Bài giảng Kĩ năng sông trong gia đình và xã hội

Bài giảng Kĩ năng sông trong gia đình và xã hội

1. Vai trò của việc học kỹ năng
kết bạn , làm quen

1. Giúp chúng ta quen với những người mới và dễ dàng kết bạn hơn.

2. Giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn trong nhiều tình huống (ví dụ: ở một bữa tiệc, khi gặp những người bạn mới ).

3. Giúp chúng ta thu thập được những thông tin mình cần cũng như chia sẻ những thông tin về bản thân mình tốt hơn.

4. Giúp chúng ta mở rộng các mối quan hệ bạn bè.

 

ppt 82 trang hapham91 3830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kĩ năng sông trong gia đình và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI IVKĨ NĂNG SỐNG TRONG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI MỤC TIÊUHọc xong chuyên đề này, học viên sẽ :- Hiểu được bản chất, vai trò của các kỹ năng trong đời sống của con người và các bước để thực hiện hoạt động dạy kỹ năng- Có thái độ tích cực với hoạt động dạy kỹ năng trong trường học- Thiết kế được bài dạy về từng kỹ năng NỘI DUNG1 . KN giao tiếp trong xã hội: Khởi đầu cuộc nói chuyện2 - KN giao tiếp trong xã hội: Tham dự vào cuộc nói chuyện3 - KN tương tác tích cực trong xã hội- lắng nghe4 - KN tương tác tích cực - khen và nhận lời khen 5 - KN bộc lộ cảm xúc của mình một cách thẳng thắn6 - KN nhận diện cảm xúc của người khác - nghệ thuật đồng cảm7 - KN đưa yêu cầu - đạt được điều mình muốn nhiều hơn nữa8 - KN ứng xử với những người “có quyền”/ người lớn - Tránh khỏi vướng vào rắc rối KNS TRONG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI (4 nhóm - 8 KN)Nhóm KN giao tiếp trong xã hộiNhóm KNTương tác tích cựctrong xã hội Nhóm KNbộc lộ, nhận diênCảm xúc Nhóm KN đưa ra yêu cầu,ứng xửKhởi đầuCâu chuyệnTham Dự vàoCuộc nóichuyệnLắng ngheKhen vàNhận lời khenBộc lộCảm xúc thẳng thắnNhận DiệnCảm xúcđồngcảmYêu cầuđạtđược điều muốn Ứng xửvớingười lớnHoạt động: Thảo luận nhómMỗi nhóm nghiên cứu, xây dựng nội dung giáo dục 1 kĩ năng sốngCách làm: Bước 1: Phân công/bắt thăm nhiệm vụ Bước 2: Nhóm thảo luận xác định các nội dung cần ghi vào giấy A0 Bước 3: Thiết kế giáo án và luyện tập thực hành sắm vai/ làm mẫu tình huống. Bước 4: Trình bày kết quả của nhóm Bước 5: Cả lớp phân tích, góp ý, bổ sung Nội dung các nhóm cần thực hiện:Thảo luận ghi vào giấy A0:- Giới thiệu khái quát KN mà nhóm nghiên cứuNêu ý nghĩa, vai trò (lợi ích) của KNNêu các bước thực hiện KNPhân tích và đúc kết những điểm cần ghi nhớ. Những khó khăn có thể gặp khi rèn luyện KN nàyNêu khả năng GD KN này qua các môn học, hoạt động ở trường THPT 2. Thực hành: Mô tả hoặc đóng vai, làm mẫu tình huốngNHÓM KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG XÃ HỘI NHÓM KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG XÃ HỘI KN giao tiếp trong xã hội :Khởi đầu cuộc nói chuyên KN giao tiếp trong xã hội:Tham dự vào cuộc nói chuyên BÀI 1KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG XÃ HỘI - KHỞI ĐẦU CUỘC NÓI CHUYỆN Mục tiêu Kết thúc bài học này, người học sẽ:Hiểu được ý nghĩa của KN Làm quen - Khởi đầu cuộc nói chuyện.- Bước đầu luyện tập KN tiến tới thực hiện thành thạo kỹ năng- Có ý thức trong việc chủ động sử dụng KN trong giao tiếp thường ngày- Vận dụng thiết kế bài dạy KN này trên lớp Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I. Giới thiệu và khái quát- Làm quen với người khác là một kỹ năng rất cần thiết cho tất cả chúng ta. - Với một vài người, điều này thật là dễ dàng, nhưng với một số người khác, điều này lại rất khó khăn. - Để thành công trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết bắt chuyện với người khác để rồi làm quen với họ Kỹ năng bắt chuyện sẽ có ba phần: a, khởi đầu cuộc hội thoại; b, duy trì cuộc hội thoại; và c, kết thúc cuộc hội thoại. 