thích tới một giới hạn nào đó thì chất đổi, hưng phấn chuyển thành ức chế, tác dụng kích thích đổi thành tác dụng kiềm hãm.- Tăng hưng tính của các trung khu dưới vỏ tham gia hình thành phản xạ cũng là nguyên nhân gây ra ức chế vượt hạn. VD: khi con vật quá đói thì cường độ PXCĐK giảm hẳn, lượng nước bọt tiết ra ít hơn.Đối với nơron luôn tồn tại giới hạn về cường độ hưng phấn dưới tác động của tác nhân kích thích có cường độ giới hạn. Nếu kích thích vượt quá giới hạn thì hưng phấn chuyển thành ức chế. Ức chế vượt hạn là quá trình thần kinh bảo vệ nơron, giúp nơron khi mệt mỏi được nghỉ ngơi phục hồi.3. Ức chế trong3.1. Đặc điểm của ức chế trong Ức chế có điều kiện là ức chế được hình thành trong quá trình phát triển cá thể, cần phải luyện tập mới có được. Ức chế trực tiếp phát sinh trong cung phản xạ có điều kiện cho nên gọi là ức chế có điều kiện hay ức chế trong. Ức chế trong có tính tập nhiễm, được hình thành và phát triển trong quá trình sống của cá thể Ức chế trong đặc trưng cho hoạt động của vỏ não nên nếu vỏ não bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng đến ức chế trong. Ức chế trong chỉ xuất hiện trong điều kiện nhất định và thường xuất hiện khi điều kiện hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời bị phá vỡ3.2. Phân loại ức chế trong và ý nghĩa sinh học	Tùy thuộc vào các cách không củng cố PXCĐK chia làm 4 loại ức chế trong: - Ức chế tắt dần - Ức chế chậm - Ức chế phân biệt - Ức chế có điều kiệnỨc chế tắt dầnNếu PXCĐK đã được thành lập rồi sau đó không được củng cố tiếp thì phản xạ sẽ yếu dần, và cuối cùng là không còn xuất hiện nữa.VD: Khi đã tạo được phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với tính hiệu là ánh đèn. Lúc này chỉ nhìn thấy ánh đèn là con chó đã tiết nước bọt. Nếu phát ánh sáng đèn mà không cho chó ăn nữa chó vẫn tiếp tục tiết nước bọt 1 vài lần nữa nhưng sau đó chó không còn tiết nước bọt.Tuy nhiên, ức chế không làm huỷ hoại mối liên hệ thần kinh tạm thời vì nếu sau khi thành lập ức chế dập tắt ta để cho chó nghỉ ngơi thì qua khoảng 20 phút tác dụng của tín hiệu lại làm xuất hiện phản xạ tiết nước bọt có điều kiện trở lại.	Tốc độ tắt dần của PXCĐK phụ thuộc vào các yếu tố: Mức độ bền vững của PXCĐK: phản xạ càng bền vững càng khó bị dập tắt Tần số lập lại của tác nhân có điều kiện mà không được cũng cố càng lớn thì phản xạ càng chóng bị dập tắt Kiểu thần kinh của cá thểỨc chế dập tắt bảo đảm cho các phản xạ có điều kiện luôn luôn phù hợp với điều kiện sống thường xuyên biến đổi của môi trường. Nhờ ức chế dập tắt mà các phản xạ có điều kiện cũ không phù hợp với điều kiện mới sẽ bị dập tắt đi, nhường chổ cho các phản xạ mới, thích nghi với điều kiện mới hình thành. Chính nhờ ức chế dập tắt mà con người có thể bỏ qua được những thói quen, cách sinh hoạt, quan niệm đã lỗi thời để tiếp thu các quan niệm phù hợp hơn và giúp cho cơ thể tiết kiệm được năng lượng.b. Ức chế chậm	Ức chế chậm (ức chế trì hoãn) là loại ức chế xuất hiện khi khoảng cách thời gian giữa tác nhân kích thích có điều kiện và tác nhân kích thích cũng cố bị kéo dài ra trên 4 phút. Vì khoảng thời gian giữa 2 kích thích bị kéo dài ra nên trong lúc chưa được củng cố, tác nhân kích thích có điều kiện đã gây ra quá trình ức chế.	