Bài giảng môn Sinh học Lớp 9 - Chương II: Hệ sinh thái - Bài 47: Quần thể sinh vật

Bài giảng môn Sinh học Lớp 9 - Chương II: Hệ sinh thái - Bài 47: Quần thể sinh vật

TỈ LỆ
GIỚI TÍNH

Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái

Tỉ lệ này có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của quần thể.

Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1 : 1

Tỉ lệ giới tính ở lứa tuổi trưởng thành ở các loài:
– Người: 50 / 50
 – Vịt, Ngỗng: 60 / 40
– Gà, Hươu, Nai: cá thể cái gấp 2 – 10 lần cá thể đực
– Ong: cá thể đực gấp 2 – 10 lần so với cá thể cái

 

pptx 16 trang hapham91 2990
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Sinh học Lớp 9 - Chương II: Hệ sinh thái - Bài 47: Quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 QUẦN THỂ SINH VẬTChương II: HỆ SINH THÁIBài 47.I - Thế nào là một quần thể sinh vật?– Một số ví dụ về quần thể sinh vật.Những cây thông trong rừngNhững cá thể cá dưới biểnĐàn chim cánh cụt ở châu Nam CựcRạn san hô Great Barrier nổi tiếngDấu hiệu chung của một quần thểCùng một loài.Cùng sinh sống trong một không gian nhất định.Vào một thời điểm nhất định.Có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.I - Thế nào là một quần thể sinh vật?Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. VD: đàn kiến, rừng thông,...II - Những đặc trưng cơ bản của quần thểQuần thể mang những đặc trưng không thể có ở mỗi cá thể. Đó là những đặc trưng về cấu trúc quần thể:– Đặc trưng về tỉ lệ giới tính– Thành phần nhóm tuổi– Mật độ cá thể của quần thể– Kiểu phân bố cá thể– Tỉ lệ cá thể sinh ra và chết đi...TỈ LỆGIỚI TÍNHTỉ lệ này có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của quần thể.Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1 : 1Tỉ lệ giới tính ở lứa tuổi trưởng thành ở các loài:– Người: 50 / 50 – Vịt, Ngỗng: 60 / 40– Gà, Hươu, Nai: cá thể cái gấp 2 – 10 lần cá thể đực– Ong: cá thể đực gấp 2 – 10 lần so với cá thể cáiLà tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cáiTỈ LỆGIỚI TÍNHTỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.Tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào: đặc điểm di truyền, điều kiện môi trường – Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực, sau mùa sinh sản số lượng lại bằng nhau. – Ở một số loài rùa trứng được ủ ở nhiệt độ 320°C sẽ nở thành con cái. Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cáiQuần thể có 3 nhóm tuổi chính, Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.THÀNH PHẦN NHÓM TUỔICác nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái Nhóm tuổi trước sinh sảnCác cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.Nhóm tuổi sinh sản Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.Nhóm tuổi sau sinh sản Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi.THÀNH PHẦN NHÓM TUỔITrước sinh sảnCấu tạo: Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang (hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang nhỏ thể hiện số lượng cá thể của một nhóm tuổi, trong đó lần lượt các hình thể hiện nhóm tuổi sau sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi trước sinh sản được xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới.Sinh sảnSau sinh sảnTháp phát triển: Nhóm tuổi trước sinh sản > nhóm tuổi sau sinh sản → chủ yếu làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của quần thể.Tháp ổn định: Nhóm tuổi trước sinh sản = nhóm tuổi sinh sản → quần thể ở mức cân bằng ổn định.Tháp giảm sút: nhóm tuổi trước sinh sản < nhóm tuổi sau sinh sản → quần thể có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong.MẬT ĐỘ QUẦN THỂVí dụ:– Mật độ cây bạch đàn: 625 cây/ha đồi– Mật độ sâu rau: 2 con/m2 ruộng rau – Mật độ chim sẻ: 10 con/ha đồng lúa – Mật độ tảo xoắn : 0,5 gam /m3 nước Mật độ quần thể thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào: – Chu kì sống của sinh vật– Nguồn thức ăn của quần thể– Yếu tố thời tiết: hạn hán, lụt lội, cháy rừng, dịch bệnhLà số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.MẬT ĐỘ QUẦN THỂTrong nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật giữ mật độ quần thể thích hợp là: trồng số lượng hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất vì: mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.III - Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vậtCác điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.VD:– Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao, số lượng muỗi tăng.– Mùa mưa là mùa sinh sản của ếch nên số lượng ếch, nhái tăng cao.– Những tháng có lúa chín, số lượng chim cu gáy (ăn hạt) xuất hiện nhiều.III - Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vậtKhi số lượng cá thể vượt quá khả năng của môi trường thì Số lượng cá thể tăng khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên han khiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản, nhiều cá thể bị chết và giữa các cá thể hình thành mối quan hệ cạnh tranh → mật độ cá thể giảm xuống → mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.BẢO VỆ CÁC QUẦN THỂ SINH VẬTKhông vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh trường học.Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc bảo vệ cây.Không săn bắt chim, thú, bảo vệ các loài sinh vật có ích.Tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ các quần thể sinh vật tự nhiên.Phê phán những hành vi thiếu ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các quần thể sinh vật tự nhiên. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_9_chuong_ii_he_sinh_thai_bai_47_q.pptx