Bài thuyết trình Sinh học Lớp 9 - Bài 49: Mắt cận và mắt lão
Sản phẩm được thực hiện cuối năm học 2015-2016 và tiếp tục bổ sung chỉnh sửa đến đầu năm học 2016-2017.
Từ 2/1 7/1/ 2016 chúng tôi tổ chức thảo luận nhóm thiết kế bài dạy Elearning theo chủ đề bài 49: Mắt cận và mắt lão.
Từ 8/1 15/1/ 2016: Viết kịch bản, phân tích điểm nổi bật và chuẩn kiến thức kỹ năng.
Từ 16/120/1/2016: Thống nhất kịch bản.
Ngày 21/2/2016: Ghi hình.
Từ 22/2 28/2/2016: Sử dụng phần mềm Adobe Presenter phiên bản 10 để thiết kế.
Ngày 1/3/2016: Khảo sát tính toán chính sát khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung phương pháp giảng dạy.
Tháng 3/2016: Bắt đầu thử nghiệm.
+ Thử nghiệm thông qua 2 lớp 9A1 và 9A2 học sinh trường THCS Quang Trung – Huyện Bảo Lâm – Lâm Đồng trước khi học sinh học bài 49: Mắt cận và mắt lão trên lớp theo phân phối chương trình.
Kết quả: Kiểm tra kiến thức thực tế học sinh tự học đạt kết quả cao, đạt 88,46% cụ thể như sau:
- Lớp 9A1 Có 23/25 học sinh nắm vững kiến thức.
- Lớp 9A2 Có 23/26 học sinh nắm vững kiến thức.
+ Thử nghiệm thông qua sinh hoạt chuyên môn tổ Lý – CN.
BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING 1. Tên giải pháp: Bài 49: Mắt cận và mắt lão 2. Tính mới, tính sáng tạo Bài giảng Elearning “ Mắt cận và mắt lão” thuộc chủ đề “Mắt” môn Vật Lý 9 được chúng tôi thiết kế trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy, đây là sản phẩm của tư duy khoa học, sáng tạo. Sản phẩm này thiết kế với mục tiêu chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình dạy học theo chủ đề cho tất cả giáo viên đã và đang giảng dạy môn Vật Lý 9, đồng thời giúp cho học sinh và người học có nhu cầu học tập được trực tiếp, học tập thông qua các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính Sản phẩm được thiết kế bằng phần mềm Adobe Presenter phiên bản 10, giúp người học dễ dàng nắm bắt kiến thức theo mục tiêu và chuẩn kiến thức kỹ năng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Sản phẩm không trùng với sản phẩm đã công bố hoặc đã áp dụng trên bất kỳ thông tin nào. 3. Mục đích của giải pháp Giúp người học nắm vững kiến thức về những biểu hiện của mắt cận và mắt lão, cách khắc phục cho mắt cận và mắt lão, làm bài tập vận dụng .thông qua lý thuyết giúp người học cũng cố kiến thức bằng các dạng bài tập cơ bản đồng thời phát triển tư duy bằng các bài tập nâng cao. Phương pháp tự học, tự tìm tòi phát hiện kiến thức theo đúng đặc thù bộ môn, người học dễ nghiên cứu, học được mọi lúc, mọi nơi. 4. Phương pháp thực hiện a. Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. Nguyễn Thị Mai Hoa: Chủ trì việc thảo luận thiết kế tiến trình hai bài dạy của cả nhóm. Kiểm tra lại các nội dung thiết kế theo ý tưởng của cả nhóm. Ghi hình giáo viên. Viết bảng thuyết trình bài giảng của cả 2 bài theo đúng ý tưởng của nhóm. Góp ý từng nội dung của cả 2 bài theo quy trình xây dựng, đặc biệt là hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá. Tìm các dữ liệu trên mạng lien quan đế hai bài bao gồm các video, hình ảnh.. Tổ chức thí nghiệm tại 2 lớp 9A1 và 9A2. Hoàng Thị Ngọc Hà: Chịu trách nhiệm thiết kế soạn bài 48: “Mắt” theo ý tưởng thiết kế của cả nhóm. Trực tiếp giảng bài “ Mắt”, thu âm tiếng nói của mình trong bài giảng. Trần