Biểu hiện của ức chế này là phản xạ đối với tín hiệu có điều kiện bị chậm lạiVD: Nếu trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện, ta cho chó ăn sau 30 phút kể từ khi kích thích ánh sáng xuất hiện thì từ đó về sau phản xạ tiết nước bọt chỉ xuất hiện sau 30 phút kể từ khi chó nhận kích thích ánh sáng Hiện tượng làm chậm PXCĐK là kết quả của phát triển ức chế bên trong, làm cho trong thời gian từ lúc tác nhân kích thích có điều kiện tác động đến khi có phản xạ, nơron vỏ não ở trạng thái ức chế.Ức chế trì hoãn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người và động vật ở chỗ làm cho phản xạ xảy ra đúng lúc, đúng chỗ, giúp cho hoạt động đạt hiệu quả cao, tiết kiệm năng lượng và giúp cho cơ thể dễ dàng thích nghi với điều kiện sốngỨc chế chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố:Các tế bào vỏ não khỏe dễ thành lập ức chếCác phản xạ mạnh khó trì hoản hơn các phản xạ vừa phảiNếu tăng dần thời gian trì hoãn thì dễ thành lập ức chế chậmTrạng thái sinh lí, kiểu thần kinh cũng ảnh hưởng đến ức chế chậmỞ động vật khó thành lập ức chế chậm, còn ở người thì dễ hơn. Trẻ em khó thành lập hơn người lớnc. Ức chế phân biệtỨc chế phân biệt là dạng ức chế phát sinh khi ta cho kích thích có điều kiện tác dụng xen kẽ với một tín hiệu gần giống nó, với điều kiện là kích thích có điều kiện luôn được củng cố, còn tín hiệu gần giống nó thì không được củng cố bằng kích thích không điều kiện.Ức chế phân biệt là loại ức chế làm mất phản xạ với các tác nhân gần giống với tác nhân có điều kiện, giúp cơ thể phân biệt được các kích thích cùng thể loại hoặc gần giống nhau.VÍ DỤ: CÂU CHUYỆN TRẠNG QUỲNH TRỘM MÈOVD: Thành lập phản xạ có điều kện tiết nước bọt của chó với ánh sáng 40w. Sau đó cho ánh sáng 60w tác động xen kẽ với ánh sáng 40w. Tuy nhiên, ánh sáng 40 w luôn đi kèm với thức ăn còn ánh sáng 60w thì khôngLúc đầu chó cũng tiết nước bọt với ánh sáng 60w nhưng về sau thì chỉ tiết nước bọt với ánh sáng 40wỨc chế phân biệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố:Tác nhân phân biệt càng giống tác nhân dương tính càng khó thành lập ức chế phân biệtTác nhân phân biệt phải có cường độ tương đương với tác nhân dương tính mới dễ thành lập ức chế phân biệt.Khả năng thành lập ức chế phân biệt tăng dần trong quá trình phát triển chủng loại cũng như trong quá trình phát triển cá thể.Ức chế phân biệt quan trọng đối với sự tồn tại, thích nghi và phát triển của cơ thể. Nó làm cho cơ thể phản ứng một cách chính xác với các tác nhân kích thíchỨc chế phân biệt giúp cơ thể chọn đúng chính xác được kích thích quan trọng để trả lời và chọn được cách phản ứng phù hợp nhất để trả lời, giúp cơ thể thích nghi tốt với điều kiện sốngd. Ức chế có điều kiệnMột kích thích vô quan nào đó tác động cùng lúc với 1 phản xạ có điều kiện sẽ trở thành tác nhân kích thích có điều kiện. Nếu cho tác nhân kích thích có điều kiện đó kết hợp với 1 kích thích vô quan khác mà không được củng cố, sau 1 số lần, tổ hợp kích thích đó sẽ làm xuất hiện quá trình ức chế có điều kiệnMuốn thành lập được ức chế có điều kiện, sự phối hợp giữa 2 loại tác nhân kích thích này phải ngắn, chỉ vài giâyNếu thời gian dài quá 10 giây thì tác nhân đó trở thành tác nhân dương tính của phản xạ có điều kiện mớiVí dụ:+ Ta thành lập phản xạ tiết nước bọt có điều kiện với tín hiệu có điều kiện là tiếng chuông reo. Sau khi phản xạ có điều kiện đã được bền vững, tức là khi cho chuông reo thì chó sẽ tiết nước bọt, + Ta kết hợp tiếng chuông reo với kích thích phụ là ánh sáng đèn mà không cho chó ăn. Lặp lại một số lần như vậy thì khi chuông reo mà có ánh sáng đèn thì chó không tiết nước bọt. Ánh sáng đèn là tác nhân gây ức chế có điều kiện.