Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Bài 19: Sắt

Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Bài 19: Sắt

*Lịch sử của nguyên tố sắt:

-Sắt là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe, số nguyên tử bằng 26, phân nhóm VIIIB, chu kỳ 4.

-Sắt là nguyên tố có nhiều trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất. Sắt và niken được biết là 2 nguyên tố cuối cùng có thể tạo thành qua tổng hợp ở nhân sao (hình thành qua phản ứng hạt nhân ở tâm các vì sao) mà không cần phải qua một vụ nổ siêu tân tinh hay các biến động lớn khác.

-Do đó sắt và niken khá dồi dào trong các thiên thạch kim loại và các hành tinh lõi đá (như Trái Đất, Sao Hỏa).

 

ppt 13 trang hapham91 8180
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Bài 19: Sắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình của tổ 2!Xin chào cô giáo và tập thể lớp 9A1!Bài 19: Sắt *Lịch sử của nguyên tố sắt:-Sắt là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe, số nguyên tử bằng 26, phân nhóm VIIIB, chu kỳ 4.-Sắt là nguyên tố có nhiều trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất. Sắt và niken được biết là 2 nguyên tố cuối cùng có thể tạo thành qua tổng hợp ở nhân sao (hình thành qua phản ứng hạt nhân ở tâm các vì sao) mà không cần phải qua một vụ nổ siêu tân tinh hay các biến động lớn khác.-Do đó sắt và niken khá dồi dào trong các thiên thạch kim loại và các hành tinh lõi đá (như Trái Đất, Sao Hỏa).I/Tính chất vật lí-Sắt là kim loại màu trắng xám ,có ánh kim,dẫn điện ,dẫn nhiệt tốt .-Sắt dẻo , có tính nhiễm từ .-Khối lượng riêng 7,86g/Cm3-Nóng chảy ở 15390C.II/Tính chất hóa học1.Tác dụng với phi kimTác dụng với oxi: Khi được đốt nóng đỏ , sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ , trong đó sắt có hóa trị (II) và (III).PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4 (nâu đen)1.Tác dụng với phi kimb) Tác dụng với clo:-Thí nghiệm :Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lỏ đựng khí clo .PTHH: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (trắng xám) (vàng lục) (nâu đỏ)Hiện tượng : Sắt cháy tạo thành khói màu nâu đỏ.Nhận xét: Sắt đã phản ứng khí clo tạo thành sắt (III) clorua.2. Tác dụng với dung dịch axit Sắt phản ứng với dung dịch axit HCL,H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí hiđro PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2Chú ý : Sắt không tác dụng với HNO3 đặc ,nguội và H2SO4 đặc,nguội.3.Tác dụng với dung dịch muối-Sắt tác dụng với dung dịch muối CuSO4 tạo thành muối sắt (II) .PTHH: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (trắng xám) (xanh lam) (lục nhạt) (đỏ)Nhận xét : Sắt tác dụng với muối của kim loại kém hoạt động hơn thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muốiII/Tính chất hóa học 1.Tác dụng với phi kim2.Tác dụng với dung dịch axit3.Tác dụng với dung dịch muối *Kết luận : Sắt có những tính chất hóa học của kim loại .Bài thuyết trình kết thúc ! Cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe !

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_9_bai_19_sat.ppt