Đình Lộc: Chịu trách nhiệm thiết kế ài 49: “Mắt cận- Mắt lão” theo ý tưởng của cả nhóm. Trực tiếp giảng bài “ Mắt cận – Mắt lão”, thu âm tiếng nói của mình trong bài giảng. Hoàn thiện các công đoạn cuối cùng khi chuyển vào đĩa CD. b. Lịch thời gian cụ thể Sản phẩm được thực hiện cuối năm học 2015-2016 và tiếp tục bổ sung chỉnh sửa đến đầu năm học 2016-2017. Từ 2/1à 7/1/ 2016 chúng tôi tổ chức thảo luận nhóm thiết kế bài dạy Elearning theo chủ đề bài 49: Mắt cận và mắt lão. Từ 8/1à 15/1/ 2016: Viết kịch bản, phân tích điểm nổi bật và chuẩn kiến thức kỹ năng. Từ 16/1à20/1/2016: Thống nhất kịch bản. Ngày 21/2/2016: Ghi hình. Từ 22/2à 28/2/2016: Sử dụng phần mềm Adobe Presenter phiên bản 10 để thiết kế. Ngày 1/3/2016: Khảo sát tính toán chính sát khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung phương pháp giảng dạy. Tháng 3/2016: Bắt đầu thử nghiệm. + Thử nghiệm thông qua 2 lớp 9A1 và 9A2 học sinh trường THCS Quang Trung – Huyện Bảo Lâm – Lâm Đồng trước khi học sinh học bài 49: Mắt cận và mắt lão trên lớp theo phân phối chương trình. Kết quả: Kiểm tra kiến thức thực tế học sinh tự học đạt kết quả cao, đạt 88,46% cụ thể như sau: - Lớp 9A1 Có 23/25 học sinh nắm vững kiến thức. - Lớp 9A2 Có 23/26 học sinh nắm vững kiến thức. + Thử nghiệm thông qua sinh hoạt chuyên môn tổ Lý – CN. Kết quả: 100% giáo viên đánh giá cao bài giảng Elearning. Năm học 2016-2017: Tháng 8 họp đúc kết những ưu điểm, phân tích những tồn tại về thiết kế nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy Elearning. Tháng 9/2016: Bổ sung những thiếu xót hoàn thiện dự thi. 5. Khả năng áp dụng Bài giảng Elearning đã trình bày cô động. Viết dưới dạng mở, minh họa sinh động, tạo sự ấn tượng và hứng thú cho học sinh. Giải pháp này được thử nghiệm mang lại hiệu quả cao trong quá trình học sinh tự học mọi lúc, mọi nơi. Người học và học sinh dễ dàng nắm bắt. 6. Hiệu quả Giải pháp đã thể hiện rõ mục tiêu bài học, học sinh hiểu bài và hứng thú học tập, thông qua tự học, tự làm bài tập, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin, học sinh có thể thường xuyên tự học thông qua loại hình này. Nếu bài giảng Elearning trong chương trình Vật Lý bậc THCS có đầy đủ các bài, tạo một trang Web bài bản, học sinh và giáo viên sẽ thường xuyên cập nhật, nếu biết tính toán sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao và đảm bảo được mục tiêu tự học theo hướng đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo. 7. Hướng dẫn sử dụng, sản phẩm dự thi Hiện nay sản phẩm chưa được công bố trên các phương tiện, nếu được đăng tải trên các mạng thì cách sử dụng như sau: Mở trong thư mục BAIDUTHI à Bài 49: Mắt cận và mắt lão à Index à OK bài sẽ tự mở theo trình tự. Muốn dừng lại tạm thời thì bấm vào biểu tượng tạm dừng. Muốn tua lại hoặc tua nhanh thì bấm vào biểu tương theo dấu mũi tên có sẵn. Trong quá trình làm bài tập có các dạng sau: Dạng 1: Điền khuyết, cách kích chuột như sau: Nhấn chuột vào dấu mũi tên dưới ô trống để chọn đáp án đúng và bấm vào nút màu đỏ nếu đồng ý, bấm vào nút màu xanh nếu muốn làm lại. Sẽ có các câu hiển thị để biết mình đã chọn đúng hay sai. Dạng 2: Dạng ghép câu, cách kích chuột như sau: Dùng chuột kéo phần câu ở cột 1 thả vào phần câu ở cột 2. Sau khi ghép đủ 4 câu