Ức chế có điều kiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố:Tác nhân dương tính càng yếu, tác nhân ức chế càng mạnh thì càng dễ thành lập ức chế có điều kiện.Tác nhân ức chế tác động trước dễ gây ức chế có điều kiện hơn.Tốc độ hình thành ức chế có điều kiện phụ thuộc kiểu hình thần kinh.3.3. Sự liên quan giữa các ức chếCác loại ức chế ít khi tồn tại riêng rẽ mà thường tồn tại cùng nhau trong vỏ não và tác động qua lại lẫn nhau.Quá trình ức chế này có thể làm tăng hoặc làm giảm 1 quá trình ức chế khác.Sau khi vỏ não bị tổn thương thì các quá trình ức chế giảm hoặc có thể mất hẳnTrong trường hợp rối loạn thần kinh do nhiễm độc thì ức chế trong cũng bị phá hủy, nguyên nhân là do ức chế giảm mạnh nên hưng phấn lan tỏa rộng rãi 1 cách bệnh lí trên vỏ não 3.4. Ức chế trên võ não là một ức chế tích cực và chủ động* Ức chế không phải là trạng thái nghỉ ngơi của vỏ não mà đó là một quá trình hoạt động tích cực và chủ động, tinh vi của các tế bào vỏ não, vì:Ức chế là kết quả tác động của kích thích bên ngoài lên vỏ não thông qua thụ quan.- Quá trình ức chế tác động tích cực có tác dụng làm giảm, làm mất phản xạ; hoặc làm giảm, làm mất 1 quá trình ức chế khác. - Sau khi vỏ não bị tổn thương hoặc bị rối loạn chức năng vỏ não, quá trình ức chế sẽ giảm hoặc mất đi nhưng sau đó có thể được phục hồi.* Ức chế có vai trò quan trọng đối với đời sống của động vật và con người:Quá trình ức chế giúp cơ thể phân biệt được các kích thích để loại bỏ những kích thích không cần thiết, và chỉ phản ứng với những kích thích có lợi cho cơ thể.Ức chế còn góp phần làm thay đổi phản ứng của cơ thể phù hợp với điều kiện môi trường luôn biến đổi, làm cho cơ thể dễ dàng thích nghi với ngoại cảnh, là cơ sở sinh lí của tính kiên trì, sự so sánh, kỹ năng, kỹ xảo.4. Giấc ngủ 4.1 Tầm quan trọng của giấc ngủ Ngủ là hoạt động sinh lý bình thường rất cần thiết để phục hồi khả năng làm việc của não cũng như phục hồi sức khỏe của con người và động vật. Ngủ là nhu cầu cơ bản của cơ thể, còn cần hơn ăn Nếu mất ngủ trong thời gian dài thì động vật sẽ chết. Ví dụ: chó lớn mất ngủ từ 10-12 ngày là chết, chó con bị mất ngủ từ 4-5 ngày sẽ chết Nhu cầu thời gian ngủ thay đổi tùy loài động vật, độ tuổi , trạng thái sức khỏe của cơ thể. Đối với trẻ em mới sinh, nhu cầu ngủ khoảng 18-21 giờ mỗi ngày và sau đó giảm dần.Bảng 2. Thời gian ngủ cần thiết ở người theo tuổi, giờ SttTuổiThời gian ngủSttTuổiThời gian ngủ12345Sơ sinh3 tháng6 tháng12 tháng4 tuổi21191413126789 107101417Người lớn1110987Nhịp điệu thức, ngủ của động vật tùy thuộc vào sự thích nghi của chúng với những điều kiện sinh tồn.Phần lớn động vật thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, tuy nhiên vẫn có 1 số loài động vật thức đêm ngủ ngày Ở người nhịp điệu thức ngày ngủ đêm là kết quả của quá trình phát triển chủng loại và được ổn định 4.2. Sự biến đổi của cơ thể khi ngủ 	Trạng thái của cơ thể khi ngủ có nhiều đặc điểm khác với khi thức. Khi ngủ hoạt động của hệ thần kinh trung ương thay đổi. Mức độ giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương tùy thuộc vào độ say của giấc ngủ, tình trạng sức khỏe và tuổi tác. Cơ thể có sức khỏe tốt thường có giấc ngủ ngon. Ở người già giấc ngủ thường không sâu.	