1. Vai trò của việc học kỹ năng kết bạn , làm quen 1. Giúp chúng ta quen với những người mới và dễ dàng kết bạn hơn. 2. Giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn trong nhiều tình huống (ví dụ: ở một bữa tiệc, khi gặp những người bạn mới ).3. Giúp chúng ta thu thập được những thông tin mình cần cũng như chia sẻ những thông tin về bản thân mình tốt hơn.4. Giúp chúng ta mở rộng các mối quan hệ bạn bè.Hoạt động 2: Đóng vai (Nhóm đã được phân công ) Nhiệm vụ của mỗi nhóm là: Sáng tác một tình huống làm quen không phù hơp và đóng kịch thể hiện tình huống do nhóm sáng tác 2. Tiến trình thực hiện kỹ năng làm quen bao gồm: a.Khởi đầu câu chuyện bằng cách chào, giới thiệu và hỏi một câu hỏi phù hợp với người bạn của mình. b.Duy trì cuộc hội thoại bằng cách đưa ra những bình luận về điều mà họ vừa mới nói, sau đó đặt câu hỏi mở khác. c.Kết thúc cuộc hội thoại bằng những tín hiệu phù hợp, sau đó đưa ra kế hoạch hẹn gặp lần sau. 3. Kết luận về các bước thực hiện1.Nhìn người nói chuyện và thể hiện thống nhất lời nói và ngôn ngữ cơ thể. 2.Chào, giới thiệu về bản thân. Sử dụng giọng nói thoải mái.3.Đặt những câu hỏi mở, hoặc bình luận về những chủ đề chung chung (thời tiết, giao thông, trường lớp, v.v.). Tránh đặt câu hỏi đóng.4.Đưa ra những bình luận (thân thiện) về những gì mà người bạn trả lời. 5.Đặt một câu hỏi mở khác cho người bạn. 6.Đưa ra một bình luận thân thiện khác về cuộc nói chuyện. 7.Kết thúc cuộc nói chuyện bằng cách cho người bạn biết mình phải đi. Lên kế hoạch gặp lần sau (hoặc thể hiện ý muốn gặp lại).III.Các bài tập mở rộng Thực hành việc nói chuyện với một người bạn khác giới Mỗi người hãy nghĩ ra 10 câu hỏi mở để hỏi những người khác trong nhóm của mình.Lưu ý : 1. Một số hoàn cảnh, bắt chuyện sẽ dễ hơn. Một số hoàn cảnh khác, bắt chuyện sẽ khó hơn. Bạn có thể cho biết điều gì là thuận lợi cho việc bắt chuyện? Yếu tố gì là bất lợi cho việc bắt chuyện?2. Nguy cơ gì có thể xảy ra khi chúng ta làm quen với người lạ. Đâu là giới hạn để chúng ta bảo vệ mình? 3. Nhận diện những khó khăn khi bắt chuyện.4. Cách thức nâng cao khả năng nói chuyện của mình BÀI 2KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG XÃ HỘI - THAM DỰ VÀO CUỘC NÓI CHUYỆN Mục tiêu Kết thúc bài học này, người học sẽ:Hiểu được ý nghĩa của kỹ năng Tham dự vào cuộc nói chuyệnBước đầu luyện tập kỹ năng tiến tới thực hiện thành thạo kỹ năngCó ý thức trong việc chủ động sử dụng kỹ năng trong giao tiếp thường ngàyVận dụng thiết kế bài dạy về kỹ năng này trên lớp Hoạt động tạo động cơ : Trò chơi : Truyền tranh Phân tích và kết luận I. Giới thiệu và khái quát - Giao tiếp là một phần cơ bản trong đời sống - Trong nhiều trường hợp, chúng ta không phải là người khởi đầu cuộc nói chuyện - Biết cách tham gia vào cuộc nói chuyện, em có thể giúp người khác biết các suy nghĩ, cảm xúc của em, và sẽ giúp mọi người dễ dàng giao tiếp với mìnhKỹ năng tham dự cuộc nói chuyện bao gồm kỹ năng lắng nghe, chờ đến lượt, và phát biểu ý kiến. Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. II. Lợi ích của KN giao tiếp1. Giúp người khác hiểu được suy nghĩ và quan điểm của chúng ta và chúng ta hiểu được suy nghĩ, ý kiến của người khác.2. Chúng ta có thể học được những điều mới từ các bạn.3. Chúng ta tăng chất lượng tình bạn, các mối quan hệ vì chúng ta giao lưu với người khác và chia sẻ trải nghiệm với họ.4. Trong tương lai, chúng ta biết cách tham gia vào các cuộc tranh luận, trao đổi với mọi người. Tham gia giao tiếp 1. Lắng nghe câu chuyện 2. Nhìn thẳng người đang nói chuyện (duy trì giao tiếp bằng mắt) và thể hiện ngôn ngữ cơ thể tốt (ngôn ngữ cơ thể biểu hiện sự hứng thú và nhiệt tình với cuộc nói chuyện). 