bấm vào nút màu đỏ nếu đồng ý, bấm vào nút màu xanh nếu muốn làm lại. Dạng 3: Câu có 4 lựa chọn, cách kích chuột như sau: Nhấn chuột vào đáp án chọn sau đó bấm vào nút màu đỏ nếu đồng ý, bấm vào nút màu xanh nếu muốn chọn lại. Sẽ có các câu hiển thị để biết mình đã chọn đúng hay sai. Dạng 4: Câu đúng sai, cách kích chuột như sau: Nhấn chuột vào đáp án để chọn sau đó bấm vào nút màu đỏ nếu đồng ý, bấm vào nút màu xanh nếu muốn chọn lại. Sẽ có các câu hiển thị để biết mình đã chọn đúng hay sai. 8. Kết luận- kiến nghị a. Kết luận Trên đây là bản thuyết minh bài giảng điện tử E-Learning của chúng tôi, bản thuyết minh này đã thể hiện hết các nội dung của bài 49: “Mắt cận và mắt lão” trong chương trình Vật Lý lớp 9 thông qua phần mềm Adobe Presenter phiên bản 10 và phần mềm PowerPoint 2010 và các phần mềm khác. Thực tiễn cho thấy qua bài học này người học dễ dàng nắm bắt kiến thức cơ bản về những biểu hiện của mắt cận và mắt lão, cách khắc phục cho mắt cận và mắt lão, làm bài tập vận dụng. Người học có thể học mọi lúc mọi nơi, hình ảnh sinh động, hấp dẫn, kích thích được mọi người tìm tòi, vận dụng. Chứng minh được khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học. Sản phẩm này đã được thử nghiệm trong thực tế đạt kết quả cao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chắc chắn còn những khiếm khuyết nhất định. Kính mong quý thầy cô giáo góp ý bổ sung thêm để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. b. Kiến nghị. Bộ giáo dục nên xây dựng chiến lược phát triển bài giảng Elearning trên khắp đất nước, mục tiêu đến năm học 2018-2019 tất cả các tiết học có trong chương trình giảng dạy các môn học đều được đăng tải trên trường học kết nối, để học sinh, giáo viên thường xuyên học tập trên trường học kết nối bằng cách: Bộ giáo dục và đào tạo giao trách nhiệm cho mỗi Tỉnh thực hiện thiết kế bài giảng Elearning cho một bộ môn ở bậc THCS. Sở giáo dục giao trách nhiệm cho từng trường thiết kế tiết nào, chương nào trong các bộ môn, sau hai năm học chúng ta sẽ có đầy đủ các tiết học của từng bộ môn theo phương pháp dạy Elearning. Sau đó kiểm duyệt đăng tải trên trường học kết nối đây cũng là giải pháp quan trọng để giáo viên và học sinh thường xuyên cập nhật trên trang trường học kết nối. 9. Phụ lục a. Hình ảnh minh họa STT ẢNH MINH HỌA MỤC TIÊU 1 Giới thiệu thông tin nhóm tác giả thực hiện, tên bài giảng, đơn vị. 2 Kiểm tra bài cũ. 3 Giới thiệu bài (kèm video). Khi ảnh của vật không nằm trên màng lưới của mắt mặc dù đã điều tiết thì mắt này đã bị tật. 4 Cung cấp mục tiêu của bài học. 5 Giới thiệu cấu trúc của bài học. 6 Những biểu hiện của mắt cận. 7 So sánh thể thủy tinh của mắt cận và thể thủy tinh của mắt bình thường. 8 Những biểu hiện của mắt lão. 9 So sánh thể thủy tinh của mắt lão và thể thủy tinh của mắt bình thường. 10 Biểu hiện chính của cận và mắt lão. 11 Giải thích được tác dụng khi đeo kính phân kỳ cho mắt cận. 12 Giải thích được tác dụng khi đeo kính hội tụ cho mắt lão. 13 Nội dung ghi bảng phần I. 14 Nguyên nhân bị cận thị ở học sinh. 15 Các cách khắc phục tật cận thị. 16 Các biện pháp làm giảm tình trạng mau già của mắt lão. 17 Bài tập trắc nghiệm cũng cố kiến thức phần I. 18 Tổng kết điểm phần I. 19 Bài tập trắc nghiệm cũng cố kiến thức phần II. 20 Tổng kết điểm phần II. 21 Sơ đồ tư duy tóm tắt bài học. 22 Kết thúc bài học bằng video. 