Một trong những biểu hiện quan trọng của giấc ngủ là sự biến đổi hoạt động điện của não, thể hiện ở thay đổi điện não đồ. Sự biến đổi não đồ cũng phản ánh diễn biến theo các giai đọan của giấc ngủ. Ở mỗi giai đoạn điện não đồ có đặc điểm riêng- Khi ngủ, trương lực của các cơ giảm đi nhiều, các bắp cơ giãn ra. Sự giảm trương lực của các cơ khi ngủ diễn ra không đồng đều giữa các nhóm cơ khác nhau. Sự giảm trương lực của các cơ ở vùng đầu và mặt bắt đầu trước, sau đó lan dần xuống các cơ vùng cổ, thân mình và tứ chi.- Hoạt động của tất cả các cơ quan đều giảm xuống- Hoạt động của hệ tuần hoàn có nhiều biến đổi: máu dồn nhiều về não , gan thận, các mao mạch dưới da thường giãn, nhịp tim giảm khoảng 20%, huyết áp hạ giảm khoảng 10%- Nhịp hô hấp giảm và đều hơn thông khí giảm khoảng 20%- Sự lọc nước tiểu giảm tới 50%, còn sự tiết mồ hôi lại tăng lên nhất là ở trẻ em và người ốm.- Nhìn chung quá trình trao đổi chất giảm, trao đổi cơ sở giảm 13 %- Nhờ tất cả thay đổi đó mà cơ thể phục hồi được cấu trúc và khả năng hoạt động của các cơ quan.- Ở người trưởng thành, quá trình ngủ thường trải qua 4 giai đoạn, từ giai đoạn san bằng (ngủ thiu thiu), giai đọan trái ngược, giai đoạn cực kì trái ngược và cuối cùng là giai đoạn ức chế thực (ngủ say)	Trong 2 giờ đầu của giấc ngủ, giai đoạn trái ngược đầu tiên xuất hiện vào thời điểm 120 phút sau khi ngủ thiếp và kéo dài khoảng 15 phút, kết thúc chu kì ngủ thứ nhất. Chu kì ngủ thứ hai kéo dài 90 phút và cũng kết thúc bằng pha ngủ trái ngược kéo dài khoảng 15-20 phút. 	Mỗi đêm có từ 4- 5 chu kỳ ngủ nối tiếp nhau, nên mỗi đêm pha ngủ trái ngược chiếm khoảng 20% thời gian ngủ , tương đương 100 phút.4.3. Bản chất của giấc ngủ Giải thích về bản chất của giấc ngủ có nhiều thuyết khác nhau:4.3.1 Thuyết độc tố:	Theo một số nghiên cứu thì trong quá trình trao đổi chất đã sinh ra các độc tố có tác dụng gây ngủ. Sau khi sinh ra, các độ tố này tác động lên hệ thần kinh và gây ra buồn ngủ	Trong thời gian ngủ độc tố sẽ được đào thải ra ngoài tác dụng của chúng cũng yếu dần và mất hẳn, khi đó cơ thể bắt đầu thức dậy.4.3.2. Thuyết trung khu ngủ Bằng thực nghiệm đã chứng minh rằng trong não có những trung khu ngủ nằm ở ranh giới của não giữa và não trung gian, và trong tổ chức lưới, nên khi bị kích thích điện hoặc hóa học vào những vùng nhất định của não có thể gây được giấc ngủ hoặc đánh thức động vật đang ngủ	Tuy nhiên khi quan sát ở trẻ sinh đôi dính nhau người ta nhận thấy có trường hợp 2 em gái sinh đôi dính nhau có hai đầu nhưng chỉ có 1 thân và một quả tim, nghĩa là cùng được nuôi chung bởi một dòng máu, nhưng hai em không ngủ cùng 1 lúc. Như vậy trường hợp này không thể giải thích bản chất của giấc ngủ bằng thuyết độc tố.4.3.3. Thuyết của PavlovPavlov giải thích bản chất của giấc ngủ dựa vào sự lan tỏa của ức chế thần kinh. Khi tế bào vỏ não bị mệt, ức chế có xu hướng lan tỏa ra xung quanh, dần dần chiếm