3. Chờ đến điểm có người dừng nói. 4. Tham gia vào câu chuyện bằng cách đưa ra những sy nghĩ, nhận định, nhận xét của mình về điều mà hai bạn đang nói. Lưu ý là tìm điểm tương đồng với điều họ nói trước khi đưa ra các nhận xét trái ngược. 5. Chọn từ ngữ đơn giản, phù hợp và liên quan đến chủ đề đang nói. 6. Dừng lại, tạo cơ hội để mọi người đáp trả. Nếu không ai nói, bạn có thể đặt câu hỏi “bạn nghĩ sao về ?” Các bước thực hiện giao tiếp 1. Lắng nghe và nhìn người đang nói 2. Chờ đến khi có người dừng nói3. Phát biểu nhận xét của mình ngắn gọn, liên quan đến chủ đề đang nói4. Hỏi ý kiến mọi người về điều mình nói (nếu cần thiết)III. Các bài tập mở rộng 1.. Chọn các đoạn đối thoại trong chương trình Ngữ văn trong đó nhân vật tham gia vào một cuộc nói chuyện. Sau khi đã lựa chọn được đoạn văn, học sinh thảo luận vì sao việc tham dự vào cuộc hội thoại đó quan trọng cho nhân vật, hình dung chuyện gì xảy ra nếu nhân vật đó quyết định không tham dự, cách thức mà nhân vật đã tham dự.2. Trò chơi “Ngân hàng Hội thoại” : Thỏa thuận là trong tuần này, mỗi em đóng góp vào các cuộc thảo luận, tranh luận của lớp, em đó đã góp 1 đồng vào “ngân hàng hội thoại”. Sử dụng Ngân hàng hội thoại để khuyến khích, củng cố cho các học sinh tích cực tham gia thảo luận, trao đổi vào bài học. Kết luận : Biết cách khởi đầu và tham gia vào cuộc nói chuyện, bạn có thể giúp người khác biết các suy nghĩ, cảm xúc của bạn, sẽ tăng cường chất lượng tình bạn, làm cho cuộc sống dễ chịu trong các mối quan hệ vì đã giao lưu và chia sẻ trải nghiệm với người khác.NHÓM KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC TRONG XÃ HỘI NHÓM KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC TRONG XÃ HỘI KN Tương tác tích cực trong XH- KN Lắng ngheKN Tương tác tích cực - KN Khenvà nhận lời khenBÀI 3KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC TRONG XÃ HỘI - KỸ NĂNG LẮNG NGHEMục tiêu Kết thúc bài học này, người học sẽ:Hiểu được ý nghĩa của KN lắng ngheThực hành KN này Có ý thức trong việc chủ động sử dụng KN lắng ngheVận dụng thiết kế bài dạy về KN lắng nghe cho học sinh Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I.Giới thiệu và khái quát - Lắng nghe là khả năng tiếp nhận và giải thích thông điệp một cách chính xác trong quá trình giao tiếp. Lắng nghe là chìa khóa cho tất cả các giao tiếp hiệu quả - Có được KN lắng nghe tốt, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. - Trên thực tế, chúng ta dành rất nhiều thời gian của chúng ta cho hoạt động nghe. Người trưởng thành dùng tới 70% thời gian trong ngày để giao tiếp, trong đó 45% là nghe, 30% cho nói, 16% cho đọc và 9% cho viết Lợi ích học KN lắng nghe người khác 1. Lắng nghe giúp chúng ta có được các thông tin chính xác và học được thêm nhiều điều mới.2. Lắng nghe giúp bạn xác định được nhu cầu, mong muốn của người nói chuyện với mình.3. Lắng nghe giúp chúng ta tránh bị hiểu lầm.4. Lắng nghe thể hiện bạn tôn trọng người đang nói và tôn trọng chính bản thân.5. Lắng nghe khiến cho người đang nói cảm thấy được lắng nghe, được tôn trọng và muốn nói hơn.6. Lắng nghe giúp bạn tương tác hiệu quả hơn với người khác.7. Lắng nghe giúp bạn xây dựng tốt các mối quan hệ.8. Lắng nghe giúp bạn giải quyết dễ dàng hơn những vấn đề của bạn.9. Lắng nghe là sự cần thiết cho sự thành công trong công việc.Hoạt động trải nghiệm (Nhóm đã được phân công )Hoạt động 1: Những trải nghiệm cá nhân về một tình huống chúng ta cần lắng nghe nhưng đã không làm và hệ quả của việc không lắng nghe đó Hoạt động 2: Trải nghiệm cá nhân về việc đã được người khác lắng nghe câu chuyện của mình và cảm nhận của bản thân khi được người khác lắng nghe.Hoạt động 3: Trải nghiệm cá nhân về việc