23 Giới thiệu tài liệu tham khảo. b. Giáo án minh họa: BÀI 49 : MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO Tuần: NS: Tiết: ND: I. MỤC TIÊU 1/Kiến thức - Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục. - Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục. 2/ Kỹ năng a/ Kỹ năng: - Quan sát, phân tích, so sánh và tổng hợp. - Dựng ảnh của một vật qua thấu kính. b/ Năng lực: - Kiến thức: K1, K3, K4. - Phương pháp: P5, P6, P7, P8, P9. - Trao đổi thông tin: X4, X5, X6, X7, X8. - Cá thể: C5 3/Thái độ - Yêu thích bộ môn, có ý thức trong quá trình nghiên cứu bài học và biết vận dụng vào thực tế. II. CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên - Hình ảnh về người bị tật cận thị và người già khi đọc sách. 2/ Học sinh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Ổn định (2 phút) - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số . 2/ Bài cũ ( 5phút) Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống - Về phương diện quang hình học, thể thủy tinh của mắt có vai trò như ........... A. Kính lúp. B. Gương cầu lõm. C. Thấu kính hội tụ. D. Thấu kính phân kỳ. Câu 2: Hãy ghép mỗi câu ở cột 1 với một phần ở cột 2 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng. 1/ Mắt bình thường có thể nhìn rõ các vật ở rất xa. Các vật đó ở 2/ Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì 3/ Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì mắt 4/ Khi nhìn các vật nằm trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn thì a/ mắt phải điều tiết mạnh nhất. b/ mắt cũng phải điều tiết để nhìn rõ được vật. c/mắt không phải điều tiết. d/ điểm cực viễn của mắt. 3/ Đặt vấn đề ( 1 phút) Ta biết muốn nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó phải hiện rõ trên màng lưới. Tuy nhiên trong thực tế khi mắt đã điều tiết mà ảnh vẫn không hiện rõ trên màng lưới mà nó hiện ở trước hoặc sau màng lưới, những trường hợp này người ta nói mắt bị tật vậy đó là tật gì của mắt? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 4/ Bài mới Hoạt động điều khiển của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt Kiến thức Năng lực được phát huy Hoạt động 1: Những biểu hiện của mắt cận và mắt lão (15 phút) Yêu cầu HS vận dụng vốn hiểu biết để trả lời C1. - Những biểu hiện của mắt cận? - Y/C HS dựa vào hình vẽ để trả lời câu hỏi? So sánh về độ dày thể thủy tinh của mắt cận và thể thủy tinh của mắt bình thường ? - Điểm cực viễn của mắt cận gần mắt hơn hay xa hơn so với mắt bình thường? - Những biểu hiện của mắt lão? - Y/C HS dựa vào hình để trả lời câu hỏi? So sánh về độ dày thể thủy tinh của mắt lão và thể thủy tinh của mắt bình thường ? - Điểm cực cận của mắt lão gần mắt hơn hay xa hơn so với mắt bình thường? HS: Trả lời theo sự hiểu biết - Thể thủy tinh của mắt cận dày hơn thề thủy tinh của mắt bình thường. - Điểm cực viễn của mắt cận ở gần hơn so với mắt bình thường. -Thể thủy tinh của mắt lão dẹt hơn thề thủy tinh của mắt bình thường. - Điểm cực cận của mắt lão xa mắt hơn bình thường. [TH]. - Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực viễn ở gần mắt hơn bình thường. [TH]. - Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Điểm