toàn bộ vỏ não, thậm chí lan cả xuống các trung khu dưới vỏ làm xuất hiện giấc ngủ, nhờ đó mà khôi phục được khả năng hoạt động của các nơron ở vỏ não. Khi khả năng hoạt động được phục hồi gần như cũ, ức chế tan dần, vỏ não trở lại hoạt động bình thường Như vậy, ức chế là 1 giấc ngủ cục bộ, còn giấc ngủ là ức chế đã lan rộng. Do đó, tất cả các yếu tố nào gây ức chế đều có thể gây ngủ, như tiếng động đều đều, âm thanh đơn đều, gió thổi vi vu....5. Chiêm bao- Chiêm bao là một trạng thái hoạt động đặc biệt của não khi ngủ không say, thường xuất hiện vào lúc mới ngủ hoặc lúc sắp thức dậy, còn khi ngủ thật say thì không có chiêm bao.- Đặc điểm của các hình ảnh trong chiêm bao thường là phi lý, kỳ quặc, nhiều kiểu và thường che giấu nguồn gốc của kích thích. Do đó, trong chiêm bao người ta thường có thể thấy những cảnh tượng không thể tưởng tượng được và những sự việc liên quan không thể có được trong thực tế.- Sỡ dĩ như vậy là vì ở những pha chuyển tiếp của giấc ngủ (pha có chiêm bao) trên vỏ não có một số điểm không bị ức chế. + Khi thức, mỗi ảnh hưởng của ngoại cảnh đều để lại dấu vết trên vỏ não, trong đó có cả những dấu vết mà cơ thể không ý thức được. + Khi ngủ không say, hưng phấn còn tồn tại ở một điểm nào đó, thường là điểm hưng phấn mạnh khi thức, lan tỏa ra một số điểm khác không theo hệ thống logic như khi thức, và tạo thành những hình ảnh kì lạ, hoặc những sự việc vô lý trong chiêm bao.Vì vậy, chiêm bao là một sự kết hợp chưa hề xảy ra giữa các hiện tượng đã xảy ra.- Chiêm bao xuất hiện do nhiều nguyên nhân: bệnh tật, đói khát, tư thế không thoải mái, tinh thần căng thẳng, lo sợ, vui buồn, Tóm lại, chiêm bao là sự phản ánh đặc biệt thế giới khách quan mà não người “ghi” được khi thức. Trong chiêm bao, suy nghĩ chủ yếu bằng hình ảnh và là những hình ảnh thị giác. Tuy nhiên thiếu sự phê phán những điều vô lý về quan hệ không gian và thời gian.- Chiêm bao là hình thức phản ánh thế giới khách quan, do đó:+ Ở những người mù bẩm sinh, trong giấc chiêm bao của họ không có các hình ảnh về thị giác, bởi vì trong não của họ chưa hề có dấu vết về ánh sáng.+ Ở những người điếc bẩm sinh, trong giấc chiêm bao của họ không có các hình ảnh về thính giác, bởi vì trong não của họ chưa hề có dấu vết về âm thanh.- “Bóng đè” cũng là một giấc chiêm bao, nhưng trong giấc chiêm bao này chỉ có một vài điểm ở vùng cảm giác hưng phấn, còn các trung khu vận động ở trạng thái ức chế, nên trong giấc chiêm bao chủ thể có cảm giác khá rõ nhưng không sao cử động được.“Bóng đè” có thể do nhiều nguyên nhân như: do bị bệnh tim, khi ngủ đè tay lên trán hoặc lên ngực, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, lo lắng, stress - “Mộng du” cũng là một giấc chiêm bao nhưng trong giấc chiêm bao này chỉ có một số điểm ở vùng vận động hưng phấn, còn các trung khi cảm giác ở trạng thái ức chế, nên người mộng du có thể đứng dậy, đi lại, hoặc làm một số việc rồi lại về ngủ tiếp mà sáng hôm sau khi ngủ dậy không còn nhớ gì về sự việc trong mộng.- “Nói mớ” cũng là trạng thái mộng du, nhưng trong trường hợp này trung khu thức chỉ khu trú ở vùng Broca (vùng vận động nói).

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_ly_than_kinh_va_cap_cao_nguyen_thi_thuy_trang.pptx
  • pptxNhóm 2 - Chương IV.pptx