ai đó không lắng nghe em và em đã làm gì để họ lắng nghe em nói?Hoạt động nhóm hoặc chia sẻ cá nhân trước lớp Phân tích kỹ năng: Tập trung làm rõ các điểm sau: Điều gì cho ta thấy người bạn đang lắng nghe ta nói hay biểu hiện của chúng ta khi đang lắng nghe người khác?Giao tiếp bằng mắtMặt hướng về người nóiSử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với nội dungĐặt các câu hỏi, hoặc đưa ra phản hồi, bình luận thể hiện sự lắng nghe và khuyến khích người nói tiếp tục nóiKhông làm các việc riêng Các bước thực hiện Để thực hiện lắng nghe tốt chúng ta cần tuân thủ các bước sau: 1. Nhìn vào người đang nói 2. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp 3. Không cắt ngang lời người đang nói, không làm việc riêng 4. Chú tâm vào nội dung và có thể lặp lại một cách khái quát của câu chuyện 5. Đặt các câu hỏi, hoặc đưa ra phản hồi, bình luận thể hiện sự lắng nghe và khuyến khích người nói tiếp tục nóiThực hành kỹ năng1. Học sinh ngồi thành nhóm, mỗi nhóm sẽ tạo ra một câu chuyện bằng cách lần lượt mỗi người phải kể một đoạn của câu chuyện sao cho câu chuyện sẽ kết thúc ở người cuối cùng mà cách tình tiết phải logic với nhau 2. Chia cặp học sinh, một người được phát 1 bức tranh với các nét vẽ rõ ràng, đơn giản (ví dụ tranh hình các bông hoa, con vật thường dùng cho trẻ em tập tô). Học sinh đó có nhiệm vụ mô tả bằng lời và hướng dẫn học sinh còn lại vẽ lại bức tranh đó (khi mô tả không được sử dụng từ ngữ chỉ tên, nội dung của bức tranh). Học sinh còn lại có nhiệm vụ thể hiện bằng hình vẽ sao cho phù hợp với từng hướng dẫn cụ thể của người kia. Sau khi vẽ xong, bức vẽ sẽ được đặt cạnh bức tranh gốc và giới thiệu với cả lớp III. Bài tập mở rộng1. Vẽ tranh hay viết về các tình huống cần thực hiện kỹ năng lắng nghe tốt ở nhà hoặc ở trường.2. Hỏi gia đình về những tình huống mình đã lắng nghe và những tình huống mình đã không lắng nghe.3. Quan sát các tình huống và nhận diện tình huống nào người trong cuộc đang lắng nghe hay không lắng nghe, ghi chép lại tình huống đó và kết quả của tình huống.BÀI 4KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC  - KHEN VÀ NHẬN LỜI KHEN Mục tiêuKết thúc bài học này,người học sẽ:- Hiểu được ý nghĩa của KN tương tác tích cực với người khác - Thực hành KN này - Có ý thức trong việc chủ động sử dụng KN tương tác tích cực trong giao tiếp thường ngày- Vận dụng thiết kế bài dạy về KN tương tác tích cực với người khác trên lớp Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I. Giới thiệu và khái quát Một cách để gây thiện cảm với người khác là khen ngợi hoặc nói một điều gì đó tích cực về người đó. Người khác sẽ cảm thấy tốt hơn về họ đồng thời bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về bản thân mình Chúng ta ai cũng muốn nghe những điều tốt đẹp về bản thân mình Khi nhận lời khen, bạn cho người khen bạn biết bạn thích lời khen của họ - Phải luôn lưu ý rằng khi chúng ta khen người khác, lời khen của chúng ta phải chân thành và trung thực - Hãy suy nghĩ thật kỹ xem mình thích gì ở người khác, trước khi bạn đưa ra lời khen. Vai trò của kỹ năng tương tác -khen và nhận lời khen1. Khen ngợi người khác thể hiện sự trân trọng của chúng ta đối với người khác, trong bất cứ tình huống nào. 2. Thể hiện là chúng ta quan tâm đến đối phương và những gì họ đang nói.3. Giúp bản thân dễ gây thiện cảm hơn khi giao tiếp với người khác vì bạn nói những điều tốt đẹp về họ. Và điều đó cũng khuyến khích người khác nói những điều tốt đẹp về bạn.4. Giúp đối phương tự tin hơn5. Học cách đưa ra lời khen sẽ giúp cho người khác hiểu là bạn thích điều gì ở họ và tại sao bạn lại thấy họ là người được bạn yêu thích. 