cực cận ở xa mắt hơn bình thường. K2,K1,P4,X5,C1: Học sinh trình bày được các biểu hiện của mắt cận và mắt lảo. Hoạt động 2: Cách khắc phục và gải thích mắt cận và mắt lão ( 17 phút) Y/ c HS dựng ảnh qua thấu kính phân kỳ cho mắt cận. -Đặt vật AB xa hơn điểm cực viễn : mắt có nhìn rỏ vật AB không ? vì sao? -Vẽ thêm TKPK : tiêu điểm trùng với điểm cực viễn -Yêu cầu HS dựng ảnh A/ B/ -Mắt có nhìn thấy ảnh A/ B/ của AB hay không ? -Yêu cầu HS nêu kết luận về cách khắc phục mắt cận. Y/ c HS dựng ảnh qua thấu kính hội tụ cho mắt lão -Đặt vật AB xa hơn điểm cực viễn : mắt có nhìn rỏ vật AB không ? vì sao? -Vẽ thêm TKHT : -Yêu cầu HS dựng ảnh A/ B/ -Mắt có nhìn thấy ảnh A/ B/ của AB hay không ? -Yêu cầu HS nêu kết luận về cách khắc phục mắt lão - Nêu nguyên nhân bị tật cận thị và biện pháp làm giảm? - Nêu biện pháp làm chậm sự lão hóa của mắt lão -HS dựa vào kiến thức cũ để dựng ảnh của AB qua thấu kính phân kỳ.( dùng hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ ) - HS nêu kết luận: Mắt cận đeo kính phân kỳ. Khi đeo kính phân kỳ thích hợp thì ảnh A’B’ của AB hiện trong khoảng giới hạn nhìn rõ của mắt nên mắt nhìn thấy rõ ảnh A’B’ của AB. HS: Mắt lão đeo kính hội tụ. Khi đeo kính hội tụ thích hợp thì ảnh A’B’ của AB hiện trong khoảng giới hạn nhìn rõ của mắt nên mắt nhìn thấy rõ ảnh A’B’ của AB. HS: do khi đọc sách để sách quá gần mắt, chơi game quá lâu HS: ăn uống đầy đủ chất dinh dường cho mắt, khám mắt định kỳ [TH]. - Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận là một thấu kính phân kì, có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. [TH]. - Cách khắc phục tật mắt lão là đeo kính lão là một thấu kính hội tụ thích hợp để nhìn rõ các vật ở gần như bình thường. K2,K1,P4,X5,C1: HS vẽ được ảnh của vật qua 2 loại thấu kinh. Hoạt động 3: Vận dụng ( 5 phút) Y/ c HS trả lời BT c7 trong SGK Từng HS tìm hiểu và tìm cách kiểm tra xem kính của người già và kính hội tụ khác nhau như thế nào. C5,K4,P2: Sử dụng kiến thức về cách nhận dạng 2 loại thấu kính để trả lời. Phần ghi bảng: BÀI 49 : MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO I/ Mắt cận và mắt lão Nội dung Mắt cận Mắt Lão 1/ Những biểu hiện. - Không nhìn rõ những vật ở xa mắt. - Điểm cực viễn của mắt cận ở gần mắt hơn so với mắt bình thường. - Không nhìn rõ những vật ở gần mắt. - Điểm cực cận của mắt lão xa hơn so với mắt bình thường. 2/ Cách khắc phục và giải thích tác dụng của kính cận, kính lão. - Đeo kính phân kỳ. - Khi đeo kính phân kỳ thích hợp thì ảnh A’B’ của AB hiện trong khoảng giới hạn nhìn rõ của mắt nên mắt nhìn thấy rõ ảnh A’B’ của AB. - Đeo kính hội tụ. - Khi đeo kính hội tụ thích hợp thì ảnh A’B’ của AB hiện trong khoảng giới hạn nhìn rõ của mắt nên mắt nhìn thấy rõ ảnh A’B’ của AB. II/ Vận dụng BT: Đưa kính đến sát hàng chữ trên một trang giấy và quan sát ảnh của hàng chữ, nếu ảnh của hàng chữ lớn hơn hàng chữ thật trên trang giấy thì kính đó là kính hội tụ hay gọi là kính lão, còn ảnh của hàng chữ nhỏ hơn đó là kính cận thị hay gọi là thấu kính phân kỳ. Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa Trần Đình Lộc Hoàng Thị Ngọc Hà
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_sinh_hoc_lop_9_bai_49_mat_can_va_mat_lao.doc
- BIA BÀI 49 MAT CAN MAT LAO.doc