6. Nếu bạn đưa ra lời khen ngợi cho mọi người khi họ làm điều gì đó cho bạn, lần sau họ sẽ muốn làm giúp bạn hơn. 7. Nuôi dưỡng mối quan hệ Các bước thực hiện kỹ năng Đưa lời khen1. Nhìn vào mắt của người mà bạn đang khen2. Nói với giọng rõ ràng, chân thành3. Khen hành động, nỗ lực, thành tích của đối phương một cách cụ thể. Nói rõ điều bạn thích về họ/công việc của họ4. Sử dụng những từ cảm thán như “tuyệt”, “cảm ơn”, “tốt”, v.v.Nhận lời khen1. Nhìn vào mắt đối phương2. Cảm ơn họ bằng giọng vui vẻ, chân thành3. Tránh nhìn đi chỗ khác, nói lắp bắp, hoặc từ chối lời khenThực hành kỹ năng (nhóm đã được phân công)Tình huống gợi ý:Tình huống 1: Bạn làm việc nhóm và nhóm đã thành công trong việc chuẩn bị bài. Khen ngợi các bạn khác trong nhóm của mình.Tình huống 2: Bạn đang nhìn thấy một bạn của mình đang giúp đỡ một em nhỏ. Khen ngợi bạn của mình về hành động đó.Tình huống 3: Một bạn đã góp ý thẳng thắn cho bạn về bài tập bạn làm. Cảm ơn và khen ngợi bạn đó.Tình huống 4: Bạn không thích bộ quần áo mà bạn đang mặc. Tuy nhiên, các bạn ở lớp lại khen bạn rất hợp với bộ đồ đó. Bạn nhận lời khen của họ. III. Bài tập mở rộngThực hành đưa ra lời khen ngợi với những bạn cùng nhóm thực hành kỹ năng với mình. Lời khen cần phải chân thành. Người nhận sẽ thực hành kỹ năng nhận lời khen ngợi. Cho học sinh chọn một nhân vật lịch sử hoặc nhà khoa học có nhiều thành tích đóng góp cho đất nước hoặc nhân loại. Viết bài về những thành tích họ đã làm được và những lời khen ngợi, cảm ơn họ. Kết luận Có được kỹ năng lắng nghe tốt, biết cách khen ngợi bạn và nhận lời khen chân thành sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của bạn. Bạn sẽ có được nhiều bạn bè tốt, cải thiện lòng tự trọng và sự tự tin, học tập sẽ dễ dàng thành công hơn NHÓM KỸ NĂNG BỘC LỘ - NHẬN DIỆN CẢM XÚCNHÓM KN BỘC LỘ- NHẬN DIÊNCẢM XÚCKN Bộc lộ cảm xúc một cách thẳng thắnKN Nhận diện cảm xuc người khác -nghệ thuật đồng cảm BÀI 5 KỸ NĂNG BỘC LỘ CẢM XÚC  MỘT CÁCH THẲNG THẮN  Mục tiêuKết thúc bài học này,người học sẽ:Người học hiểu về kỹ năng bộc lộ cảm xúc và các bước thực hiện kỹ năng.Có ý thức trong việc chủ động sử dụng kỹ năng bộc lộ cảm xúc trong giao tiếp thường ngày.Thực hành kỹ năng này. Vận dụng các cách thức, tổ chức bài học để truyền đạt kỹ năng này cho học sinh. Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I. Giới thiệu và khái quát- Bộc lộ cảm xúc một cách thẳng thắn là một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống. Thường thì không dễ để bộc lộ thẳng thắn cảm xúc của mình với người khác. Nhưng nếu có chyện gì chúng ta không vừa ý hoặc phiền muộn, chúng ta cần phải cho những người liên quan biết chúng ta cảm thấy như thế nào. - Khi chúng ta bộc lộ cảm xúc của mình một cách thẳng thắn, chúng ta thường cảm thấy tốt hơn về bản thân mình - Kỹ năng này được sử dụng khi chúng ta muốn làm cho mọi việc trở nên tốt hơn, chứ không dùng để làm cho người khác cảm thấy tồi tệ. Lợi ích của bộc lộ cảm xúc 1. Bộc lộ cảm xúc một cách thẳng thắn sẽ giúp chúng ta tránh được những tình huống phiền phức như đánh nhau. 2. Giúp chúng ta cảm thấy mình kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn. 3. Giúp chúng ta hợp tác lâu dài với các bạn hơn. 4. Khiến bạn lắng nghe những điều chúng ta muốn nói. Chia lớp thành nhóm cho thảo luận và thực hiện một trong hai hoạt động sau: (Nhóm đã được phân công)Hoạt động 1: Mô tả lại bằng cách viết hoặc đóng kịch một tình huống em đã sử dụng kỹ năng bộc lộ cảm xúc một cách thẳng thắn.Hoạt động 2: Mô tả lại bằng cách viết hoặc đóng kịch một tình huống em cần sử dụng kỹ năng bộc lộ cảm xúc một cách thẳng thắn nhưng em đã không sử dụng. Hoạt động : cả lớp Hãy nêu tên các loại cảm xúc: - Cảm xúc thoải mái , dễ chịu - Cảm xúc khó chịu Các loại cảm xúc Cảm xúc thoải mái, dễ chịu: Vui, mừng, hãnh diện, tự hào, an toàn, thỏa mãn, tuyệt vời, lạc quan, nhẹ nhõm, hạnh phúc, hài lòng, thư giãn, ngạc nhiên, thích thú, tự tinCảm xúc khó chịu : Tức giận, hối hận, cáu kỉnh, thất vọng, tuyệt vọng, cô đơn, buồn bã, bực mình, lo lắng, bất an, căng thẳng, bất hạnh, chán nản, tội lỗi, bực bội, ghê tởm, mệt mỏi, kiệt quệ, thẹn thùng, sợ hãi, bất bình, tự tiHoạt động: Minh họa mẫu kỹ năng - Bộc lộ cảm xúc thẳng thắn (tài liệu)Hãy xem xét các bước của kỹ năng được sử dụng trong tình huống. Các bước như sau đây: - Giao tiếp bằng mắt với người bạn nói chuyện, chú ý đến những ngôn ngữ cơ thể của mình. - Nói rõ và thẳng thắn về những gì mình cảm thấy. - Lắng nghe những gì người khác phản hồi hoặc trả lời lại. - Nói rõ lần sau người khác có thể tránh tình huống đó như thế nào Kết luận về các bước thực hiện1. Giữ bình tĩnh2. Nhận diện, gọi tên (trong đầu) cảm xúc mình đang có (giận giữ, bực mình, vui sướng, hạnh phúc, v.v.) 3. Nhìn vào người nói chuyện4. Nói rõ, thẳng thắn, ngắn gọn về cảm xúc của mình, không quát, hét, khóc lóc. Tránh cách nói buộc tội người khác như “Bạn làm tôi bực mình”, “Bạn làm tôi buồn”5. Lắng nghe phản hồi của người khác6. Khẳng định lại cảm xúc của mình và cảm ơnThực hành kỹ năngTình huống 1: Bạn với bạn của mình đang ngồi xem TV nhưng bạn của bạn cứ liên tục chuyển kênh trong khi bạn đang rất thích xem một chương trình đang chiếu. Tình huống 2: Cô giáo giao một bài tập nhóm cho nhóm của bạn, bạn làm việc rất chăm chỉ để hoàn thành thật tốt bài tập nhưng bạn của bạn chỉ ngồi đấy tán chuyện. III. Bài tập mở rộng Mô tả tình huống mà em muốn bộc lộ cảm xúc của mình một cách trực tiếp. Viết lại một kịch bản/ đoạn hội thoại đó Để thực hiện kỹ năng này, học sinh cần phải biết nhận ra cảm xúc của mình. Có nhiều hoạt động giúp học sinh nhận ra cảm xúc của mình như thẻ ghi cảm xúc hàng tuần, các trò chơi đoán cảm xúc. BÀI 6 NHẬN DIỆN CẢM XÚC CỦA NGƯỜI KHÁC –NGHỆ THUẬT ĐỒNG CẢM Mục tiêuKết thúc bài học này,người học sẽ:Người học hiểu được kỹ năng nhận diện cảm xúc của người khác, tăng khả năng đồng cảmThực hành kỹ năng này Có ý thức trong việc chủ động sử dụng kỹ năng tương tác tích cực trong giao tiếp thường ngàyVận dụng phương pháp và cách thức tổ chức bài học để dạy kỹ năng này cho học sinh Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I. Giới thiệu và khái quátKN đồng cảm là một kỹ năng rất quan trọng. Đồng cảm có nghĩa là có khả năng hiểu được người khác đang cảm thấy gì, không chỉ là những cảm xúc người ta thể hiện ra mà còn là những cảm xúc ẩn sâu bên trong của họ KN này không đến một cách tự nhiên nhưng chúng ta có thể học để cải thiện kỹ năng nàyĐôi khi người khác không bộc lộ cảm xúc của mình ra ngoài, nhưng chúng ta có thể cảm nhận được họ đang cảm thấy như thế nào. - Để học được KN đồng cảm, chúng ta phải học cách xác định cảm xúc của người khác - Khi chúng ta sử dụng KN đồng cảm, người khác sẽ cảm thấy chúng ta hiểu họ. Mọi người đều thích được người khác hiểu. Vai trò của kỹ năng1. Học về đồng cảm giúp chúng ta hiểu và hòa hợp với mọi người tốt hơn.2. Giúp mọi người cảm thấy tốt hơn vì họ biết có người hiểu mình.3. Giúp chính chúng ta cảm thấy tốt vì chúng ta giúp mọi người hiểu bản thân họ.4. Giúp chúng ta quen biết và có được những bạn mới vì có sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc. Phân tích tình huống (Nhóm đã được phân công)Hoạt động : Kể lại tình huống bạn đã sử dụng kỹ năng đồng cảm hoặc một tình huống mà các bạn cần phải sử dụng kỹ năng này nhưng các bạn không sử dụng. Sau đó việc gì đã xảy ra và thảo luận vì sao kỹ năng này lại quan trọng với các bạn Kết luận về các bước thực hiệnĐể thực hiện được kỹ năng này tốt, chúng ta sẽ làm theo các bước sau:1. Giao tiếp bằng mắt và sử dụng tốt ngôn ngữ cơ thể. 2. Lắng nghe vấn đề hoặc tình huống của người nói chuyện một cách cẩn thận. 3. Xác định cảm xúc của người nói chuyện. 4. Xác định lý do mà người nói chuyện có cảm xúc như vậy.5. Nói thể hiện sự cảm thông với người đối diện Bài tập mở rộng1. Đọc một câu chuyện cho cả nhóm và các thành viên trong nhóm xác định cảm xúc mà những nhân vật trong chuyện có. 2. Đóng một vở kịch trong đó các nhân vật trải qua rất nhiều các cảm xúc khác nhau NHÓM KỸ NĂNG ĐƯA RA YÊU CẦU VÀ ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI LỚNNHÓM KỸ NĂNG ĐƯA RA YÊU CẦU VÀ ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI LỚNKN Đưa ra yêu cầu đạt được điều muốn và hơn thếKN ứng xử với người có quyền/người lớn –tránh khỏi rắc rối BÀI 7KỸ NĂNG ĐƯA YÊU CẦU- ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU MÌNH MUỐN VÀ HƠN THẾ NỮA Mục tiêuKết thúc bài học này,người học sẽ:Hiểu được KN đưa yêu cầu được giúp đỡ và các bước thực hiện KN.Hiểu được phương pháp và cách tổ chức bài dạy KN này.Thực hành KN và có ý thức ứng dụng trong cuộc sống.Vận dụng thiết kế bài dạy về KN này trên lớp. Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I.Giới thiệu và khái quát- Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đưa ra những yêu cầu cho mọi người - Nếu chúng ta biết cách đưa ra những yêu cầu/đề nghị với người khác, chúng ta sẽ dễ dàng hòa hợp với mọi người hơn, đồng thời những điều mình yêu cầu đề nghị dễ dàng được thực hiện hơn - Khi đề nghị sự giúp đỡ từ người khác chúng ta phải thực hiện nó theo một cách lịch sự - Những đề nghị lịch sự và phù hợp sẽ dễ được thực hiện hơn rất nhiều. Vai trò của KN đưa ra lời đề nghị thân thiện.1.Thể hiện sự tôn trọng2.Đạt được điều mình muốn nhiều hơn vì nếu nhận được sự giúp đỡ, mọi việc sẽ dễ dàng hơn. 3.Giúp đối phương dễ dàng đồng ý hơn với các yêu cầu của bạn.4.Kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn bởi vì bạn chủ động giải quyết vấn đề. 5.Dễ hòa hợp với các bạn khác hơn vì bạn thể hiện được sự lịch sự và phù hợp.Hoạt động: (Nhóm đã được phân công) Kể lại những tình huống trong cuộc sống của mình mà bạn cần phải đưa ra yêu cầu với người khác. Hoặc kể lại tình huống mà bạn cần phải đưa ra yêu cầu nhưng bạn đã không làm.Minh họa kỹ năng Đưa ra yêu cầu không phải lúc nào cũng dễ dàng, mặc dù vậy chúng ta luôn phải thực hiện nó một cách lịch sự.Hoạt động: Minh họa mẫu kỹ năng đưa ra lời yêu cầu lịch sự.(tài liệu) Phân tích kỹ năng:Hãy phân tích kỹ năng này được sử dụng như thế nào.Giao tiếp bằng mắt và sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp. Đưa ra yêu cầu rõ ràng và trực tiếp với người khác. Thể hiện sự ghi nhận như cám ơn, nếu người khác chấp nhận yêu cầu của bạn. Kết luận về các bước thực hiện1. Nhìn vào đối phương2. Sử dụng giọng nói nhẹ nhàng (không hét hoặc nói to)3. Đưa ra lời yêu cầu dưới dạng câu giả định, câu hỏi lịch sự như “liệu bạn có thể ?4. Nếu yêu cầu được chấp thuận, nói lời cảm ơn.5. Nếu yêu cầu không được chấp thuận, chấp nhận câu trả lời của đối phương (không hét, không nài nỉ, không đe dọa)Bài tập thực hànhTình huống 1: Em đã làm bài kiểm tra rất tốt nhưng cô giáo cho điểm bài của em rất thấp. Em muốn đề nghị cô giáo xem lại bài của em vì em nghĩ em phải được điểm cao hơn.Tình huống 2: Bạn vẫn thường xuyên trêu em yêu một bạn gái/bạn trai khác. Lúc đầu chuyện đó vui nhưng dần dần nó không còn vui nữa. Em muốn đề nghị bạn dừng lại, không trêu em nữa. III. Bài tập mở rộng Mô tả một tình huống (trong hai tuần gần đây) em phải đưa ra yêu cầu cho những người khác. Hãy tưởng tượng ra đoạn hội thoại lý tưởng nhất. BÀI 8 KỸ NĂNG ỨNG XỬ VỚI NHỮNG NGƯỜI“CÓ QUYỀN”/NGƯỜI LỚN – TRÁNH KHỎI VƯỚNG VÀO RẮC RỐI Mục tiêuKết thúc bài học này,người học sẽ:Hiểu được ý nghĩa của KN ứng xử với người lớnThực hành KN này Có ý thức trong việc chủ động sử dụng KN này trong trong giao tiếp thường ngàyVận dụng phương pháp và cách tổ chức bài học để dạy KN này cho học sinh Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I. Giới thiệu và khái quátTrong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối diện với những người có quyền, họ có nhiệm vụ giám sát và chịu trách nhiệm về chúng ta. Đó là giáo viên, bố mẹ, huấn luyện viên, công an Đây là những người có kinh nghiệm, kiến thức và quyền để đưa ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta Có đôi lúc chúng ta không đồng ý với họ, nhưng thực chất họ đều mong muốn những điều tốt đẹp đến với chúng Người lớn thường mong chúng ta tôn trọng họ và họ cũng muốn hòa hợp với chúng ta chúng ta phải đối xử với họ khác với những người bạn cùng lứa của mình. Học cách cư xử với họ sẽ giúp chúng ta tránh khỏi bị mắng và hoặc vướng vào rắc rối. Kết luận về vai trò của KN 1. Có kỹ năng ứng xử với người lớn, chấp nhận hoặc phản biện quyết định của họ một cách phù hợp giúp chúng ta thể hiện sự tôn trọng họ và từ đó, nhận được sự tôn trọng của người lớn.2. Giúp chúng ta tránh việc nói hoặc làm những điều gâycăng thẳng, giúp chúng ta hòa thuận hơn với người lớn. 3. Giúp chúng ta tránh khỏi rắc rối khi phải ứng không phù hợp với người lớn. 4. Thể hiện rằng chúng ta trưởng thành và chín chắn hơn, và trong tương lai, họ sẽ sẵn sàng trao đổi với chúng ta trong các quyết định của họ.5. Giúp chúng ta có được sự tin tưởng và mối quan hệ tốt với mọi người. Hoạt động 2: (Nhóm đã được phân công) - Bạn hãy chia sẻ cho lớp về những tình huống đối mặt với những người quản lý, người chịu trách nhiệm của thầy cô, cha mẹ, bao gồm cả tình huống cần phải sử dụng kỹ năng này hoặc những kỹ năng đã không được sử dụng. - Có thể kể tình huống mà học sinh đã ứng xử với bạn khi em mắc lỗi Những điều chú ý trong kỹ năng1. Giao tiếp bằng mắt và sử dụng tốt ngôn ngữ cơ thể. 2. Lắng nghe vấn đề hoặc tình huống của người nói chuyện một cách cẩn thận. 3. Xin lỗi một cách thẳng thẳn với người đối diện. 4. Nhận trách nhiệm về hành vi của mình. 5. Đưa ra đề nghị để có thể tránh lặp lại lỗi đó trong tương lai. Kết luận các bước thực hiện kỹ năng1. Nhìn vào người đối diện (không nhìn chằm chằm)2. Giữ bình tĩnh, theo dõi cảm xúc của mình 3. Sử dụng giọng nói trung tính4. Ghi nhận ý kiến của họ, không tranh luận5. Xin lỗi, nhận trách nhiệm nếu họ đúng6. Nếu bạn cảm thấy họ sai. Hãy: xin phép họ được nói hay giải thích. Nếu trong trường hợp họ không muốn trao đổi lúc đó hãy xin phép nói với họ sau, hãy tôn trọng ý kiến của họ7. Cố gắng không tranh cãi, hoặc tức giận bởi các quyết định sẽ không thay đổi lúc đó III. Bài tập mở rộngTrao đổi về những tình huống các em đối mặt với người lớn: những tình huống thành công và cả những tình huống thất bại. Thảo luận xem có thể có những giải pháp nào. Liệu trong những tình huống chúng ta cảm thấy chúng ta không sai nhưng bị bố mẹ, người lớn đánh giá chúng ta sai, chúng ta sẽ làm như thế nào? Kết luận :Đưa ra yêu cầu là một nghệ thuật, một yêu cầu lịch sự, rõ ràng sẽ mang lại cho ta những điều ta muốn hơn là một yêu cầu khiến người kia cảm thấy họ không được tôn trọng, nghe một yêu cầu lịch sự của người khác khiến ta muốn làm điều đó chứ không phải là miễn cưỡng làm điều họ yêu cầu. Ứng xử với người lớn, chấp nhận hoặc phản biện quyết định của họ một cách phù hợp giúp chúng ta thể hiện sự tôn trọng họ và từ đó, nhận được sự tôn trọng của người lớn. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_ki_nang_song_trong_gia_din.ppt